Tiểu luận: Sự thay đổi về giá cổ phiếu tại thị trường Việt Nam

7 423 0
Tiểu luận: Sự thay đổi về giá cổ phiếu tại thị trường Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thị trường hiệu quả (effecient market) là nơi mà tại bất kỳ thời điểm nào, tất cả các thông tin mới đều được những người tham gia thị trường nắm bắt và tức thì được phản ánh vào trong giá cả thị trường. Ví dụ: Tin một công ty dầu lửa phát hiện ra mỏ dầu mới có trữ lượng lớn được công bố lúc 10 giờ sáng ngày hôm nay thì ngay lập tức thông tin đó sẽ được phản ánh vào giá cả khiến cho nó được đẩy lên ở mức thích hợp.

1 Tiểu luận Sự thay đổi về giá cổ phiếu tại thị trường Việt Nam 2 Lời tựa Tôi xin chân thành cám ơn thầy giáo Valliappan A/L Kasi đã tận tình giúp đỡ và truyền đạt kiến thức để tôi hoàn thiện tiểu luận này. Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo trợ giảng Tiến sĩ. Nguyễn Việt Dũng, đã tận tình chỉ bảo nhiệt tình với những kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm với lĩnh vực tài chính doanh nghiệp để giúp tôi thể hoàn thành tốt nhất tiểu luận. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy giáo trong Khoa Quốc tế, trường Đại học Quốc gia Hà nội đã tạo điều kiện tốt cho chúng tôi trong quá trình học tập và thực hiện tiểu luận. Cám ơn tất cả các bạn học cùng lớp EV9 đã nhiệt tình chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm để tôi thể hoàn thành tốt công việc của mình, cám ơn gia đình đã động viên tôi trong quá trình học tập vừa qua. Mặc dù đã cố gắng hoàn thành tiểu luận với tất cả sự nỗ lực của bản thân, tuy nhiên với thời gian không cho phép, chắc chắn tiểu luận của tôi không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong Quý Thầy giáo tận tình chỉ bảo. Một lần nữa, xin gửi đến tất cả mọi người lời cảm ơn chân thành nhất. Xin trân trọng cảm ơn. 3 TIỂU LUẬN SỐ 1 Câu 1: Thị trường hiệu quả là gì ? Tầm quan trọng của thị trường hiệu quả đối với sự thay đổi về giá cổ phiếu tại thị trường Việt Nam như thế nào ? Khái niệm thị trường hiệu quả: Thị trường hiệu quả (effecient market) là nơi mà tại bất kỳ thời điểm nào, tất cả các thông tin mới đều được những người tham gia thị trường nắm bắt và tức thì được phản ánh vào trong giá cả thị trường. Ví dụ: Tin một công ty dầu lửa phát hiện ra mỏ dầu mới trữ lượng lớn được công bố lúc 10 giờ sáng ngày hôm nay thì ngay lập tức thông tin đó sẽ được phản ánh vào giá cả khiến cho nó được đẩy lên ở mức thích hợp. Trong một thị trường hiệu quả, cạnh tranh dẫn đến tình trạng giá cả các loại chứng khoán phản ánh tất cả các loại thông tin: cả những thông tin về những sự kiện đã xảy ra và cả những thông tin mà thị trường kì vọng sẽ xảy ra trong tương lai. 3 loại thị trường hiệu quả: 1.Thị trường hiệu quả dạng yếu ( weak form): là dạng thị trường khi mà giá cả của bất kỳ loại tài sản tài chính nào trên thị trường đó phản ánh một cách tức thì toàn bộ thông tin thị trường về nó. VD: bao gồm các thông tin chuyển dịch liên tục của giá, tỷ suất thu nhập, khối lượng giao dịch và các thông tin chung khác như: mua bán lô lẻ, giao dịch lô lớn và các thương vụ của các chuyên gia ngoại hối hay của các nhóm độc quyền khác. 2. Thị trường hiệu quả dạng trung bình ( semi – strong form): Là dạng thị trường khi mà chỉ khi giá cả của bất kỳ tài sản tài chính nào được phản ánh những thông tin đại chúng về nó công bố thông tin rộng rãi trong công chúng. Thông tin công khai bao gồm tất cả các thông tin phi thị trường như: thông báo về thu nhập và cổ tức, tỷ lệ P/E, tỷ lệ D/P, tỷ lệ thư giá/ thị giá, chia cổ phần, các thông tin về kinh tế cũng như chính trị. 3. Thị trường hiệu quả dạng mạnh ( strong form): Là dạng thị trường khi mà chỉ khi giá cả của bất kỳ loại tài sản tài chính nào trên thị trường tài chính được phản ánh đầy đủ và tức 4 thì tất cả các thông tin về nó, kể cả các thông tin nội bộ.Nghĩa là