1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận So sánh điểm giống và khác nhau giữa Cơ quan Tài phán Quốc Tế và Cơ quan Tài phán Quốc Gia

5 6,6K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 76,5 KB

Nội dung

CÔNG PHÁP QUỐC TẾ I.MỞ ĐẦU Để hiểu thế nào là cơ quan tài phán quốc gia, cơ quan tài phán quốc tế, chúng ta cần hiểu tài phán là gì. Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, tài phán được hiểu là toàn bộ các hoạt động, hành vi của tổ chức, cơ quan hay cá nhân có thẩm quyền theo luật định trong việc giải quyết các vụ việc tranh chấp pháp lý. Quyền tài phán là quyền năng theo pháp luật, phù hợp với pháp luật và được pháp luật đặt ra và bảo hộ. Cũng có thể đó là quyền tài phán không phải được pháp luật trực tiếp lập ra nhưng được quy phạm pháp luật cho phép các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền lập ra. Với những kiến thức chung về tài phán, để phân biệt những đặc thù cơ bản giữa hai cơ quan tài phán quốc tế và cơ quan tài phán quốc gia một cách cụ thể và sâu sắc hơn, em xin chọn đề tài: “So sánh điểm giống và khác nhau giữa cơ quan tài phán quốc tế và cơ quan tài phán quốc gia” làm đề tài tiểu luận cho bài tập học kì của mình. II. NỘI DUNG Khi so sánh một vấn đề nào đó, chúng ta cần đưa ra những tiêu chí để làm nổi bật những đặc thù của đối tượng so sánh. Để biết cơ quan tài phán quốc tế có những điểm nào giống và khác so với cơ quan tài phán quốc gia, chúng ta cần xem xét ở những tiêu chí sau: 1. Cơ sở pháp lý Khi khẳng định trọng tài và tòa án là cơ quan tài phán quốc tế, chúng ta cần chỉ ra cơ sở pháp lí. Trong Hiến chương liên hợp quốc 1945, quy chế Tòa án công lý quốc tế được thông qua năm 1946 và nội quy của Tòa được thông qua vào ngày 6/5/1946 có chỉ rõ tòa án là 1 cơ quan tài phán quốc tế. Công ước Lahaye năm 1907 đã định nghĩa trọng tài quốc tế là: “một phương thức giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia qua các thẩm phán do các quốc gia tự lựa chọn”, là cơ quan tài phán không thường trực, không có quy chế riêng. Còn cơ sở pháp lí của các thiết chế tài phán quốc gia là những quy phạm pháp luật quốc gia. Khi có tranh chấp xảy ra, các thiết chế tài phán quốc tế sẽ áp dụng các nguyên tắc và quy phạm của luật quốc tế, cụ thể là các điều ước quốc tế mà các bên ký kết trang_luv_maths@yahoo.com.vn 1 CÔNG PHÁP QUỐC TẾ hoặc tham gia (trước hết là những điều ước liên quan trực tiếp đến tranh chấp) và tập quán quốc tế. Các điều ước và tập quán này là cơ sở để xác định mức độ vi phạm nghĩa vụ đã cam kết của các bên. Trên cơ sở đó, các cơ quan tài phán quốc tế ra phán quyết để giải quyết tranh chấp. Ngoài ra, với các thiết chế trọng tài quốc tế, ngoài các nguyên tắc và quy phạm của luật quốc tế, trong một số trường hợp, nếu điều ước quốc tế về trọng tài mà các bên ký kết có quy định về khả năng viện dẫn các nguồn khác chẳng hạn như pháp luật quốc gia, các nguyên tắc pháp luật chung hoặc một quy định đặc biệt nào đó thì Tòa trọng tài có thể áp dụng các nguồn này để giải quyết tranh chấp. Như vậy, các thiết chế tài phán quốc tế cho phép các quốc gia thỏa thuận luật áp dụng. Còn các cơ quan tài phán quốc gia không cho phép các chủ thể thỏa thuận luật áp dụng để giải quyết các tranh chấp. 2. Cơ sở hình thành Cơ quan tài phán quốc tế được hình thành bởi sự thỏa thuận hoặc thừa nhận của các chủ thể luật quốc tế nhằm thực hiện chức năng giải quyết bằng trình tự thủ tục tư pháp các tranh chấp nảy sinh trong quá trình các chủ thể thực thi, tuân thủ luật quốc tế. Còn cơ quan tài phán quốc gia là cơ quan do quốc gia đó thành lập nhằm thực hiện chức năng giải quyết các tranh chấp phát sinh theo một trình tự, thủ tục nhất định do quy phạm pháp luật quy định. 3. Chức năng, thẩm quyền Chức năng, thẩm quyền của các thiết chế tài phán quốc tế có những nét đặc thù so với các thiết chế tòa án quốc gia. Cơ quan tài phán quốc tế có chức năng nổi bật nhất là giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể là quốc gia hoặc các tổ chức quốc tế. Ngoài ra, một số thiết chế tài phán còn có chức năng giải thích pháp luật (có giá trị pháp lý như quy phạm pháp luật); tư vấn; giải quyết khiếu nại (Tòa án liên minh châu Âu)…. Khác với cơ quan tài phán quốc tế, cơ quan tài phán quốc gia có những chức năng sau: Với Tòa án, chức năng quan trọng nhất của nó là xét xử. Đối với trọng tài, chức năng của nó là giải quyết các tranh chấp phát sinh do luật quốc gia điều chỉnh. Việc giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài sẽ giảm bớt những thủ tục và nhanh chóng hơn so với việc giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án. Cơ trang_luv_maths@yahoo.com.vn 2 CÔNG PHÁP QUỐC TẾ quan tài phán quốc gia không có chức năng giải thích luật như ở một số cơ quan tài phán quốc tế; cơ quan tài phán quốc gia chỉ giải quyết các tranh chấp do chủ thể của luật quốc gia gây nên… Cơ quan tài phán quốc tế không có thẩm quyền đương nhiên theo quy chế hoạt động mà trước hết phụ thuộc vào sự thỏa thuận của chủ thể có liên quan đến tranh chấp xảy ra. Còn thẩm quyền của cơ quan tài phán quốc gia là đương nhiên và theo luật định. 4. Cơ cấu tổ chức Thiết chế tài phán quốc tế có cơ cấu tổ chức khác với thiết chế tài phán quốc gia. Đối với Tòa án quốc tế, cơ cấu tổ chức của nó bao gồm: thẩm phán, bộ phận hành chính văn phòng và bộ phận khác. Nhưng đối với thiết chế Tòa án quốc gia, cơ cấu tổ chức của nó có sự khác biệt đối với cơ quan tài phán quốc tế. Thiết chế tài phán quốc gia có cơ cấu, tổ chức theo luật quốc gia quy định. Đối với thiết chế trọng tài, cơ cấu tổ chức của trọng tài quốc gia do Luật quốc gia quy định. Cơ cấu tổ chức của thiết chế trọng tài quốc tế bao gồm: hội đồng trọng tài và các trọng tài viên. Đứng đầu hội đồng trọng tài là chủ tịch hội đồng trọng tài (chủ tịch hội đồng trọng tài phải là công dân nước thứ ba không liên quan đến tranh chấp). 5. Thủ tục tố tụng Các cơ quan tài phán quốc tế sử dụng trình tự thủ tục tư pháp để giải quyết các tranh chấp nảy sinh trong quá trình các chủ thể thực thi, tuân thủ luật quốc tế. Các thiết chế cơ quan tài phán quốc gia cũng sử dụng trình tự, thủ tục tư pháp để giải quyết các tranh chấp do quy phạm pháp luật quốc gia điều chỉnh. Tuy nhiên, Tòa trọng tài quốc tế cho phép các bên tranh chấp thỏa thuận về việc áp dụng thủ tục tại tòa. Nếu không thỏa thuận được các bên phải tuân thủ công ước Lahay 1899 và 1907. Còn các thiết chế tài phán quốc gia, khi giải quyết tranh chấp các chủ thể này phải tuân thủ một thủ tục theo luật định, không có quyền thỏa thuận để lựa chọn một trình tự thủ tục khác. 6. Giá trị pháp lý của phán quyết trang_luv_maths@yahoo.com.vn 3 CÔNG PHÁP QUỐC TẾ Giá trị pháp lý của một phán quyết tại Tòa án quốc tế hoặc tại các thiết chế tài phán quốc tế khác được chủ thể tranh chấp thừa nhận và bảo đảm thi hành trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế mà không thông qua trình tự cưỡng chế do cơ quan tài phán quốc tế đã giải quyết tranh chấp thực hiện. Vì vậy, hình thức thực hiện của bản án của cơ quan tài phán quốc tế gần với cơ chế thực thi, tuân thủ luật quốc tế và không có tính chất của việc thực hiện một bản án được đưa ra bởi một cơ quan tài phán theo cách thông thường tại cơ quan tài phán trong từng quốc gia. Giá trị pháp lý của một phán quyết tại cơ quan tài phán quốc gia mang tính bắt buộc đối với các chủ thể tranh chấp. Tuy nhiên, các chủ thể đó có quyền kháng cáo khi không đồng ý với phán quyết đó. Tùy theo pháp luật của từng quốc gia mà các phán quyết sẽ bắt buộc thi hành ở giai đoạn nào. 7. Hệ thống cơ quan tài phán Hệ thống cơ quan tài phán quốc tế mang tính chất độc lập, có cơ cấu tổ chức khác biệt và có mối quan hệ bình đẳng, không lệ thuộc vào nhau. Nhưng đối với hệ thống cơ quan tài phán quốc gia thì các cơ quan có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau. Điều này thể hiện rõ nhất ở mô hình Tòa án. Tòa án là một nhánh của quyền lực Nhà nước nên nó mang tính quyền lực rõ rệt. Các thiết chế tòa án quốc gia có sự phân cấp rõ rệt. Hệ thống Tòa án thể hiện sự phụ thuộc lẫn nhau, cơ quan cấp trên giám sát, kiểm tra cơ quan cấp dưới. III. KẾT LUẬN Hai hệ thống cơ quan tài phán quốc tế và cơ quan tài phán quốc gia đều có những đặc trưng nhất định. Qua những phân tích và rút ra những nét đặc thù, sự khác nhau của hệ thống cơ quan tài phán quốc tế so với hệ thống cơ quan tài phán quốc gia nêu trên, chúng ta có thể đưa ra những lời giải thích vì sao các thiết chế tài phán quốc tế lại có những điểm đặc thù như vậy. Quốc tế - đó là một khối cộng đồng liên kết giữa các quốc gia, các vùng lãnh thổ để cùng nhau hợp tác và phát triển. Nếu như trong cộng đồng đó nảy sinh các tranh chấp thì đầu tiên là phải tôn trọng sự thỏa thuận của các bên. Vì vậy, trong thiết chế tài phán quốc tế, sự thỏa thuận là yêu tố quan trọng. các bên có thể thỏa thuận lựa chọn tòa án, lựa chọn tòa trọng tài… để giải quyết các tranh chấp. trang_luv_maths@yahoo.com.vn 4 CÔNG PHÁP QUỐC TẾ MỤC LỤC DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đại Học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Quốc Tế, Nxb Công An Nhân Dân – 2004. 2. http://daitudien.net 3. http://wikipedia.org 4. http://diendankienthuc.net trang_luv_maths@yahoo.com.vn 5 . về tài phán, để phân biệt những đặc thù cơ bản giữa hai cơ quan tài phán quốc tế và cơ quan tài phán quốc gia một cách cụ thể và sâu sắc hơn, em xin chọn đề tài: So sánh điểm giống và khác nhau. tượng so sánh. Để biết cơ quan tài phán quốc tế có những điểm nào giống và khác so với cơ quan tài phán quốc gia, chúng ta cần xem xét ở những tiêu chí sau: 1. Cơ sở pháp lý Khi khẳng định trọng tài. PHÁP QUỐC TẾ quan tài phán quốc gia không có chức năng giải thích luật như ở một số cơ quan tài phán quốc tế; cơ quan tài phán quốc gia chỉ giải quyết các tranh chấp do chủ thể của luật quốc gia

Ngày đăng: 12/04/2015, 00:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w