1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

NGHIÊN cứu CHẤT GIỮ ẩm CHO đất

108 941 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 32,68 MB

Nội dung

Hiện nay vấn đề thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của ngành nông nghiệp. Do ảnh hưởng của nạn phá rừng, hiệu ứng nhà kính, tốc độ phát triển tăng nhanh của các khu công nghiệp dẫn đến lũ lụt xảy ra thường xuyên, hạn hán kéo dài gây thiếu nước nghiêm trọng làm cho ngành nônglâm nghiệp gặp nhiều khó khăn, đặc biệt đe dọa đến đời sống của người nông dân. Vật liệu polymer hút nước ra đời đã góp phần làm giảm lượng nước tưới cho cây, giữ độ ẩm cho đất, kéo dài thời gian giữ nước cho cây, tăng năng suất cây trồng. Trong số các tỉnh thành của cả nước, Đồng Nai là một tỉnh có nguồn tài nguyên đất phong phú, sản xuất nông nghiệp chiếm ưu thế lớn, có nhiều thuận lợi để phát triển nông nghiệp với các loại cây ăn quả, cây lương thực và cây lâu năm. Các huyện có nhiều ưu thế phát triển nông nghiệp là Long Khánh, Vĩnh Cửu, Định Quán, Tân Phú, Xuân Lộc. Trong đó, Định Quán là một huyện chủ yếu là đồi núi thấp xen kẽ với các trảng bằng, khi bị hạn hán kéo dài khả năng cung cấp nước hay áp dụng các biện pháp tưới tiết kiệm gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, việc nghiên cứu sử dụng chất giữ ẩm cho vùng đất này là cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nước, đem lại lợi ích thiết thực cho người nông dân.

Chương 1: MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Hiện nay vấn đề thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của ngành nông nghiệp. Do ảnh hưởng của nạn phá rừng, hiệu ứng nhà kính, tốc độ phát triển tăng nhanh của các khu công nghiệp dẫn đến lũ lụt xảy ra thường xuyên, hạn hán kéo dài gây thiếu nước nghiêm trọng làm cho ngành nông-lâm nghiệp gặp nhiều khó khăn, đặc biệt đe dọa đến đời sống của người nông dân. Vật liệu polymer hút nước ra đời đã góp phần làm giảm lượng nước tưới cho cây, giữ độ ẩm cho đất, kéo dài thời gian giữ nước cho cây, tăng năng suất cây trồng. Trong số các tỉnh thành của cả nước, Đồng Nai là một tỉnh có nguồn tài nguyên đất phong phú, sản xuất nông nghiệp chiếm ưu thế lớn, có nhiều thuận lợi để phát triển nông nghiệp với các loại cây ăn quả, cây lương thực và cây lâu năm. Các huyện có nhiều ưu thế phát triển nông nghiệp là Long Khánh, Vĩnh Cửu, Định Quán, Tân Phú, Xuân Lộc. Trong đó, Định Quán là một huyện chủ yếu là đồi núi thấp xen kẽ với các trảng bằng, khi bị hạn hán kéo dài khả năng cung cấp nước hay áp dụng các biện pháp tưới tiết kiệm gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, việc nghiên cứu sử dụng chất giữ ẩm cho vùng đất này là cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nước, đem lại lợi ích thiết thực cho người nông dân. 1.2. Mục tiêu của dự án - Ứng dụng vật liệu giữ ẩm mới trong nông nghiệp. - Tiết kiệm nước tưới, tăng khả năng chịu hạn cho cây. - Đưa ra quy trình sử dụng vật liệu giữ ẩm. - Xác định tính kinh tế của việc sử dụng vật liệu giữ ẩm. 1.3. Phạm vi nghiên cứu - Vùng nghiên cứu: Định Quán, Đồng Nai. - Đối tượng nghiên cứu: một số cây trồng thuộc hai nhóm chính: cây hàng năm (bắp, mía), cây lâu năm (cây cà phê, quýt, điều, xoài, mít nghệ). - Chất giữ ẩm CH của Viện Công nghệ Hóa học. 1 1.4. Nội dung nghiên cứu - Thử nghiệm chất giữ ẩm CH trong nông nghiệp đối với các cây trồng: mía, bắp, cà phê, mít, xoài, điều, quýt. - Đưa ra qui trình sử dụng chất giữ ẩm cho cây cà phê, mía, quýt, điều, xoài, mít nghệ và cây bắp trên địa bàn huyện Định Quán. - Xác định hiệu quả kinh tế của việc sử dụng chất giữ ẩm. 1.5. Phương pháp nghiên cứu - Thu thập thông tin, xây dựng đề cương. Trên cơ sở đó đưa ra kế hoạch thử nghiệm, lên kế hoạch bón chế phẩm. - Bón chế phẩm thử nghiệm cho các cây trồng gồm cà phê, mía, quýt, điều, xoài, mít nghệ và cây bắp. - Lập bảng theo dõi quá trình thử nghiệm và ghi nhận kết quả qua các giai đoạn. - Phân tích một số chỉ tiêu của đất để đánh giá khả năng ảnh hưởng của chất giữ ẩm lên môi trường đất (khả năng giữ ẩm của đất, độ ẩm héo cây, độ chua của đất, hàm lượng sắt, nhôm, hàm lượng nitơ tổng, hàm lượng photpho dễ tiêu, hàm lượng kali dễ tiêu, tổng vi sinh vật trong đất, tổng các nấm trong đất). - Theo dõi một số chỉ tiêu của cây (chiều cao cây, tốc độ ra lá, chiều dài trái, trọng lượng trái, năng suất cây, đánh giá so sánh cảm quan giữa cây đối chứng và cây thử nghiệm). - Ghi nhận kết quả thử nghiệm để từ đó phân tích hiệu quả kinh tế khi có sử dụng chất giữ ẩm. 2 Chương 2: TỔNG QUAN 2.1. GIỚI THIỆU VỀ CHẤT GIỮ ẨM Chất giữ ẩm là những polymer có trọng lượng phân tử cao, có khả năng trương nở khi gặp nước nên có thể giữ được lượng nước lớn, không độc hại và dễ bị phân hủy sinh học. Vì vậy, chất giữ ẩm được dùng trong nông nghiệp để giữ ẩm cho những vùng đất khô hạn, đất cát hoặc trên đồi núi, nơi nước dễ trôi đi, cung cấp dần nước cho cây trồng trong quá trình sinh trưởng và phát triển, giúp cây không bị thiếu nước trong điều kiện khô hạn, giảm lượng nước tưới tiêu. Ngoài ra, chất giữ ẩm còn có khả năng hút các chất dinh dưỡng khi bón phân và nhả dần ra cho cây trồng hấp thu, hạn chế thất thoát chất dinh dưỡng khi trời mưa, giúp tiết kiệm phân bón, làm tăng năng suất, giảm được ảnh hưởng tới môi trường. 2.1.1 Tình hình nghiên cứu chất giữ ẩm trên thế giới Hầu hết các nghiên cứu về chất giữ ẩm của các tập đoàn trên thế giới như NIPPON CATALYTIC CHEM. IND. (Nhật Bản); NIPPON ZEON CO. (Nhật Bản); SANYO CHEMICAL IND. INC. (Nhật Bản); TOTO LTD. (Nhật Bản); KATO TOSHIYA (Nhật Bản); DAINIPON INK AND CHEMICALS (Nhật Bản); KAO CORP. (Nhật Bản); GONG MARINA (Pháp); PROCTER AND GAMBLE (Mỹ); COURTAULDS FIBRES HOLDINGS LTD. (Anh); TORR D (Anh); STOCKHAUSEN CHEM. FAB GMBH (Đức); THIFFAULT BRIAN D (Canada); ZOPF RICHARD (Mỹ) đều xuất phát từ nguồn nguyên liệu dầu mỏ như polymer acrylic, polymer glycol di-(meth) acrylate, trimethylol propane di- or tri-(meth)acrylate, glycerol diallyl acrylamid, polymer có các nối đôi ethylenic, polyvinyl alcohol hoặc các copolymer của chúng. Với các tác nhân liên kết ngang khác nhau (N, N’-methylenebisacrylamide, ethylene ether, trimethylol propane triallyl ether sản phẩm tạo ra có khả năng hấp phụ nước rất cao từ 80 - 600 lần đối với nước cất và 60 - 80 lần đối với nước muối sinh lý. Ngày nay, nhiều nước trên thế giới đã nghiên cứu triển khai ứng dụng polymer giữ nước trên lĩnh vực y tế, dược phẩm, tã lót, đặc biệt là trong ngành nông, công nghiệp. Ở Trung Quốc năm 1999 cũng công bố chế phẩm “KHOA DU 98” là vật liệu polymer có sức hút nước rất cao (1000 lần), đã được sử dụng cho cây trồng và đã tiết kiệm được 50% lượng nước dùng và giúp tăng sản lượng cây 15-20% so với đối chứng. 3 2.1.2. Tình hình nghiên cứu chất giữ ẩm trong nước Bên cạnh một số nhóm khác, năm 2004, Viện Công nghệ Hóa học đã nghiên cứu thành công chất giữ ẩm CH được điều chế dựa trên nền tảng ghép cellulose với acid acrylic. Chất giữ ẩm CH có khả năng thay thế các chất giữ ẩm ngoại nhập do giá thành rẻ (nguyên liệu sử dụng là cellulose từ các phế thải nông nghiệp như bã mía, mùn cưa…), thời gian sử dụng dài (từ 2-3 năm), độ hấp phụ nước cao, hàm lượng celullose biến tính có thể lên tới 60-70%, thân thiện với môi trường. Vì vậy, CH có khả năng ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp, cung cấp nước cho cây trồng trong mùa khô hạn ở nước ta. Chất giữ ẩm CH copolymer Cellulose/Acrylic đã được triển khai ứng dụng tại vùng đất bazan ở Tây Nguyên trên cây Cà phê, Bông, Bắp (Công ty cà phê Chư Păh, công ty cà phê Gia Lai, trung tâm nghiên cứu giống cây trồng – Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai). Khi sử dụng chất giữ ẩm tiết kiệm từ 30-60% lượng nước tưới và năng suất cây trồng tăng từ 5-15% , trong đó tại vùng đất khô hạn thiếu nước tại Công ty cà phê Chư Păh năng suất tăng lên đến 2,5 lần. Kết quả thử nghiệm chất giữ ẩm trên địa bàn tỉnh Gia Lai: chu kỳ tưới nước cho cây bông kéo dài thêm 14 ngày, trên cây cà phê thì chu kỳ tưới kéo dài thêm 28 – 38 ngày, tiết kiệm được hơn 30% chi phí tưới nước vào mùa khô. Chất giữ ẩm CH của Viện Công nghệ Hóa học cũng được triển khai ứng dụng trên cây gió bầu ở vùng đất cát pha sỏi khô cằn tại xã Tân Hòa, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước. Kết quả cho thấy khi sử dụng chất giữ ẩm CH thì lượng nước tưới giảm đến 70% và khoảng 98% cây con còn sống qua mùa hạn, trong khi tại ô đối chứng chỉ khoảng 20 – 30 % cây con còn sống. Bảng 2. 1: Một số chất giữ ẩm tại Việt Nam Tên sản phẩm Thành phần Độ hấp thụ (g/g) Nước cất Nước thường Nước muối CH-I Copolymer cellulose/ Acrylic 300- 450 280 - 400 120 2-3 năm 40.000 CH-II Copolymer cellulose/ Tinh bột Acrylic 100-120 80-100 40 6 - 9 tháng 10.000 CH-III Tinh bột / Acrylic 300-450 300 - 400 3 - 6 tháng 45.000 AMS 1 Tinh bột/Acrylic 300- 450 300- 400 Ngắn 45.000 Gam- sorb Tinh bột/Acrylic 300- 450 300- 400 45.000 4 2.2. GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN ĐỊNH QUÁN, ĐỒNG NAI 2.2.1 Điều kiện tự nhiên  Vị trí địa lý Định Quán là huyện miền núi với tổng diện tích đất tự nhiên là: 97.109 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là: 39.201 ha chiếm 40,37% tổng diện tích. Vị trí địa lý của huyện được xác định như sau: - Phía Bắc giáp huyện Tân Phú; - Phía Nam giáp huyện Thống Nhất, Long Khánh và Xuân Lộc; - Phía Đông giáp huyện Đức Linh tỉnh Bình Thuận; - Phía Tây giáp huyện Vĩnh Cữu.  Khí hậu thời tiết - Huyện Định Quán có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) và mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau). Điều kiện khí hậu trong mùa khô khá khắc nghiệt, nhiệt độ trung bình 25 – 26 o C, có những ngày nắng nóng đến 35 – 37 o C, có nhiều xã chủ yếu là đất đá lộ đầu (Phú Vinh, Phú Tân, Phú Lợi, Phú Hòa, Ngọc Định), có những vùng đất khi có mưa thì nhão nhưng khi không có mưa thì đất rất cứng. - Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình là 25,4 0 C, nhiệt độ cao nhất vào khoảng 31 – 34 0 C chủ yếu nằm vào các tháng 2, 3 trong năm. Nhiệt độ thấp nhất vào khoảng 12 – 17 0 C, tập trung vào các tháng 11, 12 trong năm. - Lượng mưa: lượng mưa bình quân từ 1.500 – 2.500 mm/năm và mưa tập trung từ tháng 5- 10, lượng mưa lớn nhất vào khoảng tháng 6, 7 trong năm và mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. - Ẩm độ: ẩm độ trong mùa khô từ 72 – 83% và mùa mưa từ 84 – 90%. - Ánh sáng: số giờ chiếu sáng bình quân khoảng 5,7 – 6 giờ/ngày. Tổng số giờ chiếu sáng trong năm là 2.096 giờ/năm. - Chế độ gió: huyện Định Quán nằm trong khu vực hầu như không có bão, nhưng vào những ngày mưa lớn thường xuất hiện kèm theo gió lớn nhất là những cơn mưa đầu mùa. Tốc độ gió trung bình của huyện là 2,6 m/s. 5 Bảng 2.2: Khí hậu tại Định Quán, Đồng Nai theo trạm khí tượng Long Khánh. Chỉ tiêu Đơn vị tính Trạm Long Khánh 1. Nhiệt độ - Trung bình o C 25.4 - Tối thấp o C 12 - Tối thấp trung bình o C 21.4 - Tối cao trung bình o C 31.4 2. Lượng mưa mm/năm 2139 3. Số tháng mưa tháng/năm 5.6 4. Ánh sáng giờ/năm 2096 5. Ẩm độ - Mùa khô % 72-83 - Mùa mưa % 84-90 6. Tốc độ gió m/s 2.6  Nguồn nước và khả năng sử dụng Nước mặt: nguồn nước mặt của huyện Định Quán chủ yếu từ hệ thống sông Đồng Nai với dòng chảy chính là sông Đồng Nai (phần chảy qua huyện dài 32 km, hồ Trị An nằm trên địa bàn huyện trên 17.000 ha) và các chi lưu của sông La Ngà (phần chảy qua huyện dài khoảng 46 km). Tuy nhiên do cao trình mặt nước sông, suối thấp hơn tầng đất canh tác rất lớn, nên khả năng khai thác nước tưới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp không cao. Nước ngầm: Nước ngầm của huyện Định Quán có trữ lượng nhỏ, xuất hiện ở độ sâu trung bình từ 20 – 30 m, có những nơi lên tới từ 80 – 100 m ở các xã: Phú Ngọc, Ngọc Định.  Địa hình Địa hình của huyện chủ yếu là đồi núi thấp xen kẽ với các trảng bằng, thoải và lượn sóng, hướng dốc chính nghiêng dần từ Bắc xuống Nam và có độ dốc từ 0 -15 0 .  Đất đai Huyện Định Quán có 4 nhóm đất chính: 6 a. Nhóm đất đỏ Diện tích 13.050 ha chiếm 13,4% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở các xã: Phú Túc, Phú Cường, La Ngà và phần phía bắc xã Thanh Sơn. Đây là loại đất tốt trên địa bàn huyện được hình thành từ đá bazan, tầng đất dày, thành phần cơ giới nặng, cấu tượng viên tơi xốp, giàu đạm và lân.  Đặc điểm hình thành:  Đất nâu đỏ bazan Đất nâu đỏ trên đá bazan là đất có quá trình feralit mạnh và quá trình tích lũy mùn bề mặt với lớp vỏ phong hóa dày. Về hình thái phẫu diện đất có hai dạng cơ bản: - Đất nâu đỏ trên đá bazan có tầng đất dày: đồng nhất suốt dọc phẫu diện đất, cấu tượng viên hạt, tơi xốp, tầng đất mặt khá nhiều mùn và có màu nâu đậm, càng xuống sâu mức độ tơi xốp càng cao. - Đất nâu đỏ trên đá bazan trong tầng đất có nhiều kết vón: kết vón xuất hiện ngay trên tầng đất mặt 10-15%, với các hạt kết vón có đường kính 0.2 – 0.7 cm, tỷ lệ kết vón tăng theo chiều sâu phẫu diện. Tuy vậy, các hạt kết vón không dính kết lại với nhau thành khối rắn chắc mà trộn lẫn với các hạt đất mịn nên cây có khả năng xuyên qua tầng kết vón và hút các chất dinh dưỡng.  Đất nâu vàng bazan: Đất hình thành trên tàn tích đá mẹ bazan, có quá trình feralit mạnh mẽ, cùng với quá trình tích lũy mùn bề mặt, quá trình hình thành kết vón khá phổ biến, hình thái đất có dạng điển hình ABC. - Tầng A: có độ dày khoảng 20 cm, màu nâu sẫm, nhiều hữu cơ, nhiều kết vón hạt đậu (40-45% trọng lượng), có thành phần cơ giới nặng, tơi xốp, cấu tượng viên hạt. - Tầng B: là một tầng kết vón tương đối dày đặc, tỷ lệ kết vón có xu hướng tăng dần theo chiều sâu phẫu diện (40-80%), có màu nâu vàng điển hình.  Tính chất đất đỏ bazan: - Đất đỏ bazan có thành phần cơ giới nặng, trong phần đất mịn < 2 mm thì cấp hạt sét <0.002 mm chiếm ưu thế (55-67%), có cấu trúc viên hạt bền vững, có hiện tượng rửa trôi sét theo độ sâu khá rõ. 7 - Đất đỏ có trị số pH (H 2 O) = 5- 5.5 và pH (KCl) = 4.2 – 4.4, có hàm lượng mùn và đạm tổng số khá và giảm chậm theo chiều sâu phẫu diện. Hàm lượng lân tổng số cao hơn các loại đất khác (chỉ thua đất đen bazan) nhưng lân dễ tiêu lại rất nghèo. Đất đỏ bazan nghèo cả kali tổng số và dễ tiêu. - Đất đỏ bazan là loại đất tốt nhất trong các đất tại vùng Đông Nam Bộ, tuy nhiên đất có hạn chế là đất chua, nghèo kali, nghèo các cation kiềm trao đổi. b. Nhóm đất đen Diện tích 22.707 ha, chiếm 23,4% diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố tập trung dọc hai bên bờ sông Đồng Nai thuộc các xã Phú Lợi, Phú Tân, Phú Vinh và Thanh Sơn. Đất được hình thành từ đá bọt Bazan, giàu kiềm nên thường có màu đen, rất giàu đạm (0,12 – 0,35%), mùn (2,0 – 4,0%), lân (0,1 – 0,4%). Mặt khác dung lượng trao đổi chất dinh dưỡng trong đất và độ no bazơ rất cao (đạt 30 – 40me/100g sét và 50 – 80%) nên rất thuận lợi để khai thác trồng nhiều loại cây ăn quả. Hàm lượng chất hữu cơ và đạm tổng số trong đất đen tương đối cao và giảm chậm theo chiều sâu phẫu diện. Ở độ sâu 80 – 100cm hàm lượng chất hữu cơ vẫn đạt 1,6 – 1,7%, đạm tổng số từ 0,10 – 0,11%, lân tổng số rất giàu. Riêng kali tổng số nghèo (0,5 – 1,0%) là do bản chất của đá bazan nghèo kali. Vì hàm lượng kali trong đất thường nghèo (chỉ đạt 0,06 – 0,5%), lại ở các dạng địa hình cao nên rất dễ bị rửa trôi, cần chú trọng đến các biện pháp làm đất và che phủ đất chống xói mòn. Khả năng sử dụng: đây là loại đất tốt, thích hợp với nhiều loại cây trồng và cây ăn trái nhưng việc bố trí cây ăn trái phải tùy thuộc vào địa hình và độ dày tầng đất. Tuy nhiên, hạn chế chính của nhóm đất này trên địa bàn huyện là trên 52% diện tích có tầng rất mỏng < 30cm (11.807 ha) và 38% diện tích có tầng mỏng từ 30 – 50cm (8.628 ha), ít thích hợp cho cây trồng lâu năm, kể cả các loại cây ăn trái. Hiện trạng trên đất tầng mỏng người dân đang trồng bắp, đậu nành, thuốc lá và trên đất tầng dày trồng cà phê, cây ăn trái. Nhìn chung về hình thái đất đen bazan đều có đặc điểm chung là tầng đất rất mỏng, trong phẫu diện lẫn rất nhiều mảnh đá vụn hoặc kết von, nhiều nơi tầng đất mịn chỉ sâu vài cm và trên bề mặt đất có rất nhiều đá lộ đầu, có nơi tạo thành cụm dày đặc. 8 Những thuận lợi: độ phì nhiêu rất cao, các chất dinh dưỡng rất cân đối ngoài trừ kali, cấu trúc đoàn lạp tơi xốp. Những hạn chế: tầng đất thường rất mỏng, lẫn nhiều đá và kết von, nhiều đá lộ đầu. c. Nhóm đất xám Diện tích 42.750 ha, chiếm 44% diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố tập trung ở xã La Ngà, Phú Ngọc, Ngọc Định, thị trấn Định Quán, Suối Nho, Gia Canh, Phú Hòa và Thanh Sơn. Đất có nguồn gốc phát sinh từ đá phiến và đá granite, nên có thành phần cơ giới nhẹ trung bình, nghèo mùn, đạm, kali, lân tổng số, và các chất dinh dưỡng, nghèo cation trao đổi, CEC thấp, hơi chua đến chua, đặc biệt là có tới 21.802 ha (chiếm gần 51%) là có tầng mỏng và có đá phiến. Các đất xám hình thành ở địa hình thấp, ít bị rửa trôi và có quá trình tích lũy mùn tầng mặt vì vậy hàm lượng mùn rất cao (5-6%), đạm tổng số tầng đất mặt cao (0,2-0,3%), nghèo lân và kali tổng số, lân dễ tiêu có khá lớn. Loại đất này thích hợp cho trồng lúa (trên địa hình thấp trũng), trồng rau - màu và các cây lâu năm chịu hạn như xoài, nhãn, điều … ở các khu vực có địa hình cao, tầng đất dày. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng cần đặc biệt chú ý đến các biện pháp chống xói mòn, rửa trôi và tăng cường bồi dưỡng cải tạo đất bằng cách bổ sung dinh dưỡng nhất là các loại phân hữu cơ. d. Nhóm đất đá bọt núi lửa Diện tích 504 ha, chiếm 0,5%, phân bổ tập trung ở các xã Phú Tân, Phú Lợi, Phú Vinh và Gia Canh. Đất có nguồn gốc phát sinh từ đá bazan nhưng có nhiều đá lẫn và kết vón trên địa hình dốc. 2.2.2 Điều kiện kinh tế xã hội  Kinh tế Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế (số liệu Phòng Kinh tế - huyện Định Quán năm 2006): công nghiệp – xây dựng (18,65%); nông, lâm, thủy sản (49,35%), dịch vụ (32%). 9 Tốc độ tăng trưởng kinh tế 9,63 %, thu nhập bình quân đầu người: 7,008 triệu đồng/năm.  Tình hình sản xuất nông nghiệp:  Diện tích trồng cây hàng năm là: 30.434 ha trong đó: - Cây lúa: diện tích 8.645 ha với năng suất: 45,25 tạ/ha; - Cây bắp: diện tích 9.750 ha với năng suất: 46,86 tạ/ha. - Cây rau, đậu các loại: diện tích trồng rau 1.300 ha với năng suất 119,23 tạ/ha, diện tích trồng đậu 2.520 ha với năng suất 10 tạ/ha. - Cây bông vải: diện tích 130 ha với năng suất 13,85 tạ/ha. - Cây mía: diện tích 3.620 ha với năng suất 670,41 tạ/ha. - Cây thuốc lá: diện tích 200 ha với năng suất 41,5 tạ/ha. - Cây đậu nành: diện tích 3.120 ha với năng suất 10 tạ/ha.  Diện tích trồng cây lâu năm: 26.510 ha trong đó: - Cà phê: diện tích hiện có là: 2.015 ha trong đó diện tích trồng mới là: 123 ha, cho sản phẩm là: 1.891 ha với năng suất là: 13,5 tạ/ha. - Cao su: diện tích hiện có là: 2.504 ha trong đó diện tích trồng mới là: 21 ha, cho sản phẩm là: 2.075 ha với năng suất là: 14,52 tạ/ha. - Tiêu: diện tích hiện có là: 415 ha trong đó diện tích trồng mới là: 135 ha, cho sản phẩm là: 205 ha với năng suất là: 22,5 tạ/ha. - Điều: diện tích hiện có là: 13.165 ha trong đó diện tích trồng mới là: 662 ha, cho sản phẩm là: 9.336 ha với năng suất là: 7,52 tạ/ha. - Cam, quýt: diện tích hiện có là: 1.735 ha trong đó diện tích trồng mới là: 276 ha, cho sản phẩm là: 1.024 ha với năng suất là: 132 tạ/ha. - Xoài: diện tích hiện có là: 3.170 ha trong đó diện tích trồng mới là: 287 ha, cho sản phẩm là: 1.724 ha với năng suất 77 tạ/ha. 10 [...]... mẫu đất đã có bón chất giữ ẩm lấy đất sau khi bón khoảng 4 tháng, đây là thời gian chất giữ ẩm đã ở lâu trong đất đủ để tác động (nếu có) lên các thành phần trong đất và cũng trước khi đến kỳ thu hoạch Các mẫu ban đầu được gom lại thành một mẫu hỗn hợp chung, cho vào túi nhựa ghi ký hiệu mẫu và chuyển ngay về phòng thí nghiệm để phân tích 3.1.1 Xác định khả năng giữ ẩm của đất Khả năng giữ ẩm của đất. .. 0,9 ha + Đất trồng: đất xám trên phù sa cổ + Thời gian bón chất giữ ẩm: sau khi trồng hom được 1,5 tháng + Kỹ thuật bón: chất giữ ẩm được bón theo hàng mía + Số công thức: 13 3.2.2.2 Bố trí thử nghiệm Chất giữ ẩm CH được thử nghiệm trên 13 công thức theo các lượng bón chế phẩm khác nhau, theo thời gian giãn cách giữa hai lần tưới và số lượng nước tưới giảm so với đối chứng không bón chất giữ ẩm 1 Công... 1999 Thời gian bón chất giữ ẩm: 16/01/2008 Kỹ thuật bón: chất giữ ẩm CH được bón theo rãnh hoặc hốc cây Mật độ cây: 10 x 10 m Mô hình 3: Địa điểm: ấp 94, xã Túc Trưng, huyện Định Quán Chủ hộ: Nguyễn Thành Nghiệp Giống trồng: giống xoài 3 mùa mưa Đất trồng: đất đỏ pha sỏi cơm Diện tích thử nghiệm: 0.7 ha Năm trồng xoài: 1999 Thời gian bón chất giữ ẩm: 12/10/2007 Kỹ thuật bón: chất giữ ẩm CH được bón theo... Thời gian bón chất giữ ẩm: 15/12/2007 Kỹ thuật bón: chất giữ ẩm CH được bón theo rãnh hoặc hốc cây Mật độ cây: 6 x 8 m Mô hình 6: Địa điểm: ấp Hòa Thuận, xã Ngọc Định, huyện Định Quán Chủ hộ: Nguyễn Xuân Trường Giống trồng: giống xoài cát Hòa Lộc Đất trồng: đất đen bazan pha sỏi Diện tích thử nghiệm: 0.3 ha Năm trồng xoài: 1999 Thời gian bón chất giữ ẩm: 16/01/2008 Kỹ thuật bón: chất giữ ẩm CH được bón... xoài: 2003 Thời gian bón chất giữ ẩm: 20/10/2007 Kỹ thuật bón: chất giữ ẩm CH được bón theo rãnh hoặc hốc cây Mật độ cây: 6 x 8 m Mô hình 9: Địa điểm: ấp 2, xã Thanh Sơn, huyện Định Quán Chủ hộ: Nguyễn Văn Quân Giống trồng: giống xoài 3 mùa mưa Đất trồng: đất sét pha cát 35 Diện tích thử nghiệm: 1.3 ha Năm trồng xoài: 2001 Thời gian bón chất giữ ẩm: 6/12/2007 Kỹ thuật bón: chất giữ ẩm CH được bón theo rãnh... đường Cam sành 3.2.1 Thử nghiệm chất giữ ẩm CH trên cây bắp cuối năm 2007 - 2008 3.2.1.1 Các mô hình thử nghiệm Mô hình 1: Địa điểm: ấp 3, xã Suối Nho, huyện Định Quán Chủ hộ: Vũ Văn Định Giống trồng: giống bắp B-06 Đất trồng: đất đen bazan Diện tích thử nghiệm: 0.8 ha 23 Năm trồng bắp: 2007 Thời gian bón chất giữ ẩm: đầu vụ đông xuân (9/12/2007) Kỹ thuật bón: chất giữ ẩm CH được bón theo hàng bắp Mật... định độ ẩm của đất là để tính lượng nước dự trữ trong đất trong từng điều kiện nhất định Nhờ đó mà biết đất khô hay ẩm ở mức nào Ở ngoài đồng, xác định độ ẩm đất một cách liên tục, có hệ thống, qua từng thời gian sẽ cho ta khái niệm về động thái độ ẩm trong những công thức thí nghiệm khác nhau Ở trong phòng thí nghiệm, các kết quả phân tích đều được đổi sang khối lượng đất khô tuyệt đối Mẫu lấy đất phải... phê: 2003 29 Thời gian bón chất giữ ẩm: giai đoạn phục hồi cây sau thu hoạch (17/01/2008) Kỹ thuật bón: chất giữ ẩm CH được bón vào hốc cây Số công thức: 5 Mật độ cây: 3 x 3 m Mô hình 2: Địa điểm: ấp 6, xã Phú Lợi, huyện Định Quán Chủ hộ: Lê Văn Ban Giống trồng: giống cà phê vối Đất trồng: đất nâu bazan Diện tích thử nghiệm: 1.3 ha Năm trồng cà phê: 2000 Thời gian bón chất giữ ẩm: giai đoạn phục hồi cây... độ phì cao, các quá trình chuyển hóa vật chất không ngừng được thực hiện như: khoáng hóa các chất hữu cơ có nguồn gốc từ động, thực vật luôn cung cấp cho đất những hợp chất và sản phẩm có giá trị trong việc tạo nên độ phì nhiêu tự nhiên của đất Nhờ quá trình khoáng hóa của vi sinh vật đất mà mùn trong đất được hình thành, tác động trực tiếp đến cấu trúc của đất, ảnh hưởng tới đời sống cây trồng và... Huỳnh Tín Giống trồng: giống xoài 3 mùa mưa Đất trồng: đất xám bạc màu Diện tích thử nghiệm: 1.3 ha Năm trồng xoài: 2000 Thời gian bón chất giữ ẩm: 12/01/2008 32 Kỹ thuật bón: chất giữ ẩm CH được bón theo rãnh hoặc hốc cây Mật độ cây: 6 x 6 m Mô hình 2: Địa điểm: ấp 94, xã Túc Trưng, huyện Định Quán Chủ hộ: Trần Văn Nam Giống trồng: giống xoài 3 mùa mưa Đất trồng: đất đỏ pha sỏi cơm Diện tích thử nghiệm: . Công nghệ Hóa học đã nghiên cứu thành công chất giữ ẩm CH được điều chế dựa trên nền tảng ghép cellulose với acid acrylic. Chất giữ ẩm CH có khả năng thay thế các chất giữ ẩm ngoại nhập do giá. có sử dụng chất giữ ẩm. 2 Chương 2: TỔNG QUAN 2.1. GIỚI THIỆU VỀ CHẤT GIỮ ẨM Chất giữ ẩm là những polymer có trọng lượng phân tử cao, có khả năng trương nở khi gặp nước nên có thể giữ được lượng. suất, giảm được ảnh hưởng tới môi trường. 2.1.1 Tình hình nghiên cứu chất giữ ẩm trên thế giới Hầu hết các nghiên cứu về chất giữ ẩm của các tập đoàn trên thế giới như NIPPON CATALYTIC CHEM.

Ngày đăng: 16/04/2015, 09:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w