1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chiến lược phát triển điểm đến đà nẵng trong 10 năm tới

17 2,3K 22

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 149 KB

Nội dung

PHẦN I: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂNI.Tiềm năng phát triển du lịch Đà NẵngVới dãy bờ biển đẹp nằm trải dài, lại nằm ở vị trí vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, là một trong những cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và các nước Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia đến các nước vùng Đông Bắc Á thông qua hành lang kinh tế Đông – Tây với điểm kết thúc là cảng biển Tiên Sa. Nằm ngay trên một trong những tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế, Thành Phố Đà Nẵng có vị trí đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững. Đà Nẵng có thiên nhiên đa dạng, có cảnh quan phong phú có thời tiết khí hậu ôn hòa, đầy đủ các loại tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, có khả năng thu hút khách du lịch và duy trì khả năng lưu trú của họ. Điều gây ấn tượng với du khách là bầu không khí hết sức trong lành và mát mẻ mà không phải thành phố nào cũng có được. Bên canh đó, thời gian qua Đà Nẵng được xem là một trong những thành phố có tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, hạ tâng cơ sở đầu tư xây dựng và chỉnh trang liên tục theo hướng hiện đại. Điều này làm cho cảnh quan chung trở nên khang trang hơn, là điều kiện không thể thiếu đối với thành phố trẻ, đầy năng động. Đà Nẵng địa phương hội tụ đầy đủ các yếu tố về lịch sử văn hóa, điều kiện tự nhiên, tốc độ phát triển đô thị hóa, tốc độ phát triển nhanh chóng… là điều kiện hết sức thuận lợi cho công tác phát triển du lịch.II.Thực tiễn phát triển điểm đến Đà Nẵng1.Quá trình phát triển:Du lịch Đà Nẵng hình thành từ rất sớm, nó thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế địa phương từ khi nước ta thực hiện chính sách mở cửa kinh tế, quy hoạch và phát triển theo lộ trình. Có thể phân chia quá trình phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng qua các giai đoạn sau:Giai đoạn trước năm 1954Giai đoạn 1954 – 1975 Giai đoạn 1975 – 1989 Giai đoạn sau 1990Khách du lịch đến Đà Nẵng giai đoạn 1990 – 1995 tăng bình quân 56.41%., trong đó, khách quốc tế với mức tăng 74.50% do bùng nổ của du lịch Việt Nam. Giai đoạn 1998 – 2000 mức tăng trưởng đạt 24.23%. Giai đoạn 2001 – 2002 đạt mức 17.85%. Năm 2003, do ảnh hưởng của đại dịch SARS, các nước nằm trong bán kính lượt khách giảm mạnh. Năm 2004 – 2007 lượng khách đến tăng gấp đôi năm 2000, đây là năm đánh dấu nước ta gia nhâp tổ chức WTO. Năm 2008, do cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 nên lượng khách giảm mạnh so với năm 2007.

Trang 1

PHẦN I: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

I Tiềm năng phát triển du lịch Đà Nẵng

Với dãy bờ biển đẹp nằm trải dài, lại nằm ở vị trí vùng kinh tế trọng điểm miền Trung,

là một trong những cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và các nước Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia đến các nước vùng Đông Bắc Á thông qua hành lang kinh tế Đông – Tây với điểm kết thúc là cảng biển Tiên Sa Nằm ngay trên một trong những tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế, Thành Phố Đà Nẵng có vị trí đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững

Đà Nẵng có thiên nhiên đa dạng, có cảnh quan phong phú có thời tiết khí hậu ôn hòa, đầy đủ các loại tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, có khả năng thu hút khách du lịch và duy trì khả năng lưu trú của họ Điều gây ấn tượng với du khách là bầu không khí hết sức trong lành và mát mẻ mà không phải thành phố nào cũng có được Bên canh đó, thời gian qua Đà Nẵng được xem là một trong những thành phố có tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, hạ tâng cơ sở đầu tư xây dựng và chỉnh trang liên tục theo hướng hiện đại Điều này làm cho cảnh quan chung trở nên khang trang hơn, là điều kiện không thể thiếu đối với thành phố trẻ, đầy năng động Đà Nẵng địa phương hội tụ đầy đủ các yếu tố về lịch sử - văn hóa, điều kiện

tự nhiên, tốc độ phát triển đô thị hóa, tốc độ phát triển nhanh chóng… là điều kiện hết sức thuận lợi cho công tác phát triển du lịch

II Thực tiễn phát triển điểm đến Đà Nẵng

1 Quá trình phát triển:

Du lịch Đà Nẵng hình thành từ rất sớm, nó thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế - địa phương từ khi nước ta thực hiện chính sách mở cửa kinh tế, quy hoạch và phát triển theo lộ trình Có thể phân chia quá trình phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng qua các giai đoạn sau:

- Giai đoạn trước năm 1954

- Giai đoạn 1954 – 1975

- Giai đoạn 1975 – 1989

- Giai đoạn sau 1990

- Khách du lịch đến Đà Nẵng giai đoạn 1990 – 1995 tăng bình quân 56.41%., trong đó, khách quốc tế với mức tăng 74.50% do bùng nổ của du lịch Việt Nam Giai đoạn

Trang 2

1998 – 2000 mức tăng trưởng đạt 24.23% Giai đoạn 2001 – 2002 đạt mức 17.85% Năm

2003, do ảnh hưởng của đại dịch SARS, các nước nằm trong bán kính lượt khách giảm mạnh Năm 2004 – 2007 lượng khách đến tăng gấp đôi năm 2000, đây là năm đánh dấu nước ta gia nhâp tổ chức WTO Năm 2008, do cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 nên lượng khách giảm mạnh so với năm 2007

2 Tình hình phát triển du lịch Đà Nẵng giai đoạn 2009 - 2014

2.1 Tình hình chung

Bảng 1.1 Tình hình lượt khách đến thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2009 – 2014

Đơn vị: Lượt người

Chỉ tiêu Năm

2009

2012

Năm 2013

9 tháng đầu năm 2014 Khách

quốc tế

300.000 414.259 534.134 630.908 743.200 657.600

Khách

nội địa

1050.000 1.462.328 1.840.889 2.032.816 2.374.800 2.365.666

Tổng

khách

du lịch

1.350.00 0

1.876.587 2.375.023 2.663.724 3.117.000 3.023.266

Nguồn: phòng nghiệp vụ du lịch – Sở VHTT DL.TP Đà Nẵng Bảng 1.2 Doanh thu từ du lịch thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2009 – 2014

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm Doanh thu từ du lịch

9 tháng đầu năm 2014

3.040

Nguồn: phòng nghiệp vụ du lịch – Sở VHTT DL.TP Đà Nẵng

Bảng 1.3 Thu nhập xã hội từ hoạt động du giai đoạn 2009 - 2013

Đơn vị tính: tỷ đồng

Trang 3

Thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch 2250 3.097 1.938 6000 7780

Nguồn: phòng nghiệp vụ du lịch – Sở VHTT DL.TP Đà Nẵng

3 Thực trạng phát triển điểm đến du lịch Đà Nẵng

3.1 Các dịch vụ giải trí gắn với việc khai thác tài nguyên biển

- Triển khai đầu tư các loại hình dịch vụ biển, đẩy mạnh khai thác thế mạnh thương hiệu du lịch biển Đà Nẵng, tăng cường giá trị các dịch vụ biển đi kèm nâng cao khả năng thu hút và giữ chân khách

- Đầu tư, khôi phục và tổ chức chuyên nghiệp du thuyền ban đêm, thưởng ngoạn Sông Hàn về đên, câu cá và sinh hoạt của dân chài

3.2 Phát triển sản phẩm dịch vụ văn hóa và làng nghề

Nâng cấp hệ thống các bảo tàng hiện có của thành phố, sưu tâm và trưng thêm nhiều hiện vật, gắn kết và nêu bật những giá trị văn hóa – lịch sử Đẩy mạnh khai thác làng nghề truyền thống, tổ chức các hội chợ làng nghề và cũng có thể triển lãm sản phẩm làng nghề

3.3 Các giá trị văn hóa Lễ hội phục vụ mục đích du lịch

Lễ hội ở thành phố Đà Nẵng có sự hạn chế về số lượng, có một số lễ hội đặc sắc đặc biệt là cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế, lễ hội Quan Thế Âm, chương trình du lịch “ Đà Nẵng – Điểm hẹn mùa hè”

3.4 Các sản phẩm du lịch văn hóa vùng lân cận

- Xây dựng các tour du lịch văn hóa kết hợp bảo tàng Chăm kết hợp với Thánh Địa Mỹ Sơn và các tháp chàm

- Khai thác sản phẩm du lịch văn hóa – danh thắng Ngũ Hành Sơn, phố cổ Hội An và ngược lại

- Xây dựng các chương trình du lịch phát huy lợi thế của các tài nguyên du lịch vùng phụ cận, lồng ghép khai thác hệ thống sản phẩm du lịch Đà nẵng dưới dạng liên kết gửi khách thông qua thiết kế tour

4 Thực trạng đàu tư cho việc phát triển điểm đến Đà Nẵng.

4.1 Đầu tư nguồn lực

 Thành phố đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, các công trình để phục

vụ cho dân sinh và tạo thuận lợi cho phát triển du lịch như: đường Sơn Trà – Điện Ngọc, đường Nguyễn Tất Thành, Khu du lịch Bà Nà – Suối Mơ

 Theo số liệu thống kê, hiện tại Đà Nẵng có khoảng 400 cơ sở lưu trú, trong đó có khoảng 10 khách sạn, khu nghỉ mát, nghỉ dưỡng 5 sao chạy dọc ven biển, 9 khách sạn 4 sao

và 50 khách sanh 3 sao Các thương hiệu lớn như Life Resort, Intercontinental Danang Sun Peninsula Resort, Hotel Novotel Danang Premier Han River, Hyatt Regency Danang Resort

Trang 4

And Spa… Theo báo cáo của Savills, trong nửa cuối năm 2014, thị trường khách sạn Đà Nẵng tiếp nhận thêm 9 dự án mới với khoảng 1.140 phòng, trong đó khoảng 330 phòng 5 sao

và 400 phòng 4 sao Đến năm 2016, dự kiến thị trường khách sạn Đà Nẵng sẽ đón nhận thêm

12 dự án khách sạn, cung cấp khoảng 2.300 phòng tương đương khoảng 43% tổng cung hiện tại

 Ngành du lịch Đà Nẵng đã tích cực đầu tư, đưa vào khai thác các sản phẩm du lịch mới như như chương tình du lịch City tour, du lịch lặn biển, tour làng quê, leo núi, du lịch dinh thái, ca múa nhạc dân tộc, lễ hội Quan Thế Âm được nâng cấp đưa vào hoạt động phục

vụ du khách

 Năm 2014 Đà Nẵng bắt đầu khai trương các sản phẩm dịch vụ mới nổi bật thu hút khách du lịch là Vòng quay mặt trời “ Sun Wheel” và bar Sky36 nằm trên tầng 35 và 36 của khách sạn Novotel Đà Nẵng

 Môi trường về du lịch đang từng bước được cải thiện

 Năm 2014, thành phố Đà nẵng xác định tập trung đầu tư phát triển du lịch bề vững để

du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Việc đầu tư phát triển du lịch hướng vào các dự án như Quần thể du lịch sinh thái Bà Nà – Suối Mơ, Khu phức hợp quốc tế làng Vân, Khu du lịch ven biển Sơn Trà – Ngũ Hành Sơn, Khu công viên Văn hóa Ngũ Hành Sơn, Công viên châu Á, các dự án cầu tàu và bến du thuyền

 Nguồn nhân lực du lịch được từng bước bổ sung và tăng cướng phát triển mạnh mẽ theo hướng chiều sâu về chất lượng và đa dạng sản phẩm

4.2 Công tác quảng bá du lịch của Đà Nẵng

Trong thời gian qua, để quảng bá hình ảnh du lịch thành phố đến với du khách, ngành

du lịch thành phố đã nỗ lực sử dụng nhiều kênh thông tin khác nhau:

 Cung cấp thông tin du lịch

 Tổ chức các sự kiện, tổ chức roadshow, famtrip, chương trình quảng bá du lịch

 Tổ chức các chương trình du lịch làm quen dành cho các hãng lữ hành và báo chí đến Đà Nẵng như Thái Lan, Nhật, Trung Quốc, Singapore Tổ chức hội nghị khách hàng tại TP HCM và Hà Nội

 Xuất bản ấn phẩm du lịch, cẩm nang du lịch Đà Nẵng, bản đồ du lịch, phim du lịch bằng nhiều thứ tiếng Việt, Anh, Trung Quốc, Nhật, Thái Lan,

 Nâng cấp và liên kết trang web du lịch thành phố với các trang web uy tín trong và ngoài nước

 Quang bá du lịch Đà Nẵng trên phương tiện thông tin đại chúng, Cổng thông tin điện tử du lịch du lịch thành phố Đà Nẵng

 Xây dựng các quầy tra cứu thông tin du lịch, tổ chức các chương trình : Đà Nẵng – điểm hẹn mùa hè

Trang 5

4.3 Công tác xây dựng và thực hiện

Trong những năm qua, công tác này đã được Đà Nẵng đặc biệt chú trọng và cải tiến theo hướng ngày càng chuyên nghiệp hơn, nhằm thu hút và kéo dài thời gian lưu trú của du khách Du lịch Đà Nẵng đã tăng cường các hoạt động quảng bá thông qua nhiều hình thức phong phú, sinh động và đa dạng với định hướng xây dựng một hình tượng “ Đà nẵng thân thiện- hấp dẫn – văn mình – an toàn” trong cách nhìn của du khách

5 Các điểm đến cạnh tranh với điểm đến Đà Nẵng

Đà Nằng nằm ở khu vực miền Trung trên tuyến đường du lịch Huế - Đà Nẵng – Hội

An Vì vậy không tránh được sự cạnh tranh với hai điểm đến đã có bề dày lịch sử và nổi tiếng về điểm đến du lịch trong nước và quốc tế Trong cụm điểm du lịch từ Huế đến Hội An, tuy tính đặc trưng của nguồn tài nguyên du lịch Đà Nẵng có phần ít hơn song số lượng và chất lượng của tiện nghi, hạ tầng du lịch và dịch vụ là một lợi thế Các thành tựu về kinh tế văn hóa – xã hội của Đà Nẵng mang lại cho thành phố lợi thế lớn trong việc phát triển du lịch Đà Nẵng có các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao như về số lượng khách sạn và resort 5 sao, sân bay quốc tế được nâng cấp giúp thực hiện quy trình nhập cảnh và xuất cảnh được nhanh chóng, hệ thống giao thông tại Đà Nẵng tốt, du lịch biển phát triển, vấn đề an ninh, an toàn và hạn chế rủi ro cho khách du lịch được chú trọng đảm bảo Các điểm vui chơi giải trí hàng đầu được chú trọng đầu tư Đà Nẵng là một trong những thành phố ở miền Trung đi đầu trong hoạt động kinh doanh du lịch nên đã xây dựng được đội ngũ lao động có kinh nghiệm Qua đó, so với các đối thủ cạnh tranh thì Đà Nẵng có lợi thế cạnh tranh về du lịch thu hút khách quốc tế dừng chân lâu dài

Trang 6

PHẦN II: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐIỂM ĐẾN ĐÀ NẴNG TRONG 10 NĂM TỚI (2015 – 2025)

I Phân tích môi trường ảnh hưởng đến Điểm đến Đà Nẵng

1.1 Môi trường quốc tế và khu vực về du lịch

Ngày nay hầu hết các quốc gia đã nhận thức quá rõ vai trò và tầm quan trọng của việc phát triển du lịch đối với kinh tế - xã hội Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, du lịch góp phần

to lớn vào tổng sản phẩm quốc dân, giải quyết việc làm, xây dựng hữu nghị giữa các quốc gia Với xu hướng quốc tế hóa và hội nhập hóa du lịch, du lịch thế giới phát triển không ngừng, kéo theo sự ra đời về công nghệ phục vụ hiện đại nên tính cạnh tranh càng khốc liệt Các quốc gia đã huy động và khai khác triệt để các lợi thế tiềm năng để đáp ứng và phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch

Đà Nẵng được xác định là một trong những trung tâm kinh tế với tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục ở mức cao và khá ổn định

1.2 Môi trường vĩ mô về du lịch

a Về kinh tế

Với những ưu đãi thiên nhiên ban tặng và nỗ lực không ngừng của chính quyền thành phố trong việc nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch, Đà Nẵng đã và đang trở thành 1 trong những điểm hẹn du lịch hấp dẫn nhất trong khu vực

Cơ cấu kinh tế (2013): Dịch vụ 57,95% – Công nghiệp và Xây dựng 38.87% – Nông nghiệp 3,18, mục tiêu đến năm 2020 là: Dịch vụ 55,6% - Công nghiệp và Xây dựng 42,8% – Nông nghiệp 1,6%

(Nguồn: Niên giám Thống kê Đà Nẵng 2013)

b Cơ sở hạ tầng

Cảng Tiên Sa là cảng thương mại lớn thứ ba của Việt Nam sau cảng Sài Gòn và cảng Hải Phòng Năng lực bốc dỡ hàng hoá 4 triệu tấn/năm, có thể tiếp nhận các loại tàu hàng có trọng tải 45.000DWT và các tàu chuyên dùng khác như tàu container, tàu khách, tàu hàng siêu trường siêu trọng Từ cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) hiện có các tuyến tàu biển quốc tế đi Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc Sân bay Đà Nẵng được tổ chức hàng không quốc tế xác định là điểm trung chuyển của đường bay Đông - Tây Công suất phục vụ 6 triệu lượt khách/năm Tổng Công ty hàng không Cảng hàng không miền Trung đã có kế hoạch nghiên cứu mở rộng nhà ga để đạt mức 10 triệu hành khách mỗi năm vào năm 2020

Hệ thống đường giao thông: không ngừng được mở rộng, với nhiều công trình lớn

trên địa bàn thành phố như đường Nguyễn Tất Thành, đường Ngô Quyền, đường Hoàng Sa, đường Trường Sa, cầu Sông Hàn, cầu Tuyên Sơn, cầu Thuận Phước… Hệ thống giao thông kết nối với các tỉnh, thành bên ngoài có hầm đường bộ Hải Vân, Quốc lộ 14B, Quốc lộ 1A và

Trang 7

sắp tới là đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi tạo điều kiện thuận lợi về giao thông và phát triển du lịch và làm thay đổi cơ bản diện mạo của một đô thị thuộc loại sầm uất nhất ở miền Trung, Việt Nam

Hệ thống bưu chính - viễn thông: Đà Nẵng là một trong ba trung tâm bưu chính, viễn

thông lớn của Việt Nam; là một trong ba điểm kết nối cuối cùng quan trọng nhất của mạng trung kế đường trục quốc gia và điểm kết nối trực tiếp với Trạm cáp quang biển quốc tế SEA-ME-WE 3 với tổng dụng lượng 10Gbps kết nối Việt Nam với gần 40 nước ở Châu Á và Châu Âu Mạng lưới viễn thông trên địa bàn hiện này gồm 2 tổng đài chính và 12 tổng đài vệ tinh với dụng lượng hơn 40.000 số Hệ thống kết nối mạng không dây (wifi) được triển khai xây dựng cuối tháng 6/2013 đã đưa vào hoạt động với 250 điểm kết nối và người dân có thể

sử dụng nhiều dịch vụ tiện ích thông qua hệ thống này

Hệ thống cấp điện, cấp nước: Nguồn điện dùng cho sinh hoạt và sản xuất được cung

cấp từ lưới điện quốc gia qua đường dây 500 KV Bắc - Nam

Nhà máy nước Đà Nẵng hiện có công suất 120.000m3/ngày đêm Thành phố đang đầu

tư xây dựng Nhà máy nước Hòa Liên với công suất 120.000m3/ngày đêm, nâng tổng công suất cấp nước lên 325.000m3/ngày đêm vào năm 2020

c.Nguồn nhân lực

Tính đến 30/11/2011, lực lượng lao động toàn thành phố là 453.400 người, chiếm 48% tổng dân số của thành phố, trong đó:

- Công nhân kỹ thuật : 37.130 người

- Trung cấp: 25.580 người

- Đại học, cao đẳng: 81.770 người

•Tỷ lệ lao động qua đào tạo : 52%

•Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề : 39%

Theo Quy hoạch phát triển nhân lực của thành phố đến năm 2020, Đà Nẵng có 70% lao động qua đào tạo, trong đó có 21% có trình độ đại học, cao đẳng; 16% - trung cấp chuyên nghiệp và 33% công nhân kỹ thuật

Đà Nẵng là trung tâm giáo dục - đào tạo lớn nhất của khu vực miền Trung – Tây Nguyên và là trung tâm lớn thứ 3 của Việt Nam (sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh)

Đà Nẵng có 01 Đại học vùng là Đại học Đà Nẵng với 06 trường thành viên (04 trường đại học và 02 trường cao đẳng), 04 trường đại học độc lập, 13 trường cao đẳng, 7 trường trung cấp nghề, 17 trung tâm dạy nghề và 33 cơ sở khác có dạy nghề Trong những năm gần đây, Đại học Đà Nẵng đã hợp tác và ký biên bản ghi nhớ với nhiều trường đại học của các nước: Đại học Queensland (Úc), Ryukoku (Nhật), Zealand, HAN (Hà Lan), Grenoble (Pháp),… trong đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học

Theo Quy hoạch phát triển, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, Đà Nẵng sẽ xây dựng một số trường đại học và viện nghiên cứu: Đại học

Trang 8

Quốc tế, Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Đại học Y Dược (Nâng cấp từ khoa

Y Dược hiện nay), Đại học Kỹ thuật Y tế (nâng cấp từ trường Cao đẳng Kỹ thuật Y tế TW II), Đại học Mở, Viện Đào tạo Sau Đại học…

d Môi trường đầu tư

Để đẩy mạnh thu hút đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư đến làm việc tại

Đà Nẵng, Chính quyền thành phố đã thực hiện đơn giản hóa thủ tục đầu tư, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng cường năng lực đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực nhằm tạo môi trường đầu tư thông thoáng thuận lợi, công khai minh bạch và hấp dẫn

- Thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” trong cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án

- Xây dựng chính quyền điện tử, hướng đến năm 2015 thành phố Đà Nẵng trở thành thành phố có chính quyền điện tử

II Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của Thành Phố Đà Nẵng

1 Điểm mạnh:

- Có các cảng nước sâu như : Tiên Sa,

Liên Chiểu,…

- Có tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy

qua

- Là cửa ngõ ra biển Đông của các tỉnh

miền Trung, Tây Nguyên,…

- Hệ thống giao thông phát triển

- Có các điểm du lịch và điểm đến hấp

dẫn : Bà Nà, Non Nước,…

- Cơ sở hạ tầng phát triển

- Sân bay Quốc tế Đà Nẵng

- Là vị trí trung tâm của miền Trung

- Nơi diễn ra Lễ hội bắn pháo hoa Quốc

tế hàng năm

- Thành phố của những cây cầu

- Có đường bờ biển dài

- Sở hữu bãi biển đẹp nhất hành tinh

- Thành phố không có ăn xin

- Tuyến cáp treo đạt nhiều kỷ lục Thế giới

- Trung tâm ẩm thực miền Trung

2 Điểm yếu :

- Chưa có cảng du lịch

- Kết nối giao thông giữa trung tâm thành phố với các điểm Di sản Thế giới trong khu vực chưa đáp ứng nhu cầu của du khách

- Địa điểm du lịch không phong phú, chỉ cần đi 1-2 lần là hết

- Không có Di sản tầm cỡ Thế giới được du khách quan tâm

- Các khách sạn na ná nhau nhưng không có sự kết nối giữa không gian bên trong và bên ngoài khách sạn

- Các dịch vụ chưa đa dạng, phong phú

Trang 9

- Liên kết với các địa phương lân cận còn yếu.

- Giá cả đắt đỏ cho những khách bình dân

3 Cơ hội:

- Xu thế hội nhập quốc tế đem đến nhiều cơ hội cho du lịch cả nước nói chung và Đà Nẵng nói riêng Lượng khách đến Việt Nam và Đà Nẵng ngày càng tăng

- Việc gia nhập WTO đem đến cho Việt Nam cũng như Đà Nẵng nhiều cơ hội tiếp cận với những thị trường tiềm năng để thu hút khách, đồng thời còn là yếu tố thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch

- Trong khi cầu du lịch thế giới có nhiều thay đổi, hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hóa truyền thống, định hướng phát triển loại hình du lịch sinh thái, du lịch đường sông, tham quan làng nghề, làng quê của du lịch Đà Nẵng tạo nên cơ hội lớn thu hút khách du lịch

- Chất lượng giáo dục ngày càng tăng được gia tăng, đảm bảo cung cấp một đội ngũ phục vụ du lịch dồi dào đầy đủ các kỷ năng chuyên môn nghiệp vụ

4 Thách thức:

- Sự phát triển du lịch nhanh chóng đã bắt đầu bộc lộ một số tác động tiêu cực khi nguy

cơ phá hoại môi trường và tài nguyên du lịch đang bắt đầu bị đe doạ thể hiện sự phát triển đô thị hóa, hiện đại hóa của thành phố

- Do nằm ở vị trí đặc biệt nên miền Trung nói chung và Đà Nẵng nói riêng thường gánh chịu nhiều thiên tai làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chung của toàn ngành

III Chiến lược phát triển điểm đến Đà Nẵng giai đoạn 2015 – 2020

3.1 Tầm nhìn và mục tiêu 2015 – 2020

3.1.1 Xác định chiến lược xây dựng điểm đến Đà Nẵng

- Xây dựng và quảng bá thương hiệu điểm đến Đà Nẵng với các giá trị và sản phẩm du lịch khác biệt, độc đáo, có chất lượng, có sức cạnh tranh gắn với thị trường cụ thể

- Định vị Đà Nẵng là điểm đến du lịch hấp dẫn, độc đáo ở Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung dựa trên các giá trị thương hiệu chính và sản phẩm du lịch đặc trưng như

du lịch biển, nghỉ dưỡng biển đảo, du lịch sinh thái, lựa chọn có ưu tiên marketing tại một số thị trường trọng điểm ở khu vực Châu Á và Châu Âu

- Thông qua các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức về sự đa dạng của sản phẩm du lịch Đà Nẵng và các sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng nhằm tăng thời gian lưu trú và chi tiêu của khách, thu hút khách quay trở lại với nhiều trải nghiệm khác biệt, từ đó nâng cao thị phần tại các thị trường mục tiêu

- Các hoạt động cũng tạo cơ hội hợp tác marketing du lịch giữa nhiều thành phần, đặc biệt là giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, tăng cường quan hệ đối tác công tư trong việc

Trang 10

nâng cao hiệu quả và chuyên nghiệp hóa công tác marketing du lịch, hướng tới các phân đoạn thị trường đang tăng trưởng cao cũng như các thị trường mới nổi

3.1.2 Xác định thị trường khách hàng mục tiêu

a Khách nội địa

- Phân đoạn thị trương ưu tiên Marketing : công chức, viên chức, người lao động sử dụng thời gian nghỉ phép vào các ngày nghỉ lễ, nghỉ cuối tuần đi tham quan du lịch

- Sản phẩm du lịch : du lịch biển đảo, du lịch văn hóa, ẩm thực, mua sắm

b Khách quốc tế

Thị trường Châu Á :

 Hàn Quốc, Nhật Bản :

•Phân đoạn thi trường ưu tiên Marketing : Công chức ở độ tuổi 30-40, trung niên, người cao tuổi

•Sản phẩm du lịch : du lịch gắn với các giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống và thiên nhiên, sản phẩm vui chơi giải trí đi kèm các lựa chọn mua sắm, chăm sóc sức khỏe, chơi gôn…

 Trung Quốc, Đài Loan:

•Phân đoạn thị trường ưu tiên Marketing : Khách thanh niên và trung niên, thương gia

•Sản phẩm du lịch : du lịch tàu biển, du lịch nghỉ dưỡng biển đảo, sản phẩm du lịch tham quan khám phá thành phố và ẩm thực, du lịch văn hóa, nghĩ dưỡng cao cấp

 Các nước Đông Nam Á ( Thái Lan, Malayxia, Singapore, Indonexia…):

•Phân đoạn thị trường ưu tiên Marketing : Khách trung niên, thanh niên và người cao tuổi, khách đi theo mục đích công vụ, đi theo nhóm bạn bè

•Sản phẩm du lịch : du lịch nghỉ dưỡng biển,, trải nghiệm văn hóa, đời sống địa phương, các sản phẩm du lịch gắn với các điểm du lịch khác trên tuyến hành lang Đông – Tây, sản phẩm du lịch MICE

Thị trường Châu Âu :

 Tây Âu ( Anh, Đức, Pháp…) :

•Phân đoạn thị trường ưu tiên Marketing : Khách cao tuổi, thanh niên, sinh viên, khách

đi theo đôi, theo gia đình

•Sản phẩm du lịch : du lịch nghỉ dưỡng biển đảo cao cấp, du lịch thăm thân, du lịch tham quan thành phố, du lịch sinh thái…

•Phân đoạn thị trường ưu tiên Marketing : Khách đi gia đình, khách cao tuổi sinh viên

•Sản phẩm du lịch : Du lịch nghỉ dưỡng biển đảo, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa lịch sử

Thị trường Châu Mỹ :

 Bắc Mỹ ( Mỹ và Ca-na-đa )

•Phân đoạn thị trường ưu tiên Marketing ; Khách đi theo gia đình, khách trung niên

•Sản phẩm du lịch : Du lịch văn hóa và du lịch tham quan thành phố

3.2 Khung kế hoạch hành động trong công tác Marketing

a Năm 2015

- Tăng cường năng lực xúc tiến du lịch quốc gia, vùng, trung tâm xúc tiến du lịch địa phương; thực thi cơ chế hợp tác giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân

Ngày đăng: 11/04/2015, 09:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w