1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biểu diễn tri thức bằng Ontology

29 825 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 2,61 MB

Nội dung

MỤC LỤC 1 GIỚI THIỆU 1 2 CÁC KHÁI NIỆM 1 2.1 Bản thể (Ontology) 1 2.2 Logic mô tả 5 3 ỨNG DỤNG CỦA ONTOLOGY 6 3.1 Mạng ngữ nghĩa 6 3.2 Hệ chuyên gia 8 3.3 Lập trình hướng đối tượng 9 4 PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ONTOLOGY 10 5 NGÔN NGỮ OWL DL 13 6 CÔNG CỤ PROTÉGÉ 16 7 XÂY DỰNG CƠ SỞ TRI THỨC Y KHOA BẰNG ONTOLOGY 18 7.1 Mục tiêu 18 7.2 Thông tin kỹ thuật 19 7.3 Các khái niệm chủ yếu 19 7.4 Định nghĩa các quan hệ 21 7.5 Biểu diễn luật 22 8 TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 25 9 TÀI LIỆU THAM KHẢO 26 DANH SÁCH HÌNH ẢNH Hình 1: Mô hình Ontology về bánh pizza _________________________________________ 3 Hình 2: Mô hình Ontology lĩnh vực _____________________________________________ 4 Hình 3: Một mô hình mạng ngữ nghĩa ___________________________________________ 7 Hình 4: Mạng ngữ nghĩa dùng để giải toán tam giác _________________________________ 8 Hình 5: Không thể hiện thực Ontology dưới dạng ma trận liên kết _______________________ 9 Hình 6: Siêu mô hình của một Ontology cài đặt bằng hướng đối tượng ___________________ 10 Hình 7: Kiến trúc của một ứng dụng Ontology ____________________________________ 13 Hình 8: Khung ứng dụng Jena hỗ trợ phát triển ứng dụng Ontology. ____________________ 16 Hình 9: Giao diện của công cụ Protégé _________________________________________ 17 Hình 10: Các chức năng chính của MedicKBase __________________________________ 19 Hình 12: Quan hệ giữa bệnh và tình huống ______________________________________ 21 Hình 11: Các phân hệ chính trong MedicKBase ___________________________________ 21 Hình 13: Luồng suy diễn của MedicKBase _______________________________________ 23 Hình 14: Sơ đồ xử lý nghẹt thở _______________________________________________ 24 Hình 15: Các luật của Khái niệm Thúc vào bụng với người lớn ________________________ 25 DANH SÁCH BẢNG BIỂU Bảng 1: Các mô tả thuộc tính của OWL _________________________________________ 14 Bảng 2: Các mô tả thuộc tính lớp của OWL ______________________________________ 14 Bảng 3: Các tiên đề và sự kiện của OWL ________________________________________ 15 Bảng 4: Thống kê người dùng tại website Protege _________________________________ 18 Biểu diễn tri thức bằng Ontology Dương Hoàng Thanh GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm Trang 1 1 GIỚI THIỆU Ngày nay, với sự bùng nổ thông tin, nhất là thông tin trên web đang được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Thế nhưng máy tính hiện nay chỉ có tác dụng nhận và hiển thị thông tin chứ không có khả năng đọc và hiểu được thông tin. Do vậy, việc tìm kiếm, tách chiết, lập luận để đưa ra tri thức cần thiết càng ngày càng khó khăn. Năm 1998, Tim Berners-Lee đã đề xuất ra web ngữ nghĩa (Semantic web), một sự phát triển của web hiện tại. Theo ông, web ngữ nghĩa ra đời sẽ khắc phục được những nhược điểm quan trong của web hiện tại, làm cho máy tính có thể hiểu thông tin trên web và như thế việc xử lý thông tin trên web trở nên thuận lợi và chính xác hơn. Cũng theo ông, nền tảng cơ bản của web ngữ nghĩa là Ontology. Trong một vài năm gần đây, việc áp dụng ontology như một hình thức