1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng trồng, khai thác và thu mua mủ cao su trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

19 532 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 244,5 KB

Nội dung

Cây cao su mới được đưa vào trồng ở Huế trên 10 năm nhưng nó đã cho thấy giá trị không thể thay thế được trong ngành nông nghiệp, đặc biệt là các loại cây công nghiệp lâu năm.. Diện tích

Trang 1

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Lý do chọn đề tài

Một quốc gia đều có một ngành kinh tế mũi nhọn, một địa phương cũng vậy Trong một lĩnh vực nào đó đều có một ngành hay một sản phẩm nào đó mang lại giá trị cao Ở Thừa Thiên Huế, công nghiệp vẫn chưa phát triển mạnh, trong khi đó ngành nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế trọng điểm Trong ngành nông nghiệp cây cao su mang lại giá trị kinh tế rất cao cho địa phương và cho người dân Cây cao su mới được đưa vào trồng ở Huế trên 10 năm nhưng nó đã cho thấy giá trị không thể thay thế được trong ngành nông nghiệp, đặc biệt là các loại cây công nghiệp lâu năm

Mặc dù đã có nhiều thành công trong sản xuất và xuất khẩu nhưng ngành cao su của nước ta cũng không tránh khỏi những khó khăn, thách thức Trong tình hình chung của cả nước, ngành cao su tỉnh Thừa Thiên Huế cũng không tránh khỏi những khó khăn Diện tích trồng cây cao su tăng nhanh, quy mô trồng của các hộ gia đình nhỏ, phân tán trong toàn tỉnh nên rất khó khăn trong việc kiểm soát dịch bệnh, và thu mua sản phẩm Bên cạnh đó, cây cao su là cây trồng mới trên địa bàn nên kỹ thuật canh tác của bà con nông dân chưa hợp lý, chưa đúng khoa học kỹ thuật Một khó khăn nửa là bà con đang thiếu vốn để sản xuất, khôi phục lại vườn cây cao su sau thiên tai gây ra

Để hiểu rỏ hơn về tình hình trồng cây cao su trên địa bàn, vè kế hoạch quy hoạch cây cao su của các địa phương như thế nào Tôi đã chọn đề tài nghiên cứu:

“ Thực trạng trồng, khai thác và thu mua mủ cao su trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” Đề tài chỉ nghiên cứu ở tầm vĩ mô của vấn đề Do kiến thức

còn hạn chế, trong quá trình làm vẫn xảy ra soi xót, kính mong quý thầy cô và bạn bè góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn

1.2 Mục đích nghiên cứu

Xác định sự biến động của cây cao su trên địa bàn tỉnh, biến động về diện tích cũng như sản lượng khai thác Tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề, để từ đó đưa ra các định hướng và giải pháp trong thời gian tới

Trang 2

1.3 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu là toàn bộ tỉnh Thừa Thiên Huế

Đề tài sẻ tập trung nghiên cứu các địa bàn trọng điểm: Phong Điền, Hương Trà, Nam Đông, vì đây là 3 địa phương có diện tích cũng như sản lượng khai thác mũ cao su lớn nhất tỉnh

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp duy vật biện chứng

Phương pháp thống kê: số tương đối, số tuyệt đối

Trang 3

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Đặc điểm sinh học

Cây cao su có nguồn gốc ở Nam Mỹ, mọc hoang dại tại vùng Amazon khi được nhân trồng trong sản xuất với mật độ từ 400 -571 cây/ha và chu kỳ sống được giới hạn lại từ 30 - 40 năm, chia làm 2 thời kỳ:

- Thời kỳ kiến thiết cơ bản (TKKTCB)

Là khoảng thời gian 07 năm của cây cao su tính từ khi trồng cây Đây là khoảng thời gian cần thiết để vanh thân cây cao su đạt 50 cm đo cách mặt đất 1m Tuỳ điều kiện sinh thái, chăm sóc và giống, ở điều kiện sinh thái đặc thù của vùng duyên hải miền Trung, thời gian KTCB phổ biến là từ 7 - 8 năm Tuy nhiên, với điều kiện chăm sóc, quản lý vườn cây đúng quy trình, chọn giống và vật liệu trồng thích hợp thì có thể rút ngắn thời gian KTCB từ 06 tháng đến 01 năm

- Thời kỳ kinh doanh (TKKD)

Là khoảng thời gian khai thác mủ cao su, cây cao su được khai thác khi có trên 50% tổng số cây có vanh thân đạt từ 50 cm trở lên, giai đoạn kinh doanh có thể dài từ 25 - 30 năm Trong giai đoạn này cây vẫn tiếp tục tăng trưởng nhưng

