Lời mở đầuVân môi là một đặc trưng sinh trắc, nó đã được rất nhiều nhà khoa học nghiêncứu và đã ra kết luận rằng vân môi của mỗi người là không giống nhau và không thay đổitheo thời gian
Trang 1CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT QUA MẠNG
-BÀI THU HOẠCH MÔN HỌC
CƠ SỞ DỮ LIỆU NÂNG CAO
Trang 2CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT QUA MẠNG
-BÀI THU HOẠCH MÔN HỌC
CƠ SỞ DỮ LIỆU NÂNG CAO
Trang 4Chương 1: Mở đầu 1
1.1 Lời mở đầu 1
1.2 Lý do chọn đề tài 1
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài 2
Chương 2: Tổng quan cơ sở dữ liệu ảnh vân môi 3
2.1 Tổng quan về nhận dạng sinh trắc 3
2.2 Tổng quan về vân môi 6
2.3 Các phương pháp lưu trữ và nhận dạng dấu vân môi 11
2.4 Cơ sở dữ liệu ảnh vân môi 11
2.5 Phương pháp lưu trữ 12
Chương 3: Khái quát về cơ sở dữ liệu đồ thị 13
3.1 Khái quát về đồ thị 13
3.2 Cơ sở dữ liệu đồ thị 15
3.3 Đại số quan hệ trên cơ sở dữ liệu đồ thị 17
3.4 Ứng dụng của cơ sở dữ liệu đồ thị 19
3.5 Lưu trữ và nhận dạng vân môi bằng cơ sở dữ liệu đồ thị 21
Chương 4: Tổng kết và hướng phát triển 23
4.1 Tổng kết 23
4.2 Hướng phát triển của đề tài 23
Tài liệu tham khảo 24
Trang 5Chương 1: MỞ ĐẦU1.1 Lời mở đầu
Vân môi là một đặc trưng sinh trắc, nó đã được rất nhiều nhà khoa học nghiêncứu và đã ra kết luận rằng vân môi của mỗi người là không giống nhau và không thay đổitheo thời gian, do đó có thể dùng vân môi để định danh con người Ngày nay có rấtnhiều hệ thống nhận dạng con người (vân tay, khuôn mặt,…) tuy nhiên chưa có hệthống nào nhận dạng con người bằng vân môi
Đề tài này nghiên cứu và xây dựng nền tảng một cơ sở dữ liệu ảnh vân môi cóchức năng thêm mới và tìm kiếm trên tập dữ liệu vân môi Cuối cùng, từ một ảnhvân môi truy vấn, sau khi tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu, sẽ đưa ra một danh sách cácảnh vân môi gần giống với ảnh đưa vào với độ chính xác chấp nhận được
Thành công của đề tài là cơ sở để xây dựng những hệ thống nhận dạng bằngvân môi lớn hơn nữa, phục vụ trong các lĩnh vực an ninh, y tế,…
Qua đây, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến GS.TS Đỗ Phúc, người đã tận
tâm truyền đạt những kiến thức nền tảng cơ bản cho chúng em về môn học “Cơ sở dữ
liệu nâng cao” Bên cạnh những kiến thức khoa học, Thầy đã giúp tôi có những phong
cách học tập, làm việc và những kinh nghiệm sống quí báu Tôi xin bày tỏ lòng biết ơnđến các chuyên gia cố vấn qua mạng thuộc Trung tâm phát triển CNTT – ĐH Quốc giaTP.HCM và toàn thể các bạn bè học viên trong lớp
1.2 Lý do chọn đề tài
Nhận dạng ảnh vân tay là một vấn đề được biết cách đây hơn 100 năm, tuy nhiênmãi đến khi máy tính ra đời, vấn đề này mới được nghiên cứu sâu và ứng dụng rộngrãi trong hầu hết các lĩnh vực liên quan đến an ninh, bảo mật, y tế,… Ngày nay cónhiều nghiên cứu tìm ra các phương pháp khác nhau để phân biệt người này với ngườikhác Và vân môi đã trở thành một dữ liệu sinh trắc học quan trọng để xác định tínhduy nhất chỉ mình bạn có mà thôi Do đó, vân môi cần được nghiên cứu rộng và sâuhơn nữa
Trong trường hợp không thể xác định được vân tay (do mất tay, bị bỏng,…) haydấu vân tay thiếu độ tin cậy thì vân môi là lựa chọn tối ưu để nhận dạng và định danhcon người
Trang 6Trong những năm gần đây, những nghiên cứu về các đặc trưng cục bộ SIFT(Scale-Invariant Feature Transform) dùng cho phân loại và tìm kiếm ảnh mang lạinhiều kết quả đáng kể.
Với nhu cầu thực tiễn cùng với sự phát triển của công nghệ nhận dạng ảnh thìviệc xây dựng một cơ sở dữ liệu ảnh vân môi dùng để nhận dạng tội phạm, xác địnhdanh tính, chứng thực,… là cần thiết
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài
Khoa học về nhận dạng dựa trên các đặc trưng sinh trắc đang ngày càng pháttriển Trong những năm qua, các nhà khoa học đã tìm ra nhiều phương pháp để nhậndạng dựa vào đặc điểm sinh trắc, nhiều đặc điểm vật chất làm mẫu mới để phân biệtngười này với người khác Ngoài những đặc trưng sinh trắc quen thuộc nhờ vân tay,khuôn mặt, tròng mắt,… việc chứng minh được vân môi cũng là một đặc trưng sinhtrắc có thể được dùng để nhận dạng sẽ góp phần làm cho nền khoa học này có mộthướng đi mới
Đa phần những hệ thống bảo mật đều có lỗi và nhược điểm của nó Tuy nhiêncông nghệ bảo mật bằng đặc điểm sinh trắc được xem là có độ tin cậy cao hơn tất cả vìnhững ưu điểm riêng của nó Ví dụ như tính duy nhất, tính không thể sao chép, tínhkhông thay đổi theo thời gian
Ở Việt Nam và trên thế giới đến thời điểm này đã có rất nhiều công trình nghiêncứu và bài báo nói về vân môi trên quan điểm y học và sinh trắc học Tuy nhiên vẫnchưa có một hệ thống tin học nào nhận dạng và định danh con người dựa vào vân môi
Sự thành công của đề tài góp phần nhỏ giúp cho hướng nghiên cứu khoa học này pháttriển, là tiền đề cho những nghiên cứu cải tiến sau này, góp phần xây dựng những hệthống nhận dạng lớn phục vụ trong nhiều lĩnh vực như an ninh, y tế, quản lý,…
Trang 7Chương 2: TỔNG QUAN CƠ SỞ DỮ LIỆU ẢNH VÂN MÔI
Trong chương này chúng tôi trình bày tổng quan các vấn đề có liên quan đến đề tài như sinh trắc học, vân môi, cơ sở dữ liệu ảnh vân môi và phương pháp đánh giá hệ thống
2.1 Tổng quan về nhận dạng sinh trắc
Nhận dạng sinh trắc học (biometrics) là công nghệ đựợc sử dụng như một công
cụ giúp xác thực và định danh con người dựa vào những đặc điểm sinh lý, hành vi chỉriêng bạn có, nó đang dần làm thay đổi các công nghệ bảo mật có trước đây vì tính duynhất, khó thay đổi của đặc điểm sinh trắc
2.1.1 Phân loại đặc trưng sinh trắc
Việc nhận dạng sinh trắc học dựa trên đặc trưng sinh trắc của con người Theo nghiên cứu của Nguyễn Thành Kiên, đặc trưng sinh trắc được chia làm hai loại, Hình 2.1 thể hiện những đặc trưng sinh trắc thuộc hai loại này, cụ thể là:
- Đặc trưng sinh lý: là các đặc trưng liên quan đến hình dạng, cấu tạo của
cơ thể Ví dụ như vân tay, vân môi, khuôn mặt, vân lòng bàn tay, tĩnh mạch ngón tay, tĩnh mạch lòng bàn tay, tròng mắt, tai, cấu tạo răng, mùi cơ thể, AND,
- Đặc trưng hành vi: là các đặc trưng liên quan đến hành động Ví dụ nhưdáng đi, giọng nói, chữ ký, hình thức gõ phím,…
Hình 2.1: Những đặc trưng sinh trắc dùng để nhận dạng
Đây là những đặc trưng sinh trắc đã được sử dụng từ lâu và rất quen thuộc vớimọi người Bên cạnh đó, những đặc trưng sinh trắc như tròng mắt, tĩnh mạch lòng bàn
Trang 8tay, tĩnh mạch ngón tay gần đây nhận đựợc nhiều sự quan tâm và đang trên đường trởthành những giải pháp nhận dạng nhanh chóng hơn, chính xác hơn Tuy nhiên đặc trưngsinh trắc về vân môi vẫn chưa được nghiên cứu và ứng dụng nhiều.
2.1.2 Cấu tạo của một hệ thống nhận dạng sinh trắc học
Hình 2.2 trình bày các cấu tạo cơ bản của một hệ thống nhận dạng sinh trắc họcbao Nó gồm các thành phần sau:
Hình 2.2: Cấu tạo hệ thống nhận dạng sinh trắc
- Thu nhận ảnh: thường sử dụng những thiết bị tương tác với người dùng nhằm thu nhận các đặc điểm sinh trắc của người đó Ví dụ một số loại thiết bị thu nhận điển hình như: camera nhằm chụp ảnh khuôn mặt, tròng mắt, hình dáng tai; micro dùng thu âm giọng nói; máy đọc vân tay; thiết bị thu nhận tĩnh mạch; thiết bị phân tích AND,…
- Xử lý: đây là khối nhằm trích và chọn ra các đặc trưng riêng biệt của người và lưu lại thành các mẫu Mỗi người có một mẫu riêng, chính sự duy nhất của mỗi đặc trưng sinh trắc của mỗi người được thể hiện ở sự duy nhất của mẫu tạo ra này Nếu là lần đầu tiên người sử dụng đăng ký với hệ thống, mẫu tạo ra sẽ đựợc cập nhật vào cơ sở dữ liệu mẫu Nếu là những lần đăng nhập sau, mẫu này sẽ được
so sánh với các mẫu có sẵn để xác định danh tính của người có mẫu đó
- Cơ sở dữ liệu mẫu: lưu trữ dữ liệu về các mẫu sinh trắc của các cá nhân nhằm phục vụ cho việc đối sánh
- So sánh và ra quyết định: từ mẫu của người vừa thu thập được, mẫu này sẽ được
so sánh với các mẫu có sẵn trong cơ sở dữ liệu để xác định xem mẫu này
Trang 9trùng với mẫu lưu sẵn nào Nếu việc so sánh cho thấy có một mẫu trùng hợp, hệ thống sẽ ra quyết định dựa trên việc xác thực được danh tính của mẫu mới thu nhận
2.1.3 Ưu điểm các hệ thống nhận dạng sinh trắc học
Các hệ thống nhận dạng sinh trắc học đem đến một giải pháp an toàn hơn chocác ứng dụng bảo mật vì nó có các ưu điểm như sau:
- Duy nhất: tuy nhiên điều này đôi khi không đúng Ví dụ vân môi của 2 ngườisong sinh thì 99% là giống nhau,
- Không thể chia sẻ: vì gắn liền với mỗi cá nhân vì thế không thể chia sẻ
- Không thể sao chép: các đặc trưng sinh trắc gần như không thể bị sao chép, đặcbiệt là với các công nghệ mới đảm bảo đặc trưng đang được thu nhận là từ một ngườisống, không phải từ một bản sao chép
- Không thể mất: tuy nhiên có những trường hợp ngoại lệ Ví dụ như người sinh rabẩm sinh đã không có vân tay,…
2.1.4 Ứng dụng nhận dạng sinh trắc
Với các ưu điểm về tính an toàn, tiện lợi so với các phương pháp xác thực truyền thống, các hệ thống sinh trắc đang ngày càng trở nên phổ biến đối với các ứng dụng cần xác thực danh tính của người sử dụng Các ứng dụng của nhận dạng sinh trắc học rất đa dạng, được áp dụng rộng rãi trong cả các hoạt động của chính phủ cũng như các công ty, tổ chức thương mại, bao gồm từ việc quản lý nhân công, quản lý khách hàng, quản lý vào ra, tới quản lý xuất nhập cảnh, quản lý tội phạm,… Các ứng dụng của nhận dạng sinh trắc học có thể đựợc liệt kê như sau:
- Thi hành pháp luật: nhận dạng sinh trắc học được sử dụng từ lâu như một phương tiện an toàn để xác thực danh tính tội phạm Một trong các ứng dụng này là thu thập vân tay tại hiện trường trong các vụ án, so sánh với các mẫu vân tay cósẵn trong cơ sở dữ liệu để xác định danh tính của người cần điều tra
- Giám sát: các hệ thống nhận dạng sinh trắc học được sử dụng để tự động định vị, theo dõi và định danh người trong một khu vực nhất định Hiện nay, các hệ thống này bao gồm một số camera giám sát kết hợp với các đặc trưng sinh trắc để giám sát Khuôn mặt là đặc trưng sinh trắc được sử dụng nhiều nhất trong loại này Những hệ thống giám sát gần đây nhất đã có thể xác định được danh tính của người
từ khoảng cách 200m sử dụng khuôn mặt Tròng mắt cũng đang được ứng dụng để xácđịnh danh tính từ khoảng cách xa So với khuôn mặt, tròng mắt cho độ chính xác cao
Trang 10hơn nhưng vì kích thước nhỏ nên việc thu nhận tròng mắt yêu cầu khoảng cách gần hơn.Những hệ thống gần đây đã cho phép nhận dạng người sử dụng tròng mắt từ khoảng cách15m.
- Xuất nhập cảnh: việc tự động hóa và tăng cường an ninh trong việc xác thực danh tính của người xuất nhập cảnh đang ngày càng đựợc quan tâm khi số lượng người xuất nhập cảnh đang tăng lên nhanh chóng Hiện nay, hộ chiếu điện tử
đã trở thành một tiêu chuẩn quốc tế ICAO (International Civil Aviation Organization) vàđược áp dụng rộng rãi tại hơn 70 nước bao gồm Mỹ, Liên minh Châu Âu (Anh, Pháp,Đức, Italia, Hà Lan,…), Úc, Hàn Quốc, Singapore,… Hộ chiếu điện tử là một loại thẻthông minh có bộ nhớ lưu trữ các thông tin về đặc trưng sinh trắc của cá nhân có thể baogồm vân tay, khuôn mặt, tròng mắt
- Chống gian lận: công nghệ nhận dạng sinh trắc học có thể được sử dụng trong các ứng dụng công cộng nhằm kiểm soát việc một cá nhân hưởng lợi từ việc đăng ký nhiều danh tính khác nhau Hiện nay, Liên Hiệp Quốc đã và đang sử dụng vân tay để kiểm soát việc trợ cấp lương thực tránh trường hợp một người có thể gian lận trong việc nhận trợ cấp nhiều lần khi khai báo nhiều danh tính khác nhau
- Khách du lịch tin cậy: các ứng dụng này cho phép khách du lịch đăng ký các đặc trưng sinh trắc nhờ vân tay, tròng mắt với chương trình giúp cho những lần
du lịch tiếp theo đơn giản, nhanh chóng hơn nhiều khi chỉ phải kiểm tra nhân dạng tạicác kios, điển hình như chi nhánh Disneyland ở Florida và Hồng Kông đã thực hiện đưanhận dạng vân tay vào việc bán vé
- Bảo vệ tài sản: các ứng dụng này cho phép người dùng bảo vệ các thông tin, tài sản trước những người sử dụng khác Ví dụ bao gồm dùng vân tay để truy cập vàomáy tính xách tay, dùng vân tay thay cho khóa tủ, hoặc dùng giọng nói để khởi động xeôtô,…
2.2 Tổng quan về vân môi
Vân môi là một trong “ngũ vân” gồm vân mùi, vân tiếng, vân môi, vân mắt, vânmáu
- Vân môi: Đường vân trên môi của mỗi người rất muôn màu muôn vẻ nhưng suốt đời không thay đổi Mấy năm gần đây, các chuyên gia đã có nhiều phát hiện mới trong lĩnh vực nghiên cứu vân môi Một bác sĩ người Nhật Bản sau khinghiên cứu vân môi của hàng vạn bệnh nhân đã rút ra có kết luận vân môi của con
Trang 11người muôn màu muôn vẻ, không ai giống ai Đường vân môi của nữ giới thường cóhình lõm, nam giới có hình lồi.
- Vân mắt: Vân mắt là đường vân võng mạc trong mắt Võng mạc là một kết cấu phức tạp tinh vi Kết cấu võng mạc của mỗi người một khác Các chuyên gia dùng máy ảnh điện tử có thể chụp đựợc hình ảnh võng mạc trong mắt con người
và dùng nó để giám định từng người một Các nhà khoa học Mỹ căn cứ vào đó để chế ra chiếc máy kiểm tra vân mắt và dùng nó trong các cơ quan quốc phòng và bộ máy cơ mật của nhà nước Các nhân viên trước khi được tuyển chọn vào làm việc sẽ được chụp võng mạc bằng một máy ảnh điện tử hai ống kính và lưu trữ hình ảnh vân đã được mã hóa trong máy giám định Sau này, mỗi lần vào cơ quan, chỉ cần đưa mắt nhìn vào máy giám định, võng mạc hiện ra, sẽ dễ dàng phân biệt giả hay thật Việc giám định này có vẻ rất phức tạp nhưng rất đơn giản, chỉ mấy giây là xong Các chuyên gia cho rằng, việc giám định này chính xác hơn giám định vân tay, sai số không đến một phần triệu mà thủ tục đơn giản, mất ít thời gian
- Vân máu: Các nhà khoa học sau khi phát hiện ra máu người gồm 4 nhóm (O, A, B, AB), còn phát hiện thêm trong máu người có mấy trăm vật chất sinh hóa
do gen di truyền xác định, có thể dùng để phân biệt huyết dịch khác nhau Các nhàkhoa học nhờ kỹ thuật xung mạch điện tử tiến hành kiểm tra tổ chức huyết dịchtrong cơ thể con người, có thể thấy đựợc những vòng giải điện mạch, tức là vân máu.Vân máu của mỗi người cũng không giống nhau, là một yếu tố giúp phân biệt đựợcngười này với người khác
- Vân mùi: Bởi ai cũng có mùi hơi cơ thể, khi đi khỏi, phân tử mùi hơi còn lưu lại trong không khí nơi đã đến Căn cứ vào hiện tượng này, cảnh sát có thể thu lượm không khí mang về phân tích thành phần hóa học, sẽ tìm ra vân mùi mà đối tựợng cần nhận diện để lại, sau đó “gói” vân mùi thu đựợc vào trong một miếng vảisạch sẽ không mùi và bảo quản nơi kín đáo để cung cấp cho chó săn phân biệt, từ đó tìm
ra đối tượng nghi vấn
- Vân tiếng: Vân thanh học là môn khoa học tương tự như môn vân tay học Khi phát âm, khí quản âm thanh của mỗi người một khác nhau, có những hình dạng khác nhau và dung lượng khác nhau Khoa học kỹ thuật hiện đại biến âm thanh thành sóng điện, biến sóng điện thành âm thanh, thông qua phân tích, miêu tả
âm thanh dưới dạng đồ án, qua so sánh nhiều lần có thể tìm ra tiếng nói của người
Trang 12cần tìm trong vô vàn tiếng nói khác nhau Do đó vân tiếng có thể trở thành căn cứ
để xác định nhân thân
2.2.1 Các công trình nghiên cứu về vân môi
Theo nghiên cứu của Võ Huỳnh Trang và Lê Văn Cường trong khoa học hình sự, để xác định cá thể người dựa vào các đặc điểm sinh trắc học cung cấp như: nhóm máu, giới tính, mô hình răng,… đặc biệt là dấu vân tay đã mang lại nhiều thành công mỹ mãn Tuy nhiên trong những trường hợp không còn đầy đủ các bộ phận như: nạn nhân bị cắt mất tay, chân, hoặc bị bỏng mất vân tay, hay không có hồ sơ về răng,… thì việc xác định cá thể gặp rất nhiều khó khăn Thêm vào
đó, từ những sai lầm chết người mà chứng cứ là dấu vân tay trong một số vụ án xảy
ra khoảng một thập niên trở lại đây đã làm cho người ta không thể phủ nhận một tồn tại là chưa có chứng cứ xác thực 100% khẳng định vân tay người tuyệt đối có tính
cá nhân và không hề lặp lại Vì thế mà gần 20 năm qua, các nhà khoa học đã không ngừng tìm tòi nhiều phương pháp khác nhau để phân biệt người này với người khác,
“ngũ vân” ra đời từ đây Với sự hỗ trợ của dụng cụ đo lường sinh học, chúng trở thành những dữ liệu sinh trắc học quan trọng để xác định đó chỉ duy nhất là bạn mà thôi Một trong “ngũ vân” đó chính là: Vân môi
Năm 1902, Fischer đã mô tả vân môi Năm 1930, ngành nhân chủng học đề cập đến sự tồn tại của các nếp nhăn này, nhưng không đề ra ứng dụng nào cho thực tiễn Mãi đến năm 1950 lần đầu tiên vân môi được Snydersử dụng để xác định cá thể người Santos1967 đề nghị phân các nếp nhăn ở môi người làm hai loại: đơn và kép.Trong một nghiên cứu về mối quan hệ nha - pháp y giữa son môi và môi nữ giới ở 107 phụ nữ Nhật năm 1967, K Suzuki bất ngờ phát hiện rãnh chứ không phải
là nếp nhăn ở vùng môi đỏ như từ trước tới giờ vẫn nghĩ Nên năm 1970 ông nghiên cứu vân môi của 280 người Nhật từ 6 - 57 tuổi (150 nam, 130 nữ) bằng cách chụp hình môi với máy Medical NIKKOR và lấy vân môi bằng máy Finger Printer của Mỹ.Ông phân vân môi thành 5 loại và thấy rằng không có vân môi nào giống nhau Tsuchihashi từ 1969-1974 nghiên cứu 1364 người (757 nam, 607 nữ) và 49 cặp song sinh cùng trứng, các kết quả nghiên cứu theo chiều dọc cho ông kết luận không có sự thay đổi của vân môi theo thời gian, các cặp song sinh thì 99% có mô hình vân môi giống nhau và không tương tự cha mẹ chúng Những năm sau này vân môi được nghiên cứu ở nhiều nước khác nhau như: Ludwig Hirth 1975 ở Đức,
Trang 13Kisin 1983 ở Nga, Jerzy Kasprzak 1990 ở Ba Lan, Segui 2000 ở Tây Ban Nha, Sivapathasundharam 2001 ở Ấn Độ, Ball 2002 ở Út, Jin Ok Kim 2004 ở Hàn Quốc, Utsuno 2005 ở Nhật.
Các kết quả nghiên cứu đều xác nhận: giống như vân tay, vân môi ở mỗi ngườimang tính đặc trưng riêng biệt Nó củng cố cho việc sử dụng vân môi để xác định tộiphạm, nhưng lại chưa được công nhận như một bằng chứng khoa học trên tòa án Cần cónhiều nghiên cứu về vân môi hơn nữa nhằm tập hợp, giải thích, và chứng minh tính duynhất của vân môi
2.2.2 Các dạng hình thái vân môi
Các môi trên và dưới gặp nhau tại các mép môi, còn hai đầu của khe miệng (khegiữa các môi) gọi là góc miệng Rãnh dọc ở giữa mặt da của môi trên gọi là “nhântrung” Môi không bằng phẳng mà có nhiều vết nhăn lồi, lõm, nông, sâu mà người ta gọi
là vân môi
Theo Võ Huỳnh Trang và Lê Văn Cường [8], thì vân môi có 8 dạng đi cùng với 8dạng viền vân môi và 3 cấu trúc đi kèm dạng rãnh
Hình 2.3: Các dạng vân môi
Trong hình 2.3 các dạng vân môi chiếm tỷ lệ từ cao đến thấp như sau: dạng
I rãnh thẳng, dạng II rãnh phân nhánh, dạng V có hình sao, dạng VII rãnh chạy không
Trang 14theo qui luật, dạng IV lưới rãnh, dạng III giao rãnh, dạng VI có rãnh ngang, dạng VIII
là trường hợp phần trung tâm vùng môi đỏ không có rãnh hoặc có 1-2 rãnh thẳng
* Các dạng viền vân môi
Có 8 dạng viền vân môi như hình 2.4 chiếm tỷ lệ cao nhất là dạng lưỡi rãnh, dạngkhông có rãnh hoặc ít rãnh ngang hay dọc mờ chiếm tỷ lệ thấp nhất
Hình 2.4: Các dạng viền vân môi
* Cấu trúc đi kèm các dạng rãnh môi
Hình 2.5: Cấu trúc đi kèm dạng rãnh