1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận sự thay đổi trong mối quan hệ Mỹ-Afganistan

9 424 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 62 KB

Nội dung

Nhóm B3- lớp 3625 Môn quan hệ chính trị Quốc tế PHÂN TÍCH SỰ THAY ĐỔI TRONG QUAN HỆ MỸ- AFGANISTAN Mối quan hệ Mỹ- Afghanistan luôn là đề tài nóng hổi với các nhà chính trị quốc tế, được nhiều quốc gia quan tâm. Ngược dòng lịch sử, trở về năm 1920- thời điểm Hoa Kỳ và Afghanistan chính thức bắt đầu mối quan hệ ngoại giao (mặc dù có nhiều tài liệu cho rằng, 2 quốc gia đã bắt đầu liên lạc với nhau từ những năm 30 của thế kỷ trước thông qua một người tên là Josiah Harlan- Hoàng tử Ba Tư). Và tính từ khoảng thời gian đó đến những năm 1950-1960, mối quan hệ giữa Mỹ và Afghanistan khá tốt đẹp, với những dự án đầu tư của Mỹ vào Afghanistan và những chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower đến Afghanistan. Tuy nhiên, sau cuộc đảo chính năm 1978 tại Afghanistan, quan hệ giữa hai nước dần suy giảm.Chưa kể đến tháng hai năm 1979, Đại sứ Mỹ Adolph "Spike" Dubs đã bị ám sát tại Kabul. Sự việc đã làm mối quan hệ bang giao giữa hai nước xấu đi, và chỉ ít lâu sau đó, Mỹ đã giảm hỗ trợ song 1 Nhóm B3- lớp 3625 Môn quan hệ chính trị Quốc tế phương và chấm dứt một chương trình đào tạo quân sự nhỏ tại Afghanistan. Đến đây, mối quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Afganistan có thể nói là “gần như đóng băng”. Chỉ đến khi vụ khủng bố kinh hoàng 11-9-2001 diễn ra tại Mỹ (mà chủ mưu là Osama Binladen), khiến nước Mỹ bị đặt trong nguy cơ bị tấn công khủng bố mà trước đây đất nước này chưa từng bị. Hoa Kỳ đã ngay lập tức tuyên chiến chống khủng bố với mục tiêu đem Osama bin Laden ra trước công lý và ngăn chặn sự xuất hiện của những mạng lưới khủng bố khác. Vì vậy, vào ngày 7-10-2001, Mỹ và liên quân quân sự do Mỹ đứng đầu đã tiến hành cuộc chiến tại Afghanistan với mục tiêu truy kích chủ nghĩa khủng bố đến tận hang ổ của chúng. Với sức mạnh vượt trội, chiến dịch Tự do bền vững mà Mỹ và liên quân tiến hành chỉ mất vài tuần để kiểm soát được tình hình tại Afghanistan (từ 7/10 đến 13/11/2001). Cũng từ khoảng thời gian đó, mối quan hệ “lằng nhằng” giữa Mỹ và Afghanistan đã bắt đầu. 2 Nhóm B3- lớp 3625 Môn quan hệ chính trị Quốc tế Trong khoảng thời gian hơn 10 năm tính từ năm 2001 đến nay, mối quan hệ giữa Mỹ và Afghanistan đã có vô vàn biến động, thăng trầm, và có nhiều chuyển biến đáng chú ý. Theo ý kiến chủ quan của nhóm chúng em, có thể chia ra làm 2 giai đoạn như sau: giai đoạn 1( từ năm 2001-2010) và giai đoạn 2 ( từ năm 2010 đến nay). • Giai đoạn 1(2001-2010): quan hệ Mỹ- Afghanishtan vẫn coi nhau là “bạn”: Trong khoảng thời gian này, quan hệ Mỹ- Afghanistan không có gì nổi bật. Hai bên vẫn diễn ra những buổi gặp mặt, trao đổi và đưa ra những yêu cầu dành cho nhau. Về cơ bản, mối quan hệ giữa hai nước không thay đổi. Afghanistan vẫn rất cần sự hỗ trợ của Mỹ về an ninh, kinh tế và chính trị. Chính quyền Bush vẫn đánh giá cao Tổng thống Hamid Karzai và tầm quan trọng của ông trong tiến trình tái thiết tại đất nước một thời chìm trong khói lửa. • Giai đoạn 2 (2010 đến nay): quan hệ Mỹ- Afghanistan có những chuyển biến sâu sắc: 3 Nhóm B3- lớp 3625 Môn quan hệ chính trị Quốc tế Bắt đầu từ năm 2010, mối quan hệ song phương giữa Mỹ và Afghanistan đã có những thăng trầm, sóng gió: Mở đầu cho năm 2010 là một cuộc họp báo chung sau cuộc hội đàm kéo dài một giờ ở phòng bầu dục của Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Barack Obama và người đồng cấp Afghanistan Hamid Karzai đã bày tỏ tình đoàn kết và thiện chí trong nỗ lực cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn của mối quan hệ song phương. Đặc biệt, Tổng thống Afghanistan còn nhấn mạnh các mối quan hệ giữa hai nước, dù có lúc thăng trầm, vẫn "bền vững hơn bao giờ hết." Tuy nhiên, mối quan hệ có vẻ bền vững kia khó có thể kéo dài khi vào khoảng đầu tháng 2-2012: Các lính Mỹ tại căn cứ quân sự Bagram ở Afghanistan đã đốt kinh Koran- được coi là vật linh thiêng với các tín đồ Hồi giáo ở Afghanistan. Vụ việc đã gây nên không chỉ sóng gió trong quan hệ Mỹ-Afghanistan, mà còn gây những bất lợi cho cả chính quyền Mỹ và chính quyền Afghanistan. 4 Nhóm B3- lớp 3625 Môn quan hệ chính trị Quốc tế Ngay khi tin tức về việc tìm thấy các cuốn sách của người Hồi giáo cháy dở trong đống rác tại căn cứ Bagram- căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ tại Afghanistan lọt ra ngoài, ngày 21/2 đã xảy ra các vụ biểu tình của người dân địa phương bên ngoài căn cứ quân sự này với khoảng hơn 2.000 người tham gia.Vụ biểu tình kéo dài hơn một tuần và đã dẫn đến bạo lực, mặc dù giới chức Mỹ trong đó có Tổng thống Barack Obama, Tư lệnh Mỹ John Allen đã lên tiếng xin lỗi về vụ Kinh Koran bị đốt và cho rằng đây là “một tai nạn”, cũng như khẳng định những hành động này không phản ánh quan điểm, thái độ của quân đội Mỹ đối với các sinh hoạt tôn giáo của nhân dân Afghanistan. Cùng với đó là các vụ tấn công nhằm vào các căn cứ quân sự của Mỹ trên đất Afghanistan và nhằm vào lính Mỹ và NATO tại Afghanistan, điển hình là vụ hai cố vấn quân sự Mỹ bị sát hại. Các vụ đụng độ giữa lực lượng an ninh và đám đông người giận dữ đã khiến hàng chục người bị thiệt mạng. Vụ việc này mặc dù không cố ý, nhưng đã dẫn đến hậu quả châm ngòi cho những hành 5 Nhóm B3- lớp 3625 Môn quan hệ chính trị Quốc tế động xung đột bạo lực, thúc đẩy tư tưởng chống Mỹ tại Afghanistan, đẩy lực lượng nước ngoài tại Afghanistan vào tình thế nguy hiểm và khoét sâu hơn nữa mâu thuẫn giữa Mỹ và các nước hồi giáo. Hơn nữa, vụ việc này, xảy ra vào thời điểm Mỹ đang nỗ lực ổn định tình hình Afghanistan trước khi rút quân khỏi quốc gia này vào năm 2014. Tại Afghanistan, tình hình lại trở nên khó kiểm soát khi lực lượng Taliban lợi dụng việc này, kêu gọi người dân nước này "không ngừng biểu tình", tấn công và hạ sát các binh sĩ nước ngoài để trả thù. Gần 1 tháng sau vụ đốt kinh Koran của lính Mỹ, lại xảy ra một vụ việc khác, gây shock với cả Chính phủ Mỹ và cả Chính phủ Afghanistan: một lính Mỹ đã có hành động xả súng giết hại 16 dân thường, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, vào ngày 11/3. Vụ việc đã "tiếp dầu vào lửa", đẩy quan hệ hợp tác chiến lược này xuống mức thấp nhất, làm căng thẳng leo thang trong quan hệ Mỹ - Afghanistan, đồng thời làm phức tạp thêm kế hoạch rút dần lực lượng NATO gồm 6 Nhóm B3- lớp 3625 Môn quan hệ chính trị Quốc tế 130.000 binh sĩ khỏi Afghanistan vào cuối năm 2014. Nguy hại hơn, vào ngày 12-3, quân nổi dậy Taliban lợi dụng vụ việc đã tuyên bố thề trả thù sau vụ thảm sát, chúng tuyên bố sẽ “cắt đầu người Mỹ”. Theo Taliban, đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy lực lượng quốc tế đang chống lại người dân Afghanistan. Vụ việc đã phủ bóng đen lên hy vọng vừa nhen nhóm về việc đạt được thỏa thuận mối quan hệ đối tác chiến lược Mỹ - Afghanistan. Bởi trước đó, hồi đầu tháng 3, lãnh đạo hai bên đã đề cập một loạt vấn đề liên quan đến lợi ích song phương như các cuộc đàm phán về quan hệ đối tác chiến lược, tiến trình tái hòa giải của Kabul, vốn được coi là chìa khóa giúp giải quyết cuộc xung đột tại quốc gia Nam Á này, tiến trình quân đội nước ngoài tại Afghanistan chuyển giao sứ mệnh đảm bảo an ninh cho lực lượng nước sở tại Những căng thẳng đã tạm thời lắng dịu sau sự kiện binh sỹ Mỹ đốt các cuốn Kinh Koran, khi Washington ký thỏa thuận chuyển giao nhà tù trung tâm Bagram, nơi giam giữ hàng trăm nghi can khủng bố 7 Nhóm B3- lớp 3625 Môn quan hệ chính trị Quốc tế Al-Qaeda và Taliban, của Mỹ cho chính quyền Afghanistan, hôm 9/3. Và sự việc xảy ra đã tạo ra mối "rạn nứt" không đáng có, gây ảnh hưởng không nhỏ đến mối quan hệ Mỹ- Afghanistan. Theo như 1 vài nhận định, mối quan hệ này chắc chắn sẽ không được "xuôi chèo, mát mái" trong tương lai gần. Cơn giận dữ của người dân đối với binh lính nước ngoài không thể sớm lắng dịu ngay được. Nguy hiểm hơn, vụ việc đã và đang nhanh chóng bị lực lượng Taliban lợi dụng để kích động người dân Afghanistan chống Mỹ. Do đó, vết rạn trong quan hệ Mỹ-Afghanistan sẽ ngày một loang rộng, đẩy tình hình Afghanistan thêm khó kiểm soát. Điểm qua về những biến đổi trong mối quan hệ giữa Mỹ và Afghanistan, chúng ta có thể nhận thấy rằng: Cả Mỹ và Afghanistan đều đang mắc những sai lầm trong đường lối chính sách ngoại giao. Việc theo đuổi chủ nghĩa hiện thực của hai nước đã dẫn đến những hậu quả không đáng có, tạo thành một “mớ bòng bong” khó có thể tháo gỡ, gây tổn thất không chỉ về kinh tế mà còn gây thiệt hại về 8 Nhóm B3- lớp 3625 Môn quan hệ chính trị Quốc tế nhân mạng. Dẫu biết rằng, việc Mỹ đem quân sang đánh Afghanistan suy cho cùng cũng chỉ vì mục đích bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc và Afghanistan cũng thế. Tuy nhiên, chính mong muốn này của cả 2 quốc gia đã trở thành nguyên nhân sâu sắc dẫn đến sự bạo loạn và những vụ tàn sát đẫm máu chưa đi đến hồi kết. Vầ rốt cục qua tất cả những sự việc trên, tương lai về mối quan hệ giữa Mỹ và Afghanistan vẫn là một dấu hỏi chấm chưa thể nói trước được. 9 . Môn quan hệ chính trị Quốc tế PHÂN TÍCH SỰ THAY ĐỔI TRONG QUAN HỆ MỸ- AFGANISTAN Mối quan hệ Mỹ- Afghanistan luôn là đề tài nóng hổi với các nhà chính trị quốc tế, được nhiều quốc gia quan. gian đó, mối quan hệ “lằng nhằng” giữa Mỹ và Afghanistan đã bắt đầu. 2 Nhóm B3- lớp 3625 Môn quan hệ chính trị Quốc tế Trong khoảng thời gian hơn 10 năm tính từ năm 2001 đến nay, mối quan hệ giữa. chìm trong khói lửa. • Giai đoạn 2 (2010 đến nay): quan hệ Mỹ- Afghanistan có những chuyển biến sâu sắc: 3 Nhóm B3- lớp 3625 Môn quan hệ chính trị Quốc tế Bắt đầu từ năm 2010, mối quan hệ song

Ngày đăng: 14/04/2015, 14:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w