Tiểu Luận những biến đổi thế giới sau khi trật tự 2 cực ianta tan rã

13 3.1K 7
Tiểu Luận những biến đổi thế giới sau khi trật tự 2 cực ianta tan rã

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai Lớp : DH9SU MỤC LỤC MỤC LỤC Trang Trang Mở đầu Mở đầu Nội dung Nội dung 1. 1. Đôi nét về sự tan rã Trật tự 2 cực Ianta Đôi nét về sự tan rã Trật tự 2 cực Ianta 3 3 2. Tình hình thế giới sau khi Trật tự 2 cực Ianta sụp đổ 2. Tình hình thế giới sau khi Trật tự 2 cực Ianta sụp đổ 5 5 3. Diên mạo mới của thế giới được thiết lập………………………….6 3. Diên mạo mới của thế giới được thiết lập………………………….6 Kết luận Kết luận 12 12 Tài liệu tham khảo Tài liệu tham khảo 13 13 Trang 1 Quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai Lớp : DH9SU MỞ ĐẦU MỞ ĐẦU Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, ngoài hậu quả tan thương mà nó mang lại, thì mặt khác nó cũng có những tác động rât lớn trong việc làm thay đổi căn bản của tình hình thế giới so với trước chiến tranh. Một thay đổi rõ nhất dễ nhận thấy là : châu Âu mất dần địa vị trung tâm thế giới, thay vào đó Mĩ đã vươn lên nhanh chóng về thế và lực, trở thành một siêu cường khống chế toàn bộ thế giới tư bản chủ nghĩa. Các nước tư bản châu Âu và Nhật đều phải dựa vào sự giúp đỡ của Mỹ để khôi phục nền kinh tế. Đây chính là mấu chốt quan trọng để Mỹ vươn lên nắm quyền lãnh đạo trong hệ thống tư bản chủ nghĩa và từng bước thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới của mình Trước những mưu đồ cực kì gian xảo và đầy toan tính của Mỹ, cuối cùng đã vấp phải sức kháng cự quyết liệt của Liên Xô, với chiến thắng vĩ đại của Liên Xô trong sự nghiệp tiêu diệt chủ nghĩa phát xít đã dẫn tới những thay đổi về so sánh lực lượng có lợi cho Liên Xô và các lực lượng cách mạng trên thế giới. Vị trí quốc tế và ảnh hưởng của Liên Xô ngày càng được mở rộng. Liên Xô trở thành một cừơng quốc quân sự, một nhân tố không thể thiếu trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế. Khi thất bại của phe phát xít chỉ còn là vấn đề thời gian, cũng là lúc Mỹ triển khai chính sách kiềm chế Liên Xô. Chính trong Hội nghị Ianta (2/1945), Trật tự 2 cực Ianta được thiết lập. Cuộc đối đầu giữa 2 cực diễn ra gay gắt, quyết liệt kéo dài hơn 4 thập kỉ, kéo theo sự đối đầu giữa 2 khối Đông - Tây, đồng thời cuốn theo nhiều quốc gia vào vòng xoáy căng thẳng, phức tạp của nó. Với những cuộc chạy đua vũ trang đầy tốn kém và nhọc nhằn, nhất là trong tình hình so sánh tương quan lực lựơng trên thế giới đã có những thay đổi căn bản khác trước, một xu hướng hòa hoãn mới bắt đầu hình thành, những chiến lược cùng tồn tại hòa bình đã được triển khai và cho đến lúc này “Trật tự 2 cực Ianta” đã có những dấu hiệu biểu hiện sự tan rã. Với những lí do trên, tôi đã quyết định lựa chon đề tài nghiên cứu “ Tìm hiểu về sự tan rã của trật tự hai cực Ianta”. Trang 2 Quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai Lớp : DH9SU NỘI DUNG 1. Đôi nét về sự tan rã Trật tự 2 cực Ianta: Đến đầu thập kỉ 70 , cuộc đối đầu Xô-Mỹ đã mở rộng ra nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới, biểu hiện qua những cuộc xung đột vũ trang mang tính khu vực mà Liên Xô và Mỹ đều làm hậu thuẫn cho mỗi một phe phái trong cuộc xung đột này. Tuy thế, giữa Mỹ và Liên Xô vẫn tiếp tục có những cuộc thương lượng về việc hạn chế vũ khí tiến công chiến lược và về một số vấn đề khác nữa. Trước tiên, trên cơ sở những nguyên tắc đã được thỏa thuận giữa Liên Xô và Mỹ từ trước, đến ngày 9/ 11/1972, hai nước Đức gồm Cộng hòa dân chủ và Cộng hòa Liên bang đã kí kết tại Bon "Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức". Trên cơ sở đó, hai bên “thiết lập quan hệ láng giềng thân thiện, bình thường với nhau trên cơ sở bình đẳng" ( điều khoản I ) và hai nước sẽ giải quyết các vấn đề tranh chấp hoàn toàn bằng các biện pháp hòa bình và sẽ tự kiềm chế việc đe dọa bằng vũ lực hay dùng vũ lực ". Như thế thì vấn đề nước Đức từng kéo dài trong quan hệ quốc tế đầy phức tạp, đến đây đã được giải quyết. Mỹ, Tây Đức và các nước phương Tây đã phải thừa nhận trên pháp lý sự tồn tại của Nhà nước CHDC Đức, thừa nhận đường biên giới hiện tại và sự toàn vẹn lãnh thổ của CHDC Đức cũng như của các nước XHCN khác ở Đông Âu. Và nhờ vào sự cải thiện quan hệ giữa hai nước Đức đã làm tình hình châu Âu giảm bớt căng thẳng, đây là thắng lợi to lớn của cách mạng Đức, thắng lợi to lớn của CNXH và hòa bình, an ninh ở châu Âu và toàn thế giới. Thứ hai, cuộc thương lượng giữa Liên Xô và Mỹ nhằm hạn chế vũ khí chiến lược đã đi tới những thỏa thuận thật sự . Ngày 26/5/1972, Liên Xô và Mỹ kí "Hiệp ước hạn chế hệ thống phòng, chống tên lửa" (ABM), quy định mỗi bên - Liên Xô và Mỹ được xây dựng hai hệ thống ABM, một ở chung quanh thủ đô, một ở chung quanh căn cứ tên lửa chiến lược và mỗi hệ thống có 100 tên lửa chống tên lửa. Ngày 3/7/1974, 2 bên kí Nghị định thư bổ sung Hiệp ước ABM, quy định mỗi bên chỉ triển khai một hệ thống ABM Trang 3 Quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai Lớp : DH9SU thôi. Hiệp ước ABM có giá trị vô thời hạn. Cùng ngày, Liên Xô và Mỹ còn kí "Hiệp định tạm thời về một số biện pháp trong lĩnh vực hạn chế vũ khí tiến công chiến lược " và quy định mức độ duy trì vũ khí chiến lược của mỗi bên (như tên lửa vượt đại châu, tàu ngầm hạt nhân ) gọi tắt là SALT-1. Với hai hiệp định ABM và SALT-1 từ giữa những năm 70 đã hình thành một thế cân bằng chiến lược quân sự chung giữa Liên Xô và Mỹ trên phạm vi thế giới, đồng thời góp phần làm hòa hoãn tình hình thế giới, củng cố nền hòa bình an ninh của các dân tộc trên thế giới. Ngày 18/6/1979, Liên Xô và Mỹ kí Hiệp ước SALT-2, quy định giới hạn tổng số các phương tiện phóng vũ khí hạt nhân chiến lược mỗi bên. Năm 1982, Mỹ đàm phán với Liên Xô về việc cắt giảm tên lửa tầm trung INF. Nhưng từ đầu những năm 80, sau khi lên cầm quyền, Tổng thống Mỹ Ronald Rigân và các thế lực phản động lại tìm cách phá vỡ thế cân bằng chiến lược trên, ra sức chạy đua vũ trang. Tháng 3/1983, lại đề ra kế hoạch "Chiến tranh giữa các vì sao"(SDI) với chi phí 26 tỉ đô la trong 5 năm, đã làm tình hình thế giới lại trở nên căng thẳng, Liên Xô buộc phải tăng ngân sách quân sự lên tới 25% GNP, triển khai tên lửa tầm trung ở Đông Âu và lãnh thổ Châu Á của Liên Xô. Nhưng do chính Mỹ gặp nhiều khó khăn, nhất là về kinh tế ở thời kì này, cuộc chạy đua vũ trang của Rigân đã không cản trở được qúa trình hòa hoãn, cắt giảm vũ khí chiến lược. Ngày 31/7/1991, Liên Xô và Mỹ kí "Hiệp ước nhằm hạn chế và giảm bớt vũ khí chiến lược" (Hiệp ước START-1), theo đó 30% kho vũ khí hạt nhân sẽ được phá hủy trong 7 năm tới và triệt phá hoàn toàn những đạn đạo nhiều đầu đạn hạt nhân có căn cứ ở mặt đất. Năm 1993, giữa hai bên lại kí Hiệp ước SRART-2, quyết định loại bỏ 2/3 đầu đạn hạt nhân chiến lược trong vòng 10 năm. Chỉ trong vòng 25 năm từ 1972-1996, Mỹ và Liên Xô đã có 19 cuộc họp cấp cao. Điều này chứng tỏ nếu kéo dài tình trạng đối đầu căng thẳng, chạy đua vũ trang thì hai nước sẽ gánh chịu nhiều tổn thất vô cùng to lớn. Thứ ba, cùng với quá trình hòa hoãn Đông - Tây là quá trình tiến tới chấm dứt chiến tranh lạnh. Trước hết là việc bình thường hóa quan hệ giữa các cường quốc đối đầu: Mỹ - Trung và Mỹ - Xô, đây là những mối quan hệ rất được chú trọng, thậm chí nó ảnh hưởng đến toàn bộ cục diên thế giới. Năm 1972, Tổng thống Mỹ Nichxơn thăm chính thức Trung Quốc, hai bên cùng nhau ngồi vào bàn kí "Thông cáo Thượng Hải", thỏa thuận thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức, chấm dứt sự đối đầu giữa 2 nước kéo dài từ 1949. Trang 4 Quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai Lớp : DH9SU Cùng năm 1972, Nichxơn thăm Liên Xô và kí văn kiện "Cơ sở quan hệ Xô-Mỹ" và một số văn kiện khác. Từ năm 1985, khi mà M.Goocbachôp trở thành người đứng đầu Đảng và Nhà nước Xô Viết, hầu như hàng năm đều diễn ra các cuộc gặp cấp cao giữa Tổng thống Liên Xô và Tổng thống Mỹ. Cuối cùng tháng 12/1989, tại cuộc gặp gỡ không chính thức ngoài khơi đảo Manta, Mỹ và Liên Xô cùng nhau tuyên bố chấm dứt tình trạng "chiến tranh lạnh" kéo dài hơn 40 năm. Với tuyên bố đầy ý nghĩa như vậy đã góp phần củng cố hơn nữa xu thế hòa hoãn trên thế giới và mở ra chiều hướng giải quyết hòa bình các tranh chấp, các xung đột đang diễn ra ở nhiều khu vực trên thế giới. Nguyên nhân chính khiến hai siêu cường Xô - Mỹ tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh: + Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài hơn 40 năm đã làm 2 nước quá tốn kém và suy giảm “thế mạnh” của họ trên nhiều mặt so với các cường quốc kh.ác. Chỉ một thống kê nhỏ là trong khoảng thời gian này, hai nước đã phải gánh chịu 50% đến 55% chi tiêu quân sự của toàn thế giới + Sự vươn lên mạnh mẽ của các nước Nhật Bản, Đức và Tây Âu (EU), các nước này trở thành đối thủ cạnh tranh nguy hiểm nhất của Mỹ - Liên Xô. Hai nước Xô - Mỹ cần sớm thoát khỏi thế “đối đầu” để nhanh chóng ổn định và củng cố vị thế của mình. Như vậy, sau những năm trì trệ, bế tắc khủng hoảng kéo dài, từ 1989-1991, chế độ XHCN đã bị sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu năm 1990, cùng với nó là sự giải thể của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) vào ngày 28/6/1991 và tổ chức Hiệp ước Vacsava ngày 1/7/1991 . Đó chính là những tác nhân dẫn đến một “cực”_ cực Liên Xô đã bị sụp đổ. Và sau hơn 40 năm tồn tại, “ Trật tự hai cực Ianta” đã từng bước xói mòn, mà biểu hiện chính của nó là : sự thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949 đã tạo một đột phá đối với trật tự hai cực này, có nghĩa là nó đã đập tan âm mưu của Mỹ muốn khống chế Trung Quốc; tiếp đến là sự lớn mạnh về kinh tế của các nước tư bản Tây Âu, đặc biệt là sự ra đời của Khối thị trường chung Châu Âu (EEC), nó đã làm giảm thế mạnh của Mỹ đối với Tây Âu; và thêm một yếu tố nữa, đó là thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á-Phi-Mỹ Latinh, đã phá đi cái khuôn khổ được các nước tư bản đặt ra từ trước là những khu vực này thuộc ảnh hưởng của Mỹ và Tây Âu. Và từ đây, trật tự hai cực Ianta bị phá vỡ, nó sẽ đưa cả thế giới sang một bức màn lịch sử mới _ Thế giới sau sự sụp đổ của hai cực Ianta. Trang 5 Quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai Lớp : DH9SU 2. Tình hình thế giới sau khi Trật tự hai cực Ianta sụp đổ: Sau khi trật tự 2 cực tan rã, tình hình thế giới có nhiều diễn biến thay đổi với những nét nổi bật là: Một là, sự tan rã của Liên Xô đã tạo cho Mỹ một lợi thế tạm thời. Là cực duy nhất còn lại, Mỹ ra sức củng cố vị trí siêu cường, mưu đồ giữ vai trò chi phối bá chủ thế giới. Mỹ vẫn ở vị trí đứng đầu thế giới về kinh tế và sức mạnh quân sự. Mặt khác, Mỹ cũng đã bị suy yếu tương đối, mâu thuẫn lớn nhất của Mỹ là giữa tham vọng bá chủ và khả năng thực hiện của nó. Rõ ràng là Mỹ không muốn sự phát triển của thế giới theo chiều hướng đa cực, ra sức điều chỉnh chính sách đối nội, đối ngoại, tăng cường năng lực cạch tranh, xây dựng Trật tự thế giới mới do Mỹ lãnh đạo, làm cho sự thay đổi của thế giớiđi theo quỹ đạo có lợi cho Mỹ. Hai là, thế giới phát triển nhanh chóng theo hướng đa cực, tuy vậy cục diện đa cực chưa hẳn đã hình thành mà đang trải qua thời kỳ quá độ từ Trật tự cũ để tiến tới một Trật tự mới. Thế giới đang trong tình hình "một siêu cường, nhiều cường quốc", đó là các nước Mỹ, Tây Âu (EU), Nhật Bản, Nga và Trung Quốc. Ba là, hòa bình thế giới được củng cố, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi rõ rệt, nhưng hòa bình nhiều khu vực bị đe dọa, thậm chí ở nhiều nơi xung đột quân sự, nội chiến xảy ra ác liệt. Đó là các mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ vốn bị che đậy dưới thời chiến tranh lạnh nay bộc lộ thành xung đột gay gắt. Phần lớn những mâu thuẫn, tranh chấp này đều có căn nguyên lịch sử nên việc giải quyết không thể nhanh chóng và dễ dàng. Bốn là, tình trạng căng thẳng đối đầu giữa hai cực đã chấm dứt, xu hướng mới của quan hệ quốc tế là chuyển từ “ đối đầu” sang “ đối thoại, hợp tác”, chính vì thế, tất cả các nước đang ráo riết củng cố tình hình trong nước, đồng thời, đề ra những chiến lược tối ưu nhất để đưa nước mình phát triển, và sớm thoát khỏi sự ràng buộc của các cường quốc đang thực hiện âm mưu khống chế các quốc gia trên thế giới. 3.Diện mạo mới của thế giới được thiết lập: Từ những thay đổi của tình hình thế giới, tuy trật tự quốc tế mới chưa hình thành, nhưng trong gần một thập kỉ qua sau chiến tranh lạnh, có thể thấy những những xu thế mới phát triển nổi bật trên thế giới là: 3.1.Từng bước củng cố nền hòa bình thế giới: Trang 6 Quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai Lớp : DH9SU Nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi, song hòa bình ở nhiều khu vực vẫn bị đe dọa, thậm chí có nơi xung đột diễn ra nghiêm trọng và chiều hướng ngày càng rối loạn. Sau khi Trật tự hai cực tan rã, hiện tượng đáng chú ý nhất là chủ nghĩa dân tộc nổi lên ở khắp nơi. Khác với phong trào giải phóng dân tộc trong thập niên 60, hiện tượng chủ nghĩa dân tộc "mới" phần lớn mang đặc điểm sự rạn nứt giữa dân tộc và quốc gia ngày càng lớn, thách thức nghiêm trọng tính hợp pháp của chính quyền về nền tảng của chủ quyền nhà nước. Manidôn Tuarenơ cho rằng, đó là cuộc "khủng hoảng dân tộc" - cuộc khủng hoảng về tính hợp pháp của bản