1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài 11 Design and develope an embedded computer

44 802 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 805,81 KB

Nội dung

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG KHOA QUỐC TẾ VÀ SAU ĐẠI HỌC  Đề tài 11 Design and develope an embedded computer Giảng Viên hướng dẫn: Tiến sĩ Phạm Văn Cường Học viên: Đỗ Trường Giang Hà Trường Giang Nguyễn Văn Thái Hà Nội, Tháng 12 Năm 2014 Tài liệu tham khảo  [1] : Bài giảng Kiến Trúc Máy Tính tiến sĩ Phạm Văn Cường (Học viện công nghệ bưu chính viễn thông)  [2] : Bài giảng Kiến Trúc Máy Tính Tiến sĩ Hoàng Xuân Dậu(Học viện bưu chính viễn thông)  [3 ] : Giáo trình kiến trúc máy tính và vi xử lý GS.TSKH Nguyễn Ngọc Thành (Đại học Bách Khoa Wroclaw Ba Lan)  [4] : Giáo trình Nguyễn Nam Trung. Cấu trúc máy Vi tính và Thiết bị ngoại vi. Nhà XB Khoa học Kỹ thuật.2000.  [5] : Đặng Thành Phu. Turbo Assembler và Ứng dụng. Nhà XB Khoa học và Kỹ thuật. 1998.  [6] Bài tiểu luận có sử dụng một số tài liệu từ internet A. GIỚI THIỆU Ngày nay với sự phát triên mạnh mẽ của tự động hóa. Việc ứng dụng lập chương trình cho các vi điều khiển (Micro controller) bên trong các thiết bị điện tử, điện tử dân dụng, công nghiệp cho việc hoạt động tự động các máy móc và thiết bị đã ngày trở nên rất cấp thiết và là thành phần không thể thiếu đối với các hệ thống hoạt động thông minh. Bộ vi điều khiển, là mạch tích hợp trên một chíp có thể lập trình được, dùng để điều khiển hoạt động của một hệ thống. Theo các tập lệnh của người lập trình, bộ vi điều khiển tiến hành đọc, lưu trữ thông tin, xử lý thông tin, đo thời gian và tiến hành đóng mở một cơ cấu nào đó. Để làm sáng tỏ việc vi điều khiển hoạt động điều khiển các thiết bị khác thế nào, chương trình viết và nạp vào nó ra sao, thì trong giới hạn bài tiểu luận này chúng em ứng dụng việc viết chương trình ASM cho vi điều khiển nhằm điều khiển hệ thống đèn LED hoạt động theo một chương trình được lập trình cụ thể theo ý muốn của nhóm. B. NỘI DUNG I. Tìm hiểu Vi điều khiển AT89S52: 1. Thông tin chung về sản phẩm: Họ vi điều khiển 8 bit Tần số hoạt động : 33 Mhz Bộ nhớ :8 Kb Flash, 256 Bytes SRAM Timer/Counter : 3 bộ 16 bit Giao diện kết nối : USART Lập trình qua giao diện ISP 32 Cổng I/O lập trình được Kiểu chân : PDIP40, TQFP44, PLCC441. 2. Tổng quan về 89S52 AT89S52 là họ IC vi điều khiển do hãng Atmel sản xuất. Các sản phẩm AT89S52 thích hợp cho những ứng dụng điều khiển. Việc xử lý trên byte và các toán số học ở cấu trúc dữ liệu nhỏ được thực hiện bằng nhiều chế độ truy xuất dữ liệu nhanh trên RAM nội. Tập lệnh cung cấp một bảng tiện dụng của những lệnh số học 8 bit gồm cả lệnh nhân và lệnh chia. Nó cung cấp những hổ trợ mở rộng trên chip dùng cho những biến một bit như là kiểu dữ liệu riêng biệt cho phép quản lý và kiểm tra bit trực tiếp trong hệ thống điều khiển. AT89S52 cung cấp những đặc tính chuẩn như: 8 KByte bộ nhớ chỉ đọc có thể xóa và lập trình nhanh (EPROM), 128 Byte RAM, 32 đường I/O, 3 TIMER/COUNTER 16 Bit, 5 vectơ ngắt có cấu trúc 2 mức ngắt, một Port nối tiếp bán song công, 1 mạch dao động tạo xung Clock và bộ dao động ON-CHIP. Các đặc điểm của chip AT89S52 được tóm tắt như sau:  8 KByte bộ nhớ có thể lập trình nhanh, có khả năng tới 1000 chu kỳ ghi/xoá  Tần số hoạt động từ: 0Hz đến 24 MHz  3 mức khóa bộ nhớ lập trình  3 bộ Timer/counter 16 Bit  128 Byte RAM nội.  4 Port xuất /nhập I/O 8 bit.  Giao tiếp nối tiếp.  64 KB vùng nhớ mã ngoài  64 KB vùng nhớ dữ liệu ngoại.  4 s cho hoạt động nhân hoặc chia Sơ đồ khối của AT89S52 AT89S52 3. Sơ đồ chân 89S52 Mặc dù các thành viên của họ 8051(ví dụ 8751, 89S52, 89C51, DS5000) đều có các kiểu đóng vỏ khác nhau, chẳng hạn như hai hàng chân DIP (Dual In-Line Pakage), dạng vỏ dẹt vuông QPF (Quad Flat Pakage) và dạng chip không có chân đỡ LLC (Leadless Chip Carrier) thì chúng đều có 40 chân cho các chức năng khác nhau như vào ra I/O, đọc RD , ghi WR , địa chỉ, dữ liệu và ngắt. Cần phải lưu ý một số hãng cung cấp một phiên bản 8051 có 20 chân với số cổng vào ra ít hơn cho các ứng dụng yêu cầu thấp hơn. Tuy nhiên vì hầu hết các nhà phát triển sử dụng chíp đóng vỏ 40 chân với hai hàng chân DIP nên ta chỉ tập trung mô tả phiên bản này. 3.1 Chức năng của các chân 89S52 Port 0: từ chân 32 đến chân 39 (P0.0 _P0.7). Port 0 có 2 chức năng: trong các thiết kế cỡ nhỏ không dùng bộ nhớ mở rộng nó có chức năng như các đường IO, đối với thiết kế lớn có bộ nhớ mở rộng nó được kết hợp giữa bus địa chỉ và bus dữ liệu. Port 1: từ chân 1 đến chân 9 (P1.0 _ P1.7). Port 1 là port IO dùng cho giao tiếp với thiết bị bên ngoài nếu cần. Port 2: từ chân 21 đến chân 28 (P2.0 _P2.7). Port 2 là một port có tác dụng kép dùng như các đường xuất/nhập hoặc là byte cao của bus địa chỉ đối với các thiết bị dùng bộ nhớ mở rộng. Port 3: từ chân 10 đến chân 17 (P3.0 _ P3.7). Port 3 là port có tác dụng kép. Các chân của port này có nhiều chức năng, có công dụng chuyển đổi có liên hệ đến các đặc tính đặc biệt của 89S52 như ở bảng sau: Bit Tên Chức năng chuyển đổi P3.0 P3.1 P3.2 P3.3 P3.4 P3.5 P3.6 P3.7 RXD TXD INT0 INT1 T0 T1 WR RD Ngõ vào dữ liệu nối tiếp. Ngõ xuất dữ liệu nối tiếp. Ngõ vào ngắt cứng thứ 0. Ngõ vào ngắt cứng thứ 1. Ngõ vào TIMER/ COUNTER thứ 0. Ngõ vào của TIMER/ COUNTER thứ 1. Tín hiệu ghi dữ liệu lên bộ nhớ ngoài. Tín hiệu đọc bộ nhớ dữ liệu ngoài. PSEN (Program store enable): PSEN là tín hiệu ngõ ra có tác dụng cho phép đọc bộ nhớ chương trình mở rộng và thường được nối đến chân OE của Eprom cho phép đọc các byte mã lệnh. PSEN ở mức thấp trong thời gian 89S52 lấy lệnh. Các mã lệnh của chương trình được đọc từ Eprom qua bus dữ liệu, được chốt vào thanh ghi lệnh bên trong 89S52 để giải mã lệnh. Khi 89S52 thi hành chương trình trong ROM nội, PSEN ở mức cao. ALE (Address Latch Enable): Khi 89S52 truy xuất bộ nhớ bên ngoài, Port 0 có chức năng là bus địa chỉ và dữ liệu do đó phải tách các đường dữ liệu và địa chỉ. Tín hiệu ra ALE ở chân thứ 30 dùng làm tín hiệu điều khiển để giải đa hợp các đường địa chỉ và dữ liệu khi kết nối chúng với IC chốt. Tín hiệu ở chân ALE là một xung trong khoảng thời gian port 0 đóng vai trò là địa chỉ thấp nên chốt địa chỉ hoàn toàn tự động. EA (External Access): Tín hiệu vào EA (chân 31) thường được mắc lên mức 1 hoặc mức 0. Nếu ở mức 1, 89S52 thi hành chương trình từ ROM nội. Nếu ở mức 0, 89S52 thi hành chương trình từ bộ nhớ mở rộng. Chân EA được lấy làm chân cấp nguồn 21V khi lập trình cho Eprom trong 89S52. RST (Reset): Khi ngõ vào tín hiệu này đưa lên mức cao ít nhất 2 chu kỳ máy, các thanh ghi bên trong được nạp những giá trị thích hợp để khởi động hệ thống. Khi cấp điện mạch phải tự động reset. Các giá trị tụ và điện trở được chọn là: R 1 =10, R 2 =220, C=10 F. Các ngõ vào bộ dao động X1, X2: Bộ tạo dao động được tích hợp bên trong 89S52. Khi sử dụng 89S52, người ta chỉ cần nối thêm thạch anh và các tụ. Tần số thạch anh tùy thuộc vào mục đích của người sử dụng, giá trị tụ thường được chọn là 33p. 3.2 Tổ chức bộ nhớ bên trong AT89S52 Bộ nhớ trong 89S52 bao gồm ROM và RAM. RAM trong 89S52 bao gồm nhiều thành phần: phần lưu trữ đa dụng, phần lưu trữ địa chỉ hóa từng bit, các bank thanh ghi và các thanh ghi chức năng đặc biệt. AT89S52 có bộ nhớ được tổ chức theo cấu trúc Harvard: có những vùng bộ nhớ riêng biệt cho chương trình và dữ liệu. Chương trình và dữ liệu có thể chứa bên trong 89S52 nhưng 89S52 vẫn có thể kết nối với 64K byte bộ nhớ chương trình và 64K byte dữ liệu bên ngoài. RAM bên trong AT89S52 được phân chia như sau:  Các bank thanh ghi có địa chỉ từ 00H đến 1FH.  RAM địa chỉ hóa từng bit có địa chỉ từ 20H đến 2FH.  RAM đa dụng từ 30H đến 7FH.  Các thanh ghi chức năng đặc biệt từ 80H đến FFH 3.2.1. RAM đa dụng RAM đa dụng có địa chỉ từ 30h – 7Fh có thể truy xuất mỗi lần 8 bit bằng cách dùng chế độ định địa chỉ trực tiếp hay gián tiếp. Các vùng địa chỉ thấp từ 00h – 2Fh cũng có thể sử dụng cho mục đích như trên, ngoài các chức năng đặc biệt được đề cập ở phần sau. a. RAM có thể định địa chỉ bit Vùng địa chỉ từ 20h -2Fh gồm 16 byte có thể thực hiện như vùng RAM đa dụng (truy xuât mỗi lần 8 bit) hay thực hiện truy xuất mỗi lần 1 bit bằng các lệnh xử lý bit. b. Các bank thanh ghi Vùng địa chỉ 00h – 1Fh được chia thành 4 bank thanh ghi: bank 0 từ 00h – 07h, bank 1 từ 08h – 0Fh, bank 2 từ 10h – 17h và bank 3 từ 18h – 1Fh. Các bank thanh ghi này được đại diện bằng các thanh ghi từ R0 đến R7. Sau khi khởi động thì hệ thống bank 0 được chọn sử dụng. Do có 4 bank thanh ghi nên tại một thời điểm chỉ có một bank thanh ghi được truy xuất bởi các thanh ghi R0 đến R7. Viêc thay đổi bank thanh ghi được thực hiện thông qua thanh ghi từ trạng thái chương trình (PSW). c. Các thanh ghi có chức năng đặc biệt Các thanh ghi trong 89S52 được định dạng như một phần của RAM trên chip vì vậy mỗi thanh ghi sẽ có một địa chỉ (ngoại trừ thanh ghi bộ đếm chương trình và thanh ghi lệnh vì các thanh ghi này hiếm khi bị tác động trực tiếp). Cũng như R0 đến R7, 89S52 có 21 thanh ghi có chức năng đặc biệt (SFR: Special Function Register) ở vùng trên của RAM nội từ địa chỉ 80H đến 0FFH. Sau đây là một vài thanh ghi đặc biệt thường được sử dụng: d. Thanh ghi trạng thái chương trình (PSW: Program Status Word) BIT SYMBO L ADDRES S DESCRIPTION PSW.7 CY D7H Cary Flag PSW.6 AC D6H Auxiliary Cary Flag PSW.5 F0 D5H Flag 0 PSW4 RS1 D4H Register Bank Select 1 PSW.3 RS0 D3H Register Bank Select 0 00=Bank 0; address 00H07H 01=Bank 1; address 08H0FH 10=Bank 2; address 10H17H 11=Bank 3; address 18H1FH PSW.2 OV D2H Overlow Flag PSW.1 - D1H Reserved PSW.0 P DOH Even Parity Flag e. Chức năng từng bit trạng thái chương trình - Cờ Carry CY (Carry Flag):Cờ nhớ thường nó được dùng cho các lệnh toán học: C =1 nếu phép toán cộng có sự tràn hoặc phép trừ có mượn và ngược lại C = 0 nếu phép toán cộng không tràn và phép trừ không có mượn. - Cờ Carry phụ AC (Auxiliary Carry Flag): Khi cộng những giá trị BCD (Binary Code Decimal), cờ nhớ phụ AC được set nếu kết quả 4 bit thấp nằm trong phạm vi điều khiển 0AH - 0FH. Ngược lại AC = 0 - Cờ 0 (Flag 0): Cờ 0 (F0) là 1 bit cờ đa dụng dùng cho các ứng dụng của người dùng. - Những bit chọn bank thanh ghi truy xuất: RS1 và RS0 quyết định dãy thanh ghi tích cực. Chúng được xóa sau khi reset hệ thống và được thay đổi bởi phần mềm khi cần thiết. Tùy theo RS1, RS0 = 00, 01, 10, 11 sẽ được chọn Bank tích cực tương ứng là Bank 0, Bank1, Bank2 và Bank3. - Cờ tràn OV (Over Flag): Cờ tràn được set sau một hoạt động cộng hoặc trừ nếu có sự tràn toán học. - Bit Parity (P): Bit tự động được set hay Clear ở mỗi chu kỳ máy để lập Parity chẵn với thanh ghi A. Sự đếm các bit 1 trong thanh ghi A cộng với RS1 RS0 BANK 0 0 0 0 1 1 1 0 2 1 1 3 bit Parity luôn luôn chẵn. Ví dụ A chứa 10101101B thì bit P set lên một để tổng số bit 1 trong A và P tạo thành số chẵn. Bit Parity thường được dùng trong sự kết hợp với những thủ tục của Port nối tiếp để tạo ra bit Parity trước khi phát đi hoặc kiểm tra bit Parity sau khi thu. 3.2.2. Thanh ghi TIMER Vi Điều Khiển 89S52 có 3 timer 16 bit, mỗi timer có bốn cách làm việc. Người ta sử dụng các timer để: o Định khoảng thời gian. o Đếm sự kiện. o Tạo tốc độ baud cho port nối tiếp trong 89S52. Trong các ứng dụng định khoảng thời gian, người ta lập trình timer ở những khoảng đều đặn và đặt cờ tràn timer. Cờ được dùng để đồng bộ hóa chương trình để thực hiện một tác động như kiểm tra trạng thái của các ngõ vào hoặc gửi sự kiện ra các ngõ ra. Các ứng dụng khác có thể sử dụng việc tạo xung nhịp đều đặn của timer để đo thời gian trôi qua giữa hai sự kiện (ví dụ đo độ rộng xung). 