1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN MẦM NON

28 7,5K 33

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 242 KB

Nội dung

Để thực hiệnchương trình này có hiệu quả cao đòi hỏi giáo viên phải nắm chắc được mục đíchyêu cầu, nội dung của chương trình và phải đổi mới phương pháp dạy học: Chủđộng, linh hoạt, sáng

Trang 1

3 Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy theo

chương trình giáo dục mầm non mới

10

4 Kết quả đạt được sau khi áp dụng đề tài 19

Trang 3

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRONG TRƯỜNG MẦM NON”.

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài.

“Ai nâng cánh ước mơ cho em

Là thầy cô không quản ngày đêm

Ai dạy dỗ chúng em nên người

Là thầy cô em ghi nhớ suốt đời”

Nhà giáo vĩ đại Nguyễn Tất Thành lúc sinh thời đã đánh giá cao về công lao

của các thầy giáo, cô giáo, người nói: “Thầy giáo, cô giáo chính là những tấm gương tốt, mình vì mọi người dạy con thiên hạ” Vì vậy, thầy giáo, cô giáo phải là

tấm gương sáng và luôn luôn rèn luyện, học tập, trau dồi kiến thức để ngang tầmvới trọng trách của mình

Như chúng ta đã biết; trẻ em sinh ra đều có quyền được chăm sóc và giáodục Đặc biệt sự chăm sóc giáo dục ở lứa tuổi mầm non là cơ sở đầu tiên giúp trẻhình thành và phát triển nhân cách con người Giáo dục mầm non là một mắt xích,cũng là giai đoạn khởi đầu đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cáchtrẻ em Sự phát triển này đều mang rõ dấu ấn của thời thơ ấu Những chủ nhântương lai của đất nước chỉ có thể hình thành và phát triển nếu ngay từ lứa tuổi mầmnon chúng ta đều dày công vun đắp cho trẻ thơ đầy đủ tình cảm, trí tuệ Mục tiêucủa giáo dục mầm non là giáo dục và phát triển cho trẻ một cách toàn diện về cácmặt: Thể chất, thẩm mĩ, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm và kĩ năng xã hội…, là cơ

sở để hình thành nên nhân cách của con người mới xã hội chủ nghĩa, và chuẩn bịnhững tiền đề tốt nhất cho trẻ bước vào lớp một Chất lượng chăm sóc - giáo dụctrẻ ở trường Mầm non có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục ở bậc họctiếp theo Chính vì lẽ đó mà mỗi chúng ta, những cô giáo mầm non cần trú trọnghình thành nhân cách cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non, lứa tuổi hứa hẹn biết baođiều tốt đẹp cho tương lai

Trong điều 8 của luật Giáo dục quy định: “Giáo dục mầm non có nhiệm vụ thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 3 tháng đến 6 tuổi Nội dung của giáo dục Mầm non là phải đảm bảo hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục phù hợp với sự phát triển tâm lý của trẻ em Phương pháp chủ yếu trong

Trang 4

giáo dục Mầm non là thông qua việc tổ chức hoạt động vui chơi để trẻ em phát triển toàn diện.”

Trong cuộc sống hiện đại như ngày nay, các bậc học nói chung và bậc họcmầm non nói riêng đều không ngừng cải tiến nội dung chương trình, phương pháp,thủ thuật, sự sáng tạo trong giảng dạy, để đáp ứng được yêu cầu phát triển đi lêncủa đất nước Với bậc học mầm non, từ chương trình cải cách đến chương trình đổimới sau nhiều năm vận dụng vào thực tế đều đã bộc lộ những điểm hạn chế nhấtđịnh Trên những điểm hạn chế đã rút ra từ chương trình cũ, trước sự đòi hỏi của xãhội, chương trình giáo dục mầm non đã được ban hành Với quan điểm hướng đến

sự phát triển toàn diện và tạo điều kiện cho trẻ được phát triển một cách liên tục,chương trình giáo dục mầm non mới sẽ phần nào đáp ứng xu thế đổi mới giáo dục

ở trong nước, các nước trong khu vực và trên thế giới, đáp ứng giai đoạn đầu chuẩn

bị nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ cho công cuộc phát triển của đất nước,phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước

Hiện nay chương trình Giáo dục mầm non có nhiều điểm mới Để thực hiệnchương trình này có hiệu quả cao đòi hỏi giáo viên phải nắm chắc được mục đíchyêu cầu, nội dung của chương trình và phải đổi mới phương pháp dạy học: Chủđộng, linh hoạt, sáng tạo trong tổ chức các hoạt động cho trẻ để phát huy tối đa tínhtích cực của trẻ tham gia vào các hoạt động Đây là điểm then chốt mang tính quyếtđịnh chất lượng giáo dục trong nha trường nhưng không phải giáo viên nào cũng cóthể đáp ứng được những yêu cầu đó

Vì tất cả lý do trên, là một CBQL rất tâm huyết với nghề dạy trẻ Tôi nhậnthấy trẻ em bây giờ rất thông minh và lanh lợi Tôi luôn mong muốn đội ngũ giáoviên của tôi truyền đạt thật nhiều những kiến thức bổ ích cho trẻ, tạo mọi cơ hộicho trẻ được trải nghiệm, được tìm tòi, khám phá và chủ động, sáng tạo trong cáchoạt động hàng ngày Là một người hiệu phó phụ trách mảng chuyên môn trongnhà trường, ngày đêm tôi luôn băn khoăn, trăn trở, suy nghĩ làm sao để tìm ranhững biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viêntrong trường để thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục mầm non mới, mụctiêu trước mắt là hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học đã đề ra, mục tiêu lâu dài là gópphần vào sự phát triển của đất nước sau này Với những lý do như vậy, tôi đã mạnhdạn viết sáng kiến kinh nghiệm với đề tài:

“ Một số biện pháp nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên

trong trường Mầm non”.

2 Những hạn chế của đề tài:

- Trình độ và kỹ năng sư phạm của giáo viên không đồng đều, một số giáo viên đãlớn tuổi, nhà trường tiếp nhận giáo viên mới tuyển dụng và một số giáo viên hợp

Trang 5

đồng nên kinh nghiệm giảng dạy, sự nắm bắt, cập nhật về chương trình GDMNmới còn nhiều hạn chế.

- Giáo viên chưa thực sự chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong việc tổ chức các hoạtđộng trong ngày cho trẻ, hình thức tổ chức còn gò bó theo kinh nghiệm, bám theophương pháp cũ Chưa phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ

- Cơ sở vật chất của nhà trường phần nào còn chưa đáp ứng được yêu cầu củachương trình GDMN mới

3 Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu một số biện pháp nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũgiáo viên trong trường Mầm non Nguyệt Đức – huyện Yên Lạc – tỉnh Vĩnh Phúc

4 Bản chất cần được làm rõ của đề tài:

Nghiên cứu một số biện pháp nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũgiáo viên trong trường Mầm non Nguyệt Đức – huyện Yên Lạc – tỉnh Vĩnh Phúc

5 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc chỉ đạo, bồi dưỡng nângcao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong trường

Tìm hiểu, phân tích, nghiên cứu thực trạng đội ngũ giáo viên ở trường mầmnon Nguyệt Đức – huyện Yên Lạc – tỉnh Vĩnh Phúc

Phân tích đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp chỉ đạo,bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn trong trường mầm non NguyệtĐức – huyện Yên Lạc – tỉnh Vĩnh Phúc

6 Giới hạn nghiên cứu:

Do điều kiện thời gian và khuôn khổ của một đề tài, việc nghiên cứu đề tàinày chỉ tiến hành ở trường mầm non Nguyệt Đức – Yên Lạc – Vĩnh Phúc, trongthời gian từ tháng 04 năm 2012 đến tháng 4 năm 2014 Đề tài tập trung chủ yếu vàonghiên cứu các biện pháp xây dựng và nâng cao chất lượng chuyên môn cho độingũ giáo viên trong nhà trường

7 Đối tượng nghiên cứu:

Nghiên cứu việc chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn nhằm nâng cao chất lượngchuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường mầm non Nguyệt Đức – huyện Yên Lạc– tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay

8 Phương pháp nghiên cứu:

Để thực hiện nhiệm vụ của đề tài tôi đã chọn các phương pháp sau:

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:

+ Điều lệ trường mầm non

Trang 6

+ Sách hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non các độ tuổi + Tập san giáo dục mầm non

+ Tạp chí giáo dục mẫu giáo

+ Các tài liệu bồi dưỡng hè

+ Các tài liệu khác liên quan đến giáo dục mầm non

- Nhóm phương pháp thực tiễn:

+ Dự giờ, trao đổi đàm thoại, phỏng vấn, quan sát, nghiên cứu sản phẩm,

so sánh kết quả, tổng kết kinh nghiệm chỉ đạo bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượngchuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường mầm non Nguyệt Đức – huyện Yên Lạc– tỉnh Vĩnh Phúc

- Nhóm phương pháp nghiên cứu hỗ trợ:

+ Điều tra, thống kê, bảng biểu

9 Phạm vi nghiên cứu:

Nghiên cứu thực trạng đội ngũ giáo viên Xây dựng, đề xuất và áp dụng nhữngbiện pháp nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường mầm nonNguyệt Đức – huyện Yên Lạc – tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2012 - 2014

Trang 7

PHẦN II: NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận:

“Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn, ngủ biết học hành là ngoan:”

Trẻ mầm non được ví như một tờ giấy trắng Nếu ta viết lên đó những dòngchữ thẳng hàng với lời hay ý đẹp - trẻ sẽ học cách làm người, còn nếu ta viết nhữngdòng chữ nghệch ngoạc, những điều không hay- trẻ sẽ học cái xấu Trẻ em dưới 6tuổi có quyền được đến trường mầm non, được tiếp xúc với cô giáo, bạn bè Nơiđây, trẻ được yêu thương chăm sóc, được học tập, vui chơi, tìm tòi khám phá, trảinghiệm để thể hiện những sáng tạo của mình Điều đó có được hay không hoàntoàn phụ thuộc vào sự chăm sóc giáo dục của đội ngũ thầy cô giáo bậc học mầmnon

“ Vì lợi ích mười năm trồng cây

Vì lợi ích trăm năm trồng người”

Câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, người anh hùng giải

phóng dân tộc Việt Nam, một danh nhân văn hóa thế giới, đã khắc sâu trong lòngmỗi chúng ta Dù đi đến đâu chúng ta cũng đều bắt gặp những khẩu hiệu đó củangười Sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức sáng ngời của Người sống mãi trong lòng kínhyêu vô hạn của nhân dân Việt Nam Người mãi là tấm gương sáng cho các thế hệchúng ta học tập và noi theo

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII cũng đã nêu: “ Cùng với khoa học công nghệ, giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài Hình thành đội ngũ lao động có tri thức, có năng lực thực hành, tự chủ và sáng tạo, có đạo đức cách mạng, có tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội” Nhà trường đào tạo thế hệ theo hướng toàn diện: “ Đức, Trí, Thể, Mỹ”.

Trong chiến lược giáo dục mầm non từ nay đến 2020 Vụ giáo dục mầm non

đã nêu: “ Giáo viên là yếu tố quyết định để thực hiện thắng lợi mục tiêu về nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ để đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”

Chính vì thế việc nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viênMầm non là biện pháp duy nhất để duy trì và phát triển ngành học

Trang 8

2 Điều tra thực trạng.

Trường mầm non Nguyệt Đức được thành lập và phát triển trên quê hươnggiàu truyền thống cách mạng, là một trường có bề dày thành tích, với 49 năm liêntục đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh, trường đạt chuẩn Quốc gia mức

độ II, được nhà nước phong tặng Huân chương lao động hạng Nhì, tặng lá Cờ đầucủa bậc học MN và là trường trọng điểm chất lượng cao của huyện Yên Lạc Chính

vì lẽ đó mà yêu cầu về trình độ, chất lượng tay nghề của giáo viên phải đồng đều đểdạy trẻ ở tất cả các môn học Việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non mớiđòi hỏi người giáo viên phải nhiệt tình, linh hoạt, tích cực, chủ động sáng tạo trong

tổ chức các hoạt động cho trẻ nhằm phát huy được tối đa tính tích cực của trẻ.Muốn thực hiện được điều đó không chỉ đòi hỏi giáo viên phải nắm chắc về nộidung, yêu cầu, phương pháp của chương trình GDMN mới, bên cạnh đó thì đồdùng, trang thiết bị phục vụ cho việc học tập và vui chơi của trẻ (nhất là trang thiết

bị hiện đại) cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của việc thực hiện chươngtrình giáo dục mầm non Nếu người quản lý năng động, sáng tạo, tìm ra những biệnpháp đúng đắn để tham mưu, bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáoviên trong trường chắc chắn công tác dạy và học sẽ được cải thiện từng bước, kếtquả chăm sóc giáo dục trẻ sẽ được nâng lên Sau những năm đầu mới triển khai vàthực hiện chương trình GDMN mới ở trường, mặc dù tập thể CBQL, GV rất cốgắng trong công tác giảng dạy nhưng kết quả điều tra ban đầu khi chưa áp dụng đềtài cho thấy vẫn còn nhiều hạn chế:

Trang 9

- Về giáo viên:

Năm học T.S

giáo viên

Kết quả giảng dạy

Trang 10

Nhìn vào kết quả trên, ta có thể thấy chất lượng xây dựng kế hoạch, soạn bài và kếtquả tổ chức các hoạt động của giáo viên chưa cao, chưa thực sự đáp ứng được mụctiêu, yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non Để khắc phục những hạn chếtrên đồng thời nâng cao được chất lượng giảng dạy trong nhà trường, tôi đã nghiêncứu, vận dụng và xin mạnh dạn nêu ra đây một số biện pháp để nâng cao chấtlượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên khi thực hiện chương trình giáo dục mầmnon mới Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi gặp một số thuận lợi, khó khănsau:

Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, say sưa với nghề nghiệp Được sự ủng hộ nhiệt tình của 2 đồng chí trong BGH, tập thể giáo viên vàcác bậc phụ huynh trong nhà trường

* Khó khăn:

Trình độ và kĩ năng sư phạm của giáo viên không đồng đều, một số giáo viên

đã lớn tuổi, nhà trường tiếp nhận giáo viên trẻ mới tuyển dụng, và một số giáo viênhợp đồng nên sự nắm bắt, cập nhật về chương trình giáo dục mầm non mới cònnhiều hạn chế

Giáo viên chưa thực sự chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong việc tổ chức cáchoạt động trong ngày cho trẻ, hình thức tổ chức còn gò bó theo kinh nghiệm, bámtheo phương pháp cũ Chưa phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo củatrẻ

Cơ sở vật chất của nhà trường phần nào còn chưa đáp ứng được yêu cầu củachương trình giáo dục Mầm non mới

3 Một số biện pháp nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong trường Mầm non

3.1 Biện pháp 1: Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, trang bị phương tiện hiện đại phục vụ soạn, giảng, phát động phong trào làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ giảng dạy:

3.1.1 Công tác xã hội hóa giáo dục, trang bị phương tiện hiện đại phục vụ soạn, giảng:

Trang 11

Để thực hiện đạt kết quả tốt chuyên đề “ Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục”, tạo điều kiện thuận lợi cho việc soạn bài của giáo viên cũng như tổ chức

các hoạt động trong ngày cho trẻ có ứng dụng công nghệ thông tin thì điều kiệntrước tiên phải có trang thiết bị hiện đại Với nội dung đó, tôi đã cùng với Ban giámhiệu nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền tới lãnh đạo địa phương, các banngành, đoàn thể và các bậc phụ huynh học sinh thông qua các hình thức như: Quacác cuộc họp hội đồng nhân dân, các buổi họp chi bộ thôn xóm, các hội nghị, đặcbiệt là qua buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm học Để chuẩn bị tốt nội dungtuyên truyền và tuyên truyền có hiệu quả tới phụ huynh học sinh, tôi đã chuẩn bịmột số nội dung cần tuyên truyền trên Power point và chiếu trên máy chiếu Trướckhi tổ chức cuộc họp, tôi cho phụ huynh xem một số hoạt động của cô và trò trongtrường, cho phụ huynh xem một số câu chuyện, hình ảnh dạy trẻ mà tôi đã chuẩn bịtrên Powerpoint, sau đó tuyên truyền về ích lợi của việc ứng dụng công nghệ thôngtin vào trong tổ chức các hoạt động cho trẻ, về kế hoạch, nhiệm vụ của năm họccủa nhà trường đồng thời vận động phụ huynh cùng các nhà hảo tâm có tấm lòngnhiệt huyết với phong trào của nhà trường mua sắm ti vi, đầu VCD cho các nhómlớp Với sự vận động không mệt mỏi của Ban giám hiệu nhà trường, sự quan tâm,

ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh, chúng tôi đã trang bị cho mỗi nhóm lớp

được một ti vi, đầu VCD ngay từ đầu năm học 2013 – 2014.

Không dừng lại ở đó, để tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho giáo viên có thểsoạn bài trên máy tính, tôi đã cùng với Hiệu trưởng nhà trường tham mưu vớiphòng, sở giáo dục đầu tư thêm máy tính phục vụ công tác chuyên môn, khích lệnhững chị em có điều kiện mua máy tính cho riêng mình Kết quả đến nay trong

trường đã có tổng số 14 máy bàn, một máy tính xách tay và 3 máy chiếu đa năng

phục vụ cho công tác quản lý và chuyên môn của nhà trường, có 21/26 giáo viêntrực tiếp đứng lớp đã mua máy tính cho riêng mình

3.1.2 Phát động phong trào làm đồ dùng đồ chơi phục vụ giảng dạy:

Đồ dùng trực quan, đồ chơi là một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệuquả của tiết dạy và các hoạt động vui chơi của trẻ, bởi khi học tập vui chơi trẻ đượctrực tiếp quan sát giúp trẻ dễ hiểu bài Trẻ được ngắm nghía, sử dụng, tập làm….từ

đó giúp trẻ nhận thức tốt, hiểu biết về thiên nhiên, xã hội, vật nuôi, cây trồng tạohứng thú trong hoạt động học, chơi của trẻ Song song với việc trang bị cho giáoviên và các nhóm/lớp các trang thiết bị hiện đại; để đảm bảo đủ đồ dùng cho cô vàtrẻ hoạt động theo hướng tích cực đổi mới, tôi đã tham mưu với Hiệu trưởng để tổchức phát động giáo viên thi đua làm đồ dùng, đồ chơi, tận dụng những nguyên vậtliệu sẵn có ở địa phương như: vỏ chai dầu rửa bát, hộp kẹo, quả cầu lông hỏng, vảivụn… để tạo ra những đồ dùng, đồ chơi phù hợp với lứa tuổi của trẻ theo chủ đềđang thực hiện tại các nhóm/lớp

Trang 12

Yêu cầu đặt ra:

+ Đồ dùng, đồ chơi phải đảm bảo tính sư phạm

+ Đảm bảo về mặt thẩm mĩ

+ An toàn khi sử dụng, không sắc nhọn

+ Bền và sử dụng được ở nhiều môn học

Thông qua các kế hoạch như: Tổ chức chấm đồ dùng, đồ chơi trang trí lớpvào tháng 9 và tổ chức hội thi đồ dùng đồ chơi vào tháng 2 đã thực sự khích lệđược tinh thần thi đua giữa các giáo viên và nhóm/lớp, tạo thành phong trào thi đualàm đồ dùng, đồ chơi sôi nổi trong nhà trường, đã thu lượm được nhiều kết quảđáng kể: Nhiều đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn, sáng tạo được ra đời đã thu hút trẻ ở tất

Đã nhiều năm thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới, tuy đã được

Sở, Phòng giáo dục mở nhiều lớp tập huấn về cả lý thuyết và thực hành của chươngtrình GDMN mới, nhưng do trình độ nhận thức và năng lực của giáo viên trongtrường không đồng đều, môi trường để giáo viên tiếp xúc, học hỏi cái mới còn rấthạn chế, dẫn đến kết quả vận dụng vào thực tế giảng dạy chưa cao Vì vậy, sau mỗiđợt tổ chức cho giáo viên đi tập huấn, khi về trường tôi đã tổ chức tập huấn lại chogiáo viên trong trường bằng cách giao bài tập cụ thể cho từng giáo viên Tôi yêucầu mỗi giáo viên phải tự xây dựng một chủ đề, trong đó bao gồm: xây dựng mụctiêu, mạng nội dung, mạng hoạt động của chủ đề và kế hoạch cụ thể của một tuần

Sau khi kiểm tra lại bài tập mà giáo viên đã xây dựng, tôi thấy phần lớn giáoviên trong trường đã biết cách xác định mục tiêu của chủ đề, song phần xây dựngmạng nội dung và mạng hoạt động vẫn có giáo viên còn nhầm lẫn (sử dụng từ chưađúng, chưa bám sát vào các tài liệu để xây dựng cho đúng độ tuổi và đảm bảo đủnội dung) Để khắc phục tình trạng đó, tôi đã tổ chức tập huấn cho giáo viên tạitrường, tôi cho chị em tham khảo kế hoạch của một số chủ đề mà tôi đã xây dựng

và cùng xem lại những chủ đề mà giáo viên xây dựng còn nhầm lẫn, sau đó chogiáo viên cùng nhau thảo luận về những bài tập đó, tìm ra những điểm còn hạn chếtrong chính bài tập của mình Về phía tôi, tôi nắm bắt ý kiến của giáo viên, sau đóphân tích, giảng giải giúp chị em hiểu rõ Có thể xây dựng một số tiết dạy mẫu để

Trang 13

giáo viên học tập Được thảo luận, tự mình tìm tòi những điểm đúng, sai, đượchướng dẫn cách vận dụng một số tài liệu vào việc xây dựng kế hoạch, và được dựtiết dạy thực hành giáo viên đã hiểu rõ vấn đề và có thể tự mình xây dựng được kếhoạch và thực hiện trên nhóm/lớp của mình một cách đầy đủ, phù hợp và dễ dàngnhất.

Thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học: "Đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục", việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong soạn giảng

là yếu tố rất quan trọng Cuối năm học trước, tổng số giáo viên trong trường soạnbài trên máy tính mới chưa đến 70%, có rất nhiều lý do dẫn đến việc giáo viênkhông thể thực hiện việc soạn bài trên máy tính được: Không có máy, không biết

sử dụng máy, ngại và sợ không làm được Nắm bắt được điều đó, tôi đã tham mưuvới hiệu trưởng nhà trường mua thêm máy phục vụ tổ chuyên môn, khích lệ nhữngchị em có điều kiện mua máy tính cho riêng mình, đồng thời tổ chức hướng dẫngiáo viên soạn bài trên máy tính Khi giáo viên nắm được lý thuyết, vận dụng vàothực hành còn có điều gì khúc mắc tôi sẵn sàng giải đáp và đôi khi còn đến tận nhà

để chỉnh sửa giúp chị em Với sự nhiệt tình của bản thân, sự chăm chỉ, tận tình học

hỏi và ý thức vươn lên của giáo viên trong trường, năm học 2013-2014 đã có 100%

giáo viên trong trường trực tiếp đứng lớp soạn bài trên máy tính Ngoài việc soạn

bài trên máy tính, tôi còn tổ chức cho giáo viên đứng lớp tham dự chuyên đề “thiết

kế giáo án điện tử” trong nhà trường và đến nay 80% giáo viên có thể tự mình thiết

kế những giáo án điện tử đơn giản, phù hợp với đề tài của nhóm lớp, một số giáoviên trẻ còn tích cực khai thác các thông tin trên mạng internet để đưa vào trong tổchức các hoạt động cho trẻ

3.3 Biện pháp 3: Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch giảng dạy phù hợp với từng nhóm, lớp.

Chương trình là căn cứ để giáo viên dựa vào đó lên kế hoạch tổ chức cáchoạt động hàng ngày theo đúng kế hoạch Việc xây dựng kế hoạch giảng dạy theochương trình giáo dục mầm non mới không hề đơn giản, không chỉ đòi hỏi đảm bảonhững nội dung, kiến thức theo độ tuổi trẻ phải đạt được, mà trong khi xây dựng kếhoạch cần phải chú ý đến điều kiện thực tế của địa phương, của nhóm/lớp và dựavào nhận thức của trẻ lớp mình Nhận thấy giáo viên thực sự lúng túng khi lên kếhoạch cho nhóm/lớp mình, tôi đã tổ chức cho chị em một buổi chuyên đề với nộidung xây dựng kế hoạch phù hợp với từng nhóm, lớp Trước khi buổi chuyên đềdiễn ra, tôi yêu cầu giáo viên chuẩn bị đầy đủ sách hướng dẫn và yêu cầu giáo viênđọc những cuốn sách này Trong buổi chuyên đề, tôi cùng giáo viên thảo luận vềcách lên các chủ đề cho năm học, cách sắp xếp cho phù hợp các lĩnh vực trongngày xen kẽ nhau cho phù hợp, đảm bảo kế hoạch một tuần hoạt động học có đủ cảnăm lĩnh vực (đối với mẫu giáo) và đủ bốn lĩnh vực (đối với nhà trẻ), hai ngày gần

Trang 14

nhau không bị trùng lặp về lĩnh vực phát triển, chủ đề Sau đó, tôi cho giáo viêncủa từng độ tuổi tập trung theo các nhóm để cùng lên kế hoạch cho độ tuổi mìnhchủ nhiệm Giáo viên sôi nổi thảo luận, tìm tòi trong sách hướng dẫn, cẩn thận lên

kế hoạch cho từng chủ đề (yêu cầu các nhóm xây dựng các chủ đề cho cả năm học,chú ý phù hợp với điều kiện thực tế, thời gian phù hợp: ví dụ: chủ đề "Nghềnghiệp" có thể xây dựng vào tháng 11- có ngày nhà giáo việt nam, hoặc tháng 12 -

có ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, chủ đề "Tết - mùa xuân" phải xâydựng vào thời điểm trước tết, trong tết và có thể sau tết một tuần ), sau đó mỗichủ đề phải xác định rõ các mạng chủ đề sao cho không bị trùng lặp , xây dựngcác đề tài cần bám sát vào hứng thú, kiến thức, kĩ năng và khả năng của trẻ

Sau khi các khối lớp xây dựng xong, tôi cùng các đồng chí tổ trưởng chuyênmôn kiểm tra lại và đi đến thống nhất

Một điểm mở trong thực hiện kế hoạch đã xây dựng là trong quá trình tổchức thực hiện các chủ đề, nếu giáo viên khai thác, tìm tòi được những đề tài mới,

đề nghị nhà trường cho vận dụng, tôi sẽ xem xét nếu đề tài đó phù hợp với độ tuổi

và chủ đề giáo viên đang thực hiện thì đồng ý và duyệt cho giáo viên vận dụng vào

tổ chức

Không chỉ có vậy tôi còn bồi dưỡng cho giáo viên các nội dung sau:

+ Bồi dưỡng về cách trình bày giáo án khoa học

+ Bồi dưỡng cách xác định nội dung, mục đích yêu cầu, kiến thức, kỹ năngtruyền thụ cho trẻ ở bài dạy, tiết dạy

+ Bồi dưỡng về phương pháp, nghệ thuật lên lớp, cách chuyển tiếp

+ Bồi dưỡng cách tổ chức trò chơi động – tĩnh

+ Bồi dưỡng cách xử lý tình huống sư phạm

+ Cách bố trí, sắp xếp đồ dùng khoa học, sử dụng các loại đồ dùng, đồ chơi

có hiệu quả đảm bảo tính giáo dục

+ Xây dựng tiết dạy mẫu, dự giờ, thăm lớp, rút kinh nghiệm, nhân điển hìnhsau khi hoàn chỉnh triển khai toàn thể giáo viên trong trường

3.4 Biện pháp 4: Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn.

Nếu ví nhà trường là một xã hội thu nhỏ thì tổ chuyên môn chính là gia đình

- tế bào của xã hội đó Nếu tế bào đó khoẻ mạnh, phát triển thì sẽ thúc đẩy sự pháttriển của xã hội Trong tổ chuyên môn thì người tổ trưởng giữ vai trò quan trọng.Một người tổ trưởng năng động, sáng tạo, nhiệt tình, vững chuyên môn là yếu tốcần thiết thúc đẩy sự phát triển và bền vững của tổ mình Nhận thức được điều đó,tôi luôn chú ý lựa chọn, bồi dưỡng cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn từng khối, để

Ngày đăng: 10/04/2015, 10:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w