112 VỆ SINH TRƯỜNG HỌC Mục tiêu học tập. 1. Trình bày được các yêu cầu vệ sinh trong qui hoạch trường sở. 2. Trình bày được các yêu cầu vệ sinh trong phòng lớp học. I. Vệ sinh trong qui hoạch trường sở 1.Địa điểm Phải xây dựng trong trung tâm khu dân cư để sao cho học sinh tới trường không mất thời gian đi lại quá 30 phút. Khoảng cách gợi ý (tối đa) : Cấp học Thành phố Nông thôn Cấp I (lớp 1-5) 800m 1000m Cấp II (lớp 6-9) 1 200m 1500m Cấp III (lớp 10-12) 2 000m 3000m 2.Bố trí trong trường - Tổng diện tích dành để xây dựng trường là >10m 2 / học sinh. Ở nội thành diện tích bình quân có thể thấp hơn nhưng cũng không ít hơn 5m 2 / học sinh. (Đủ đất để xây phòng học, làm sân chơi, bãi tập và các khu vực chuyên môn khác). - Tốt hơn cả thì cây xanh nên chiếm 50% tổng diện tích. Khu đất dành xây dựng phòng lớp học là25%. Phần còn lại là sân trường, bãi tập. - Cây trồng : Không nên trồng cây ăn quả trong sân vì dễ xảy ra tai nạn trèo cây hái quả. Quanh trường chọn cây trồng có tác dụng thay tường rào cách ly. +Trong sân chơi ưu tiên các loại cây có bóng mát mùa hè và lá rụng mùa đông ( Không che ánh sáng − có thể là cây bàng, phượng vĩ). +Nếu có khu vực đệm thì trồng cây có mục đích lấy gỗ hoặc thu hái rau củ. - Xung quanh trường cần có hàng rào (hoặc tường) bảo vệ. Có cổng ra vào đủ rộng và thuận tiện. Cổng chính rộng 3 - 5m, nên có thêm cổng phụ, nhất là trường trong thành phố. Cổng trường cần có bảng tên trường. - Vườn tăng gia cũng như các công trình vệ sinh thô sơ nên đặt xa lớp học. - Sân chơi và bãi tập : Tiêu chuẩn 5 - 10m 2 / học sinh. Sân chỉ lát gạch nếu đất xấu, mật độ học sinh cao. Trường nông thôn có sân rải đất, nên bằng phẳng và thoát nước vẫn tốt. Các lối đi chính nên lát gạch hoặc rải đá vụn và không bị ngập nước. - Số tầng của trường học tùy theo cấp học. Trong điều kiện phổ biến ở Việt Nam hiện nay trường học xây tối đa 3 tầng. Lý do là vì điều kiện điện nước chưa tốt và trường cao tầng thì giới hạn việc lên xuống, qua lại của học sinh. + Học sinh nhỏ nên cho học tầng dưới đỡ mệt, ít xảy ra tai nạn. - Các phòng học nên cách rào trường 5 - 10m. 3. Các khu vực xây dựng chính 3.1. Khối các phòng học (Là nơi học sinh ở lại lâu nhất trong thời gian đi học). Hệ thống phòng bộ môn. 3.2. Khu hành chính 3.3. Khu tổ chức nội trú : Phòng ngủ, phòng ăn, bếp, khu vệ sinh, văn phòng quản lý 3.4. Khu xưởng trường (nếu có). 4. Các công trình vệ sinh trong trường Vệ sinh cơ sở học tập 113 Trường học phải giải quyết tốt các công trình vệ sinh trong trường. 4.1.Nước 4.1.1. Nước rửa : Không thể thiếu, tốt nhất là nước máy, nếu ở nông thôn có giếng cũng nên chứa vào các bể rộng để đông đảo học sinh đều rửa được qua vòi. Tiêu chuẩn là 4lít / học sinh ( mùa hè) và 2lít / học sinh ( mùa đông). - Tiêu chuẩn giếng : Quanh bể có sân đứng gạch, có rãnh thoát nước. Bể nên thả một vài con cá nhỏ. 4.1.2. Nước uống : Bình quân 1lít / 3học sinh (mùa hè),và cho 10 học sinh về mùa đông ( nên ủ ấm). Nếu khu nội trú thì nước sinh hoạt là 60 - 80lít / học sinh. 4.2. Hố xí, hố tiểu - 200 - 300 học sinh / hố xí và 2m 2 góc tiểu tiện hoặc 50 học sinh /hố tiểu cùng tính 1 vòi nước. Nếu mẫu giáo có nghỉ lại trưa thì tính gấp đôi. Nếu trường nội trú hoàn toàn thì cần gấp 4 lần số đó. Phải phân chia riêng nam và nữ ; riêng giáo viên và học sinh. Cần phải phấn đấu đạt chỉ tiêu tất cả đều là hố xí tự hoại hoặc hố xí thấm dội nước. Xây dựng xa phòng học và phải giáo dục ý thức bảo quản sử dụng đúng qui tắc. 4.3. Rác Toàn trường phải có chỗ tập trung rác. Nói chung nên đốt rác tại hố rác. II. Vệ sinh phòng lớp học Những yêu cầu vệ sinh lớp học dựa vào đặc điểm sinh lý của học sinh, dựa vào đặc điểm của quá trình sư phạm, bảo đảm tốt vi khí hậu và chiếu sáng tự nhiên. 1. Diện tích Tính đủ cho 40 - 50 học sinh / lớp học. Bình quân 1 - 1,25 m 2 / học sinh . Lớp học thường theo hình chữ nhật. Chiều dài lớp học được qui định trên cơ sở mức nhìn rõ của học sinh và số học sinh có thị lực trung bình. Không nên dài quá 9m. Đảm bảo cho học sinh ngồi ở bất cứ vị trí nào cũng nhìn rõ chữ trên bảng với chiều cao trung bình là 3cm. Phòng học cần cao tối thiểu 3,6m. Đảm bảo để nồng độ khí CO 2 trong không khí phòng học tối đa là 1 0 / 00 . 2. Hướng của phòng học Chính là hướng cửa sổ không có hành lang. Hướng này nên là hướng Nam hoặc Đông - Nam. Hướng phòng học nên nằm bên tay trái học sinh . Căn cứ vào đó để xây bục treo bảng và xếp bàn ghế. 3. Cửa sổ lớp học Tổng diện tích cửa sổ nên đạt 14 - 1/5 diện tích phòng. Cửa sổ nên có hai loại cánh : Cánh cửa chớp mở ra ngoài, cánh cửa gương mở vào trong. Để ánh sáng tự nhiên phân bố đều trong lớp thì khoảng cách giữa hai cửa sổ cạnh nhau phải không lớn hơn chiều rộng một cửa sổ. Chiều cao cửa sổ càng cao thì ánh sáng vào lớp càng sâu. Nếu cửa sổ chỉ mở được một bên thì chiều cao cửa sổ cần bằng 12 chiều rộng phòng. Nếu mở cả hai bên thì được phép bằng 1/3 chiều rộng lớp. Vệ sinh cơ sở học tập 114 4. Bàn ghế học sinh 4.1. Cỡ số bàn ghế 4.1.1. Đóng bàn ghế đúng giúp cho học sinh có tư thế và thói quen ngồi làm việc đúng. Tính toán hợp lý là : - Chiều cao bàn : 42% cao học sinh . - Chiều cao ghế : 26% cao học sinh . Trong đó, điều quan trọng để giữ tư thế ngồi học đúng là chênh lệch giữa mép bàn với mép ghế theo chiều thẳng đứng và theo chiều ngang Chênh lệch về mặt không gian giữa mép bàn và ghế ( 0 ) ( + ) ( - ) 4.1.2. Chỉ có thể giữ đúng kích thước không gian này nếu trường được trang bị các bàn ghế liền nhau. Kích thước bàn ghế được chia thành 7 nhóm cho học sinh phổ thông VN Kích thước 109 100 119 110 129 120 139 130 149 140 159 150 169 160 Cỡ số I II III IV V VI VII Bàn Ghế Hiệu số 46 27 19 50 30 20 55 33 22 61 38 23 69 44 25 74 46 28 76 46,5 29,5 4.2. Tư thế ngồi học đúng là : Thân thẳng, đầu hơi cúi về trước lúc viết và đọc, vai cân bằng, cả hai cẳng tay đặt thoải mái trên bàn. Mắt cách mặt bàn từ 25 - 35cm. Vở ghi đặt hơi chếch 25 0 và lệch qua phần tay phải. Thân , đùi, cẳng chân và bàn chân hợp với nhau 3 góc vuông, ngực không tỳ vào bàn. 4.3. Bố trí bàn ghế trong lớp + Cấp I chọn bàn ghế cỡ số I, II, III. Cấp II chọn cỡ II, III, IV. Cấp III chọn cỡ V, VI, VII. Trong một lớp có 2 - 3 cỡ bàn. + Bàn ghế xếp thấp đặt trên, cao đặt dưới. Xếp tổ học tập cũng nên xếp theo chiều dọc. Chú ý là trong lớp của học sinh phổ thông có tình trạng chênh nhau 20 - 30cm chiều cao. Căn cứ xếp bàn ghế để xếp chỗ ngồi học sinh và một năm học có thể đổi phía một lần. + Bàn đầu cần có khoảng cách hợp lý với bảng đen để đảm bảo góc quay và góc ngửa. X = 0,3(R+r) Trong đó : X : KC từ bàn đầu đến bảng r : Rộng bảng R : KC của hai mép ngoài hai dãy bàn bên trái và bên phải. Vệ sinh cơ sở học tập 115 + Lối hở giữa hai dãy bàn cạnh nhau ít nhất là 0,7m, giũa hai dãy sát tường với tường là 0,5m, kể cả bàn cuối cùng cũng để khoảng trống với tường là 0,5m. + Hai lớp học chung phòng thì cố gắng xếp để chênh lệch chiều cao học sinh càng ít càng có lợi. 5. Các thiết bị khác + Bảng : 3,5 x 1,2m. Màu đen hoặc xanh thẫm .Bảng phải nhẵn, phẳng nhưng không sơn bóng để làm lóa chữ. Phấn viết phải trắng dễ viết , dễ lau. Không dùng phấn màu lúc bình thường. Chiều cao chữ bảo đảm 3cm (với học sinh lớp nhỏ là 4 - 6cm ), giẻ lau phải ẩm . + Học phẩm, sách giáo khoa, vở viết : lớp càng nhỏ thì vở sách càng mỏng bài càng ngắn, chữ càng to, có hình vẽ. - Bút mực : Hiện đã khuyến khích phổ cập bút máy, tiến tới bút bic cho mọi I lứa tuổi. - Cặp sách : Học sinh phổ thông cơ sở nên sử dụng có quai đeo vai kiểu ba lô . 6. Chiếu sáng -thông thoáng 6.1. Ánh sáng : ánh sáng thiếu là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới các tật mắt học đường . 6.1.1. Chiếu sáng tự nhiên : - Hướng phòng học trùng với hướng lấy ánh sáng chủ yếu và nên là hướng Đông - Nam. - Làm cửa sổ đủ và đúng. - Lau bụi bám vào cửa, nâng mái, phát quang bớt cành cây, quét vôi màu sáng, thay một vài viên ngói bằng kính mờ Cần đặc biệt ưu tiên tận dụng chiếu sáng tự nhiên. - Hệ số chiếu sáng TN cần đạt từ 3,0 – 5 % 6.1.2. Chiếu sáng nhân tạo :5 - Chiếu sáng nhân tạo lớp học cần đạt tới mức độ rọi là 100 lux. Trong phòng học nên dùng kiểu chiếu sáng bằng đèn huỳnh quang đôi bóng. Một phòng học kích thước 6 x 8 m cần được bố trí 4 đôi bóng đèn ống 1,2 m hoặc 4 bóng 200w treo đều 4 góc không sát tường và cách mặt bàn 2,8 m - Trường học nếu phải dùng đèn dầu học đêm thì đèn phải có chụp đèn, lau sạch bóng, nhưng nói chung nên hạn chế học ca đêm. 6.2. Thông thoáng : Thể tích không khí trung bình / học sinh là 4 - 5m 3 , tiêu chuẩn này sẽ đạt được dễ dàng nếu có đủ cửa sổ và diện tích bình quân / học sinh là 1- 1,25m 2 với chiều cao phòng học tối thiểu 3,6m. Điều kiện thông thoáng kém làm học sinh chóng mệt mỏi nhất là những tiết học cuối, học sinh bị nhức đầu, ngáp vặt và kém tập trung chú ý. Vệ sinh cơ sở học tập . 112 VỆ SINH TRƯỜNG HỌC Mục tiêu học tập. 1. Trình bày được các yêu cầu vệ sinh trong qui hoạch trường sở. 2. Trình bày được các yêu cầu vệ sinh trong phòng lớp học. I. Vệ sinh trong. lý 3.4. Khu xưởng trường (nếu có). 4. Các công trình vệ sinh trong trường Vệ sinh cơ sở học tập 113 Trường học phải giải quyết tốt các công trình vệ sinh trong trường. 4.1.Nước. cho 40 - 50 học sinh / lớp học. Bình quân 1 - 1,25 m 2 / học sinh . Lớp học thường theo hình chữ nhật. Chiều dài lớp học được qui định trên cơ sở mức nhìn rõ của học sinh và số học sinh có thị