3.2.3. Thanh ghi ngắt (INTERRUPT) Một ngắt là sự xảy ra một điều kiện, một sự kiện mà nó gây ra treo tạm thời thời chương trình chính trong khi điều kiện đó được phục vụ bởi một chương trình khác. Các ngắt đóng một vai trò quan trọng trong thiết kế và cài đặt các ứng dụng vi điều khiển. Chúng cho phép hệ thống đáp ứng bất đồng bộ với một sự kiện và giải quyết sự kiện đó trong khi một chương trình khác đang thực thi. - Tổ chức ngắt của 89S52: Có 5 nguồn ngắt ở 89S52: 2 ngắt ngoài, 2 ngắt từ timer và 1 ngắt port nối tiếp. Tất cả các ngắt theo mặc nhiên đều bị cấm sau khi reset hệ thống và được cho phép từng cái một bằng phần mềm. Mức độ ưu tiên của các ngắt được lưu trong thanh ghi IP (Interrupt Priority) hay nói cách khác thanh ghi IP cho phép chọn mức ưu tiên cho các ngắt (giá trị thanh ghi IP khi reset là 00h). [...]... DS CLR P2.1 ; chan SH NOP SETB P2.1; Chan ST DJNZ R7,LAP ; tao vog lap CLR P2.2 ; mo chan ST xuat ra ngoai NOP SETB P2.2 CALL DELAY MOV P0,#00H; SET BIT SANG MOV P1,#00H MOV P3,#00H MOV P2,#0000 0111 B MOV R7,#32 LAP1: CLR P2.0 ; CLR P2.1 NOP SETB P2.1 CLR P2.2 NOP SETB P2.2 CALL DELAY DJNZ R7,LAP1 MOV P0,#0FFH; SET BIT TAT MOV P1,#0FFH MOV P3,#0FFH MOV P2, #111 11000B RET ; -CHOP TAT -CTC2:... đầu ra song song QA…QHChân SCLR dùng để xóa thanh ghi dịch, nếu SCLR ở mức thấp, nội dung của thanh ghi dịch sẽ bị xóa - Khi trong thanh ghi dịch đã đủ 8 bít mà đưa thêm vào bít thứ 9 thì bít đầu tiên sẽ bị đẩy ra đầu ra QH’ và bít thứ 9 sẽ nhảy vào thanh ghi dịch C Chương trình đèn led demo Sơ đồ khối của mạch điều khiển 1 Mạch tạo sung Sử dụng thạch anh X1 Có tần số là 12 Mhz 2 Mạch Reset Tác động... cc11 của 89c52 nối với các Led xếp thành hình trái tin nhỏ Chương Trình điều khiển: Dùng chương trình M-IDE Studio 5.1 làm phần mềm soạn thảo và biên dịch chương trình - Chương trình: mod51 ORG 00H MAIN: CALL CTC1 CALL CTLED1 CALL CTC2 CALL CTC3 CALL CTLED2 CALL CTC4 CALL CTC5 CALL CTC6 CALL CTC7 CALL CTC8 JMP MAIN ; SANG DAN LEN -CTC1: MOV R7,#32 LAP: SETB P2.0 ; chan DS CLR P2.1 ; chan... từ thấp lên cao trên chân SCK (chân 11) Khi đó bít dữ liệu này sẽ được dịch vào trong thanh ghi dịch (8-stage shift register) - Khi dịch đủ 8 bít và có 1 xung từ thấp lên cao trên chân RCK (chân 12) thì 8 bít dữ liệu sẽ được chốt vào thanh ghi chứa (8-bit storage register) Đồng thời 8 bít dữ liệu này vẫn tồn tại trong thanh ghi dịch - Khi dữ liệu đã được chốt vào thanh ghi chứa mà chân G (chân 13) ở... RET ; SANG CHAY 4 LED -CTC5: MOV R7,#32 LAP8: SETB P2.0 CLR P2.1 NOP SETB P2.1 DJNZ R7,LAP8 CLR P2.2 NOP SETB P2.2 CALL DELAY MOV R7,#4 LAP9: CLR P2.0 CLR P2.1 NOP SETB P2.1 DJNZ R7,LAP9 CLR P2.2 NOP SETB P2.2 CALL DELAY MOV R7,#31 LAP10: SETB P2.0 CLR P2.1 NOP SETB P2.1 CLR P2.2 NOP SETB P2.2 CALL DELAY DJNZ R7,LAP10 RET ; SANG DAN 8 LED -CTC6: MOV R7,#32 LAP11: SETB P2.0... ngắt từ Timer 1 IE.2 EX1 AAH Cho phép ngắt ngoài 1 IE.1 ET0 A9H Cho phép ngắt từ Timer 0 IE.0 EX0 A8H Cho phép ngắt ngoài 0 Tóm tắt thanh ghi IE - Các cờ ngắt: Khi điều kiện ngắt xảy ra thì ứng với từng loại ngắt mà loại cờ đó được đặt lên mức cao để xác nhận ngắt Ngắt Cờ Thanh ghi SFR và vị trí bit Bên ngoài 0 IE0 TCON.1 Bên ngoài 1 IE1 TCON.3 Timer 1 TF1 TCON.7 Timer 0 TF0 TCON.5 Port nối tiếp TI SCON.1... P2.2 CALL DELAY DJNZ R6,LOOP RET ; -SANG SO LE CTC3: MOV R6,#3 AA: MOV R7,#16 LAP4: SETB P2.0 CLR P2.1 NOP SETB P2.1 CLR P2.0 CLR P2.1 NOP SETB P2.1 CLR P2.2 NOP SETB P2.2 CALL DELAY DJNZ R7,LAP4 MOV R7,#16 LAP5: CLR P2.0 CLR P2.1 NOP SETB P2.1 SETB P2.0 CLR P2.1 NOP SETB P2.1 CLR P2.2 NOP SETB P2.2 CALL DELAY DJNZ R7,LAP5 DJNZ R6,AA RET ; SANG CHAY 1 LED -CTC4: MOV R7,#32 LAP6:... (=0) tại ngắt ngoài 0 Tóm tắt thanh ghi IP  Nếu 2 ngắt xảy ra đồng thời thì ngắt nào có nào có mức ưu tiên cao hơn sẽ được phục vụ trước  Nếu 2 ngắt xảy ra đồng thời có cùng mức ưu tiên thì thứ tự ưu tiên được thực hiện từ cao đến thấp như sau: ngắt ngoài 0 – timer 0 – ngắt ngoài 1 – timer 1 – cổng nối tiếp – timer 2  Nếu chương trình của một ngắt có mức ưu tiên thấp đang chạy mà có một ngắt xảy ra... R7,#8 LAP19: CLR P2.0 CLR P2.1 NOP SETB P2.1 DJNZ R7,LAP19 CLR P2.2 NOP SETB P2.2 CALL DELAYLON RET ; SANG DON 8 LED CTC8: CALL CTCD CALL CTCC CALL CTCB CALL CTCA CALL CTCAD CALL CTCAC CALL CTCAB CALL CTCABD CALL CTCABC CALL CTCABCD RET ; -CAC CTC PHUC VU CHO HIEU UNG SANG DON -CTCA: MOV R7,#8 LAP20: CLR P2.0 CLR P2.1 NOP SETB P2.1 DJNZ R7,LAP20 CLR P2.2 NOP SETB P2.2 MOV R7,#24... có một ngắt xảy ra với mức ưu tiên cao hơn thì chương trình này tạm dừng để chạy một chương trình khác có mức ưu tiên cao hơn Cho phép và cấm ngắt: Mỗi nguồn ngắt được cho phép hoặc cấm ngắt qua một thanh ghi chức năng đặt biệt có định địa chỉ bit IE (Interrupt Enable: cho phép ngắt) ở địa chỉ A8H Bit Ký hiệu Địa chỉ bit Mô tả IE.7 EA AFH Cho phép / Cấm toàn bộ IE.6 _ AEH Không được mô tả IE.5 ET2 ADH . HỌC  Đề tài 11 Design and develope an embedded computer Giảng Viên hướng dẫn: Tiến sĩ Phạm Văn Cường Học viên: Đỗ Trường Giang Hà Trường Giang Nguyễn Văn Thái Hà Nội, Tháng 12 Năm 2014 Tài liệu. bit. b. Các bank thanh ghi Vùng địa chỉ 00h – 1Fh được chia thành 4 bank thanh ghi: bank 0 từ 00h – 07h, bank 1 từ 08h – 0Fh, bank 2 từ 10h – 17h và bank 3 từ 18h – 1Fh. Các bank thanh ghi này. bằng các thanh ghi từ R0 đến R7. Sau khi khởi động thì hệ thống bank 0 được chọn sử dụng. Do có 4 bank thanh ghi nên tại một thời điểm chỉ có một bank thanh ghi được truy xuất bởi các thanh ghi

Ngày đăng: 12/04/2015, 14:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w