biểu diễn tri thức trong các lĩnh vực ứng dụng khác nhau đã có những bước tiến quan trọng. Ontology mô tả không chỉ khái niệm và thuộc tính mà còn cung cấp các quan hệ cũng như các tiên đề phục vụ cho việc suy luận. Ontology có rất nhiều lợi thế như cho phép thêm ngữ nghĩa vào dữ liệu, quản lý và cập nhật tri thức, tích hợp dữ liệu cũng như tái sử dụng các thành phần dễ dàng hơn. Nhờ đó, ontology là mô tả chính thức của một số bộ từ vựng chuyên môn. Công dụng quan trọng nhất của ontology là biểu diễn tri thức. Ontology đã được sử dụng thành công trong các hệ thống chuyên gia, mạng ngữ nghĩa… Do hình thức lý thuyết là logic mô tả, ontology có lợi thế cả về diễn đạt ngữ nghĩa lẫn cơ chế suy luận. Mục tiêu của bài thu hoạch này là tiếp cận các kiến thức về ontology, cũng như ngôn ngữ OWL (Ontology Web Language), từ đó xây dựng thử nghiệm một hệ cơ sở tri thức về lĩnh vực y khoa. 2 CÁC KHÁI NIỆM 2.1 Bản thể (Ontology) Việc biểu diễn tri thức và lập luận là vấn đề then chốt cho quá trình xử lý thông tin tự động trong các hệ thống thông minh. Trong thời gian gần đây, một vấn đề quan trọng đã và đang được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đó là biểu diễn và xử lý tri thức trên Web. Năm 1998, Tim Berners-Lee đã nghiên cứu và phát triển Semantic web (web ngữ nghĩa), theo cách này các trang web không chỉ thực hiện chức năng nhận và hiển thị thông tin mà còn có khả năng tự động trích rút thông tin, truy vấn, lập luận trong cơ sở tri thức để có thể cho ra các thông tin một cách Biểu diễn tri thức bằng Ontology Dương Hoàng Thanh GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm Trang 2 tự động, chính xác. Năm 2003, F, Baader đã phát triển logic mô tả (Description Logic – DLs) và xem nó như là ngôn ngữ biểu diễn cho tri thức trên web ngữ nghĩa. Từ đó việc nghiên cứu quá trình biểu diễn và lập luận trong web ngữ nghĩa được quan tâm tuy nhiên chỉ dừng lại đối với tri thức chắc chắn. Năm 2006, Umberto Straccia dựa vào nền tảng của logic mô tả và lý thuyết tập mờ của Zadeh (đưa ra năm 1965) đã đưa ra logic mô tả mờ (Fuzzy Description Logic) ) nhằm phục vụ cho việc xử lý tri thức không chắc chắn trên web ngữ nghĩa. Ontology là một thuật ngữ mượn từ triết học nhằm chỉ khoa học mô tả các loại thực thể trong thế giới thực và cách chúng liên kết với nhau. Trong khoa học máy tính, một cách khái quát, Ontology là "một biểu diễn của sự khái niệm hoá chung được chia sẻ" của một miền nhất định. Nó cung cấp một bộ từ vựng chung bao gồm các khái niệm, các thuộc tính quan trọng và các định nghĩa về các khái niệm và các thuộc tính này. Ngoài bộ từ vựng, Ontology còn cung cấp các ràng buộc, đôi khi các ràng buộc này được coi như các giả định cơ sở về ý nghĩa mong muốn của bộ từ vựng, nó được sử dụng trong một miền mà có thể được giao tiếp giữa người và các hệ thống ứng dụng phân tán khác. Định nghĩa 1: Thông thường, ontology được định nghĩa như một cấu trúc bao gồm những thành phần sau (Gruber 1993; Fensel 2001):  C – tập các khái niệm (Concept);  I – tập các thể hiện của khái niệm;  R – tập các quan hệ hai ngôi được định nghĩa trên C;  Z – tập các tiên đề, là các công thức logic biểu diễn các ràng buộc toàn vẹn trong tập các thể hiện và khái niệm. Định nghĩa 2: Một ontology là một bộ tứ O = (C, P, R, A), trong đó:  C là một tập các khái niệm được định nghĩa trong một miền. Một khái niệm thường được xem như một lớp của ontology.  P là một tập các thuộc tính. Một thuộc tính p ∈ P được định nghĩa như một thể hiện của một quan hệ ba ngôi có dạng p(c, v, f), trong đó c ∈ C là một khái niệm ontology, v là một giá trị thuộc tính gắn với c và f định nghĩa các mặt giới hạn trên v. Một vài mặt giới hạn bao gồm loại (f t ), lực lượng (f c ) và phạm vi (f r ). Mặt giới hạn f t có thể là bất kỳ kiểu dữ liệu nào được hỗ trợ bởi trình soạn thảo ontology, ví dụ như f t ∈ {boolean, integer, float, string, symbol, instance, class, …}. Mặt giới hạn lực lượng f c định nghĩa Biểu diễn tri thức bằng Ontology Dương Hoàng Thanh GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm Trang 3 cận trên và cận dưới của số lượng giá trị thuộc tính. Mặt giới hạn phạm vi f r chỉ định một phạm vi các giá trị có thể gán cho thuộc tính.  R = {r | r  C × C × R t } là một tập các quan hệ ngữ nghĩa hai ngôi được định nghĩa giữa các khái niệm trong C. R t = {một-một, một-nhiều, nhiều- nhiều} là tập các kiểu quan hệ.  A là một tập các tiên đề. Mỗi tiên đề là một chân lý hoặc luật suy diễn. Pizza Pizza topping Pizza base Vegetarian Pizza Vegetable topping Deep dish base Margherita Pizza Tomato topping Cheese topping Regular base Spicy Beef Pizza Mozzarella topping Is part of Is part of Is a Is a Is a Is a Is a Is a Is a Is part of Is part of Is a Is a Hình 1: Mô hình Ontology về bánh pizza Ontology lĩnh vực: Một Ontology lĩnh vực mô hình hóa một lĩnh vực chuyên môn, hay một phần của thế giới. Ontology lĩnh vực thể hiện những ý nghĩa riêng của các vấn đề khi áp dụng vào lĩnh vực đó. Ví dụ, từ “card” có nhiều rất nghĩa. Một ontology chuyên về bài pocker sẽ mô phỏng nghĩa “playing card” (lá bài) của thế giới, trong khi một ontology lĩnh vực về máy tính lại mô phỏng ý nghĩa “puched card” (thẻ đục lỗ) và “video card” (card màn hình). Định nghĩa 3: Một Ontology lĩnh vực định nghĩa một tập các thuật ngữ gọi là khái niệm. Các mối quan hệ giữa những khái niệm này diễn tả một thế giới mục tiêu. Biểu diễn tri thức bằng Ontology Dương Hoàng Thanh GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm Trang 4 Ontology lĩnh vực được định nghĩa qua bốn tầng, bao gồm tầng lĩnh vực, tầng phân hệ, tầng sự kiện, và tầng chứa các lớp. Một ontology miền thể hiện một tên miền của một ontology và bao gồm nhiều phân hệ khác nhau được định nghĩa bởi các chuyên gia trong lĩnh vực. Mỗi phân hệ được tổ hợp bới các tập sự kiện, kế thừa từ những bản thông tin bởi các chuyên gia lĩnh vực. Mỗi sự kiện bao gồm một vài khái niệm của của tầng chứa lớp. Trong tầng chứa lớp, mỗi khái niệm chứa một tên khái niệm, một tập thuộc tính và một tập tóa tử cho một ứng dụng lĩnh vực. Ontology lĩnh vực có ba loại quan hệ, bao gồm khái quát hóa, quy nạp và liên đới. Quan hệ giữ lĩnh vực và các phân hệ tương ứng là sự khái quát hóa, thể hiện quan hệ “thuộc loại”. Quan hệ giữa mỗi phân hệ và những sự kiện tương ứng là sự quy nạp. Quan hệ quy nạp diễn tả quan hệ “là một phần của”. Liên đới là một quan hệ ngữ nghĩa giữa các lớp trong một tầng. 1111 , ,, 21 qCCC AAA 1111 , ,, 21 qCCC OOO 2222 , ,, 21 qCCC AAA 2222 , ,, 21 qCCC OOO 3333 , ,, 21 qCCC AAA 3333 , ,, 21 qCCC OOO 4444 , ,, 21 qCCC OOO 4444 , ,, 21 qCCC AAA 5555 , ,, 21 qCCC AAA 5555 , , 2,1 qCCC OOO mmmm qCCC AAA , ,, 21 mmmm qCCC OOO , ,, 21 Hình 2: Mô hình Ontology lĩnh vực Ontology thượng tầng: Biểu diễn tri thức bằng Ontology Dương Hoàng Thanh GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm Trang 5 Một ontology thượng tầng (hay ontology nền) là một mô hình các đối tượng thuật ngữ thông dụng mà có thể áp dụng cho số lượng lớn các ontology miền. Ontology thượng tầng chứa một từ điển cốt lõi trong đó mô tả những đối tượng thuật ngữ thuộc một tập hợp các lĩnh vực. Có rất nhiều ontology được chuẩn hóa có thể sử dụng được, bao gồm Dublin Core, GFO, OpenCyc/ResearchCyc, SUMO, and DOLCE. WorldNet, đôi khi được xem như một ontology thượng tầng, thực ra không hoàn toàn là một ontology. Mặc dù vậy, WorldNet được cài đặt như là một công cụ ngôn ngữ để nghiên cứu ontology lĩnh vực. 2.2 Logic mô tả Logic mô tả (Description logics, viết tắt DL) là một họ các ngôn ngữ biểu diễn tri thức có thể sử dụng để biểu diễn tri thức thuật ngữ của một miền ứng dụng theo một cách có cấu trúc và được hiểu rõ một cách hình thức. Mặt khác, cái tên logic mô tả có ý nói đến các mô tả về khái niệm được dùng để mô tả một miền và ngữ nghĩa dựa trên logic (logic-based semantics) thu được qua việc dịch từ logic mệnh đề bậc nhất. Logic mô tả được thiết kế như là một mở rộng của khung ngữ nghĩa (semantic frame) và lưới ngữ nghĩa (semantic network), vốn không được trang bị một ngữ nghĩa dựa trên logic hình thức. Cú pháp: bao gồm  Một tập các ký hiệu mệnh đề dùng để ký hiệu các tên khái niệm (concept name);  Một tập các ký hiệu mệnh đề đôi để ký hiệu các tên vai trò (role name);  Một định nghĩa đệ quy để định nghĩa các thuật ngữ khái niệm từ các tên khái niệm và tên vai trò bằng cách sử dụng các tạo tử (constructor). Trong lôgic mô tả, các tên khái niệm được xem là các khái niệm nguyên tử, các tên vai trò được coi là các vai trò nguyên tử. Nhìn chung, một khái niệm đại diện cho tập các cá thể thuộc về nó, và một vai trò đại diện cho một quan hệ giữa các khái niệm. Cú pháp của một thành viên trong gia đình lôgic mô tả được đặc trưng bởi định nghĩa đệ quy của nó, các định nghĩa đệ quy này định nghĩa các tạo tử có thể được dùng để tạo các thuật ngữ khái niệm. Một số tạo tử thông dụng bao gồm các tạo tử lôgic trong logic bậc nhất như phép giao (intersection) hay tuyển (conjunction) của các khái niệm, phép hợp (union) hay hội (disjunction) của các khái niệm, phép phủ định (negation) Biểu diễn tri thức bằng Ontology Dương Hoàng Thanh GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm Trang 6 hay lấy phần bù (complement) của các khái niệm, hạn chế giá trị (hạn chế với mọi - universal restriction), hạn chế tồn tại (existential resctriction), v.v Các tạo tử khác có thể còn bao gồm các hạn chế đối với các vai trò thường thấy trong các quan hệ nhị phân, ví dụ, tính đảo (inverse), tính bắc cầu (transitivity), chức năng (functionality), v.v Đặc biệt đối với phép giao và phép hợp, lôgic mô tả sử dụng các ký hiệu và để phân biệt chúng với ∧ và ∨ trong lôgic bậc nhất. Dưới đây là một ví dụ về định nghĩa cú pháp của lôgic mô tả:  một khái niệm nguyên tử là một khái niệm;  khái niệm đỉnh ( ) là một khái niệm;  khái niệm đáy ( ) là một khái niệm;  phần bù của một khái niệm C cũng là một khái niệm (ký hiệu là ¬C);  giao của hai khái niệm C và D cũng là một khái niệm (ký hiệu là C D);  nếu C là một khái niệm và R là một tên vai trò, thì ∀R.C (hạn chế giá trị) cũng là một khái niệm;  nếu R là một tên vai trò, thì R. (hạn chế tồn tại) cũng là một khái niệm. Ngữ nghĩa: Ngữ nghĩa của lôgic mô tả được định nghĩa bằng cách giải nghĩa các khái niệm như là các tập hợp gồm các cá thể, và các vai trò như là các tập gồm các cặp cá thể. Các cá thể đó thường được cho là thuộc một miền xác định cho trước. Sau đó, ngữ nghĩa của các khái niệm và vai trò không nguyên tử được định nghĩa theo các khái niệm và vai trò nguyên tử. Điều này được thực hiện bằng một định nghĩa đệ quy tương tự như trong cú pháp. 3 ỨNG DỤNG CỦA ONTOLOGY 3.1 Mạng ngữ nghĩa Người đặt nền tảng cho mạng thông tin toàn cầu Tim Berners-Lee đã nhiều lần đề cập đến mạng ngữ nghĩa (Sematic Web). Trong đó, các hệ thống có thể giao tiếp với nhau, phân tích và diễn giải ý nghĩa của mọi dữ liệu trên site, rồi tập hợp nội dung liên quan từ nhiều nguồn khác nhau. Nhờ đó, một công ty du lịch sẽ biết khách hàng của họ có bao nhiêu đứa con, công việc, sở thích riêng để tìm ra điểm nghỉ mát lý tưởng nhất cho cả gia đình. Biểu diễn tri thức bằng Ontology Dương Hoàng Thanh GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm Trang 7 Ý tưởng trọng tâm của là tạo ra những "metadata": chuỗi các cơ sở dữ liệu nối tiếp nhau, có nhiệm vụ bổ sung cho thông tin trên web để các máy tính có thể hiểu và giải quyết những vấn đề ngữ nghĩa phức tạp. Mạng ngữ nghĩa được tổ chức dưới dạng một đồ thị, trong đó các nút biểu diễn các đối tượng và cung biểu diễn quan hệ giữa các đối tượng. Hình 3: Một mô hình mạng ngữ nghĩa [...]... diễn tri thức và cơ chế suy luận dựa trên logic mô tả, ontology là mô hình tuyệt vời cho các hệ chuyên gia So với phương pháp biểu diễn bằng luật sinh vốn chỉ hỗ trợ quan hệ nếu… thì…, ontology cho phép biểu diễn tri thức của chuyên gia một cách đa dạng và phong phú hơn qua nhiều loại quan hệ khác nhau mà người dùng có thể tự định nghĩa GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm Trang 8 Biểu diễn tri thức bằng Ontology. .. DỰNG ONTOLOGY Quy trình phát tri n Ontology là một quy trình gồm nhiều bước, tuy nhiên vẫn chưa có một phương pháp chuẩn hóa nào để phát tri n các ontologies Sau đây là quy trình phát tri n gồm 7 bước do Stanford Center for Biomedical Informatics Research đưa ra (đây là nhóm phát tri n phần mềm Protégé để trình diễn và soạn thảo Ontology) GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm Trang 10 Biểu diễn tri thức bằng Ontology. .. tri thức bằng Ontology Dương Hoàng Thanh các chuyên gia để đi đến hoàn chỉnh Để có thể ứng dụng vào thực tế, MedicKBase cũng cần thêm một hệ chương trình suy diễn có khả năng diễn giải và suy luận dựa trên hệ cơ sở tri thức đã được thiết kế Một hướng khác cho Ontology đó là Ontology mở Với khả năng biểu diễn linh động những khái niệm và quy luật không chắc chắn, Ontology mở hứa hẹn khả năng biểu diễn. .. liệu trên Web OWL được phát tri n bởi nó có nhiều tiện lợi để biểu diễn ý nghĩa và ngữ nghĩa hơn so với XML, RDF và RDFS, và vì OWL ra đời sau các ngôn ngữ này, nó có khả năng biểu diễn các nội dung mà máy có thể biểu diễn được trên Web Bảng 1: Các mô tả thuộc tính của OWL Bảng 2: Các mô tả thuộc tính lớp của OWL GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm Trang 14 Biểu diễn tri thức bằng Ontology Dương Hoàng Thanh Bảng... cài đặt Ontology GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm Trang 9 Biểu diễn tri thức bằng Ontology Dương Hoàng Thanh Hình 6: Siêu mô hình của một Ontology cài đặt bằng hướng đối tượng Ngược lại, Ontology mở rộng khả năng của lập trình hướng đối tượng Thay vì phải tập trung vào việc cài đặt cơ sở dữ liệu và các thuật toán xử lý, mô hình Ontology hướng nỗ lực của người thiết kế sang việc khai báo và mô tả tri thức Việc... huống GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm Trang 21 Biểu diễn tri thức bằng Ontology Dương Hoàng Thanh  Có tri u chứng: Mỗi bệnh lý đều được nhận diện qua các tri u chứng Do đó, quan hệ có tri u chứng xác định các tri u chứng đặc trưng của một căn bệnh Đây là quan hệ chủ đạo trong việc chẩn đoán bệnh và có tính bắc cầu  Là tri u chứng của: là quan hệ đảo của quan hệ có tri u chứng  Cần thông tin: Quan hệ này... Thống kê người dùng tại website Protege 7 XÂY DỰNG CƠ SỞ TRI THỨC Y KHOA BẰNG ONTOLOGY 7.1 Mục tiêu Cơ sở tri thức về y khoa là một trong những hệ cơ sở tri thức thông dụng nhất Điều này một phần là do nhu cầu chăm sóc sức khỏe vốn là nhu cầu cơ bản nhất của con người từ xưa đến nay Mặt khác, cơ sở tri thức về y khoa là một trong những hệ tri thức có khối lượng đồ sộ và được hệ thống hóa cao của con... Trang 20 Biểu diễn tri thức bằng Ontology Dương Hoàng Thanh Hình 11: Các phân hệ chính trong MedicKBase 7.4 Định nghĩa các quan hệ Các quan hệ trong MedicKBase được thiết kế không chỉ để mô tả mối tương quan giữa các khái niệm đơn thuần mà còn làm nền tảng cho việc suy luận của hệ cơ sở tri thức Từ những thông tin đầu vào bao gồm tri u chứng, dấu hiệu và một số thông tin khác, hệ thống sẽ suy diễn ra... Protégé Protégé is được hỗ trợ bởi một cộng đồng lớn của mạnh các nhà phát tri n phần mềm và học thuật, chính phủ và các cộng tác viên Họ đang sử dụng Protégé cho các giải phảp kiến thức trong những lĩnh vực phong phú như chế phẩm sinh học, thu thập tri thức và mô hình cộng tác GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm Trang 17 Biểu diễn tri thức bằng Ontology Dương Hoàng Thanh Cộng đồng Số người đăng ký sử dụng Số thành... Biểu diễn tri thức bằng Ontology Dương Hoàng Thanh thông tin bổ sung bên cạnh những thông tin do người dùng cung cấp, từ đó có những chẩn đoán chính xác hơn Hình 13: Luồng suy diễn của MedicKBase Để thực hiện được cơ chế suy diễn trên, các luật suy diễn cần được đưa vào không phải dưới dạng nếu … thì … mà dưới dạng các quan hệ đã được nêu ở trên cùng với những ràng buộc cụ thể theo ngôn ngữ logic diễn . thì…, ontology cho phép biểu diễn tri thức của chuyên gia một cách đa dạng và phong phú hơn qua nhiều loại quan hệ khác nhau mà người dùng có thể tự định nghĩa. Biểu diễn tri thức bằng Ontology. một đồ thị, trong đó các nút biểu diễn các đối tượng và cung biểu diễn quan hệ giữa các đối tượng. Hình 3: Một mô hình mạng ngữ nghĩa Biểu diễn tri thức bằng Ontology Dương Hoàng Thanh . Hình 2: Mô hình Ontology lĩnh vực Ontology thượng tầng: Biểu diễn tri thức bằng Ontology Dương Hoàng Thanh GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm Trang 5 Một ontology thượng tầng (hay ontology nền)

Ngày đăng: 12/04/2015, 14:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w