1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò

63 613 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 143,09 KB

Nội dung

Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò BS Đỗ Hồng Ngọc LTS: Trong cuốn Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò, với kinh nghiệm nhiều năm chăm sóc sức khỏe trẻ em, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc đã thân ái nói chuyện thẳng với các em, giúp các em phòng bệnh, phát hiện bệnh kịp thời, tự chăm sóc và biết khi nào phải đi bệnh viện. Cũng với ý nghĩ đang nói chuyện trực tiếp với trẻ, tác giả đã viết bằng một giọng thân mật và cố gắng trình bày thật giản dị, tránh những lập luận quá sâu và thuật ngữ gây nhàm chán. Sách do Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh ấn hành. Cận thị – viễn thị – loạn thị Đôi mắt, em biết đó, là “cửa sổ của tâm hồn”, như các nhà văn thường nói. Qua đôi mắt, ta có thể nhìn thấy, đọc được tâm hồn người khác. Ta có thể đoán biết người đó hiền lành hay xảo trá, quỷ quyệt; người đó nhu mì hay ngỗ nghịch, tinh ranh… Đôi mắt còn được các nhà thơ ca tụng hết lời. Chắc em nhớ câu thơ này của một thi sĩ “Mắt em là một dòng sống, hồn anh bơi lặn trong lòng mắt em”?. Với tuổi học trò, đôi mắt đóng một vai trò tối quan trọng. Nhờ nó, ta nhìn, ta ngắm, ta đọc… Những hình thể, màu sắc, ánh sáng… được ta cảm nhận qua mắt, rồi nhờ những dây thần kinh dẫn vào trong khu óc não, ở đó là một phòng thí nghiệm vô cùng tinh vi cho ta biết cái mà ta thấy. Nhiều em học kém vì mắt yếu, nhiều em khác nhức đầu luôn đến nỗi bỏ học một phần cũng do những tật bệnh của mắt. Có một đôi mắt trong sáng, lành mạnh, đôi khi em không thấy là quý, cũng như ta thở mỗi phút giây mà chẳng nhận thấy không khí là cần. Em phải chăm sóc đến đôi mắt của em nhiều hơn. Tôi sẽ nói ở đây với em về một vài tật bệnh thông thường của mắt, đả phá những thành kiến sai lầm liên quan đến những tật bệnh này rất thường có ở các em, và sau cùng là chỉ dẫn một vài phương pháp vệ sinh cần thiết cho mắt. Tôi cũng nói ngay ở đây rằng ở tuổi các em không nên trang điểm diêm dúa như các đào hát, ca sĩ. Họ vì nghề nghiệp mà phải làm như thế. Cạo lông mày tô chì đen, mang lông mi giả, nhỏ thuốc cho mắt long lanh…; những điều đó không thích hợp với tuổi học trò. Hãy để cho đôi mắt em tự nhiên. Một vật lạ nào vào mắt cũng gây tổn thương ít nhiều cho mắt. Tôi còn nhớ những ngày mới rời tỉnh lên Sài Gòn “du học”, tôi được nhét vào một lớp học “cá hộp” gần 120 người và dù cố gắng giành chỗ cũng bị ngồi bàn áp chót Ở đó, tôi phải nhíu mắt hết sức mới thấy được nhữung công thức toán, hóa học thầy viết trên bảng xanh. Tôi cũng phải cố nhíu mắt để nhận mặt thầy vì tôi chỉ thấy ông thầy thấp thoáng qua lại mà không nhìn rõ nét. Đôi khi gặp thầy hoặc bạn bè ngoài đường tôi chưa kịp chào thì đã trễ và vì thế đành mang tiếng “bất kính” hoặc “khinh người” Tôi đành đi khám mắt, kết quả cận thị 2 độ 5 Thực là tai hại Giá tôi đi Sài Gòn học sớm hơn, có lẽ không cận đến độ đó Ở tỉnh, lớp ít người, tôi luôn luôn được ngồi bàn đầu nên không thấy mắt mình kém, nhưng nguyên nhân thúc đẩy tôi đi khám mắt chính là vì tôi thấy nhức đầu trong lúc học. Từ ngày biết mình bị cận thị, tôi lo lắng và xấu hổ ghê lắm Tôi mua một cái kính cận,

Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò BS- Đỗ Hồng Ngọc LTS: "Trong cuốn Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò, với kinh nghiệm nhiều năm chăm sóc sức khỏe trẻ em, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc đã thân ái nói chuyện thẳng với các em, giúp các em phòng bệnh, phát hiện bệnh kịp thời, tự chăm sóc và biết khi nào phải đi bệnh viện. Cũng với ý nghĩ đang nói chuyện trực tiếp với trẻ, tác giả đã viết bằng một giọng thân mật và cố gắng trình bày thật giản dị, tránh những lập luận quá sâu và thuật ngữ gây nhàm chán. Sách do Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh ấn hành". Cận thị – viễn thị – loạn thị Đôi mắt, em biết đó, là “cửa sổ của tâm hồn”, như các nhà văn thường nói. Qua đôi mắt, ta có thể nhìn thấy, đọc được tâm hồn người khác. Ta có thể đoán biết người đó hiền lành hay xảo trá, quỷ quyệt; người đó nhu mì hay ngỗ nghịch, tinh ranh… Đôi mắt còn được các nhà thơ ca tụng hết lời. Chắc em nhớ câu thơ này của một thi sĩ “Mắt em là một dòng sống, hồn anh bơi lặn trong lòng mắt em”?. Với tuổi học trò, đôi mắt đóng một vai trò tối quan trọng. Nhờ nó, ta nhìn, ta ngắm, ta đọc… Những hình thể, màu sắc, ánh sáng… được ta cảm nhận qua mắt, rồi nhờ những dây thần kinh dẫn vào trong khu óc não, ở đó là một phòng thí nghiệm vô cùng tinh vi cho ta biết cái mà ta thấy. Nhiều em học kém vì mắt yếu, nhiều em khác nhức đầu luôn đến nỗi bỏ học một phần cũng do những tật bệnh của mắt. Có một đôi mắt trong sáng, lành mạnh, đôi khi em không thấy là quý, cũng như ta thở mỗi phút giây mà chẳng nhận thấy không khí là cần. Em phải chăm sóc đến đôi mắt của em nhiều hơn. Tôi sẽ nói ở đây với em về một vài tật bệnh thông thường của mắt, đả phá những thành kiến sai lầm liên quan đến những tật bệnh này rất thường có ở các em, và sau cùng là chỉ dẫn một vài phương pháp vệ sinh cần thiết cho mắt. Tôi cũng nói ngay ở đây rằng ở tuổi các em không nên trang điểm diêm dúa như các đào hát, ca sĩ. Họ vì nghề nghiệp mà phải làm như thế. Cạo lông mày tô chì đen, mang lông mi giả, nhỏ thuốc cho mắt long lanh…; những điều đó không thích hợp với tuổi học trò. Hãy để cho đôi mắt em tự nhiên. Một vật lạ nào vào mắt cũng gây tổn thương ít nhiều cho mắt. Tôi còn nhớ những ngày mới rời tỉnh lên Sài Gòn “du học”, tôi được nhét vào một lớp học “cá hộp” gần 120 người và dù cố gắng giành chỗ cũng bị ngồi bàn áp chót! Ở đó, tôi phải nhíu mắt hết sức mới thấy được nhữung công thức toán, hóa học thầy viết trên bảng xanh. Tôi cũng phải cố nhíu mắt để nhận mặt thầy vì tôi chỉ thấy ông thầy thấp thoáng qua lại mà không nhìn rõ nét. Đôi khi gặp thầy hoặc bạn bè ngoài đường tôi chưa kịp chào thì đã trễ và vì thế đành mang tiếng “bất kính” hoặc “khinh người”! Tôi đành đi khám mắt, kết quả cận thị 2 độ 5! Thực là tai hại! Giá tôi đi Sài Gòn học sớm hơn, có lẽ không cận đến độ đó! Ở tỉnh, lớp ít người, tôi luôn luôn được ngồi bàn đầu nên không thấy mắt mình kém, nhưng nguyên nhân thúc đẩy tôi đi khám mắt chính là vì tôi thấy nhức đầu trong lúc học. Từ ngày biết mình bị cận thị, tôi lo lắng và xấu hổ ghê lắm! Tôi mua một cái kính cận, giấu thật kỹ trong cặp, đến lớp thì để kính dưới hộc bàn, chỉ lúc nào cần nhìn bảng thì vội vàng mang lên nhìn một cái rồi lại vội vàng giấu đi. Tôi sợ bạn bè cười, chế nhạo. Mà thực, họ thêm vào tên tôi một tiếng cận: Ngọc cận, cũng như các em bây giờ bị gọi là Hồng cận, Văn cận, Thuận cận… Chưa đầy một năm sau, trong tình trạng che giấu, mặc cảm này, mắt tôi bị tăng lên 3 độ 5. Ông bác sĩ đo mắt tôi không hề cho tôi biết nên mang kính như thế nào, cũng không hề giải thích cho tôi biết cận thị là một tật của mắt, không có gì đáng xấu hổ cả! Có lẽ ông coi là chuyện hiển nhiên, ai cũng biết như thế. May mắn cho tôi, lần này, khi đi đổi kính, tôi gặp một người chủ tiệm cận thị nặng, ông ta nói với tôi là ông đeo kính 6-7 năm mới tăng một độ! Lý do là ông không bỏ kính ra khỏi mắt, trừ khi ngủ, tắm. Tôi cũng khám phá sau đó rằng có nhiều người “văn minh” mang kính cận thị giả (0 độ) để tỏ ra đạo mạo, trí thức! Từ đó tôi không còn mặc cảm vì cận thị nữa và trong hơn 12 năm nay, tôi mang kính thường xuyên, nên chỉ tăng lên nửa độ mà thôi! Chuyện tôi trải qua đó, chắc có nhiều em đang mắc phải. Tôi biết có nhiều em cận mà không dám mang kính, sợ mang kính sẽ tăng độ, sợ thiên hạ chế giễu…, đành mang tiếng “hách dịch” “khinh người”, đành mượn tập vở chép bài, đành ghé mắt sang người bên cạnh “copy”! Bây giờ thôi hết nhé! Nếu cận thị, hãy mang kính đi. Đừng để mắt mỏi mệt vì phải điều tiết nhiều, sẽ tăng độ một cách nhanh chóng. Đó là không kể trường hợp đi xe ngoài công lộ có thể gây tai nạn dễ dàng. Mang kính quen rồi có khi quên cả mình đang có kính trên mắt. Cận thị không xấu, nó là một cái tật mà nguyên nhân một phần lớn do di truyền. Cận thị vì thế cũng chẳng có gì đáng hãnh diện để những em không cận cũng bày đặt mua kính không độ mang làm dáng. Nhớ đừng để như em Hồng tôi, lúc đầu đo mắt chỉ cận 2 độ 5, rồi vì ngượng ngùng, vì mắc cỡ đến nỗi chưa đầy một niên học mắt đã tăng lên 5 độ. Đó là cận thị, viễn thị, loạn thị (những tật bệnh khác như loạn sắc, nhìn một vật hóa hai… không được đề cập ở đây). Cận thị là mắt chỉ nhìn thấy những vật ở gần; vật ở xa thấy mờ mờ, không rõ nét. Người bị cận thị một độ đọc rõ trong khoảng cách một thước, cận hai độ chỉ còn nửa thước và một người cận bốn độ chỉ còn đọc rõ trong khoảng cách 2 tấc 5. Mắt bình thường thì ảnh của một vật ở vô cực sẽ hội tụ ở võng mô (không phải điều tiết), trong khi ở người cận thị, hoặc vì nhãn cầu lớn hoặc vì thủy tinh thể quá hội tụ, ảnh của vật đó sẽ nằm trước võng mô. Nguyên nhân một phần chính là di truyền. Có nhiều em mới sinh ra đã bị cận rồi. Tôi đã thấy có những gia đình cả nhà đều bị cận mà những em bé mới 10 tuổi đã cận trên 10 độ. Tuy nhiên, những người đọc sách quá nhiều trong điều kiện thiếu vệ sinh (những con mọt sách) cũng có thể bị cận thị. Thực tế cho thấy những người gọi là trí thức (bác sĩ, sinh viên, học sinh, học giả, nhà văn, nhà báo…) thường mắc tật cận thị, có lẽ do vấn đề thiếu vệ sinh: đọc và viết nơi thiếu ánh sáng, tư thế và khoảng cách không đúng, mắt không được nghỉ ngơi, dễ mệt, yếu đi. Những người ở thôn quê, sống cảnh thiên nhiên ít bị cận thị, vì tầm mắt của họ là chân trời xa thẳm, là đồng xanh bát ngát… Viễn thị không phải là mắt nhìn thấy được một vật ở xa hơn mắt bình thường đâu. Người viễn thị, trái lại, chỉ nhìn được trong một khoảng giới hạn nào đó thôi, nhưng cận điểm (điểm gần nhất mà mắt còn có thể thấy rõ) xa ra hơn mắt thường. Một mắt viễn thị muốn nhìn gần (vừa phải) và nhìn xa đều phải điều tiết. Sự điều tiết thường xuyên này làm cho mắt mỏi mệt nhiều. Mắt viễn thị do nhãn cầu nhỏ hơn bình thường hoặc thủy tinh thể hội tụ quá yếu, khiến cho ảnh của một vật nằm đằng sau võng mô. Muốn nhìn rõ phải rán sức rất mệt cho mắt (trường hợp mắt già - cận điểm cũng xa dần ra, vì thủy tinh thể yếu, không đủ sức hội tụ, người già vì thế muốn đọc phải để xa mắt, nếu không mang kính). Loạn thị là mắt nhìn không đều. Thí dụ trên mặt đồng hồ có 12 số hợp thành một vòng tròn thì người loạn thị đọc rõ số 12 và số 6, còn số 3 và số 9 thì không rõ hoặc ngược lại, độc rõ số 3 và số 9 còn số 12 và 6 thì không rõ. Loạn thị là do độ cong của giác mạc không đều nhau khiến cho sự khúc xạ ánh sáng phát xuất từ vật sai lệch đi. Muốn chữa cận thị, viễn thị, loạn thị, người ta dùng các loại kính: kính phân kỳ cho cận thị, kính hội tụ cho viễn thị và kính lăng trụ cho loạn thị. Khi thấy có những triệu chứng khó chịu về mắt, như nhìn xa không rõ, nhìn gần mỏi mắt, nhìn chỗ rõ chỗ không, nhức đầu dai dẳng, chóng mặt, học kém… thì phải đi khám mắt ngay. Bác sĩ chuyên khoa về mắt sẽ khám mắt cho em và sau đó em đến một tiệm bán kính đeo mắt đáng tin cậy mua một cặp kính đúng tình trạng mắt em. Tại các tiệm kính lớn đều có dụng cụ đo mắt, tuy nhiên không thể chính xác như việc làm của một bác sĩ chuyên khoa, vì ngoài cách đo bằng bảng chữ, còn phải kiểm soát lại bằng cách xem đáy mắt, và đo khoảng cách 2 mắt để chọn gọng đúng nữa. Không có thứ thuốc nào để chữa tật cận thị, viễn thị và loạn thị vừa nói trên, mà chỉ có thể điều chỉnh lại bằng cách dùng những kính đeo mắt thích hợp. Có một phương pháp “tập thể dục” cho mắt bằng cách liếc theo một vòng tròn rồi ngược lại. Phương pháp này chẳng mang lại kết quả nào trừ trường hợp mắt cận thị “giả”, nghĩa là một mắt mỏi mệt quá vì đọc nhiều trong những điều kiện kém vệ sinh, vì quá gần, vì thiếu ánh sáng… hoặc mang kính không thích hợp (cận 3 độ mang 4 độ). Cũng giống như sau thời gian nghỉ hè ở đồng quê, ở bãi biển, ta thấy mắt sáng hơn, khỏe hơn, thế thôi. Tóm lại: - Nếu em bị một trong ba tật kể trên thì phải mang kính thích hợp để điều chỉnh lại. - Phải mang kính thường xuyên trừ lúc tắm, ngủ, rửa mặt… để giúp cho mắt đỡ mỏi mệt, do đó lâu tăng độ. Phải dẹp bỏ thành kiến là đeo kính thường sẽ làm tăng độ mau hơn. Lúc lái xe, lúc đi đường cần phải có kính để tránh gây tai nạn. Mặt khác một cặp kính bây giờ không phải là rẻ, lấy ra mang vào thường có thể làm bể. - Cận thị, viễn thị, loạn thị là những tật của mắt, không thể muốn mà có hay không có được, nên chẳng có gì đáng xấu hổ cả! - Nên giữ gìn cho kính được sạch sẽ, lau chùi kính thường xuyên để mặt kính được luôn trong suốt. Có vài loại “phụ tùng” gắn thêm vào kính để giữ cho kính khỏi rơi vỡ trong lúc chơi thể thao (đá bóng, bóng rổ). - Loại contact-lens hiện nay đã khá phổ biến, nhưng ở tuổi học trò các em không cần dùng loại này để tránh những trường hợp phản ứng của mắt đối với những vật lạ. Những người vì nghề nghiệp bắt buộc (ca sĩ, kịch sĩ…) có thể mang. - Giữ vệ sinh mắt, giúp mắt làm việc trong những điều kiện tốt (xem phần sau). Bệnh mắt hột: Xốn, ngứa, chảy nước mắt sống, rất hay lây, do một loại siêu vi trùng gây ra, có thể gây những biến chứng nguy hiểm (lông quặm, loét giác mạc…). Chữa trị vừa dùng thuốc nhỏ mắt (điểm), vừa nạo hột trong mí mắt. Muốn tránh, ta không nên dùng khăn chung với người có bệnh. Mụt lẹo: Orgelet, là một mụt nhỏ do vi trùng gây ra, xuất phát từ một tuyến nhờn ở gốc lông nheo. Không chữa cũng có thể khỏi nếu mụt nhỏ. Dùng vật nóng áp lên vùng đó cũng mau khỏi, giống như đắp nước nóng trên chỗ áp xe. Có thể dùng trụ sinh uống. Mụt lớn, đau, phải rạch lấy mủ. Viêm kết mạc: Mắt đỏ, nổi gân máu. Có nhiều nguyên nhân. Không nên khinh thường. Giụi mắt sẽ làm cho bệnh nặng thêm. Có thể nhỏ các loại thuốc sát trùng thông thường, khám chuyên khoa nếu cần. Bướu mi mắt (chalazion): Tuyến meibomius ở mí mắt bị sưng tạo thành một cái bướu nhỏ, không đau, nhưng cộm khó chịu, phải mổ, thường khó lấy được hết cả bọc, nên dễ bị tái phát, lại phải mổ. Quáng gà: Sức nhìn kém đi lúc mặt trời vừa lặn (hoàng hôn). Nguyên nhân là do thiếu sinh tố A. Thường thấy ở trẻ em hoặc vì ăn uống không đầy thủ, thiếu thức ăn tươi (rau cải có màu vàng hay màu xanh đậm… như đu đủ, cà rốt, bí đỏ, trái gấc, rau dền, rau muống, rau bồ ngót…) hoặc vì bệnh hoạn nên cha mẹ bắt cữ ăn thái quá, đến nỗi mắt khô đi, có khi loét giác mạc và hỏng mắt luôn. Ngược lại, nhiều người lầm tưởng sinh tố A “bổ mắt”, dùng nhiều quá hóa thừa, lại sinh ra bệnh thừa sinh tố A. Nhiều em ăn cà rốt thật nhiều cho sáng mắt, nhưng ăn nhiều quá da tay hóa vàng, lại tưởng đau gan… Nên đến y tế khám nếu cảm thấy mắt nhìn kém vào buổi hoàng hôn. Tôi đã trình bày một số tật và bệnh thông thường ở mắt. Mục đích là để giải đáp những thắc mắc của em, những thắc mắc mà chính tôi đã mắc phải. Bây giờ, tôi sẽ nói thêm về vệ sinh mắt. Đây chính là phần quan trọng vì nó có thể giúp em tránh được bệnh tật (trừ bẩm sinh) của mắt hay ít ra cũng giúp cho mắt những điều kiện tốt để hoạt động bình thường và nhờ đó khả năng học tập của em có thể tiến bộ hơn lên. 1. Trong phòng học: a) Trong phòng học cần có ánh sáng vừa đủ và một đèn bàn rọi sáng nơi bàn học, không nên để phòng tối hẳn. b) Đèn bàn đặt cao hơn đầu và ở về phía bên trái (để tránh bóng tay cầm viết). c) Sách đặt cách mắt khoảng 40cm và thẳng góc với mắt, nghĩa là sách làm với mặt bàn một góc khoảng 30 độ. Người đọc ngồi ngay ngắn trên ghế. d) Tránh bóng che khuất vì bóng che cũng làm mắt phải điều tiết nhiều, đồng tử phải mở lớn mau mệt mắt. e) Tránh ánh sáng quá chói vì ánh sáng càng chói, mắt càng dễ mệt và thị lực kém đi. 2. Ngoài trời Ngoài ánh sáng mặt trời, nếu có vành nón che càng tốt, nếu mang kính mát thì nên chọn thứ kính tốt, hấp thụ hết sức chói và lọc được các tia hồng ngoại có hại cho mắt. 3. Vệ sinh chung về mắt a) Tránh nhiễm trùng mắt: Mỗi người dùng khăn riêng của mình, không giụi mắt bằng tay dơ. b) Cho mắt nghỉ ngơi lúc mỏi, bằng cách nhìn vào một khoảng tối, ở xa xa, hoặc nhắm mắt lại một lúc. c) Tivi có thể làm mỏi mắt, nên coi tivi vừa phải. Nên đặt màn ảnh ngang tầm mắt, xa khoảng 3- 4 cm, trong phòng không nên để tối hẳn. d) Khám mắt trước khi đi học và ngay khi có những triệu chứng bất thường về mắt như nhức đầu dai dẳng, chóng mặt, học tự nhiên kém đi… Mổ cận thị: Tại Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm Mắt thành phố đã mổ cận thị. Điều kiện để mổ là phải ở độ tuổi 23-40, có độ cận vừa, từ -2 đến -5 độ, và có thể điều chỉnh thị lực tốt. Người được mổ phải không bị các bệnh về mắt khác. Thời gian mổ chừng 10 phút. Sau mổ, mắt bị xốn vài tuần lễ, lóa mắt một vài tháng. Kết quả đến nay có thể nói là tốt. Chương 2. Viêm mũi dị ứng Viêm mũi dị ứng Có khi nào em nghe bà hàng xóm nhảy mũi (hắt hơi) từng loạt hàng chục cái liên tiếp, sau mỗi cái nhảy mũi là một tiếng “dạ” liền không? Có khi nào em thấy một chị bạn lúc nào cũng sẵn cái khăn tay để chặn ngay những giọt nước mũi chảy liên miên và những tràng nhảy mũi khó chịu trong lớp học, ngoài đường phố? Có khi nào em thấy một anh bạn lâu lâu lại ngước mặt lên trời như tìm vần thơ, rồi cho tay vào túi lấy nhanh một chai thuốc nhỏ hoặc bơm vào mũi vài giọt, rồi mới tiếp tục làm bài, học bài hoặc đi lại? Em đừng cười bà hàng xóm dạ rân sau từng loạt nhảy mũi (bà tin có ai đó “nhắc nhở” tới bà), đừng cười chị bạn luôn có chiếc khăn trên tay; cũng đừng cười anh bạn lúc nào cũng phải có chai thuốc nhỏ mũi trong mình. Bởi đó không phải là một tật xấu, mà lại là một bệnh khó chịu, bực mình, và rất khó chữa: bệnh viêm mũi dị ứng. Tôi sẽ không nói ở đây về thứ viêm mũi bẩm sinh, hoặc rủi ro đụng chạm làm cong vẹo vách ngăn, phải dùng phẫu thuật để chữa trị, do các chuyên gia tai mũi họng thực hiện. Tôi cũng không nói về thứ viêm mũi do vi trùng (thứ này có thể chữa bằng kháng sinh thích ứng) và do siêu vi trùng (chiếm đến 80% trường hợp viêm mũi nhiễm trùng) rất hay lây, làm nhảy mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi mà hầu hết chúng ta thỉnh thoảng đều có thể bị, nhất là trong mùa có dịch cảm cúm. Tôi cũng không đề cập tới bệnh viêm mũi do sự thay đổi đột ngột nhiệt độ không khí làm co giãn mạch máu ở mũi và loại liên quan đến những sự rối loạn kích thích tố trong các thứ bệnh như phù niêm, hoặc phụ nữ có thai… Tôi muốn nói với em về bệnh viêm mũi do dị ứng và do dùng thuốc sai lầm. Hai bệnh này rất thông thường ở lứa tuổi học trò, lại rất khó chữa và nhất là gây nhiều khó chịu cho những em mắc phải, có thể làm cho sự học kém đi, hoặc làm cho em có mặc cảm với bạn bè rất tai hại. Thực khó mà giải thích rõ ràng cơ nguyên của loại bệnh này, vì nó thuộc loại dị ứng hay mẫn cảm mà ngày nay các nhà chuyên môn vẫn không ngớt tìm kiếm. Đại khái em có thể hiểu thế này: có em ăn cua, tôm bao nhiêu cũng không sao, nhưung có em ăn cua, tôm thì bị nổi mề đay ngứa hoặc lên cơn suyễn. Có em ngửi mùi rơm rạ không hề gì, có em thì lại nhảy mũi tưng bừng nếu ngửi phải mùi rơm rạ, phấn hoa… Có em không “chịu” sữa bò, trứng gà, vịt; có em không chịu thịt gà, các biển, chocolate. Tại sao có sự không chịu đó? Người ta giải thích là do “tạng” của mỗi người. Hiện tượng “chịu” vật này, “không chịu” vật khác một phần do yếu tố di truyền, một phần do bản chất của vật, do cường độ và thời gian tiếp xúc giữa ta và vật đó, một phần khác do sự rối loạn của bộ máy tiêu hóa khiến cho sự hấp thụ sai lạc và cuối cùng phải kể đến yếu tố tâm lý nữa. Có em “chịu không nổi” mùi hoa sứ, nhưng lâu dần cũng quen… Có người không ưa đồ biển (tôm, cua, sò) hễ ăn vào là bị phản ứng, nhưng nếu cứ ăn riết rồi quen đi, thế là hết rắc rối! Chất mà ta “không ưa” gọi là chất kháng nguyên một khi vào trong cơ thể ta, cơ thể sẽ sinh ra một chất để kháng cự lại gọi là kháng thể. Cuộc chiến giữa kháng nguyên và kháng thể đó sinh ra một số chất độc gây nhiều hậu quả tai hại, trong đó có hậu quả viêm mũi. Giải thích một cách sơ lược thế thôi, bởi đây là một hiện tượng rất phức tạp của cơ thể không thể lãnh hội dễ dàng bằng một vài câu nói, vài dòng chữ. Triệu chứng của bệnh thật dễ nhận ra. Như đã nói ở trên, người bị viêm mũi dị ứng thường nhảy mũi từng loạt dài, chảy nước mũi kinh niên và bị nghẹt mũi luôn (do đó thở “khịt khịt” ). Khi có triệu chứng này em nên đi bác sĩ tai mũi họng khám sớm để định bệnh. Bác sĩ với dụng cụ khám mũi sẽ thấy màng mũi phồng lên, trắng bóng màu tai tái. Em sẽ phải chữa ngay và chữa đúng, nếu không, màng mũi phồng to sẽ lấp kín các cửa sổ thông hơi giữa xoang mũi với lỗ mũi, các chất nhầy trong xoang không thoát ra được, lâu ngày gây bệnh viêm xoang, một bệnh nguy hiểm khó khăn hơn nhiều, mà hậu quả có thẻ em phải bỏ học hoặc học kém đi đó! Chỉ có bác sĩ mới chỉ đẫn thuốc men cho em đúng cách, căn cứ bệnh tình của em, trên tuổi tác, sức nặng và trạng thái tâm lý của em nữa, thì mới có hiệu quả. Tuy nhiên, ở đây tôi cũng ghi một cách đại khái nguyên tắc chữa để em có một ý niệm sơ sài về phương pháp chữa loại bệnh này. - Nếu biết rõ chất kháng nguyên nào đã gây ra chứng bệnh của ta, ta tránh nó đi. Người ta có thể xác định chất kháng nguyên này bằng cách thử nghiệm trên da. - Làm giảm cảm ứng không chuyên biệt, vì không rõ chất nào đã gây ra biến ứng (bằng cách tránh dùng các vật dụng dễ gây dị ứng như bằng chất dẻo, không ăn chocolate, sữa, trứng… tránh xa các gia súc, không dùng đồ len, lông thú… ), tiêm thuốc giải cảm ứng không chuyên biệt. - Dùng thuốc loại chống viêm theo chỉ dẫn của bác sĩ. - Dùng thuốc chống histamine. Loại viêm mũi thứ hai cũng đáng được nói tới, vì có thể tránh được là loại viêm màng mũi do dùng thuốc bừa bãi, sai lầm. Khi em bị cảm cúm sơ sài, em chạy ra tiệm thuốc tây gần nhà mua một chai thuốc nhỏ mũi để nhỏ cho đỡ nghẹt mũi, và để bớt chảy nước mũi; người bán thuốc lấy cho em một thứ thuốc nhỏ mũi nào đó, em mang về dùng và thấy công hiệu lắm! Nhỏ vào mũi vài giọt thì một lúc sau đã thấy bớt nghẹt, dễ thở ngay. Nhưng một lúc nữa lại nghẹt mũi, lại khó thở em lại phải nhỏ vài giọt và cứ như thế! Cũng có khi em không đến nỗi ra tiệm thuốc tây “khai bệnh” mua thuốc, em có đi khám bác sĩ đàng hoàng. Bác sĩ cho em loại thuốc có tính co mạch để em đỡ nghẹt mũi, đỡ khó chịu tạm thời, nhưng vì em không để ý lời chỉ dẫn cách dùng, thầy thuốc hay, em dùng đi dùng lại mãi và trở thành “ghiền” đi đâu cũng phải có chai thuốc bên mình. Màng mũi rất nhạy cảm đối với các loại thuốc làm co mạch đó. Mạch máu ở màng mũi bị viêm trương to (làm nghẹt mũi) đột nhiên bị co lại dưới ảnh hưởng thuốc, nhưng một lúc sau, thuốc hết hiệu nghiệm, mạch máu lại trương to, và to hơn trước, em lại phải nhỏ thuốc cho đến khi em bị viêm mũi vì thuốc. Muốn chữa “bệnh “ này, em phải can đảm và có nhiều nghị lực, nghĩa là em ráng hả miệng ra thở ít lắm là đôi ba ngày, không dùng thuốc nữa! Nhưng không dễ đâu! (cũng giống như ghiền thuốc lá, muốn bỏ đâu có dễ). Khi đã quen rồi, em không cần dùng thuốc nữa và khỏi bệnh. Cũng có thể em đến khai bệnh nơi một bác sĩ chuyên môn, ông ta sẽ cắt bằng điện, hoặc bằng chất hoá học một phần “sừng” mũi, dọn đường cho không khí ra vào. Dĩ nhiên, nhà chuyên môn sẽ chỉ dẫn cho em cách chữa trị và em phải nghe theo mới khỏi. Sau đó, em lại phải chữa nguyên nhân đã gây ra chứng viêm mũi của em (do biến ứng hay do siêu vi trùng…) khi đã thoát nợ giai đoạn đầu là thuốc nhỏ mũi tai hại ! Tôi đã nói với em về hai loại bệnh viêm mũi thông thường nhất là bệnh viêm mũi do dị ứng và do dùng thuốc sai lầm, bừa bãi. Bệnh viêm mũi dị ứng rất phức tạp, khó chữa. Em phải chịu khó điều trị một thời gian lâu dài và chữa đúng phương pháp, tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc chữa vì những loại thuốc đều có thể mang lại những phản tác dụng nguy hiểm. Loại viêm mũi so dùng thuốc sai lầm thì đòi hởi em phải có nghị lực nếu muốn chữa cái bệnh “ghiền” kỳ cục đó! Một điều nữa có lẽ cũng nên nói với em là không bao giờ được dùng thuốc nhỏ mũi của người lớn nhỏ cho em bé trong nhà, dù là giảm liều thuốc đi. Đã có nhiều trường hợp em bé chết ngất vì phản ứng thuốc nhỏ mũi rồi đó! Viêm xoang mũi Tôi biết có một số các em bị thất học chỉ vì viêm xoang mũi. Một đứa em tôi học đến đệ tứ (lớp 9) rồi cũng đành bỏ học vì không thể nào tiếp tục cố gắng được nữa. Em nói bị “ nhức đầu” luôn, không sao tập trung tư tưởng để học, để nghe thầy giảng bài. Một em khác, con của một người quen, đã rán tới tú tài một (lớp 11) rồi bỏ. Em bị nhức đầu, chóng mặt và tai hại nhất là mũi ngửi không đúng mùi nữa. Ở đâu em cũng nghe một mùi “thum thủm “! Khổ chưa! Khổ hơn nữa em lại là gái, mà em gái phải biết nội trợ. Với cái mũi lúc nào cũng ngửi thấy mùi hôi, em sẽ phải làm thế nào! Chứng bệnh “kỳ cục” đó như thường xảy ra ở các em gái, mặc dù không phải các em trai không mắc phải! Có thể lỗi một phần ở chỗ các em gái thường ngại ngùng muốn giấu bệnh, chữa qua loa để rồi bệnh trở thành kinh niên. Thường thì những em nào bị viêm màng mũi cũng dễ bị viêm xoang, nhất là trong bệnh viêm màng mũi biến ứng, như trong bài trước em đã thấy. Màng mũi bị sưng phồng lên che bít các lỗ thông hơi giữa xoang mũi và mũi, chận nghẹt sự bài tiết chất nhờn do màng tế bào xoang mũi tiết ra, lâu ngày làm độc. Chứng viêm xoang mũi cấp tính cũng thường xảy ra ở các em hay tắm hồ tắm. Nhất là các em thường thích biểu diễn nhào lộn! Có lẽ tôi phải nói một chút về “cái gọi là” xoang mũi để em dễ hiểu và dễ phân biệt thế nào là viêm màng mũi (sinusite) và thế nào là là viêm màng mũi (rhinite). Nhiều bác sĩ than phiền các bệnh nhân đến họ thăm bệnh, đều định bệnh trước: “Thưa bác sĩ, tôi bị sinusite…”. Giảng giải thì mất nhiều thì giờ, vả lại,cũng không muốn làm phiền lòng thân chủ, ông bác sĩ có thể sẽ nói: à, à ông (hoặc bà,cô,em…) hơi bị sinusite! Cũng như người ta thường nói hơi yếu gan, hơi yếu phổi… Xoang là một khoảng trống trong xương mặt (xương hàm trên, xương trán, xương sàng… ta có xoang mũi, xoang trán, nhưng xoang mũi thường bị viêm nên ở đây chỉ có để đề cập xoang này. Dĩ nhiên ông Trời khoét rỗng cái xương không phải để chơi mà có mục đích hẳn hoi vì xoang mũi là khoảng trống chứa không khí, làm cho xương nhẹ bớt, hâm nóng không khí, làm tăng độ ẩm cho không khí trở thành ấm áp, đủ ẩm độ để không làm hại cuống phổi và phổi. Ta hiểu tại sao những người nghẹt mũi, viêm màng nũi thường bị cảm ho… vì không khí lạnh đi thẳng vào phổi, kích thích phổi… Một công dụng nữa của xoang là giúp cho sự phát âm, nhờ hiện tượng cộng hưởng. Lúc nào bị nghẹt mũi, giọng nói ta không còn được bình thường nữa. Ngoài ra, vi trùng còn xâm nhập vào xoang mũi qua đường thứ hai: qua răng! Nhổ răng bừa bãi không đúng phép vệ sinh là mở cửa cho vi trùng chui vào xoang tấn công màng tế bào và gây viêm xoang, hoặc răng không được chữa trị đúng cách và đúng lúc cũng có thể gây bệnh này. Triệu chứng của bệnh viêm xoang là nghẹt mũi, nhảy mũi (hắt hơi), chảy nước mũi hoặc chảy mủ (do đó mũi ngửi thấy mùi hôi thối bất cứ thứ gì) nhức đầu, đau đớn và nóng sốt. Nếu viêm xoang mũi sau một buổi nô đùa thỏa thích biểu diễn nhào lộn bay bướm ở hồ tắm thì triệu chứng có hơi khác một chút: em cũng thấy nghẹt mũi khó chịu, có thể hơi nhức đầu và sốt nữa, nhưng sau đó 24 đến 48 giờ em thấy đau, giống như đau răng, ở hàm trên, và đau một lúc nhiều răng (chớ không phải một răng cố định). Cơn đau này bắt đầu vào buổi sáng, sau khi thức dậy vài giờ, đau nhiều thêm trong 3, 4 giờ rồi bớt dần vào buổi chiều và tối. Có thể đau cổ họng nữa! Đôi khi nước mũi chảy ra có dính tí máu hay mủ. Trường hợp viêm ở các xoang khác như xoang trán ta thấy đau giữa hai chân mày, xoang sàng, đau sau mắt… Em cần nói rõ triệu chứng khi đến bác sĩ khám. Đến “bác sĩ khám “, bác sĩ ấn tay trên xoang mũi (vùng 2 gò má) em cảm thấy đau nhức. Khám thấy màng mũi bị sưng đỏ, đóng mủ. Có khi bác sĩ cho em ngậm một bóng đèn pin nhỏ, để xem ánh sáng có bị che, mờ đục ở xoang không và thường thì ông cho em đi chụp một phim X-quang để xác định có bị viêm xoang hay không. Định bệnh sớm, bệnh còn mới, dễ chữa. Nếu nghi ngờ bệnh do viêm màng mũi hoặc do sâu răng gây ra, bác sĩ sẽ chữa những bệnh đó trước. Có khi ông gửi em đến một nha sĩ để khám và chữa răng trước. Sau đó bác sĩ sẽ lấy mủ thử và chữa bằng những thuốc kháng sinh thích hợp, thuốc giảm đau và các phương thuốc phụ khác. Chẳng hạn có thể cho đắp nước nóng, ấm trên vùng gò má - nhỏ thuốc loại co mạch vào mũi, để mủ có đường chảy ra, hoặc dùng dụng cụ hút mủ - cho uống kháng sinh để ngừa nhiễm trùng… Chữa sớm và đúng cách em sẽ khỏi bệnh trong vòng mười ngày. Nhớ theo đúng lời dặn của bác sĩ điều trị cho em, đừng chểnh mảng. Vì nếu chểnh mảng, khinh thường, bệnh sẽ trở thành kinh niên, khó chữa hơn nhiều ngay cả với những phương pháp phẫu thuật. Nếu mủ vẫn tiếp tục chảy, mũi vẫn nghẹt hoài thì bác sĩ thay phương pháp khác - những phương pháp này quá phức tạp vì quá chuyên môn, em phải nghe theo để mau lành bệnh. Có thể em sẽ phải dùng thêm thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm, kháng histamine, thuốc nhỏ mũi: có thể bác sĩ sẽ dùng các tia hồng ngoại, điện và chích kim vào xoang mũi để rửa, súc cho sạch mủ… Trong trường hợp những mô của màng xoang bị hư hỏng không thể phục hồi được nữa, bác sĩ sẽ quyết định phẫu thuật cho em… Dĩ nhiên, đến giai đoạn này thì đáng tiếc lắm rồi, nhưng không vì thế mà hết hi vọng vì với những phương pháp mới và những tiến bộ của y học ngày nay, bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng sẽ chữa cho em được lành bệnh. Em sẽ chọn một lúc thuận tiện như dịp nghỉ hè rồi đến một nhà chuyên môn xin điều trị. Chảy máu cam Một sáng nào đó thức dậy, em thấy một bên mũi bị nghẹt. Đưa ngón tay sờ thử, một nhúm máu khô giòn: chảy máu cam! Một trưa nào đó, trời nóng nực, em rửa mặt cho khỏe, lúc lau, chợt thấy một vết máu đỏ trên khăn: chảy máu cam! Một tối nào đó, đang ngồi học thấy nhột nhạt trong mũi, em sờ thì thấy tay dính máu: chảy máu cam! Chảy máu cam! Chứng bệnh thông thường nhất ở lứa tuổi học trò. Có thể bị chảy máu cam bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào. Ở trường, ở nhà, đang đi chơi, đi thi… Có em thỉnh thoảng mới bị chảy máu cam: rủi ro té, bị một cú” direct” trong một trận cãi lộn, một trái banh vô tình bay trúng vào mũi. Cái đó không sao. Nghỉ ngơi một lát lại hết, lại khỏe lại. Nhưng có em bị chảy máu cam thường hơn, có thể do một va chạm nhẹ như rửa mặt, hỉ mũi, hay có khi không đụng chạm gì tới mũi mà vẫn bị… Một số các em gái thường bị chảy máu cam vài ngày trước khi có kinh. Những trường hợp này đều làm cho em lo lắng. Em thấy mệt, hồi hộp, tim đập nhanh, chóng mặt, da xanh xao… Em lo lắng, bỏ buổi học, mất buổi đi chơi. Nhưng đáng phiền nhất là em có thể chảy máu cam trong phòng thi. Cái này xui xẻo rồi, em sẽ không còn tinh thần để làm bài nữa! Nguyên nhân như tôi đã kể trên, chảy máu cam có thể do tai nạn (bị té, bị đánh, bị đụng), có thể do bệnh tật. Nếu nguyên nhân là một tai nạn thì không đáng lo lắng lắm, vì rủi ro mới bị một lần nhưng nếu do bệnh tật thì phải điều trị. Thường thường ở những em gái còn nhỏ tuổi chạy chơi ngoài nắng khá lâu, lúc vào bóng mát dễ bị chảy máu cam. Vì ở ngoài nắng mạch máu ngoại biên căng phồng lên, nhất là mạch máu ở vách mũi (bằng cớ là mặt em đỏ gay lúc ở ngoài nắng) - khi vào bóng mát đột ngột, mách máu co lại, vỡ ra và chảy máu cam. Ở các em lớn tuổi một chút (15-17 tuổi) thường bị chảy máu cam do tính dòn dễ vỡ của mao quản ở niêm mạc mũi, một động chạm nhẹ cũng đủ làm chảy máu. Ở các em gái chảy máu cam ngoài các nguyên nhân trên, còn có thể do sự rối loạn các kích thích tố nữ. Ngoài ra, những bệnh như thương hàn, sốt xuất huyết, huyết hữu, đau gan, huyết áp cao, bạch hầu… cũng làm chảy máu cam. Phản ứng đầu tiên của người bị chảy máu cam là bịt mũi lại, ngước đầu lên cho khỏi thấy máu chảy ra nữa. Có khi quấn lá trầu nhét vào mũi, có khi nhét cục thuốc lá… hoặc bất cứ thứ gì có thể nhét được (bông gòn, giấy), có khi “hôn" tường vôi nữa! Nhưng sai, cách tốt hơn hết lúc bị chảy máu cam là nên bình tĩnh, lấy ngón tay ấn vào bên mũi chảy máu để chận không cho máu chảy ra nữa, ấn chừng 5-10 phút (nhớ đừng bỏ tay ra xem chừng) và cúi đầu xuống. Cúi đầu xuống là để cho máu không chảy xuống cổ họng được, vì nếu không, em có thể nhổ máu ra ở miệng rồi tưởng là bị khạc ra máu, bị lao phổi; hoặc nuốt máu xuống bụng, hôm sau đi cầu ra phân đen lại tưởng là xuất huyết ở bao tử hay ruột. Cúi xuống cũng là để đo lường số máu bị mất đi nhiều hay ít. Nhớ đừng dùng bất cứ thứ gì để nhét vào mũi, rồi láy ngón tay chận lên trên. Nếu máu còn chảy, em nên đến bác sĩ hoặc bệnh viện. Tại đây, họ sẽ có cách cầm máu cho em, và sẽ khám kỹ cơ thể em để tìm nguyên nhân gây chứng chảy máu cam thường xuyên… Thường, nếu do sự mỏng manh của mạch má ở vùng niêm mạc mũi thì bác sĩ sẽ đốt (bằng hóa chất, bằng điện) để làm teo hết các mạch máu ở vùng này, hoặc cho uống các loại thuốc giúp mao quản rắn chắc. Trường hợp chảy máu cam mà có thêm những triệu chứng khác, như nóng sốt, vết bầm dưới da, ban chẩn… thì nên lập tức đến y tế vì trong trường hợp này, chứng chảy máu cam chỉ là một dấu hiệu của một bệnh nào đó, chỉ có bác sĩ mới tìm ra bệnh để chữa kịp lúc. Trường hợp nguy hiểm là bị bướu xơ ở hầu, máu chảy rất dữ dội, bệnh thường xảy ra ở các con trai tuổi 8-15, nhưng rất nguy hiểm. Trường hợp một em gái chảy máu cam trong thời kỳ tiền kinh nguyệt không có gì đáng lo ngại. Đến một lúc nào đó, các kích thích tố điều hòa, sẽ hết chảy máu cam, không nên dùng thuốc bậy bạ. Em luôn nhớ thuốc, nhất là loại thuốc kích tố, rất khó dùng. Dùng bậy, gây những phản tác dụng không lường được. Em cũng nên tránh động chạm mạnh ở mũi, lúc rửa mặt đừng dùng tay chà xát mũi-đừng cạy mũi. Tóm lại, chảy máu cam là một chứng rất thông thường, nếu chỉ vì ra nắng nhiều, hay bị té, bị đụng, hoặc do tính quá dễ vỡ của mạch máu vùng mũi ở tuổi đang lớn thì không đáng lo ngại lắm. Trong những trường hợp đó, em cần bình tĩnh, biết cách cầm máu tạm thời rồi nhờ bác sĩ điều trị. Trái lại, nếu chảy máu cam chỉ là một trong những triệu chứng của một bệnh nào khác thì em cần phải được đưa đi bác sĩ hoặc bệnh viện sớm. Trong bài này tôi chỉ nói đến trường hợp thứ nhất. Sưng má ông địa Có người gọi bệnh đó là quai bị, có người gọi là sưng hàm, có người gọi là sưng má ông địa. Tôi thích gọi sưng má ông địa hơn vì nó diễn tả đúng hình ảnh khuôn mặt em lúc đó: nó phinh phính, nó bầu bầu, y như mặt ông địa trong đám múa lân mà em vẫn thích xem, chỉ khác một điều là ông địa của đám múa lân thì miệng cười toe toét, còn em, mắc bệnh này, thì miệng méo xệch… nếu không cũng khó mà tươi cười! Hình như ai cũng phải bị một lần thứ bệnh này. Tôi bị sưng má ông địa hồi học lớp 6, nhiều em bị sớm hơn và nhiều người lớn rồi mà vẫn còn bị. Nhưng bệnh thường xảy ra nhiều nhất ở lứa tuổi 5-15 và trong một đám đông người như trường học. Bệnh do siêu vi trùng gây ra, hay lây, nên thường tạo thành một bệnh dịch (nhiều người cùng mắc phải trong một thời kỳ), thường gặp vào các tháng 11, tháng chạp, tháng giêng, tuy không gây nguy hiểm cho tính mạng, nhưng có thể gây những biến chứng tai hại, trong đó phải kể đến biến chứng viêm tinh hoàn (20-30%) có thể làm tuyệt tự; nhưng gần gũi nhất là bệnh này làm em khó chịu, phải bỏ học trong vài tuần lễ… Bệnh lây trực tiếp và gián tiếp: khi ta nói chuyện cùng bệnh nhân, khi ta dùng chung khăn với họ là ta đã có thể bị lây rồi. Cũng rất khó tránh sự lây này vì bệnh đã lây từ trước khi có những triệu chứng cho biết mắc bệnh. Tuy nhiên, một khi đã mắc bệnh một lần rồi thì không bị trở lại nữa. Người ta cũng nhận thấy là biến chứng nguy hiểm sưng tinh hoàn thường chỉ xảy ra ở những em sau tuổi dậy thì và ở người lớn. Vì thế mà theo quan điểm y học ngày nay, người ta mong cho trẻ mắc bệnh quai bị càng sớm càng tốt. Thời kỳ nhiễm bệnh trung bình 10-20 ngày và bệnh phát khởi nhiều khi một cách âm thầm: thấy hơi khó chịu, nhức đầu, biếng ăn, hơi nóng (38-38,5). Nếu khám ngay lúc đó thấy cổ họng đỏ, ống dẫn nước miếng sưng đỏ, và thấy đau ở vùng mang tai khi bị ấn. Giai đoạn này thường ít khi biết lắm và chỉ đến lúc má bị sưng to lên và đau nhiều ta mới hay. Thường lúc đầu chỉ sưng một bên, sau đó sưng luôn phía bên má kia và ít khi sưng đều nhau: bên lớn bên nhỏ. Lúc đó, em đã thấy hơi khó khăn, quai hàm làm như cứng lại, miệng khô đi, và cảm giác đau càng tăng lúc nhai thức ăn. Điều quan trọng là hai má tuy bị sưng, nhưng không đỏ và không làm mủ. Tình trạng như thế kéo dài một hai tuần rồi tự nhiên khỏi, nếu không có biến chứng nào khác. Có nhiều biến chứng có thể xảy ra: viêm tuyến nước miếng dưới hàm, dưới lưỡi, viêm tụy tạng, thận, khớp xương, não… nhưng rất hiếm. Thường hơn là biến chứng viêm tinh hoàn hoặc viêm buồng trứng (ở con gái) có thể dẫn đến sự tuyệt tự (không có con) sau này, như đã nói ở trên. Trường hợp bị viêm tinh hoàn, nóng đến 40 độ C, nhức đầu, ói mửa, run rẩy, làm kinh, có khi mê sảng… Cũng may mà trường hợp này ít khi xảy ra, vì hầu hết chúng ta đã mắc bệnh từ lúc còn nhỏ. Vả lại, những người bị rủi viêm tinh hoàn thì thường chỉ bị một bên - không đến nỗi tuyệt tự - ngay cả những người bị viêm hai bên, 51% có thể trở lại bình thường sau đó. Bệnh sưng má ông địa, em biết đó, do siêu vi trùng gây ra, vì thế không có thuốc chữa. Bệnh không cần chữa trị gì cũng khỏi sau vài tuần lễ. Tôi đã thấy có người đốt một cái quai bị (túi xách) để uống mà cũng khỏi! Có người khoán, vẽ bùa… Dĩ nhiên tôi không khuyên em đốt quai bị hay mài má ông địa để uống vì có khi trúng độc, nhiễm trùng. Cách tốt hơn hết là: - Nằm nghỉ trên giường, tránh chạy nhẩy để ngừa biến chứng viêm tinh hoàn, ít nhất là trong thời gian bị nóng (sốt) - Ăn thức ăn lỏng, nhẹ (đỡ nhai) và súc miệng thường xuyên với nước ấm pha muối. - Đắp nước nóng lên vùng má bị sưng cho đỡ đau. - Có thể dùng một vài thứ thuốc giảm đau như aspirine, paracetamol… - Nếu có biến chứng gì khác thì phải đưa đến bệnh viện sớm. - Vì bệnh đã lây từ trước khi có những triệu chứng rõ ràng, ngày nay người ta không cần cấm các trẻ vào lớp học để tránh lây cho các trẻ khác nữa. Nói cách khác hết sốt là em có thể mang cái má ông địa đi học được rồi. - Thuốc chích ngừa hiện đã có, nhưng chưa được sử dụng rộng rãi. Tôi nhắc lại với em rằng bệnh sưng má ông địa không có gì là nguy hiểm và nhớ không nên chữa bậy bạ vô ích mà có khi tai hại nhiều hơn. Sưng thịt dư cổ họng (viêm amiđan) Có nhiều thứ trong cơ thể ta tưởng như là “dư”, nhưng chẳng dư tí nào cả. Chẳng hạn, cái mà ta gọi là ruột dư thực ra có nhiệm vụ riêng của nó. Chẳng hạn cái lỗ rốn, em thấy nó chẳng có công dụng gì cả, nên nó trở thành cái để đùa chơi. Lỗ rốn dùng để làm gì? Để thoa dầu cù là, để thọc lét! Đó là câu chuyện vui cười ta đã có dịp đọc qua đâu đó! Thực ra lỗ rốn là vết tích của cuống rốn nối liền lá nhau với với hệ thống tuần hoàn của thai nhi trong bụng mẹ, nhờ đó các chất bổ dưỡng của người mẹ được truyền qua thai nhi để nuôi nó. Lúc đứa trẻ sinh ra, cuống rốn rụng đi vì không còn giữ nhiệm vụ đó nữa. [...]... v.v… Trong chương này tôi muốn nhấn mạnh với em rằng chứng nhức đầu trong tuổi học trò, ngoại trừ những trường hợp kể trên thì thường là do em thiếu tổ chức trong việc học hành, hoặc nếp sống của em không thích hợp Mặt khác, tôi cũng muốn đánh tan cái thành kiến thường có của em, những khi nhức đầu chút đỉnh là tưởng mình đau óc, sắp điên tới nơi, rồi hốt hoảng quá đáng! Những bệnh ngoài da Mụn Có những. .. của trẻ với những người xung quanh bình thường hoá trở lại, thuốc men trong trường hợp này chỉ có tính cách phụ thuộc mà thôi Tóm lại, thủ dâm không phải là một bệnh, nó chỉ là một tật rất thông thường ở tuổi học trò, nó sẽ qua đi trong một thời gian ngắn Không nên hăm doạ, trừng phạt trẻ, không nên gây cho trẻ mắc cảm tội lỗi, bệnh tật Trái lại, nên giúp trẻ hiểu rõ vấn đề một cách khoa học và hướng... em thuộc loại nhức đầu vì quá siêng học hay nhức đầu vì… làm biếng học Phụ huynh sẽ giúp em Thấy em học nhiều quá thì phải bắt em đi chơi Thấy em trốn học thì phải cho em ăn đòn, đúng lúc, phải không? Trong lứa tuổi học trò, thường thường nhức đầu là do các nguyên nhân bên ngoài bộ óc Thường nhất là đau răng Cơn đau răng sẽ làm cho đầu bừng bừng lên chịu không nổi Trong trường hợp này muốn chữa chứng... nhân thông thường gần gũi nhất của trĩ là bón và không thể chữa trị nếu không đồng thời chữa cho người bệnh hết bón Những trường hợp khác như chai gan, huyết áp cao, bướu tử cung, thai nghén v.v… dĩ nhiên bác sĩ sẽ phải điều trị, nhưng vì bón và vì thiếu vận động là những bệnh mà chính em phải tự điều trị lấy Và đây mới là nguyên nhân chính của bệnh trĩ trong tuổi học trò mà cũng là mục đích của tôi trong. .. RAA rất nguy hiểm Người ta cũng ngờ rằng có sự liên hệ giữa bệnh sốt bại liệt và sưng thịt dư, theo đó những người đã được cắt thịt dư thì khi mắc bệnh bại liệt sẽ bị nặng hơn nhiều Em cũng nên biết là tại các nước Âu Mỹ, bệnh sốt bại liệt thường xảy ra ở lứa tuổi học trò và người lớn, trong khi tại xứ ta thì ở trẻ nhỏ từ 3, 4 tháng đến 1, 2 tuổi, vì thế trẻ 1, 2 tháng đã phải chích hoặc uống thuốc ngừa... lớn thì không em nào giữ được vẻ “tự nhiên như thường trong những ngày đó, em dễ cau có gắt gỏng hơn thường ngày Những triệu chứng rắc rối đi kèm với kinh nguyệt là những triệu chứng thông thường, chúng gây khó chịu cho em, nên không thể đòi hỏi em phải “vui vẻ”, phải “ca hát” trong lúc hành kinh Trái lại, cha mẹ, thầy giáo còn phải hiểu cho em trong những ngày đó nữa! Nếu một số em chỉ cảm thấy khó... môn, mỗi lần đi cầu chảy máu và lâu ngày trở thành một thứ bệnh “đau khổ” là bệnh trĩ vậy Em cũng cần để ý là bệnh bón thường xảy ra ở phái nữ (Con gái hay thẹn mà! Con trai có thể ra ngoài đồng trống, ra bờ sông cho mát mẻ, nhưng con gái thì phải rán về nhà); ở những người thành thị, những người ít vận động (thư ký, học trò) v.v… Nhất là học trò! Nếu ngay từ lúc nhỏ, cha mẹ ta không dạy cho ta một thói... biết bệnh trĩ… vốn có nhiều “cảm tình” với giới học trò đó chứ! Không phải bất cứ trường hợp nào đi tiêu có máu cũng là bệnh trĩ! Em phải để ý điều đó để không lầm lẫn bệnh trĩ và các b ệnh khác của bộ tiêu hóa, của hậu môn Trong bệnh trĩ thì máu đỏ tươi, chảy thành từng giọt, sau khi phân đã ra, hoặc bao trùm phân, chớ không trộn lẫn trong phân Có nhiều bệnh có thể làm đi tiêu ra máu: máu đen thì bệnh. .. khác, mà máu đỏ có đờm nhớt, trộn lẫn trong phân là bệnh khác Em phải để ý kỹ để mô tả rõ ràng cho bác sĩ, giúp dự định bệnh mau chóng, dễ dàng hơn Ở lứa tuổi học trò thường bị nội trĩ hơn và thứ này chỉ làm chảy máu nhiều, chớ không đau đớn như trĩ ngoại Có thể cảm giác đau rát hậu môn và đôi khi bị sa hậu môn nữa Ngoại trĩ là những kết huyết tĩnh mạch hậu môn Đó là những bướu xanh nhợt, rất đau đớn,... bệnh tật rồi - Cắt bỏ các thịt dư này không làm giảm bớt các bệnh ở bộ hô hấp - Chưa biết rõ lợi ích trong tương lai ra sao, nhưng cắt thịt dư có thể gây nguy hiểm cho người bệnh trong lúc giải phẫu - Mặt khác cũng không có gì chắc chắn là chứng bệnh viêm khớp cấp tính (RAA) có liên quan mật thiết với chứng bệnh sưng thịt dư cổ họng Người ta chỉ nhận thấy rằng những trẻ đã được cắt thịt dư ít bị bệnh . Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò BS- Đỗ Hồng Ngọc LTS: " ;Trong cuốn Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò, với kinh nghiệm nhiều. đáng! Những bệnh ngoài da Mụn Có những “vấn đề” mà người lớn không sao thông cảm nổi với tuổi học trò của em. Chẳng hạn, những đổi thay trên da mặt trong tuổi dậy thì mà đối với em là cả những. thích tố trong các thứ bệnh như phù niêm, hoặc phụ nữ có thai… Tôi muốn nói với em về bệnh viêm mũi do dị ứng và do dùng thuốc sai lầm. Hai bệnh này rất thông thường ở lứa tuổi học trò, lại

Ngày đăng: 16/04/2015, 08:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w