thân nhà nước. Bởi vì từ nay nhà nước phải chứng minh nó có khả năng đáp ứng những yêu cầu xã hội chứ không phải xác định những yêu cầu đó là gì. Những yêu cầu đó ngày nay là về mặt kinh tế và về mặt dân tộc. Trong khi đó, một hiện tượng nổi bật trong nền chính trị của thế giới hiện đại là: ở nhiều nơi một quốc gia có nhiều chủng tộc, dân tộc hoặc bộ tộc; hoặc một chủng tộc, dân tộc lại phân bổ trong nhiều quốc gia. Chỉ ở một số ít nước có sự đồng nhất về dân tộc (một dân tộc chủ yếu hoặc một tập đoàn chủng tộc chiếm hơn 90% số dân như ở Nhật Bản, Ba Lan ). Sự phức tạp của vấn đề dân tộc còn do trước đây các nước thực dân phương Tây khi phân chia thuộc địa, khu vực ảnh hưởng không tính đến biên giới tự nhiên cùng tình hình phân bố dân cư các chủng tộc, dân tộc, mà hoạch định biên giới theo sức mạnh và sự thỏa hiệp giữa chúng bằng đường kẻ thẳng tắp. Nhiều nước đã sống trong sự chênh nhau giữa các biên giới dân tộc và biên giới chính trị của họ. Một xu hướng ngày nay là "làn sóng nguyên tố hóa" - thành lập quốc gia trên cơ sở dân tộc, chủng tộc đơn nhất. Những người theo xu hướng này sẵn sàng dùng mọi biện pháp, kể cả vũ lực tàn bạo, để thành lập cho được nhà nước chủ quyền của dân tộc. 3.2. Quá trình điều chỉnh quan hệ của những nước lớn với nhau theo chiều hướng xây dựng quan hệ bạn bè chiến lược ổn định và cân bằng hướng về lâu dài. Đây là đặc điểm chủ yếu và nổi bật của quan hệ giữa các nước lớn trong thời kỳ sau chiến tranh lạnh. Sự điều chỉnh ấy là to lớn và sâu sắc. Xuất phát từ lợi ích chiến lược căn bản của mình, các cường quốc tiến hành điều chỉnh lại chính sách đối ngoại để tìm chỗ đứng tốt nhất, xây dựng khuôn khổ quan hệ mới ổn định lâu dài, xác lập các điều kiện quốc tế có lợi hơn, mở rộng hệ thống an ninh quốc gia, tạo ra không khí quốc tế để xây dựng kinh tế nước mình như mục tiêu chủ yếu trong quá trình điều chỉnh. Từ sau chiến tranh lạnh, nhất là những năm gần đây, mối quan hệ giữa năm nước lớn : Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản, Nga và Trung Quốc vừa có điều chỉnh lớn lại vừa nhộn nhịp Trang 7 Quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai Lớp : DH9SU những chuyến thăm viếng lẫn nhau với những tuyên bố phương châm, nguyên tắc đối ngoại mới. Tháng 7/1997, Thủ tướng Nhật Bản Hashimoto đề ra ba nguyên tắc đối với Nga là "Tin cậy lẫn nhau, cùng có lợi, hướng về lâu dài". Với quan hệ Nhật - Trung, ông đưa ra bốn nguyên tắc : "Hiểu biết lẫn nhau, tăng cường đối thoại, mở rộng hợp tác, hình thành trật tự chung" (9/1997). Về phía Trung Quốc, đầu tháng 11/1997, khi sang thăm Nhật Bản, Thủ tướng Lý Bằng lại đưa ra năm nguyên tắc trong quan hệ với nước này là :"Tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; tìm kiếm điểm chung, gác lại bất đồng, giải quyết thỏa đáng những vấn đề bất đồng; tăng cường đối thoại, tăng thêm hiểu biết lẫn nhau; tạo thuận lợi và cùng có lợi, phát triển sự hợp tác kinh tế; hướng tới tương lai, đời đời hữu nghị". Cuối tháng 10/1997, khi sang thăm Mỹ, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Giang Trạch Dân đã đổi bốn câu trong cuộc gặp cấp cao đầu tiên vào năm 1993 "Tăng thêm tín nhiệm, giảm bớt phiền phức, phát triển hợp tác, không đối đầu" thành "Tăng cường hiểu biết, mở rộng nhận thức chung, phát triển hợp tác, cùng tạo ra tương lai". Giữa hai nước Liên bang Nga và Trung Quốc đã có nhiều cuộc gặp gỡ cao cấp. Trong bản tuyên bố thứ 5, hai nước chủ trương xây dựng quan hệ đối tác chiến lược, thực hiện chính sách láng giềng hữu nghị. Như vậy, mối quan hệ giữa các cường quốc, cùng với những điều chỉnh trong chính sách ngoại giao của họ rõ ràng có ảnh hưởng to lớn đối với đời sống chính trị thế giới và các quan hệ quốc tế, một nhân tố hàng đầu trong sự hình thành Trật tự thế giới mới. 3.3. Xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa và các tổ chức liên minh quốc tế. Đó là một xu thế ngày càng phát triển mà các quốc gia đang hướng đến, nó đưuọc thể hiện thông qua những mặt sau : 3.3.1 Sự phát triển nhanh chóng của nền thương mại thế giới: Thương mại thế giới đã tăng 5 lần trong 23 năm (1948-1971), trong khi chỉ tăng 10 lần trong 100 năm trước đó (1850-1948). Thương mại thế giới tăng nhanh hơn sự tăng trưởng của kinh tế thế giới. Từ những năm 50 đến những năm 70, tốc độ phát triển kinh tế của thế giới là 5,9%, nhưng tốc độ phát triển của thương mại thế giới từ 1948 đến 1971 là 7,3%. Thương mại quốc tế tăng có nghĩa là nền kinh tế của các nước trên thế giới quan hệ Trang 8 Quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai Lớp : DH9SU chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau, tính quốc tế hóa của nền kinh tế thế giới tăng lên. Ngoại thương đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của các nước trên thế giới. Những nước xuất khẩu nhiều nhất thì cũng là những nước có nền kinh tế phát triển nhất. 24 nước công nghiệp phát triển của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) chỉ chiếm 14,5% dân số thế giới, nhưng sản xuất ra 71,4% tổng sản phẩm thế giới và nắm 60% xuất khẩu thế giới. Ngoại thương chiếm từ 40-60% tổng sản phẩm của các nước Tây Âu. Cuộc cách mạng về liên lạc viễn thông với những máy tính, vệ tinh viễn thông, sợi quang học và việc vận chuyển cực nhanh của điện tử đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới. Đã hình thành một hệ thống liên lạc toàn cầu. Tốc độ thông tin toàn cầu được tăng lên hàng triệu lần. Không có hệ thống này thì không thể ra đời những công ty xuyên quốc gia và không thể có cuộc cách mạng về tài chính trên thế giới. 3.3.2. Tính quốc tế hoá cao của nền kinh tế thế giới còn được nâng cao trong vai trò ngày càng lớn của các Công ty xuyên quốc gia (CTXQG). Nếu như các nước chậm phát triển có quan hệ tốt với các CTXQG thì có thể tranh thủ được vốn, kỹ thuật cũng như sự phân công lao động trong nền kinh tế thế giới, có lợi cho việc phát triển kinh tế với tốc độ cao. Xã hội thông tin là một nội dung quan trọng của quốc tế hóa nền kinh tế thế giới. Các CTXQG thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa trên thế giới, ngược lại quá trình toàn cầu hóa lại ảnh hưởng mạnh mẽ đến các CTXQG và chiến lược kinh doanh của họ, kể cả đưa tới làn sóng sáp nhập chúng để trở thành các CTXQG siêu lớn với bao hệ quả tích cực và tiêu cực. Gần đây, vào những năm cuối cùng của thế kỷ, làn sóng sáp nhập của các CTXQG tăng lên nhanh chóng. Nếu từ năm 1980 đến năm 1989 ước tính tổng giá trị các vụ sáp nhập và mua bán vào khoảng 1.300 tỷ đôla thì riêng năm 1998 đã có tới 7700 vụ sáp nhập với tổng giá trị lên đến 1200 tỷ đôla . Trong đó có những cuộc "hôn nhân" lớn về kinh tế như của hai Công ty dầu mỏ khổng lồ Exxon sáp nhập với Mobile với giá trị 77,3 tỷ đôla, tạo thành công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới. Hoặc Travellers sáp nhập với Citicorp, với trị giá 72,6 tỷ đôla, nhằm tạo ra tập đoàn tài chính khổng lồ cung cấp các dịch vụ ngân hàng, đầu tư, bảo hiểm Tập đoàn mới này sẽ có tổng tài sản khoảng 700 tỷ đôla. Hai ngân hàng Mỹ Bank America và Nations Bank sáp nhập với trị giá 61,6 tỷ đôla "Nhờ cuộc cách mạng khoa học - công nghệ lần thứ ba với mũi nhọn là công nghệ tin học mà các CTXQG, đa quốc gia được phát triển thành một hệ thống toàn cầu - tạo ra "cốt vật chất" cho xu thế toàn cầu hóa" (9). Trang 9 Quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai Lớp : DH9SU 3.3.3. Tính quốc tế hóa của nền kinh tế thế giới được tăng cường mạnh mẽ do quá trình quốc tế hóa rất nhanh của nền tài chính thế giới. Vào đầu những năm 70, hoạt động về ngân hàng trên thế giới tăng với tốc độ 20% hàng năm, nhanh hơn tốc độ phát triển thương mại thế giới và hơn tốc độ phát triển của tổng sản phẩm thế giới nhiều lần. Gần đây, những trao đổi về tiền tệ tăng lên rất nhiều, gấp 20 lần trao đổi về thương mại. Trao đổi về tài chính và tiền tệ là 350 tỷ đôla mỗi ngày. Năm 1988, 10.000 tỷ đôla đã vượt biên giới quốc gia để đầu tư ở nước ngoài. Việc chấm dứt tình trạng chia cắt thế giới thành hai hệ thống xã hội đối lập nhau càng thúc đẩy nền kinh tế thế giới trở thành toàn cầu hóa. Bên cạnh mặt quốc tế hóa, nền kinh tế thế giới còn có quá trình khu vực hóa trên thế giới. Ngày nay hầu như ở khắp các lục địa, khu vực đều có các tổ chức liên minh kinh tế với những quy mô lớn, nhỏ khác nhau. Ở châu Âu, lớn nhất là Thị trường chung châu Âu hình thành từ 1975. Tháng 12/1992, thông qua Hiệp định Mastricht thành lập Liên minh châu Âu (EU), thành lập liên minh kinh tế và quyết định thống nhất về tiền tệ và phát hành đồng tiền chung EURO vào tháng 1/1999. Năm 1975 các nước Mỹ La tinh thành lập Tổ chức hệ thống kinh tế Mỹ La tinh (SELA) với 26 nước thành viên nhằm phối hợp các kế hoạch phát triển, tạo điều kiện cho những quá trình liên kết và trao đổi thông tin giữa các nước. ở Đông Nam Á, tổ chức ASEAN được thành lập năm 1967, đã trở thành ASEAN - 10 và hình thành một khu vực thương mại tự do (ASEAN-AFTA) trong vòng 15 năm. Năm 1985, bảy nước ở Nam Á và Ấn Độ, Pakixtan, Băngla Đét, Nêpan, Sri Lanca, Butan và Cộng hòa Manđivơ thành lập Hội hợp tác khu vực Nam A' (SAARC) với mục tiêu là góp phần phát triển kinh tế và văn hóa, tiến bộ xã hội ở Nam A' thông qua sự hợp tác nhiều bên. Năm 1989, ở châu Á - Thái Bình Dương cũng đã hình thành khu vực hợp tác kinh tế APEC gồm 21 nước (thuộc Đông Bắc A', Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Nam Thái Bình Dương và ASEAN Bên cạnh xu thế quốc tế hóa và khu vực hóa nền kinh tế thế giới, xu thế mở cửa hợp tác đồng thời cũng có xu hướng bảo hộ mậu dịch. Cùng với xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa, hiện tượng nổi bật từ sau chiến tranh thế giới thứ hai là sự ra đời của các tổ chức quốc tế. Hiện nay trên thế giới có hơn 4000 tổ chức quốc tế, trong đó có khoảng 300 tổ chức liên quốc gia. Các tổ chức quốc tế rất đa dạng, chức năng cũng không dừng lại ở việc giải quyết các cuộc xung đột quốc tế và khủng hoảng. Các tổ chức quốc tế quan trọng hàng đầu, hiện đang là ba chân trụ vững nhất của Trang 10 [...]... tế sau chiến tranh thế giới thứ hai Lớp : DH9SU thế giới hiện nay là Liên Hợp Quốc, Ngân hàng thế giới (WB) và Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Sự ra đời của các tổ chức quốc tế, nó mang lại những tiềm năng rất to lớn mà khó có thể hình dung hết, vai trò của nó được nâng cao trên thương trường quốc tế Lực lượng quốc tế tương đối mạnh lên, chủ quyền quốc gia dân tộc tương đối yếu đi có thể là xu thế. .. yếu trên thế giới với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang làm thay đổi rất to lớn hàng năm nền kinh tế thế giới Và Việt Nam chúng ta đang đứng trước những thách thức và thuận lợi vô cùng to lớn khi trở thành thành viên thứ 150 của WTO, đó là một bước ngoặt quan trọng cho quá trình giao lưu, hợp tác với thế giới, đồng thời cũng vấp phải những chướng ngại trên bước đường phát triển Vì thế, Đảng... các nước này lỡ cơ hội và sẽ bị tụt hậu rất xa Nước ta cũng không nằm ngoài tình trạng đó Trang 12 Quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai Lớp : DH9SU TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Lịch sử thế giới hiện đại, Nguyễn Anh Thái, 20 00, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội 2 Lịch sử thế giới hiện đại,Trần Thị Vinh, 20 07, Nhà xuất bản Đại học sư phạm, Hà Nội 3 Trang web : http//: google.com.vn Trang 13 ... tục xuất khẩu sản phẩm máy móc và phương tiện vận tải Sự phân công lao động vẫn không có lợi cho các nước đang phát triển Trang 11 Quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai Lớp : DH9SU KẾT LUẬN Bộ mặt thế giới trong những năm sắp đến sẽ diễn tiến như thế nào, đó là một câu hỏi rất khó trả lời Các nước lớn đã đi đến chấm dứt chiến tranh lạnh, chấm dứt chạy đua vũ trang đầy máu lửa, mở ra thời kỳ... thế, Đảng và nhà nước cần có những đối sách hợp lí và thiết thực để sớm đưa đất nước phát triển, vươn tầm năm châu Các dân tộc chậm phát triển trên thế giới sẽ đứng trước những thời cơ rất lớn cũng như những thách thức rất lớn Hoặc các nước này có thể bỏ qua giai đoạn công nghiệp hóa để đi thẳng vào thời đại thông tin và đưa nền kinh tế phát triển rất nhanh chóng trong 20 năm Hoặc các nước này lỡ cơ... triển Như trong nền thương mại thế giới, từ sau cuộc khủng hoảng 1973, tỷ trọng ngoại thương của các nước đang phát triển đã giảm 1/3, giá hàng nông sản và khoáng sản giảm sút, giá hàng công nghiệp tăng lên Hoặc quá trình toàn cầu hóa đã đưa tới sự phân công lao động có quy mô mới, rộng lớn trên thế giới, nhưng sự phân công lao động giữa các nước giàu và nghèo chưa có sự thay đổi căn bản Các nước đang phát . tế sau chiến tranh thế giới thứ hai Lớp : DH9SU 2. Tình hình thế giới sau khi Trật tự hai cực Ianta sụp đổ: Sau khi trật tự 2 cực tan rã, tình hình thế giới có nhiều diễn biến thay đổi với những. rã Trật tự 2 cực Ianta 3 3 2. Tình hình thế giới sau khi Trật tự 2 cực Ianta sụp đổ 2. Tình hình thế giới sau khi Trật tự 2 cực Ianta sụp đổ 5 5 3. Diên mạo mới của thế giới được thiết. tế sau chiến tranh thế giới thứ hai Lớp : DH9SU MỤC LỤC MỤC LỤC Trang Trang Mở đầu Mở đầu Nội dung Nội dung 1. 1. Đôi nét về sự tan rã Trật tự 2 cực Ianta Đôi nét về sự tan rã Trật tự 2

Ngày đăng: 12/04/2015, 00:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan