Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
2,33 MB
Nội dung
MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG I Khái niệm nghệ thuật: Là đối tượng nghiên cứu trung tâm, đối tượng khám phá quan trọng nhất của Mỹ học. Trong thực tế, khái niệm mỹ thuật được dùng với nhiều nghĩa: Nghệ thuật đồng nghĩa với một tài nghệ nào của con người. Nghệ thuật dùng để chỉ hoạt động sáng tạo theo nguyên tắc của cái đẹp. Trong mỹ học và lí luận văn học, từ nghệ thuật được dùng để chỉ một hành động sáng tạo mang tính đặc thù với mục đích sáng tạo ra những cái đẹp lảm thỏa mãn nhu cầu thẫm mĩ cho con người mang ý nghĩa sâu sắc. Nghệ thuật là lỉnh vực sáng tạo đa dạng gồm nhiều loại hình:hội họa, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh, kiến trúc, múa, văn học, âm nhạc… II Đối tượng nghệ thuật Mỹ học hegel coi đối tượng của nghệ thuật là cái đẹp. Đại diện cho những tư tưởng của mỹ học duy vật trước Marx, Tserushevski kịch liệt phản đối quan niệm trên, ông khẳng định rằng “lĩnh vực cua nghệ thuật không chỉ hạn chế trong cái đẹp và trong những cái gọi là nhân tố của nó”… và cho rằng “tất cả mọi cái hứng thú trong cuộc sống – đó là nội dung của nghệ thuật”. Có thể khái quát lại rằng: “đối tượng của nghệ thuật là toàn bộ thế giới hiện thực có ý nghĩa với sự sống của con người mang tư tưởng tình cảm khác vọng của con người” III Phương thức phản ánh của nghệ thuật Nghệ thuật,khoa học và các hình thái xã hội khác đều là những phương tiện để nhận thức, khám phá về đồi sống. Nhưng nhờ có phương thức biểu hiện đối tượng,nội dung của chúng và ta có thể phân biệt nghệ thuật với các hình thái ý thức khác: khoa học sử dụng khái niệm, còn nghệ thuật dùng hình tượng. Hình tượng và phương thức phản ánh đặc thù của nghệ thuật. Tính hình tượng được xem là đặc trưng chung, chủ yếu của tất cả loại hình nghệ thuật. • Khái niệm hình tượng nghệ thuật: Hình tượng nghệ thuật có nguồn góc từ một loại tư duy đặc biệt: tư duy hình tượng – cảm tình. Hình tượng nghệ thuật là phương tiện đặc thù của nghệ thuật nhằm phản ánh cuộc sống cách sáng tạo bằng những hình thức sinh động,cảm tính cụ thể như bản thân đời sống;thông qua đó nhằm lí giải, khái quát về đời sống gắn liền với một ý nghĩa tư tưởng,cảm xúc nhất định, xuất phát từ lý tưởng thẩm mỹ của nghệ sĩ. Trong mỹ học,thông thường thuật ngữ “ hình tượng” được dùng với hai nghĩa : • Nghĩa rộng: chỉ đặt điểm chung về phương thức phản ánh đời sống của tất cả các loại hình nghệ thuật để phân biệt nghệ thuật với khoa học và các hình thái ý thức xã hội khác. • Nghĩa hẹp (phạm vi tác phẩm): dùng để chỉ các nhân vật trong tác phẩm. Hình tượng nghệ thuật được biểu hiện qua nhiều cấp độ khác nhau: + cấp độ vật chất. + cấp độ tâm lý. + cấp độ tư tưởng. . Cấp độ cao nhất của hình tượng. . Không biểu hiện ở những hình tượng cụ thể, đơn lẽ mà chỉ bộc lộ trong hệ thống hình tượng mang tính chỉnh thể: toàn bộ tác phẩm. 2. Đặc trưng của hình tượng nghệ thuật: Đặc trưng tiêu biểu nhất là: sự thống nhất của cái cụ thể, cá biệt, cảm tính với cái khái quát. Thống nhất giữa hai mặt khách quan và chủ quan. + Khách quan: hiện thực cuộc sống. + Chủ quan: người nghệ sĩ tái hiện lại hiện thực cuộc sống. Hai yếu tố trên hòa thắm vào nhau không thể tách rời để làm nên hình tượng nghệ thuật. Thế giới chủ quan của nghệ sĩ chỉ thực sự có giá trị khi nó được bộc lộ qua cách nhìn nhận và đánh giá trên cơ sở sự phản ánh hiện thực Thống nhất giữa lí trí và tình cảm Sự thống nhất hài hòa giữa lí trí và tình cảm sẽ tạo nên sức thuyết phục của hình tượng nghệ thuật. Thiên về lí trí thì sẽ làm hạn chế sức hấp dẫn, truyền cảm của hình tượng. Còn nếu quá nghiêng về cảm xúc thì hình tượng sẽ trở nên ủy mỵ, thiếu sức sống. Mang tính ước lệ: nhờ ước lệ mà nghệ thuật phản ánh cuộc sống chân thật hơn; hình tượng nghệ thuật trở nên hàm súc và giàu sức truyền đạt.\ Tính đa nghĩa của hình tượng nghệ thuật. Là đặc điểm tiêu biểu cho hình tượng khác với khái niệm khoa học Là nền tảng cho sự trường tồn của nghệ thuật. IV Nội dung và hình thức trong nghệ thuật Nội dung của nghệ thuật Nội dung của nghệ thuật tồn tại trong tác phẩm, có cơ sở khách quan là đối tượng mà tác phẩm hướng tới. Sự đánh giá cuộc sống mang tính tư tưởng_đó là cấp độ biểu hiện cao nhất của nội dung tác phẩm_cấp độ quan niệm nghệ thuật (ý nghĩa tư tưởng tác phẩm). Ý nghĩa này bộc lộ ở cấp độ chỉnh thể tác phẩm. Các phương diện của nội dung tác phẩm từ đề tài, chủ đề đến ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm không tồn tại độc lập mà hòa thấm vào nhau trong 1 chỉnh thể thống nhất hữu cơ làm nên nội dung tư tưởng của tác phẩm. Tóm lại: “nội dung đích thực của tác phẩm nghệ thuật là hiện thực cuộc sống được tái hiện, lí giải và đánh giá bằng hình tượng nghệ thuật dưới ánh sáng của 1 thế giới quan, 1 lí tưởng xã hội_thẩm mỹ nhất định nghệ sỹ”. 2 Hình thức nghệ thuật của tác phẩm Là 1 chỉnh thể thẩm mỹ tồn tại sinh động, cụ thể, không lập lại, trong đó bao gồm nhiều yếu tố phụ thuộc và quy định lẫn nhau nhằm mục đích bộc lộ nội dung cụ thể, xác định. Bao gồm: • Hình thức bên ngoài: mang tính vật chất. Ví dụ: quyển sách, bức tranh… • Hình thức bên trong: là 1 tổ chức cơ cấu phức tạp, bao gồm nhiều yếu tố phụ thuộc, chi phối lẫn nhau và phụ thuộc vào nội dung tác phẩm. Ví dụ: kết cấu, bố cục, phương tiện thể hiện, thể loại, những biện pháp mô tả mang tính đặc thù của mỗi loại hình nghệ thuật. . tượng nghệ thuật. Thế gi i chủ quan của nghệ sĩ chỉ thực sự có gi trị khi nó được bộc lộ qua cách nhìn nhận và đánh gi trên cơ sở sự phản ánh hiện thực Thống nhất gi a lí trí và tình cảm Sự. tác phẩm nghệ thuật là hiện thực cuộc sống được tái hiện, lí gi i và đánh gi bằng hình tượng nghệ thuật dưới ánh sáng của 1 thế gi i quan, 1 lí tưởng xã hội_thẩm mỹ nhất định nghệ sỹ”. 2. vững; đến được với người đọc, người nghe và trở thành tài sản tinh thần chung của xã hội. Nhóm thuyết trình xin chân thành cảm ơn Thầy và các bạn đã lắng nghe phần thuyết trình của nhóm PL