ở mức thấp hơn nhiều so với giai đoạn KTCB Sản lượng mủ thấp ở những năm đầu tiên, sau đó cao dần ở những năm cạo thứ ba, thứ tư đến năm thứ năm, năm thứ sáu năng suất đạt cao dần và ổn định Sau giai đoạn trung niên khi cây ở tuổi cạo từ năm thứ 18 trở đi năng suất giảm nhanh do ảnh hưởng tới các yếu tố sinh

lý, gãy đổ do mưa bão, bệnh… làm giảm mật độ vườn cây đồng thời năng lực tái tạo mủ của cây cũng giảm sút Các yếu tố này là nguyên nhân trực tiếp làm giảm năng suất mủ cao su

1.1.2 Đặc tính của mủ cao su

Mủ nước là sản phẩm chính thu được từ mủ cao su Mủ nước là một dung dịch thể keo, màu trắng đục như sữa hoặc có màu hơi vàng hoặc hơi hồng tuỳ

Trang 4

theo giống cây Mủ nước có tỷ trọng từ 0,974 ( khi mủ có độ DRC = 40%) đến 0,991 ( khi DRC = 25%)

Thành phần mủ nước trung bình gồm:

- Cao su = 30 - 40%, Nhựa ( Resine) = 1,5 - 2%, Nước = 55 - 60%, đường, Indositol = 1%, Protêin = 2%, Chất khoáng = 0,5 - 1%

Trong mủ nước có nhiều loại hạt như: phân tử cao su, hạt Lutoid, hạt Frey -Wyssling chứa trong 1 dung dịch gọi là mủ thanh Mủ thanh có cấu tạo gồm nước có hoà tan nhiều chất muối khoáng, Acid, đường, muối hữu cơ, kích thích

tố, sắc tố, enzym, có PH = 6,9 và có điểm đẳng điện thấp Kết quả theo dõi cho thấy mủ nước thu được vào buổi trưa có chứa hàm lượng đường, prôtein và tro

là 300%, 100% và 50% so với mủ nước buổi sáng

1.1.3 Vai trò và giá trị kinh tế của cây Cao su

Cây cao su từ khi trở thành hàng hoá, công dụng của nó ngày càng được

mở rộng Hiện nay mủ cao su trở thành một trong bốn nguy ên liệu chính của Ngành công nghiệp thế giới Nó đứng sau gang thép, than đá và dầu mỏ Sản phẩm cần dùng đến cao su có thể kể đến các loại sau: lốp ô tô chiếm 70% sản lượng cao su thế giới, kế đến là cao su dùng để làm ống băng truyền, đệm giảm xóc, vật liệu chống mài mòn, các thiết bị hàng không, dụng cụ gia đình và dụng

cụ thể thao

Ngoài giá trị mủ cao su, cây cao su còn có thể cung cấp một lượng gỗ lớn, mặt hàng đồ gỗ cao su Việt Nam chiếm khoảng 10% trong tổng giá trị đồ gỗ xuất khẩu, giá gỗ cao su có thể dao động từ 400 - 600 USD/m3 ( bản tin cao su Việt Nam số 10 ngày 30/07/2006) Hàng năm sau năm thứ 7, cây cao su có thể cung cấp khoảng 200 - 300 kg hạt/ha với hàm lượng dầu khoảng 10 - 20% trọng lượng hạt; lượng prôtêin trong hạt, dầu cao su có thể dùng trong công nghệ sơn, vecni,

xà phòng, làm chất độn pha thuốc kích thích mủ cao su hoặc nếu được xử lý thích hợp có thể dùng làm dầu thực phẩm; cuối cùng việc trồng cao su đem lại những lợi ích về môi trường, về rừng phòng hộ, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chống xói mòn đất góp phần xây dựng chương trình XĐGN, ổn định xã hội thông qua

Trang 5

việc tạo công ăn việc làm cho đồng bào dân tộc ở các vùng sâu, vùng xa và là môi trường tốt để nuôi ong

Về giá trị thương mại của mủ cao su thiên nhiên là loại nguyên liệu độc quyền trong trong thời gian đầu của thế kỷ XX, sau chiến tranh thế giới thứ II sự xuất hiện của cao su nhân tạo làm từ dầu mỏ, cao su thiên nhiên bị cạnh tranh gay gắt trong nhiều thập kỷ Do cao su là sản phẩm quan trọng cho nhiều ngành công nghiệp nên giá mủ cao su luôn ổn định trong thời gian dài Tuy vậy, những năm gần đây cùng với thị trường Trung Quốc rộng lớn nhập khẩu cao su Việt Nam trên 70% kế đến là thị trường Nga, Hàn Quốc, EU, Hoa Kỳ và một số nước khác; cũng như chất lượng mủ càng ngày càng được cải tiến nên giá cao su xuất khẩu bình quân 2.054 USD/tấn ( bản tin cao su Việt Nam - số 10 ngày 30/07/2006) đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho đất nước tăng kim ngạch xuất khẩu, thu ngoại tệ

