SKKN Làm thế nào để dạy tiết Kể chuyện lớp 1 đạt hiệu quả

6 414 0
SKKN Làm thế nào để dạy tiết Kể chuyện lớp 1 đạt hiệu quả

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “LÀM THẾ NÀO ĐỂ DẠY TIẾT KỂ CHUYỆN LỚP 1 ĐẠT HIỆU QUẢ" I) ĐẶT VẤN ĐỀ: Ở bậc tiểu học, các em học rất nhiều môn học, môn học nào cũng mang lại cho các em những kiến thức cơ bản. Tất cả các môn học các em đều thích, hoặc có em thích môn học hát nhạc, hay mỹ thuật. Nhưng qua nhiều năm dạy lớp 1, trong các môn học thì phần môn các em thích nhất là tiết kể chuyện. Để tiết kể chuyện đạt hiệu quả cao, em nào cũng hiểu được nội dung chuyện, thích thú, chăm chú lắng nghe nhớ và kể lại được nội dung câu chuyện. Bản thân tôi luôn vận dụng những kinh nghiệm dạy và luôn đổi mới phương pháp, tìm mọi biện pháp như: kết hợp cử chỉ, điệu bộ, giọng nói v.v II) CƠ SỞ LÝ LUẬN: Đất nước ta ngày càng phát triển. Ở lứa tuổi các em cũng phải được phát triển toàn diện về: đức, trí, lực, thể, mỹ. Trong đó cái đức và mỹ là cái đẹp mà không thể thiếu với các em học sinh. Nhất là học sinh tiểu học, qua chuyện kể các em đã thấy được cái xấu, cái tốt , phân biệt được thế nào là xấu, thế nào là tốt. Biết yêu cái đẹp, cái tốt. Vì vậy môn kể chuyện cũng góp phần giáo dục các em trở thành con người toàn diện. III) CƠ SỞ THỰC TIỄN: Được giảng dạy lớp 1 nhiều năm. Tôi nhận thấy trong tất cả các môn học thì môn kể chuyện là một trong những môn học mà các em yêu thích nhất. Các em rất thích nghe cô kể chuyện, hứng thú và chăm chú lắng nghe. Từ đó biết yêu, thương, ghét rõ ràng.Ghét người tham lam, độc ác, ích kỷ. Biết thế nào là thương yêu giúp đỡ người nghèo khó. Tuy nhiên các em chưa thể hiện lại được nội dung câu chuyện, chưa nêu lên được ý nghĩa của câu chuyện. IV) NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: Ở các môn học khác như: Toán, Tập đọc, Chính tả, Tự nhiên Xã hội, Đạo đức. Giáo viên cần năm những nội dung, mục tiêu, có đủ đồ dùng dạy học cộng với kiến thức truyền thụ của giáo viên, học sinh sẽ nắm được bài học. Nhưng riêng ở phân môn kể chuyện giáo viên phải cần có thêm cử chỉ, điệu bộ, giọng kể và tranh minh hoạ phù hợp với từng tình tiết, không gian câu chuyện. Như vậy sẽ tạo sự thích thú đối với các em từ đó thu hút được sự chú ý của các em nhiều hơn, các em say sưa nghe cô kể chuyện và câu chuyện sẽ đi sâu vào tâm hồn và tiềm thức các em hơn.  Về nội dung kể chuyện: Trước hết giáo viên phải thuộc chuyện, vì khi thuộc chuyện giáo viên mới thể hiện được cảm xúc, tính cách của nhân vật, không ngập ngừng, lúng túng khi kể không lệ thuộc vào sách, đây là một trong những điều ảnh hưởng đến hiệu quả của tiết kể chuyện. Tranh minh hoạ: Ngoài việc truyền đạt bằng lời nói, tranh minh hoạ rất cần thiết đối với tiết kể chuyện. Vì ở lứa tuổi các em nhũng hình ảnh đẹp, màu sắc đẹp sẽ giúp các em sẽ thích thú hơn khi nghe cô kể chuyện và nhớ lâu hơn.  Giọng nói của nhân vật: Đây là bước không thể thiếu được trong tiết kể chuyện, vì qua giọng nói của nhân vật sẽ giúp học sinh nắm được tính cách, tình cảm của nhân vật trong từng câu chuyện kể như: Hiền, dữ, vui, buồn, giận hờn. già, trẻ, hung ác hay kiêu ngạo thật thà hay dối trá mạnh mẽ hay yếu đuối v.v  Cử chỉ điệu bộ: Giúp học sinh tưởng tượng ra nhân vật đang đúng trước mình là như thế nào (dữ như con sói con hổ , độc ác như mụ phù thuỷ hoặc hiền như bà tiên v.v )  Câu hỏi gợi ý: Sau khi học sinh được nghe Giáo viên kể chuyện 2 lần (Ở lần 2 có kèm theo tranh minh hoạ ). Tiếp đến là yêu cầu học sinh kể lại truyện theo tranh, nhưng ít các em kể lại được, có thể và các em không mạnh dạn còn rụt rè, chưa tự tin. Vì vậy qua tranh các em chưa thể nào nêu lên được nội dung tranh mà phải cần có câu hỏi gợi ý của giáo viên, và giáo viên cần nêu lên đức tính của mỗi nhân vật trong câu chuyện. Vì vậy giáo viên phải chuẩn bị các câu hỏi gợi ý ngắn, gọn để học sinh nêu lên được nội dung của tranh.  Các bước chuẩn bị ở nhà: Điều quan trọng để thu hút các em nghe kể chuyện một cách say sưa là giáo viên phải thực hiện thao tác thật nhuần nhuyễn có lôgric như: điệu bộ, cách đưa tranh và lời kể phải thật phù hợp. Muốn vậy giáo viên phải tập kể trước ở nhà nhiều lần, kể theo cách đứng trước gương có như thế tiết kể chuyện mới đạt hiệu quả cao. Đây là một vài ví dụ: Ví dụ  : * Câu chuyện”Rùa và Thỏ”. - Tranh 2: Khi học sinh kể giáo viên có thể gợi ý cho học sinh:”Nghe Rùa trả lời, thái độ của Thỏ như thế nào ?” - Tranh 3: -Khi Rùa chạy, Thỏ nghĩ như thế nào ? - Tranh 4: -Khi nghĩ đến cuộc thi Thỏ thấy Rùa đang ở đâu ? - Thỏ có chạy kịp nữa không ? Cùng với gợi ý trên tôi còn đặt câu hỏi mang tính giáo dục và học tập như:”Các em thấy Rùa là người như thế nào ? Còn Thỏ thì sao? Chúng ta nên học tập bạn nào nhỉ ? Ví dụ  : Chuyện”Cô bé trùm khăn đỏ” Giáo viên phải giả giọng của chó Sói: giọng ồm ồm. - Cho học sinh biết con Sói hung ác như thế nào ? - Nhờ ai mà 2 bà cháu thoát chết. Ví dụ  : Câu chuyện:”Cây khế”. Ở tranh 1 Giáo viên gợi ý: - Ai có cây khế ? - Cây khế có quả như thế nào ? - Con chim lạ hứa gì với người em ? - Người em nghe lời chim thì ra sao ? Người em là người thế nào ? - Người anh có nghe lời chim khi lấy vàng không ? Người anh có phải là người tham lam không ? - Cuối cùng người anh ra sao ? * Chúng ta có nên tham lam không ? Đó là đức tính tốt hay xấu? Có đáng để chúng ta học tập không ? Ví dụ  : Chuyện Sóc và Nhím. Giáo viên có thể gợi ý: - Sóc và Nhím chơi với nhau như thế nào ? - Hai bạn thường làm gì cùng nhau ? - Khi trời lạnh giá thì điều gì xảy ra ? - Sóc gặp ai để hỏi Nhím ? - Sóc lo sợ điều gì ? - Khi nào Sóc gặp lại Nhím ? - Sóc đã biết thêm điều gì ? * Sóc và Nhím có phải là đôi bạn thân không ? Có thương yêu giúp đỡ nhau không ? Bạn thân thì phải đối xử với nhau như thế nào ? v.v V) KẾT QUẢ: Qua các hình thức dã thực hiện trên tôi nhận ra rằng:”Từ những ngày đầu năm học các em còn rụt rè, chưa mạnh dạn, chưa hoà đồng, nói ê a từng tiếng, thiếu tự tin không dám đưa tay trả lời bài. Đến nay qua các tiết kể các em càng nhận ra được cái xấu cái tốt rõ ràng hơn. Các em đã biết yêu cái đẹp, hoà đồng tập thể, biết thương yêu và giúp đỡ bạn bè trong lớp. Các em đã mạnh dạn hơn để kể đoạn chuyện. Có em còn kể tóm tắt được nội dung cả câu chuyện, có em còn nêu lên được nội dung câu chuyện và phân biệt được tính cách của từng nhân vật. VI) KẾT LUẬN: Việc kể chuyện cho học sinh tiểu học giúp các em có nhận thức đúng đắn trong quan hệ ứng xử với cộng đồng. Đây cũng chính là một công việc giáo dục đạo đức cho các em rất khó mà nhất là các em học sinh lớp một. Tuy nhiên với lòng yêu nghề cùng với tinh thần trách nhiệm và lương tâm của một nhà giáo:”Tất cả vì học sinh thân yêu”. Tôi luôn luôn nổ lực phấn đấu tìm tòi học hỏi: tìm trong sách báo, tài liệu: học ở bạn đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm hơn để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Qua từng tiết kể chuyện nhìn những đôi mắt xoe tròn lắng nghe cô kể chuyện, nghe từng câu trả lời. Khi các em tóm tắt nội dung câu chuyện còn ngập ngừng trên các đôi môi trẻ, lòng tôi bỗng vui hơn sau bao năm tháng dạy dỗ các em lớp một. Những hạt giống của đất nước đang đặt nặng trên đôi vai bằng chính bàn tay chăm sóc của chúng tôi: Bàn tay người gieo hạt mầm tốt cho tương lai tươi sáng của đất nước.Còn gì hạnh phúc hơn phải thế không các bạn. Với kinh nghiệm nhỏ bé tôi đã trình bày ở trên vẫn còn nhiều hạn chế trong công việc giảng dạy và truyền đạt môn kể chuyện cho học sinh lớp một. Song tôi vẫn hy vọng rằng nó đã giúp tôi có được tiết dạy tốt dành cho các em học sinh mà mình đã đặt tình cả thương đối với trẻ. Mong được sự giúp đỡ, góp ý của các đồng nghiệp. Cẩm Châu, Ngày 24 tháng 02 năm 2009 Người trình bày . thuật. Nhưng qua nhiều năm dạy lớp 1, trong các môn học thì phần môn các em thích nhất là tiết kể chuyện. Để tiết kể chuyện đạt hiệu quả cao, em nào cũng hiểu được nội dung chuyện, thích thú, chăm. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “LÀM THẾ NÀO ĐỂ DẠY TIẾT KỂ CHUYỆN LỚP 1 ĐẠT HIỆU QUẢ" I) ĐẶT VẤN ĐỀ: Ở bậc tiểu học, các em học rất nhiều môn học, môn học nào cũng mang lại cho các em những. bộ, cách đưa tranh và lời kể phải thật phù hợp. Muốn vậy giáo viên phải tập kể trước ở nhà nhiều lần, kể theo cách đứng trước gương có như thế tiết kể chuyện mới đạt hiệu quả cao. Đây là một vài

Ngày đăng: 13/04/2015, 15:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan