bài thảo luận nhóm đánh giá về ưu điểm và hạn chế của việc thực hiên các chính sách các dự án ở nước ta, phân tích một dự án cụ thể tại địa phương đang sinh sống, năng lực các bên tham gia, ưu điểm hạn chế, thực trạng lồng ghép giới....
1 Bài tập thảo luận Nhóm 6 Danh sách thành viên 1. Ma Xuân Thêm 2. Lò Văn Bích 3. Giàng A Sỹ Chang 4. Lưu Văn Vượng 5. Nông Văn Cao Nguyên 6. Đinh Tuấn Linh 7. Dương Múi Phin 8. Hà Thúy Quỳnh 9. Nguyễn Thị Phương 10. Liêu Thị Nhật Lệ 11. Hoàng Xuân Diễm 12. Diệp Thị Kim Thư 13. Hoàng Lệ Thu 14. Đặng Thị Thủy 2 A. Mở đầu Xóa đói, giảm nghèo ở nước ta vẫn đang là vấn đề bức xúc được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Xóa đói, giảm nghèo toàn diện, bền vững là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần thực hiện phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Những thành tựu đạt được trong giai đoạn 2006 - 2010 tạo bước ngoặt mới trong xóa đói, giảm nghèo và là nền tảng cho chúng ta thực hiện những giải pháp xóa đói, giảm nghèo cho giai đoạn 2011 - 2020. 3 B. Nội dung 1. Đánh giá chung về các chương trình xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay Hơn 30 triệu người Việt Nam đã thoát khỏi đói nghèo trong hai thập kỷ qua, nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại nhiều thách thức mới cũng đang nổi lên đòi hỏi sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự chung tay của toàn dân trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. 1.1. Thành tựu Qua nhiều năm thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo bằng hàng loạt các chương trình như: + Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc, miền núi (Chương trình 135) + Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo (Nghị quyết số 30a) + Các chương trình, dự án kinh tế - xã hội khác hướng vào mục tiêu giảm nghèo như: hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, chính sách hỗ trợ về giáo dục và nâng cao trình độ dân trí Với các chương trình xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước triển khai trên cả nước tỷ lệ hộ nghèo cả nước đã giảm nhanh từ 22% (năm 2005) xuống còn 11,3% (năm 2009) và còn 9,45% (năm 2010), bình quân mỗi năm giảm 2% - 3% tỷ lệ nghèo. Người nghèo đã được tiếp cận tốt hơn các nguồn lực kinh tế (vốn, đất đai, công nghệ, thị trường ) và các dịch vụ xã hội cơ bản như: giáo dục, y tế, nước sạch, trợ giúp pháp lý Kết cấu hạ tầng của các huyện, xã nghèo được tăng cường. Đời sống của người nghèo được cải thiện rõ rệt. 4 1.2. Khó khăn và thách thức Tuy tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh nhưng kết quả giảm nghèo chưa bền vững, số hộ đã thoát nghèo nhưng mức thu nhập nằm sát chuẩn nghèo rất lớn (70% - 80%), tỷ lệ hộ tái nghèo hằng năm so với tổng số hộ thoát nghèo còn cao (7% - 10%); chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, đặc biệt là ở những huyện, xã có tỷ lệ hộ nghèo cao. Các chương trình giảm nghèo triển khai trong thời gian qua chưa toàn diện; nhiều chính sách, chương trình giảm nghèo đã được ban hành nhưng còn mang tính ngắn hạn, chưa tạo sự gắn kết 5 chặt chẽ và lồng ghép tập trung vào mục tiêu giảm nghèo; công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế, tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, vào cộng đồng vẫn còn phổ biến ở nhiều địa phương nên đã hạn chế phát huy nội lực và sự nỗ lực vươn lên. Theo chuẩn nghèo mới dự kiến áp dụng từ năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo của cả nước chiếm khoảng 15%- 17%, người nghèo tập trung phần lớn ở khu vực nông thôn chiếm khoảng 90%; một số huyện miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, miền núi Duyên hải miền Trung, Tây Nam Bộ là những nơi đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo còn cao (trên 50%), là địa bàn rất khó khăn đối với công tác giảm nghèo. 6 Giải quyết vấn đề nghèo đói là nhiệm vụ khó khăn, lâu dài, bền bỉ của toàn Đảng, toàn dân ta, để bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Trong 10 năm tới, giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước, cũng như trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện của Chính phủ, chính quyền các cấp nhằm phát huy nội lực của toàn xã hội cũng như sự nỗ lực, vươn lên của người nghèo. Nhà nước tiếp tục tập trung ưu tiên cho những địa bàn khó khăn nhất (vùng miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung, Tây Nam Bộ) nhằm bảo đảm giảm nghèo nhanh và bền vững ở những vùng này so với cả nước. 7 2. Chương trình hỗ trợ giống cây trồng và vật nuôi cho hộ nghèo phát triển kinh tế tại xã Phúc Sơn, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. 2.1. Nội dung chương trình Đây là chương trình hỗ trợ xây dựng và nhân rộng mô hình PTSX để giảm nghèo, Các hộ gia đình nghèo theo chuẩn nghèo sẽ được tham gia chương trình và được hỗ trợ: Hộ nghèo được hỗ trợ bằng hiện vật có thể nhận giống cây trồng; giống vật nuôi; thuốc thú y các hộ tham gia chương trình sẽ được tham gia vào các chương trình tập huấn, hoặc các hoạt động hỗ trợ như: Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật Hỗ trợ tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm Hỗ trợ nâng cao năng lực cho hộ nghèo tham gia dự án mô hình Tuyên truyền để nhân rộng mô hình … 2.2 Đánh giá chương trình 2.2.1. Sự phù hợp trong thiết kế chương trình Chương trình hỗ trợ giống cây trồng và vật nuôi cho hộ nghèo phát triển kinh tế tại xã Phúc Sơn, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang là chương trình nhận được sự ủng hộ rất lớn của người dân tại địa phương, đặc biệt là các hộ nghèo khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn lực để phát triển kinh tế hộ. Khi chương trình được triển khai đã phần nào giúp đỡ được các hộ gia đình có nguồn vốn để phát triển kinh tế hộ đồng thời phù hợp với chủ trương chính sách xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước. 2.2.2. Quy trình xác định đối tượng Ưu điểm: Đây là chương trình trợ giúp, hỗ trợ cho các hộ gia đình nghèo ( các hộ nghèo này được xác định theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/07/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 tuy nhiên trong trường hợp có điều chỉnh chuẩn nghèo thì áp dụng theo chuẩn nghèo mới), họ là các gia đình đang gặp khó khăn về nguồn lực phát triển kinh tế bằng hàng loạt các hoạt động như: Hỗ trợ Giống cây trồng, vật nuôi, vật tư ( với mức hỗ trợ tối đa 7 triêu/hộ/năm), bên cạnh đó sẽ tổ chức hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm 8 Những hạn chế và thách thức trong việc triển khai chương trình Nguồn lực ít và phân tánCó sự chồng chéo trong việc làm thủ tục, thủ tục còn rườm rà, một số cán bộ địa phương gây khó khăn trong triển khai thực hiện. Hỗ trợ còn theo kế hoạch Sự tham gia của người dân đã được đưa vào chính sách song còn hạn chế. Một số hộ gia đình nghèo trong các thôn do trình độ văn hóa kém chưa hiểu biết rõ về chương trình nên phần nào ảnh hưởng tới việc tiếp cận. Một số hộ gia đình nhận được nguồn lực hỗ trợ chưa sử dụng đúng mục đích. 2.2.3. Quản lý thực hiện chương trình Ban quản lý dự án Trưởng ban: Chủ tịch UBND xã Phó ban: Cán bộ khuyến nông Thành viên: Các trưởng thôn, cán bộ văn hóa, chủ tịch hội phụ nữ xã, bí thư đoàn thanh niên. Nội dung các hoạt động trong thực hiện chương trình STT Nội dung Người thực hiện 1 Bồi dưỡng, tập huấn và truyền nghề cho người sản xuất để nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất, quản lý kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp. Cán bộ dự án 2 Tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình sản xuất tiên tiến. Cán bộ dự án + Người dân tham gia 3 Hỗ trợ xây dựng mô hình sản xuất hiệu quả, tiên tiến Giống, vật tư chính (thức ăn chăn nuôi, phân hoá học, thuốc thú y, bảo vệ thực vật, máy móc, thiết bị cần thiết cho xây dựng mô hình); Chi phí mua bản quyền, quy trình công nghệ mới; Cán bộ dự án 4 Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư sản xuất. Giúp đỡ các hộ đặc biệt khó khăn có được giống tốt và vật tư cần thiết ban đầu để thực hiện dự án. Cán bộ dự án 9 2.2.4. Năng lực các bên tham gia Đối tượng được thụ hưởng: Các hộ gia đình nghèo thuộc diện được hỗ trợ sẽ được hưởng các nguồn lực tùy theo điều kiện và nhu cầu của người dân. Khâu trung gian: Chính quyền địa phương, các ban nghành có liên quan tổ chức các chương trình, hoạt động nhằm thực hiện các mục tiêu của dự án. Thực hiện các hoạt động điều phối, giúp đỡ người dân giải quyết các khó khăn trong quá trình thực hiện chương trình. Tổ chức các chương trình tập huấn, hướng dẫn người dân áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Năng lực của người dân tham gia: hầu hết các hộ gia đình thuộc đối tượng được hưởng đều nhiệt tình tham gia chương trình, tích cực tham gia các hoạt động do ban điều hành đưa ra. Tuy nhiên vẫn còn gặp khó khăn trong việc thực hiện chương trình do điều kiện dân trí, trình độ hiểu biết của đối tượng còn hạn chế. Một số đối tượng chưa sử dụng nguồn lực đúng mục đích và có hiệu quả. Năng lực quản lý của ban quản lý dự án: Các thành viên trong ban quản lý dự án chưa thực sự phát huy được vai trò của mình. Một số cán bộ vẫn còn lúng túng trong việc thực hiện và triển khai dự án. 2.2.4. Thực trạng LGG Trong quá trình triển khai thực hiện chương trình, các hộ gia đình tham gia chương trình luôn tích cực thực hiện các nội dung hoạt động mà ban QLDA đề ra, đặc biệt đã thực hiện thành công việc LGG vào chương trình trong đó nam, nữ được tham gia bình đẳng vào chương trình, không xảy ra tình trạng bất bình đẳng giới trong việc vay vốn và kiểm soát nguồn lực. 2.2.5. Hiệu quả thực hiện dự án Dự án thực hiện trên địa bàn xã Phúc Sơn, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang với mục tiêu tạo điều kiện cho các hộ phát triển sản xuất bền vững, xóa đói giảm nghèo. Từ việc hỗ trợ đồng bào các loại giống mới, cây con, và các giống vật nuôi như: trâu, bò thì dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, cuộc sống người dân được nâng cao, số hộ nghèo trong xã cũng được giảm rõ rệt. Từ khi thực hiện dự án thì người dân trang bị thêm kiến thức về sản xuất, đã góp phần quan trọng làm thay đổi tập tục canh tác cũ của người dân địa phương, giúp người dân khai thác tiềm năng đất vườn đồi rộng. Dự án đã làm tăng quyền tự quyết cho người dân địa phương trong việc xác định nội dung hỗ trợ. 10 2.2.6. Hạn chế khi thực hiện dự án Các giống hỗ trợ không đảm bảo chất lượng, không phù hợp với điều kiện nuôi trồng của địa phương. Thủ tục đầu tư phức tạp, cán bộ địa phương còn lúng túng trong việc lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, làm ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện dự án. Một số huyện chưa làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng đến các đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước; khảo sát, xét duyệt đối tượng thụ hưởng và kiểm tra dự án đang triển khai tại các xã chưa tốt. Dự án hỗ trợ PTSX cho nông dân ở một số địa phương còn chậm, nội dung hỗ trợ mang tính thời vụ, chưa được thực hiện kịp thời làm giảm hiệu quả đầu tư. Một số nội dung thuộc dự án thực hiện manh mún, bình quân chia đều, thậm chí lựa chọn sai đối tượng thụ hưởng. 2.2.6. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc thực hiện dự án Nhà giáo dục: SW sẽ tổ chức các chương trình tuyên truyền, tập huấn nhằm nâng cao nhận thức cuả người dân Người kết nối: Kết nối người dân tới chương trình, hỗ trợ người dân trong việc tìm kiếm các nguồn lực Người biện hộ: bảo vệ, giúp đỡ các hộ gia đình thuộc đối tượng nằm trong chương trình gặp khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động, tiếp cận với các chính sách. 2.2.7. Đề xuất, kiến nghị Tiếp tục thực hiện Dự án hỗ trợ PTSX giai đoạn 2015 - 2020 cho các thôn, tiếp tục phân cấp cho xã làm chủ dự án, nâng cao hơn nữa năng lực quản lý, điều hành của chính quyền cơ sở. Tổ chức các lớp tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ làm chủ đầu tư Dự án hỗ trợ PTSX, nâng cao năng lực thực hiện công việc cho cán bộ cấp xã; thường xuyên ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời trước các vướng mắc nảy sinh. Nguồn vốn giao thực hiện Chương trình 135 và một số nguồn vốn từ các chương trình khác cảu chính phủ không nên phân bổ nhiều đợt vì sẽ gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện tại cơ sở. Quá trình triển khai thực hiện Dự án hỗ trợ PTSX luôn nhận được sự quan tâm và chỉ đạo của UBND và các sở, ngành tỉnh do đó tiến độ thực hiện được triển khai kịp thời đến các đối tượng thụ hưởng trên địa bàn, đúng mục đích, đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở các thôn. C. Kết luận Xóa đói giảm nghèo là một quá trình thực hiện lâu dài song song với quá [...]...trình phát triển kinh tế Các chương trình cần được có sự quan tâm, giúp đỡ của các nguồn lực từ cộng đồng, nhà nước, các tổ chức chính phủ Thông qua đó người dân có điều kiện phát triển kinh tế, góp phần xây dựng một đất nước phát triển, vững mạnh hơn 11 . thiết ban đầu để thực hiện dự án. Cán bộ dự án 9 2.2.4. Năng lực các bên tham gia Đối tượng được thụ hưởng: Các hộ gia đình nghèo thuộc diện được hỗ trợ sẽ được hưởng các nguồn lực tùy theo điều. đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước; khảo sát, xét duyệt đối tượng thụ hưởng và kiểm tra dự án đang triển khai tại các xã chưa tốt. Dự án hỗ trợ PTSX cho nông dân ở một số địa phương. Ban quản lý dự án Trưởng ban: Chủ tịch UBND xã Phó ban: Cán bộ khuyến nông Thành viên: Các trưởng thôn, cán bộ văn hóa, chủ tịch hội phụ nữ xã, bí thư đoàn thanh niên. Nội dung các hoạt động