1.1.4 Điều kiện và yêu cầu để phát triển sản xuất Cao su

Để cây Cao su phát triển tốt và cho hiệu quả cao cần chú ý đến các yêu cầu

về kỹ thuật trồng Các yêu cầu đó là:

- Nhiệt độ: Cây cao su cần nhiệt độ cao và đều với nhiệt độ thích hợp từ 25

- 300C Các vùng trồng cao su trên Thế giới hiện nay phần lớn ở vùng khí hậu nhiệt đới có nhiệt độ bình quân năm bằng 280 + 20C và biên độ nhiệt trong ngày

là 7 - 80C Ở nhiệt độ 250C năng suất cây đạt mức tối hảo, nhiệt độ mát dịu vào buối sáng sớm ( 1 - 5 giờ sáng) giúp cây sản xuất mủ cao nhất

- Lượng mưa: Cây cao su có thể trồng ở các vùng đất có lượng mưa từ

1.500 - 2.000 mm nước/năm Ở những nơi không có điều kiện đất thuận lợi, cây cao su cần lượng mưa từ 1.800 - 2.000 mm nước/năm Các trận mưa lớn kéo dài nhất là các trận mưa buổi sáng gây trở ngại cho việc cạo mủ và đồng thời làm tăng khả năng lây lan, phát triển của các loại nấm bệnh gây hại trên mặt cạo cây cao su

- Gió: gió nhẹ 1 - 2m/s có lợi cho cây cao su vì gió giúp cho vườn cây

thông thoáng, hạn chế được bệnh và giúp cho vỏ cây mau khô sau khi mưa

Trang 6

Trồng cao su ở nơi có gió mạnh thường xuyên, gió bão, gió lốc sẽ gây hư hại cho cây cao su, làm bị gãy cành, gãy thân, đổ cây, rễ cây cao su không phát triển sâu và rộng được

- Giờ chiếu sáng, sương mù:

+ Giờ chiếu sáng ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ quang hợp của cây và như thế ảnh hưởng đến mức tăng trưởng và sản xuất mủ của cây Ánh sáng đầy

đủ giúp cây ít bệnh, tăng trưởng nhanh và sản lượng cao Giờ chiếu sáng được ghi nhận tốt cho cây cao su bình quân là 1.800 - 2.800 giờ /năm và tối thiểu khoảng 1.600 giờ - 1.700 giờ/năm

+ Sương mù nhiều gây một tiểu khí hậu ướt tạo cơ hội cho các loại nấm bệnh phát triển và tấn công cây cao su như trường hợp bệnh phấn trắng

- Đất đai

Cây cao su có thể sống được trên hầu hết các loại đất và phát triển trên các loại đất mà các cây khác không thể sống được Cây cao su phát triển ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm ướt nhưng thành tích và hiệu quả kinh tế của cây là một vấn đề cần lưu ý hàng đầu khi nhân trồng cao su trên quy mô lớn, do vậy việc chọn lựa các vùng đất thích hợp cho cây cao su là một vấn đề cơ bản cần được đặt ra Vùng Duyên hải miền Trung, trong đó Tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và đặc biệt là huyện Hương trà nói riêng có 04 dạng địa hình chính là: vùng ven biển, vùng đồng bằng, vùng gò đồi và vùng núi Trong đó: Cây cao su thích hợp với các vùng đất gò đồi có độ cao trình thích hợp nhất từ 200 - 600 m Điều này

là một thuận lợi lớn của địa phương trong việc nhân rộng diện tích cây cao su Càng lên cao càng bất lợi do độ cao của đất có tương quan với nhiệt độ thấp và gió mạnh

- Độ dốc

Độ dốc đất có liên quan đến độ phì đất Đất càng dốc, xói mòn càng mạnh khiến các dinh dưỡng trong đất nhất là trong lớp đất mặt bị mất đi nhanh chóng Khi trồng cao su trên các vùng đất dốc cần phải thiết lập các hệ thống bảo vệ đất chống xói mòn như hệ thống đê, mương, đường đồng mức Hơn nữa các diện

Trang 7

tích cao su trồng trên đất dốc sẽ gặp khó khăn trong việc cạo mủ, thu mủ và vận chuyển mủ Do vậy, trong điều kiện có thể lựa chọn được nên trồng cao su ở đất

có ít dốc

Nhận thức được vấn đề này, trong việc phát triển cây Cao su ở huyện Hương Trà đã chú ý đến độ dốc: đối với những Xã đất có độ dốc dưới 100 thì trồng theo hàng ngang (cây cách cây 3m, hàng cách hàng 6m), với đất có độ dốc trên 100 thì trồng theo đường đồng mức để giảm thiểu tác động của gió bão ảnh hưởng tới sự phát triển của cây

Ngoài ra, với khí hậu mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuộc vùng khí hậu trung du núi thấp, có nhiệt độ trung bình năm là 250C; tầng đất dày > 120

cm, lượng mưa trung bình năm: 1.500 - 2.500 mm/năm, số ngày mưa bình quân năm: 150 ngày; số giờ nắng cả năm: 2.266 giờ là điều kiện thích hợp cho cây cao

su phát triển

* Các yêu cầu kỹ thuật trồng cao su

Do cây cao su có chu kỳ sống dài trên 30 năm, đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn, thời gian đầu tư ban đầu ( Kiến thiết cơ bản) kéo dài nhiều năm ( từ 7 - 8 năm) cho nên tất cả các khâu trong công tác trồng phải được chuẩn bị chu đáo

và triển khai đúng quy trình

Mục tiêu của công tác trồng cao su là phải tạo nên một vườn cây có:

- Mật độ đông đặc tốt ( đảm bảo 95% mật độ thiết kế vào năm trồng) và tỷ

lệ đồng đều cao để khi đưa vào khai thác số cây cạo nhiều sẽ cho sản lượng cao

- Rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản bằng cách đầu tư thâm canh, chọn đất thích hợp đối với quy mô phát triển cao su đại điền nên chọn các vùng liền khoảnh có diện tích tương đối tập trung nhằm giảm thiểu chi phí đầu tư đường vận chuyển và nhất là việc quản lý được tập trung, tuân thủ quy trình kỹ thuật nghiêm ngặc sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao

- Cần lưu ý nền đất là một trong những yếu tố cơ bản có tính quyết định đến hiệu quả kinh tế của vườn cây Việc chọn đất là mục tiêu xác định và xếp hạn

Trang 8

các diện tích đất có khả năng trồng cao su, cây cao su thích hợp vùng đất cao, thoáng không bị ngập hoặc úng nước

Khai hoang nên kết hợp cả 2 phương pháp: khai hoang thủ công và khai hoang cơ giới để khai thác tận dụng quỹ đất và liền vùng liền thửa Công tác khai hoang càng đảm bảo chất lượng thì việc chăm sóc vườn cây về sau càng thuận lợi ít tốn kém

- Chống xói mòn: trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, hiện tượng xói mòn, rửa trôi đất xảy ra ngay sau khi thảm thực vật tự nhiên bị đốn hạ, mức độ xói mòn càng nghiêm trọng trên các đất dốc, đất sườn đồi Vì vậy cần áp dụng các biện pháp chống xói mòn như che phủ mặt đất bằng một thảm thực vật, trồng cao su theo đường đồng mức

* Các loại bệnh

Cũng như các loài thực vật khác, cây cao su là mục tiêu tấn công của một

số loài bệnh hại Theo ước tính của các cơ quan thống kê quốc tế, sâu bệnh đã làm mất 20% sản lượng cao su thiên nhiên thế giới , trong đó các loại bệnh làm mất 15% sản lượng

Các loại bệnh cao su hầu hết đều đã được phát hiện, định danh rất sớm phổ biến như bệnh phấn trắng lá, bệnh héo đen đầu lá, bệnh rụng lá mùa mưa, bệnh nấm hồng, bệnh loét sọc mặt cạo, bệnh thối mốc mặt cạo, bệnh khô mủ Mức độ tác hại của mỗi loại bệnh thay đổi tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu, đất đai, phương pháp chăm sóc dẫn đến các loại bệnh gây tác hại trầm trọng ở một vùng nhưng ở vùng khác thì mức độ ảnh hưởng loại bệnh này lại rất nhẹ hay hầu như không được ghi nhận

Tuy nhiên, với quy mô phát triển cao su ra các vùng Duyên hải miền Trung

và các tỉnh phía Bắc đồng thời với việc giao lưu và di chuyển của người và thực vật không được kiểm dịch thích hợp thì việc xâm nhập và phát triển các loại bệnh trên vẫn có nguy cơ xuất hiện tại các vùng này Kinh nghiệm cho thấy trong cùng một vùng sinh thái dễ nhiễm bệnh, mức độ bệnh được ghi nhận là

Trang 9

nhẹ trên các diện tích có phòng trị bệnh kịp thời so với mức độ bệnh nặng ở các diện tích không được phòng trị đúng mức

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu

Thừa Thiên Huế là một trong bốn tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có tọa độ địa lý 16 – 16,8 0 vĩ bắc và 107,8 – 108,2 0 kinh đông Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, phía Tây giáp nước CHDCND Lào, phía Đông được giới hạn bởi biển Đông Diện tích tự nhiên 5.062,59 km 2 , dân số trung bình năm 2008 là 1.148.324 người Về tổ chức hành chính, Thừa Thiên Huế có 8 huyện và thành phố Huế với 150 xã, phường, thị trấn.

Thừa Thiên Huế có khoảng 75,1% tổng diện tích là núi đồi, chủ yếu là đồi núi có

độ cao trung bình và vùng gò đồi thấp có độ cao trung bình từ 50 – 750m, độ dốc từ 5 – 25 0 Khu vực núi trung bình chủ yếu phân bố ở phía Tây, Tây Nam và Nam lãnh thổ, chiếm khoảng 35% diện tích đồi núi và trên 25% lãnh thổ của tỉnh Núi thấp và đồi phân bố trên diện tích rộng nhất của khu vực địa hình đồi núi (trên 65%) và chiếm khoảng 50% lãnh thổ toàn tỉnh.

Nhiệt độ trung bình năm giảm từ Đông sang Tây từ 24 - 25°C ở đồng bằng và gò đồi thấp hơn 100m, giảm xuống 20 - 22°C khi lên cao 500 - 800m và dưới 18°C tại núi cao trên 1.000m Thừa Thiên Huế là một trong các tỉnh có lượng mưa nhiều nhất nước

ta Lượng mưa trung bình năm trên toàn lãnh thổ đều vượt quá 2.600mm, có nơi trên 4.000mm (Bạch Mã, Thừa Lưu) Tốc độ gió trung bình năm lớn nhất (2,3m/s) quan trắc được ở A Lưới, kế đến là đồng bằng duyên hải (1,8m/s) và cuối cùng tại thung lũng Nam Đông (1,4m/s) Tổng số giờ nắng trung bình năm ở Thừa Thiên Huế dao động từ 1.700 đến 2.000 giờ/năm và giảm dần từ khu vực đồng bằng duyên hải lên khu vực đồi núi Các tháng 5 - 7 thuộc thời kỳ nắng nhất, có giờ nắng 200 giờ/tháng ở đồng bằng, thung lũng Nam Đông giảm xuống 175 - 200 giờ/tháng trên lãnh thổ núi thấp, núi trung bình. Từ tháng 8 trở đi số giờ nắng thoạt đầu giảm nhanh (tháng 8 - 9)

và đạt giá trị cực tiểu 69 - 90 vào tháng 12, sau đó lại tăng nhanh từ các tháng đầu của năm sau (tháng 1, 2) Trong thời gian ít nắng nhất mỗi ngày vẫn còn 3 - 5 giờ nắng Tuy vậy, ở Thừa Thiên Huế cũng hay gặp mưa dầm dề, nhiều ngày liền không thấy tia nắng nào.

Trang 10

Với điều kiện tự nhiên đó, sẽ là điều kiện tốt để trồng cây cao su trên địa bàn Đưa cây cao su thành cây chủ lực của địa phương.

1.2.2 Tình hình tiêu thụ mũ cao su của tỉnh

Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, tổng diện tích cao su toàn tỉnh là 8430 ha, trong đó có 4050 ha đã đưa vào khai thác, năng suất 0,91 tấn/ha Mặc dù vậy, cao su vẫn chưa phải là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Nhìn vào bảng

1 cho thấy, cao su không phải là mặt hàng tiêu thụ chủ lực, thậm chí còn không có mặt trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh.

BẢNG 1: CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA TỈNH TTH

Thêu và may Kimônô Bộ 26.757 17.743 15.619 20.104

-Quặng Zincol Tấn 19.810 16.520 11.609 12.946 6.367 Quặng Imenite Tấn 35.310 55.660 53.332 40.452 31.984

Gỗ dăm keo lá tràm Tấn 160.000 129.000 130.422 186.995 183.198

1

2

Nguồn: Niên giám thống kê của tỉnh TTH

Được xác định là cây trồng chủ lực nhưng giá trị của cây đóng góp cho đia phương vẫn chưa cao Đây là mặt còn hạn chế rất lớn khai thác lợi thế tối đa của cây cao su

Ngày đăng: 14/04/2015, 16:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w