1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

CHƯƠNG TRÌNH NHÀ HỌC ĐƯỜNG

4 3.5K 98

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

I. Đặt vấn đề: Theo đánh giá của WHO, các bệnh răng miệng ở Việt Nam vào loại cao nhất thế giới, là nước thuộc khu vực có bệnh sâu răng đang gia tăng. Các bệnh răng miệng nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như:  Viêm tủy răng  Viêm tấy lan rộng  Áp xe hầu  Áp xe trung thất  Nhiễm trùng máu có thể gây tử vong.  Hoặc gây nên các bệnh nội khoa khác như: viêm màng tim, viêm cầu thận. Chăm sóc răng miệng là một trong những biện pháp thiết thực của chăm sóc sức khỏe ban đầu. Chương trình nha học đường là các hoạt động chăm sóc và phòng bệnh răng miệng cho học sinh lứa tuổi từ 6 – 15 đang học tại các trường tiểu học và trung học cơ sở, nhằm từng bước hạ thấp tỷ lệ mắc bệnh răng miệng. II. Mục tiêu của chương trình nha học đường đến năm 2010: Tuổi Mục tiêu 5 – 6 50% không bị sâu răng 12 SMR 65 Giảm 20% số người không có răng ( 50% người còn 20 răng) III. Nội dung của chương trình nha học đường Chương trình nha học đường đã được hai ngành Y tế và Giáo dục – Đào tạo phối hợp chỉ đạo triển khai trong nhiều thập kỷ qua với 4 nội dung chủ yếu: 1. Giáo dục nha khoa: Giáo dục nha khoa là một nhiệm vụ hàng đầu đóng vai trò quan trọng. Nội dung của công tác là tuyên truyền giáo dục cho học sinh các biện pháp giữ vệ sinh răng miệng, ngăn ngừa thói quen xấu có hại, biết được kiến thức về phòng bệnh và có khả năng tự chăm sóc răng miệng. Cụ thể là:  Hướng dẫn vệ sinh răng miệng: kỹ thuật chải răng, chọn bàn chải, kem đánh răng, súc miệng.  Biết chọn các thức ăn có lợi cho răng, ngừa các thói quen xấu.  Có kiến thức về phòng bệnh răng miệng. 2. Phòng sâu răng bằng cách súc miệng bằng dung dịch Fluor 0,2% Mỗi tuần học sinh được súc miệng 1 lần dung dịch Fluor 0,2% Tác dụng của dung dịch Fluor:

CHƯƠNG TRÌNH NHA HỌC ĐƯỜNG I. Đặt vấn đề: - Theo đánh giá của WHO, các bệnh răng miệng ở Việt Nam vào loại cao nhất thế giới, là nước thuộc khu vực có bệnh sâu răng đang gia tăng. - Các bệnh răng miệng nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như:  Viêm tủy răng  Viêm tấy lan rộng  Áp xe hầu  Áp xe trung thất  Nhiễm trùng máu có thể gây tử vong.  Hoặc gây nên các bệnh nội khoa khác như: viêm màng tim, viêm cầu thận. - Chăm sóc răng miệng là một trong những biện pháp thiết thực của chăm sóc sức khỏe ban đầu. - Chương trình nha học đường là các hoạt động chăm sóc và phòng bệnh răng miệng cho học sinh lứa tuổi từ 6 – 15 đang học tại các trường tiểu học và trung học cơ sở, nhằm từng bước hạ thấp tỷ lệ mắc bệnh răng miệng. II. Mục tiêu của chương trình nha học đường đến năm 2010: Tuổi Mục tiêu 5 – 6 50% không bị sâu răng 12 SMR <2 (số răng sâu, mất, trám/1 người) 18 85% giữ được toàn bộ răng 35 – 44 Giảm 50% số người không còn răng ( 75% người còn 20 răng) >65 Giảm 20% số người không có răng ( 50% người còn 20 răng) III. Nội dung của chương trình nha học đường Chương trình nha học đường đã được hai ngành Y tế và Giáo dục – Đào tạo phối hợp chỉ đạo triển khai trong nhiều thập kỷ qua với 4 nội dung chủ yếu: 1. Giáo dục nha khoa: - Giáo dục nha khoa là một nhiệm vụ hàng đầu đóng vai trò quan trọng. Nội dung của công tác là tuyên truyền giáo dục cho học sinh các biện pháp giữ vệ sinh răng miệng, ngăn ngừa thói quen xấu có hại, biết được kiến thức về phòng bệnh và có khả năng tự chăm sóc răng miệng. Cụ thể là:  Hướng dẫn vệ sinh răng miệng: kỹ thuật chải răng, chọn bàn chải, kem đánh răng, súc miệng.  Biết chọn các thức ăn có lợi cho răng, ngừa các thói quen xấu.  Có kiến thức về phòng bệnh răng miệng. 2. Phòng sâu răng bằng cách súc miệng bằng dung dịch Fluor 0,2% - Mỗi tuần học sinh được súc miệng 1 lần dung dịch Fluor 0,2% - Tác dụng của dung dịch Fluor: 1  Làm cho răng cứng hơn.  Không hòa tan trong môi trường miệng.  Giữ cho răng không bị sâu  Cản trở việc hình thành mảng bám răng, do đó giảm viêm lợi. 3. Tổ chức phòng nha học đường tại trường học để phòng và trị các bệnh răng miệng sớm cho học sinh. - Khám răng định kỳ: 6 tháng – 12 tháng/ lần phát hiện sớm và điều trị ngay bệnh răng miệng cho học sinh.  Đánh giá tình trạng vệ sinh răng miệng qua khám định kỳ.  Hiệu quả giáo dục nha khoa. - Hàng tuần có thầy thuốc nha khoa làm việc tại phòng nha học đường của trường để khám chữa các bệnh răng miệng cho học sinh có nhu cầu. - Có hồ sơ theo dõi kết quả khám chữa bệnh cho từng học sinh. 4. Trám bít các hố trên mặt răng vĩnh viễn. Khi răng vĩnh viễn mọc, trên bề mặt các răng hàm có hố rãnh khá sâu, rất khó làm sạch, các hố răng này thường là khởi điểm của sâu răng. Dùng nhựa để phủ kín các rãnh này để cách ly với môi trường miệng có tác dụng phòng sâu răng lâu dài, nhiều năm. Là các phương pháp tiên tiến và có hiệu quả. IV. Các hình thức tổ chức nha học đường Tùy theo số lượng học sinh từng trường có thể tổ chức nha học đường theo 4 hình thức như sau: 1. Tổ chức theo trường. Các trường có trên 200 học sinh có thể tổ chức mỗi trường 1 điểm nha học đường. 2. Tổ chức cụm trường Ghép các trường gần nhau có dưới 200 học sinh thành cụm có chung 1 điểm nha học đường. 3. Tổ chức theo xã Mỗi xã một điểm nha học đường cho cả trường tiểu học và trung học cơ sở. 4. Tổ chức theo hình thức lưu động - Các huyện vùng sâu, vùng xa, miền núi thường mỗi trường có số học sinh quá ít và các trường ở xa nhau nên tổ chức theo hình thức này. - Cán bộ nha học đường chịu trách nhiệm lưu động đến khám và chữa cho học sinh ngay tại từng trường. V. Điều kiện để triển khai một nha học đường 1. Về cán bộ: Mỗi điểm có một thầy thuốc nha học đường. 2. Về cơ sở: Mỗi điểm có một phòng rộng khoảng 15m 2 , đủ ánh sáng, đảm bảo vệ sinh để làm phòng nha học đường. 3. Về trang bị: - Có tối thiểu từ 1 đến 2 ghế trẻ em và các dụng cụ nha khoa, thuốc, hóa chất để phục vụ nội dung 3 và 4. - Có hóa chất và phương tiện để phục vụ nội dung 2. 2 - Có tài liệu và mô hình giáo dục, tranh ảnh để thực hiện nội dung 1. - Có hồ sơ quản lý sức khỏe học sinh. - Bàn ghế, tủ đựng dụng cụ, đèn… VI. Điều hành và quản lý chương trình: Do ban chỉ đạo nha học đường các cấp với thành phần chủ yếu là y tế và giáo dục chịu trách nhiệm. VII. Phương pháp đánh răng. Đánh răng là việc bạn cần làm hàng ngày và suốt đời để giữ cho răng miệng khoẻ mạnh 1. Đánh răng 2 lần một ngày Thông thường mọi người được khuyên đánh răng 2 lần một ngày, sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ. Thực ra số lần đánh răng trong ngày không quan trọng mà cái chính là chất lượng. Bạn có thể đánh răng 4,5 lần một ngày nhưng vẫn bị sâu răng nếu đánh răng không kĩ và không đúng cách. 2. Những yếu tố quan trọng giúp đánh răng có hiệu quả - Sử dụng đúng loại bàn chải: Luôn dùng loại bàn chải mềm, đầu ngắn. - Thực hiện đúng thao tác: Phương pháp đánh răng Bass là phương pháp phổ biến nhất ở các nước phương Tây. - Thay bàn chải mới sau 3-6 tháng. - Sử dụng kem đánh răng có chứa Flo 3. Phương pháp Bass - Giữ mặt bàn chải 45 độ với bề mặt răng, hướng về phía tiếp giáp giữa răng và lợi để lông bàn chải có thể làm sạch mảng bám ở kẽ giữa lợi (nướu) và răng bởi vì đây là nơi mảng bám tập trung nhiều nhất. - Di chuyển bàn chải theo hình vòng tròn: - Đối với mặt nhai của răng thì giữ bàn chải vuông góc, đánh dọc theo hàm như bình thường. - Đánh mỗi hàm răng trong ít nhất 1-2 phút. - Không đánh quá mạnh, dễ gây tụt lợi và mòn cổ răng. - Sau khi đánh răng xong, các bạn đừng quên vệ sinh kẽ răng. VIII. Thuốc lá và bệnh răng miệng 1. Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ. Đối với răng miệng, thuốc lá có nhiều tác động tiêu cực. Những ảnh hưởng có thể nhận thấy ngay tức thì là răng bị ố vàng, rất mất thẩm mỹ và hơi thở hôi mùi nicotine. Có những tác động mà khó nhận thức ngay được, đó là việc tăng khả năng bị mắc bệnh quanh răng và ung thư khoang miệng. Ở Bắc Mỹ người ta đã thống kế được là 75% số người bị mắc bệnh ung thư khoang miệng là những người thường xuyên hút thuốc lá. 2.Danh sách những ảnh hưởng tiêu cực do thuốc lá gây ra với răng miệng: - Ung thu khoang miệng - Bệnh quanh răng, với mức độ trầm trọng hơn so với những người không hút thuốc lá - Chứng tụt lợi, để lộ các chân răng, đặc biệt là ở những răng cửa, gây mất thẩm mỹ, tăng khả năng mắc bệnh sâu chân răng và tăng sự nhạy cảm của răng khi ăn thức ăn nóng, lạnh. 3 - Giảm khả năng liền viết thương của lợi - Răng ố vàng - Nhiều cao răng - Phụ nữ có thai mà hút thuốc thì sẽ có nguy cơ cao sinh con sứt môi, hở hàm ếch - Sau khi người bệnh bỏ thuốc lá, trạng thái khoẻ mạnh của miệng được hồi phục nhanh chóng. Vì vậy không hút thuốc hoặc bỏ hút là một trong những biện pháp giữ gìn sức khoẻ cho răng miệng và cả cơ thể nói chung. IX. Dinh dưỡng 1. Thành phần dinh dưỡng và chế độ ăn uống hợp lý là một yếu tố quan trọng trong phòng chống các bệnh răng miệng Cần đảm bảo trong bữa ăn có đủ hàm lượng các chất dinh dưỡng: 1.1 Can-xi và vitamin D: Có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn hàm răng chăc, khoẻ. Răng bắt đầu hình thành khi thai nhi còn ở trong bụng mẹ, do đó phụ nữ có thai cần đảm bảo đủ lượng Can-xi, vitamin D cần thiết mỗi ngày. Đối với người lớn, lượng Can-xi hấp thu từ bữa ăn sẽ giúp tái tạo lại bề mặt men răng, chống lại sự tấn công của acid vi khuẩn. Ngoài ra, Can-xi và vitamin D còn giúp chống rụng răng và loãng xương ở người lớn tuổi. Những nguồn thức ăn giàu Can-xi, Vitamin D là: sữa, rau quả xanh, cá, pho-mat… 1.2 Các chất chống lão hoá, ví dụ như Vitamin C: Giúp cho lợi và các mô mềm trong khoang miệng khoẻ mạnh, bảo vệ miệng khỏi sự huỷ hoại do vi khuẩn gây nên. Nguồn thức ăn giàu vitamin C là rau quả xanh. 1.3 Acid Folic: Giúp các tế bào trong cơ thể phát triển bình thường. Chất này có nhiều trong rau quả xanh, cá và bia. Mặc dù ở nước ta thói quen ăn pho-mat chưa phổ biến nhưng cũng cần nói thêm về loại thức ăn này. Đây là nguồn giàu chất Can-xi, khi ăn pho-mat, Can-xi sẽ được giải phóng, bám vào bề mặt răng và có tác dụng phục hồi bề mặt răng, chống lại sự tấn công của acid gần như ngay lập tức. 2. Chế độ ăn uống - Giảm các thức ăn chứa đường. - Hạn chế ăn nhiều bữa mà ăn theo ba bữa chính, đối với trẻ em thì không nên ăn vặt. - Giữa các bữa ăn thì không nên ăn đồ ngọt, mà có thể thay bằng hoa quả, sữa, trứng. Cảnh giác với các đồ uống có đường. - Vệ sinh răng miệng ngay sau khi ăn hoặc ít nhất súc miệng bằng nước sạch. 4 . sóc sức khỏe ban đầu. - Chương trình nha học đường là các hoạt động chăm sóc và phòng bệnh răng miệng cho học sinh lứa tuổi từ 6 – 15 đang học tại các trường tiểu học và trung học cơ sở, nhằm từng. Giảm 20% số người không có răng ( 50% người còn 20 răng) III. Nội dung của chương trình nha học đường Chương trình nha học đường đã được hai ngành Y tế và Giáo dục – Đào tạo phối hợp chỉ đạo triển. nha học đường. 2. Tổ chức cụm trường Ghép các trường gần nhau có dưới 200 học sinh thành cụm có chung 1 điểm nha học đường. 3. Tổ chức theo xã Mỗi xã một điểm nha học đường cho cả trường tiểu học

Ngày đăng: 15/04/2015, 08:44

Xem thêm: CHƯƠNG TRÌNH NHÀ HỌC ĐƯỜNG

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w