sẽ không một nhóm đầu tư nào độc quyền tiếp cận được các thông tin liên quan đến việc định giá. Do đó, sẽ không ai thu được lợi nhuận vượt mức. Tham khảo qua đồ thị: Tầm quan trọng của thị trường hiệu quả đối với sự thay đổi về giá cổ phiếu tại thị trường Việt Nam: Tại Việt Nam, khi thị trường trở nên kém hiệu quả, quy luật cung cầu trên thị trường do NĐT cạnh tranh lẫn nhau, khai thác các hiện tượng đã được nhận biết để kiếm lợi nhuận. Và chính điều này đưa thị giá trở về trạng thái cân bằng, đồng thời xóa bỏ hiện tượng đó. Thị trường khi đó bắt đầu phát sinh những hiện tượng mới và trở thành thị trường hiệu quả ở hình thái mạnh bởi những hiện tượng, quy luật mới chưa được NĐT nhận biết. Đối với nhiều NĐT chuyên nghiệp thì TTCK không bao giờ quá khứ, nghĩa là những hiện tượng không bao giờ lặp lại giống nhau, vì thế khó mà dự đoán được. VD: Với chỉ thị 03 của Ngân hàng Nhà nước về khống chế tỷ lệ cho vay đầu tư chứng khoán làm cho nhà đầu tư, cộng đồng tài chính và thị trường phản ứng. Với học thuyết thị trường hiệu quả thì những thông tin này đã ảnh hưởng đến tâm lý hành vi của các chủ thể tham gia thị trường, đến quy luật thị trường, đồng thời phản ánh vào giá chứng khoán. Những nhà đầu tư chuyên nghiệp vận dụng học thuyết thị trường hiệu quả sẽ xác định được chiến lược đầu tư phù hợp. Tóm lại: Với học thuyết thị trường hiệu quả đều ưu điểm và nhược điểm. Nhà đầu tư phải lựa chọn, sử dụng phương pháp phù hợp với bản thân và ở từng thời điểm của thị Weak form Semi – strong form Strong form 5 trường để đầu tư thành công, ngoài việc phương pháp phân tích tốt, nhà đầu tư còn phải biết sử dụng chúng sao mang lại kết quả. Biết phối hợp tất cả các phương pháp phân tích đầu tư lại với nhau sẽ chính là phương pháp mang lại hiệu quả cao nhất. Câu 2: Xác định chức năng chính của thị trường chứng khoán phái sinh trong nền kinh tế và thảo luận về vai trò của chứng khoán phái sinh trong cuộc khủng hoảng tài chính gần đây. Khái niệm chứng khoán phái sinh (derivatives): là những công cụ được phát hành trên sở những công cụ đã như cổ phiếu, trái phiếu, nhằm mục tiêu như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận. Các chứng khoán phái sinh là đòn bẩy, làm tăng nhiều lần giá trị của cổ phiếu, trái phiếu, để đảm bảo nếu giá của cổ phiếu, trái phiếu thay đổi thì giá của các công cụ phái sinh sẽ duy trì ở mức ban đầu. Thị trường phái sinh là nơi giao dịch các công cụ phái sinh, tăng cường tính thanh khoản và tạo lập chế định giá. Công cụ phái sinh là tài sản tài chính giá trị được xác định bởi giá trị của các tài sản sở. Công cụ phái sinh giá trị đối với các nhà quản lý vì chúng giúp quản trị nhiều loại rủi ro khác nhau mà một tổ chức, công ty phải đối mặt. Nhà quản lý tham gia thị trường phái sinh để phòng vệ (quản lý) các rủi ro của họ liên quan đến tài sản sở. rất nhiều dạng rủi ro liên quan tới công cụ phái sinh như: - rủi ro về giá (khi thị giá thay đổi) - rủi ro thanh toán (khi tài sản được giao trước khi nhận được thanh toán) - rủi ro hoạt động (lỗi kiểm soát nội bộ trong hoạt động kinh doanh) - rủi ro pháp luật (nếu khách hàng kiện để phục hồi thiệt hại của họ) và rủi ro pháp quy (khi quy định của chính phủ thay đổi hoặc bị vi phạm). Như vậy, một trong những chức năng bản của công cụ phái sinh là phòng vệ rủi ro. Tuy nhiên nếu quá lạm dụng khía cạnh đầu cộng với thiếu hiểu biết trong sử dụng chúng sẽ dẫn đến nguy sử dụng sai và hậu quả là rất lớn. Vai trò của chứng khoán phái sinh trong cuộc khủng hoảng tài chính gần đây: 6 Xuất phát từ nhu cầu vay tiền để mua nhà của người dân Mỹ: Các ngân hàng và các tổ chức cho vay ào ạt, tạo ra những hợp đồng cho vay không đạt tiêu chuẩn và khuyến khích cả những người không đủ khả năng tài chính cũng đi vay tiền để mua nhà. Ngoài ra, các tổ chức cho vay còn “sáng tạo” ra những hợp đồng bắt đầu với lãi suất rất thấp trong những năm đầu và sau đó điều chỉnh lại theo lãi suất thị trường (đó là một dạng của chứng khoán phái sinh, không nhìn thấy rủi ro tiềm ẩn). Hậu quả là một số lớn hợp đồng cho vay không đòi được nợ. Nguy hại hơn nữa là các tổ chức tài chính đã gom góp các hợp đồng cho vay bất động sản này làm tài sản bảo đảm, để phát hành trái phiếu ra thị trường tài chính quốc tế. Các loại trái phiếu này được mệnh danh là “Mortgage backed securities – MBS”, một sản phẩm tài chính phái sinh được bảo đảm bằng những hợp đồng cho vay bất động sản thế chấp. Các tổ chức giám định hệ số tín nhiệm (Credit rating agencies) đánh giá cao loại sản phẩm phái sinh này. Và nó được các ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, trên toàn thế giới mua mà không biết rằng các hợp đồng cho vay bất động sản dùng để bảo đảm là không đủ tiêu chuẩn. Khi thị trường bất động sản hạ nhiệt, người đi vay không khả năng trả nợ lại cũng rất khó bán bất động sản và kể cả bán được thì giá trị của bất động sản cũng đã giảm tới mức không đủ thanh toán các khoản vay nợ. Hậu quả là một số hợp đồng cho vay bất động sản dùng để bảo đảm cho các trái phiếu MBS là nợ khó đòi, các trái phiếu MBS mất giá trên thị trường thứ cấp, thậm chí không còn mua bán được trên thị trường, khiến cho các ngân hàng, các nhà đầu tư nắm giữ những trái phiếu này bị lỗ nặng và mất cả khả năng thanh toán. Trầm trọng hơn nữa là những “hợp đồng bảo lãnh nợ khó đòi” (Credit Default Swap – CDS”. Các hợp đồng này do các tổ chức tài chính và các công ty bảo hiểm quốc tế bán ra, theo đó bên mua CDS được bên bán bảo đảm sẽ hoàn trả đầy đủ số nợ cho vay nếu bên vay không trả được nợ. Tóm lại: Chứng khoán phái sinh gây ra thua lỗ lớn do việc sử dụng các công cụ đòn bẩy hay vay mượn; rủi ro do đối tác không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng (đặc biệt là trong hợp đồng swaps); 7 Tuy nhiên: Chứng khoán phái sinh cũng thúc đẩy việc mua bán rủi ro, vì thế tạo ra một tác động tích cực trong nền kinh tế. Câu 3: Thảo luận về điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống ngân hàng và đưa ra những khuyến nghị về các giải pháp. Sau quá trình thực hiện chính sách Đổi mới của Đảng năm 1986 và đặc biệt sau khi Việt Nam là thành viên WTO năm 2006, bên cạnh những thuận lợi và thời cơ, vẫn còn nhiều khó khăn thách thức mà Việt Nam phải vượt qua để thể sánh tầm với thế giới. Đối với hệ thống ngân hàng của nước ta, mặc dù trong những năm qua đã nhiều thành tựu quan trọng trong đổi mới, đã trưởng thành và lớn mạnh hơn nhiều so với trước đây, nhưng so với thế giới, với đòi hỏi của thời đại và của sự phát triển kinh tế đất nước thì vẫn còn nhỏ bé, khiêm tốn và bất cập. Vài nét tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng nước ta trong thời gian qua Tính đến nay, hệ thống ngân hàng nước ta 6 ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN), 37 NHTMCP, 31 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 6 ngân hàng liên doanh, 6 công ty tài chính và 10 công ty cho thuê tài chính, 926 tổ chức tín dụng nhân dân và 46 văn phòng đại diện của các ngân hàng nước ngoài. Hơn nữa, hiện nay NHNN đã chấp nhận về nguyên tắc cho ra đời thêm 4 NHNN cổ phần, càng chứng tỏ hệ thống ngân hàng đang vững mạnh hơn. Nếu so với cách đây hơn chục năm thì đây quả là một sự trưởng thành vượt bậc. Tham khảo đồ thị: Tốc độ tăng dư nợ tín dụng qua các năm ( Báo cáo thông tin NHNN năm 2006) .Điểm mạnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam: . quan trọng của thị trường hiệu quả đối với sự thay đổi về giá cổ phiếu tại thị trường Việt Nam như thế nào ? Khái niệm thị trường hiệu quả: Thị trường hiệu. 1 Tiểu luận Sự thay đổi về giá cổ phiếu tại thị trường Việt Nam 2 Lời tựa Tôi xin chân thành cám ơn thầy giáo Valliappan A/L Kasi

Ngày đăng: 22/12/2013, 13:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan