những vấn đề công trình ngầm

4 229 0
những vấn đề công trình ngầm

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NHỮNG VẤN ĐỀ CÔNG TRÌNH NGẦM PGS. TSKH LÊ QUẢ Chuyên viên Ban QLDA Đại lộ Đông Tây TP.HCM I. ĐẶT VẤN ĐỀ: TP. Hồ Chí Minh là một trong những thành phố lớn nằm trong khu vực Đông Nam Á cả về diện tích lãnh thổ, dân số và là một trong những trung tâm lớn, quan trọng nhất của Việt Nam. Dưới tác động của chính sách mở cửa, hội nhập rộng rãi với thế giới bên ngoài, Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng đang trên đà phát triển mạnh về mọi mặt. Theo sau sự phát triển nhiều mặt đó là sự bùng nổ của nhiều loại công trình cả trên mặt đất, trên cao và dưới lòng đất, nhằm thoả mãn nhu cầu về nơi ở, văn phòng làm việc, công trình công cộng, nhà ga bến cảng, bãi để xe, đường hầm qua sông, công trình giao thông ngầm dưới lòng đất. Đây là khách quan đòi hỏi trong thực tế xây dựng ngày nay. Sắp tới đây do nhu cầu đi lại của nhân dân thành phố, một kế hoạch đã được hoạch đònh là xây dựng một hệ thống Metrô chủ yếu chạy trong lòng đất nhằm giảm thiểu chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, giảm thiểu sự ảnh hưởng đến những hoạt động bình thường của dân chúng đô thò. Như vậy khối lượng xây dựng các công trình ngầm sẽ ngày càng nhiều. Các công trình đi ngầm với quy mô lớn sẽ diễn ra nay mai. Việc ngành xây dựng thành phố tổ chức hội thảo về các vấn đề liên quan đến các công trình ngầm là rất kòp thời và vô cùng bổ ích. Bởi lẽ: + Lúc này cần nhắc nhở lại trách nhiệm nghề nghiệp đối với người làm xây dựng, đặc biệt là công tác tư vấn phải nghiêm túc, chi tiết, cẩn trọng trong công việc mình làm. Không nên quá tiết kiệm mà ảnh hưởng đến chất lượng khảo sát… + Đồng thời nhắc nhở nhà đầu tư đối với các công trình xây dựng ngầm dưới lòng đất là dễ gặp rủi ro, chi phí sẽ tăng sẵn sàng đón nhận. + Đối với những cơ quan lưu trữ phải cung cấp những thông tin trung thực và trách nhiệm, đồng thời công tác lưu trữ phải làm tốt hơn nữa trong việc thu thập và lưu trữ, phát hiện những nguồn tin, thông báo rộng những thông tin mọi người cần biết, nhằm tránh rủi ro thiệt hại người và của trong xây dựng các công trình ngầm. Chúng tôi xin chia sẻ về việc làm có ích này. Dưới đây xin có một số suy nghò về những công trình ngầm trong quá trình xây dựng thường xảy ra vì vậy cần hết sức lưu ý đối với những người làm xây dựng. II. NHỮNG VẤN ĐỀ NẰM SÂU TRONG LÒNG ĐẤT: Công trình xây dựng ngầm sâu dưới lòng đất, thuộc dạng các hạng mục khuất không nhìn thấy. Đã khuất không nhìn thấy là rất rủi ro như gặp phải các chướng ngại: + Vật cứng như đá, sắt, gang, thép, các công trình đã xây dựng trước đây với khố lượng bê tông khổng lồ, cống, đường ống bằng vật liệu cứng nhựa hoặc bê tông. + Các chất lỏng là túi nước, mạch nước ngầm, ao hồ cũ, hoặc hố bom sâu từ chiến tranh để lại, sông suối kênh rạch đã bò bồi lấp tự nhiên hoặc nhân tạo. + Các vật chất nguy hiểm như bom mìn vật nổ còn rơi vãi sau chiến tranh, các hoá chất độc hại được chôn vùi theo yêu cầu cũng có thể do một lý do nào khác. + Hoặc có một loại chất khí độc hại cũng có thể làm nổ hoặc cháy, ngạt chết người, hoặc làm phát sinh những bệnh hiểm nghèo cho người xây dựng. + Hoặc các loại bệnh dòch mới chỉ chôn sâu mà chưa bò tiêu huỷ hoàn toàn cũng là những tác nhân gây nguy hiểm cho con người. + Còn một vấn đề khá nhạy cảm khác như mồ mả kiên cố hoặc không kiên cố, hố chôn người đặc biệt.v.v. Tất cả những thứ đó đều gây cản trở đến quá trình xây dựng, như phải tháo gỡ, phải tránh né, gây ức chế tâm linh cho người xây dựng, gây mất an toàn tính mạng và trang thiết bò thi công. Nữa là phải chi tiêu bổ sung bằng các biện pháp an toàn, do vậy tăng thêm tốn kém cho người đầu tư. Không may xảy ra mất an toàn chết người thì sự việc sẽ còn phức tạp gấp nhiều lần, tiến độ thi công bò đẩy lùi cũng là những tổn thất không nhỏ.v.v. Những hiện tượng nêu trên là có thật đã xảy ra trong thực tế xây dựng các công trình giao thông. Các loại xây dựng khác như xây dựng nhà cửa, thuỷ lợi, các công trình quân sự ngầm chắc cũng tương tự. III. NHỮNG NGUYÊN NHÂN: Lý do là những chướng ngại đó không được cảnh báo trước, có thể do mấy nguyên nhân sau đây: 1/ Khâu khảo sát thăm rò chưa thật chu đáo do lỗi chủ quan người đi khảo sát, 2/ Do đánh giá vấn đề hời hợt nên cấp kinh phí không đầy đủ, làm cho việc điều tra khảo sát không chi tiết tỷ mỷ, 3/ Thiếu mũi khoan, chưa đủ độ dầy nên khó có thể phát hiện hết những chướng ngại trong lòng đất. 4/ Khâu thí nghiệm cho kết quả khoan lấy mẫu không chính xác. 5/ Chưa điều tra lai lòch của khu vực công trình đi qua trước đây có những vấn đề gì? 6/ Không có lý lòch, tài liệu lưu trữ nên không có căn cứ đưa ra những cảnh báo cần thiết khi lập dự án và thiết kế thi công. 7/ Tư vấn lập dự án và tư vấn thiết kế chưa xem xét một cách thấu đáo những vấn đề nằm trong lòng đất, những chướng ngại bò khuất, do đó trong hồ sơ thiết kế không đưa ra những giả thiết cảnh báo dự phòng .v.v… IV. NHỮNG KINH NGHIỆM THỰC TẾ: 1/ Năm 2004 tại Singapore khi thi công đường tầu điện ngầm, nhà thầu Obayashi đã để xảy ra tai nạn sập đường hầm. Theo thiết kế với biện pháp thi công là đào hở (Cut cover), nhưng những cọc cừ làm vách gia cố không bảo đảm, đã để xảy ra sụt lở. 2/ Tại TP. Hồ Chí Minh, gần đây đã liên tiếp xảy ra sự cố đối với Rôbốt đào ngầm tự động (02 Rôbốt tại dự án thoát nước đô thò, 01 Rôbốt tại dự án đặt đường dây điện qua sông Sài Gòn). Điều đặc biệt là việc dùng Rôbốt để thi công 02 dự án trên hoàn toàn giống biện pháp sẽ dùng Rôbốt thi công đường Metrô sắp tới. Nguyên nhân gây ra sự cố đối với 03 Rôbốt nói trên, sơ bộ kết luận là do tiết kiệm chi phí để tiến hành khảo sát đòa chất (02 rôbốt tại dự án thoát nước bò kẹt), thiếu khảo sát các kết cấu ngầm trong đất (Dự án kéo dây điện qua sông vướng bó dây thép - cáp ngầm dưới sông, nên cánh quay Rôbốt bò kẹt cứng, thiếu biện pháp gia cố đất quá yếu trước khi thúc Rôbốt Rút ra kết luận không được tiết kiệm trong khảo sát đòa chất và biện pháp thi công các kết cấu công trình ngầm. 3/ Trong quá trình xây dựng các công trình ngầm, việc quan sát các chấn động có thể xảy ra đối với các công trình kiến trúc trên mặt đất gần khu vực thi công đường hầm, cũng là điều tối cần thiết. Tại dự án thi công tầu điện ngầm ở Băng Kốc - Thái Lan, tập đoàn Kymagai Gumi Nhật Bản đã phải lắp đặt tới hàng chục ngàn thiết bò đo cảm biến tại các công trình kiến trúc lân cận đường hầm trong khi thi công với chiều dài 7 km, nhằm quan sát sự chấn động để đưa ra các điều chỉnh kòp thời. Vấn đề quan trắc như trên rất cần thiết tuy tốn kém. Tại nước ta các chủ đầu tư do tiết kiệm một cách thiếu hiểu biết đã thường cắt giảm các khoản chi phí này, vì vậy đã và sẽ tiếp tục gây nên sự cố nguy hiểm trong xây dựng… V. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ KHÁC: 1/ Trong quá trình thiết kế phải quan tâm đến: + Đòa chất, trong đó lưu ý nhiều đến thuỷ văn (mực nước ngầm); các công trình kiến trúc xung quanh. Tại TP. Hồ Chí Minh hai yếu tố này đã gây nên sự cố đáng tiếc. + Biện pháp gia cố vách đào, + Biện pháp bảo đảm môi trường (liên quan đến vận chuyển chất thải, tiếng ồn, độ rung do thiết bò thi công. 2/ Vùng đất đá cứng (Đèo Hải Vân, Thuỷ điện Đại Ninh…), mực nước ngầm cao thì cần quan tâm nhiều đến thoát nước là chính, việc chống sụt lở lại ở vai thứ 3. Cách chủ yếu là làm rãnh thoát nước rồi bơm ra ngoài. Tại đường thông gió hầm Hải Vân dốc ngược, tức là nước chảy vào bên trong, thì vẫn là làm rãnh rồi bơm ra mà thôi. 3/ Đối với hầm xây dựng trong nền đất mềm (Metrô tại TP. Hồ Chí Minh hoặc tại Băng Kốc) tốt nhất là dùng biện pháp Rôbốt đào (TBM). Do có vỏ hầm bằng bêtông tự động lắp ráp, nên việc chống sụt trượt và thoát nước trở nên dễ dàng. Sụt đã có vỏ hầm bê tông đã được tự động lắp ráp che đỡ, thoát nước đã được vỏ hầm bảo vệ, mặt khác hệ thống rãnh dọc và bơm hút sẽ giải quyết phần còn lại. 4/ Chống cháy nổ, ngạt, thường sử dụng những biện pháp như trong khai thác các mỏ than trong lòng đất, cần sử dụng quạt gió mạnh như quạt phản lực (Jet Fan) đúng như thiết kế đủ công suất. Các công cụ đào, Phương tiện vận tải phải là chuyên dụng, không có tia lửa điện gây nguy hiểm (ở Việt Nam các chủ đầu tư tiết kiệm một các thiếu hiểu biết cũng có những cắt giảm nên cũng đã gây hậu quả. 5/ Công tác giám sát thi công: Phải là những nhà giám sát có kinh nghiệm, tuyệt đối không nên sử dụng tư vấn giám sát không đủ kinh nghiệm. Phải có đề cương giám sát tốt (được bên thứ 3 thẩm đònh); giám sát bám theo đề cương, luôn có mặt tại hiện trường./. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25/07/2008 . những công trình ngầm trong quá trình xây dựng thường xảy ra vì vậy cần hết sức lưu ý đối với những người làm xây dựng. II. NHỮNG VẤN ĐỀ NẰM SÂU TRONG LÒNG ĐẤT: Công trình xây dựng ngầm. công các kết cấu công trình ngầm. 3/ Trong quá trình xây dựng các công trình ngầm, việc quan sát các chấn động có thể xảy ra đối với các công trình kiến trúc trên mặt đất gần khu vực thi công. NHỮNG VẤN ĐỀ CÔNG TRÌNH NGẦM PGS. TSKH LÊ QUẢ Chuyên viên Ban QLDA Đại lộ Đông Tây TP.HCM I. ĐẶT VẤN ĐỀ: TP. Hồ Chí Minh là một trong những thành phố lớn nằm

Ngày đăng: 10/04/2015, 21:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan