PHÂN HỆ XÃ HỘI NÔNG THÔN VÙNG NÚI I. PHẦN MỞ ĐẦU Tăng trưởng kinh tế nhanh ở Việt Nam diễn ra trong suốt thập niên 90 và những năm đầu thập niên 2000 đã đem đến những kết quả ngoạn mục về giảm nghèo. Tuy nhiên trong giai đoạn này, sự giảm nghèo của nhóm đồng bào dân tộc thiểu số diễn ra với tốc độ chậm hơn. Nghèo, tuổi thọ, tình trạng dinh dưỡng và những chỉ số đo mức sống khác của nhóm đồng bào các dân tộc thiểu số vẫn còn ở mức thấp dù có rất nhiều chính sách đã được đưa vào thực hiện nhằm hỗ trợ các nhóm dân tộc này. Ở Việt Nam có 54 nhóm dân tộc sinh sống, trong đó người Kinh chiếm tới gần 87%. Khoảng 30% dân số Việt Nam sống ở vùng cao - khu vực chiếm tới 70% tổng diện tích đất ở Việt Nam, gồm các dân tộc thiểu số khác nhau và đa số là hộ gia đình nghèo nhất nước. Phần lớn đất ở các vùng này đều là đất đồi núi, cằn cỗi đá sỏi. Chỉ có một phần nhỏ đất màu mỡ nằm ở các thung lũng nơi bà con thiểu số sinh sống. Do xa xôi cách trở, năng suất thấp và thiếu cơ sở hạ tầng cần thiết, trình độ dân trí thấp, thiếu các cơ sở y tế chăm sóc sức khoẻ, thiếu nước sạch, thiếu điện và thiếu các dịch vụ tài chính nên phát triển vùng cao hạn chế hơn ở các vùng khác. Nhà nước đã có nhiều chính sách trong việc trợ giúp đồng bào thiểu số sống trên các vùng cao đinh canh định cư. Đầu tư điện, đường, trường , trạm, nước sạch với mục tiêu nâng cao trình độ dân trí, xóa đói giảm nghèo, từng bước ổn định cuộc sống. Mặc dù, sự quan tâm của nhà nước và sự nổ lực của cộng đồng nhưng nhưng một số chính sách, chưong trình dự án được triển khai đạt kết quả chưa cao. sở dĩ các chính sách, chương trình dự án chưa phát huy được hiệu quả là một phần do chưa thật sự hiểu về cộng đồng này. Xuất phát từ vând đề này, để nâng cao hiệu quả trong các hoạt động phát triển nông thôn, chúng tôi chọn phân hệ xã hội " Vùng núi cao" để nghiên cứu. II. MỤC TIÊU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Tìm hiểu hiện trang về nông thôn vùng núi. - Tìm hiểu vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn. - Phân tích nguồn lực của phân hệ vùng núi. - Xây dựng chiến lược, giải pháp và kế hoạch phát triển phân hệ xã hội vùng núi. III. NỘI DUNG 1. Định nghĩa khái niệm nông thôn. - Những đặc trưng cổ truyền: Xã hội nông thôn vốn là xã hội của các cư dân chuyên làm nông nghiệp, họ là nông dân, tổ chức xã hội nguyên thuỷ của họ là công xã nông thôn, văn hoá vốn có là văn hoá dân gian với nét đặc thù gọi là lối sống nông thôn, thực chất là lối sống nhà quê. Trong 5 đặc tính cổ truyền nêu trên, đặc tính kinh tế - nông nghiệp là cơ bản nhất. Các đặc tính chính trị, xã hội (công xã nông thôn) và văn hoá xã hội (lối sống nhà quê, văn hoá dân gian) cũng khá cơ bản. Gộp chung lại làm thành hệ thống chỉ bảo phân biệt với đặc thù của xã hội đô thị, là xã hội phi nông nghiệp của các thị dân tổ chức thành phố phường với lối sống đặc trưng là lối sống đô thị và văn hoá đặc thù là văn hoá thằnh văn, bác học. Bộ phạm trù “nông dân, nông nghiệp - nông thôn” đối lập với bộ phạm trù “thị dân - phi nông nghiệp - đô thị” với tư cách là căn tính cổ truyền của hai khu xã nông thôn và đô thị. - Những đặc trưng truyền thống. Năm căn tính cổ truyền nêu trên làm thành một cấu trúc thuần nông (thuần nông nghiệp, thuần nông dân, thuần nông thôn). Song trong trường kỳ lịch sử cũng như trên thực tế ngày nay căn tính cổ truyền chỉ là cốt lõi của các biến dạng trở thành truyền thống. Xã hội nông thôn đã chấp nhận cả các cấu trúc không thuần nông. Trước hết là hệ thống nông nghiệp được mở rộng, không chỉ có trồng trọt mà còn bao gồm cả chăn nuôi gia súc, gia cầm. Mở rộng nữa thì người ta có hệ thống nông - lâm - ngư - nghiệp. Sau đó là hệ thống kinh tế - xã hội nông thôn mở rộng, không chỉ có nông - lâm - ngư - nghiệp mà còn có cả các hoạt động, phi nông nghiệp tại nông thôn như tiểu thủ công nghiệp, buôn bán, dịch vụ Hệ thống nông nghiệp mở rộng, ngày nay bao gồm nhiều phân ngành như trồng trọt (cây lương thực, cây rau, hoa quả ) chăn nuôi (gia súc, gia cầm, thuỷ hải sản ), khai thác (gỗ, cá, tôm ), chế biến (nông - lâm - thuỷ - hải sản), thuỷ nông, khuyến nông Giữa hai đối cực thuần nông và phi nông hoàn toàn là một Cpontinum của các cấu trúc hỗn hợp nông nghiệp và phi nông nghiệp với các quy mô và mức độ khác nhau. Do đó, căn tính nông thôn còn được bảo tồn không chỉ với điều kiện tỉ trọng thành phần phi nông nghiệp hoàn toàn không áp đảo các thành phần thuần nông nghiệp và hỗn hợp nông nghiệp với phi nông nghiệp mà còn có với cả điều kiện trong các cấu trúc hỗn hợp thành phần nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng đáng kể. - Những đặc trưng hiện đại: Xã hội nông thôn phân biệt với xã hội đô thị trước hết và căn bản ở chỗ một bên là xã hội nông dân, nông nghiệp còn bên kia là xã hội thị dân, công - thương nghiệp và dịch vụ xã hội. Nhìn nhận theo quan điểm lịch sử thì xã hội nông thôn là xã hội truyền thống có trước xã hội đô thị và như vậy là nó phân biệt với các xã hội hiện đại. Tính hiện đại bộc lộ rõ nét qua các quá trình đô thị hoá cao độ, công nghiệp hóa triệt để và kế hoạch hoá toàn diện công cuộc phát triển kinh tế - xã hội dưới dạng chiến lược phát triển dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Quốc tế hoá và toàn cầu hoá là biểu hiện của tính hiện đại nhất. Tuỳ thuộc vào quy mô, mức độ, chất lượng hiện đại hoá mà ta có các mô hình xã hội nông thôn khác nhau. “Làng thuần nông” và “làng thành phố” là hai mô hình xã hội nông thôn khác hẳn nhau, cái trước; là kết cấu điển hình của nông thôn ngày xưa còn cái sau là mô hình hiện đại hoá xã hội nông thôn ngày nay. Cũng đều là nông thôn, song nông thôn ở các nước kém phát triển vẫn còn đậm nét căn tính cổ truyền, trong khi đó nông thôn ở các nước phát triển đã thay da đổi thịt trở thành xã hội đô thị hoá công nghiệp cao độ. * Khái niệm chung về xã hội nông thôn: - Nông thôn là một kiểu cộng đồng lãnh thổ - xã hội nhất định có tính cách lịch sử hình thành trong quá trình phân công lao động xã hội. Nông thôn có đặc điểm là dân số không đông, mật độ dân số tương đối thấp, quy mô nhỏ, lao động nông nghiệp đóng vai trò đáng kể, phân hoá nghề nghiệp ít. - Người ta thường phân biệt giữa thành thị và nông thôn bằng các tiêu chí sau: Nông thôn Thành thị - Xã hội nông nghiệp - Xã hội phi nông nghiệp - Xã hội nông dân - Xã hội thị dân - Cộng đồng xóm làng - Cộng đồng đường phố - Lệ làng - Phép nước - Lối sống nông thôn - Lối sống đô thị - Văn hoá dân gian truyền miệng - Văn hoá bác học, truyền thông đại chúng * Đặc điểm của xã hội nông thôn - Sinh thái nông thôn mang nhiều yếu tố tự nhiên: Nhà, vườn, ao, ruộng. Chúng thường gắn với những điều kiện địa lý sẵn có, ít được cải tạo nên chưa thuận tiện cho sinh hoạt giao lưu kinh tế văn hoá… - Kinh tế nông thôn chủ yếu là kinh tế nông nghiệp (thường chiếm từ 50% lao động trở lên). Trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành chính, ngoài ra còn có các nghề thủ công, chế biến lương thực, thực phẩm, buôn bán nhỏ theo hộ gia đình. - Chính trị ở nông thôn: Ngoài hệ thống chính quyền xã, ấp, thôn do Nhà nước điều hành trên cơ sở pháp luật còn có hệ thống cương vị chức sắc trong dòng tộc, già làng, thân thuộc, tôn giáo… điều chỉnh hành vi của các thành viên bằng tục lệ những quy ước ngoài pháp luật (phép vua thua lệ làng). Sự cưỡng chế việc thực hiện chuẩn mực đó là uy tín, danh dự, dư luận xã hội. Hệ thống chính quyền pháp luật nhiều khi không có hiệu lực bằng hệ thống dòng tộc, tôn giáo, và các chuẩn mực có tính quy ước trên. - Văn hoá nông thôn chủ yếu là văn hoá dân gian, thông qua lễ, hội, ca hát, hò, vè, kể chuyện… để truyền những giá trị thẩm mỹ, đạo đức, lối sống, kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất… từ thế hệ này sang thế hệ khác. Văn hoá nông thôn đã bảo tồn được những giá trị quý báu mang tính truyền thống, nhưng nó cũng chứa đựng những yếu tố không có lợi cho sự phát triển. 2. Hiện trạng về nông thôn vùng núi Việt nam. - Điều kiện tự nhiên: Các yếu tố tự nhiên của vùng núi Việt Nam được đặc trưng bởi tính phức tạp và đa dạng cao. Địa hình chia cắt mạnh tạo nên sự đa dạng sinh thái, đa dạng sinh học, chứa đựng nhiều loŕi đặc hữu, nhiều cảnh quan độc đáo v.v Tuy nhiên, các điều kiện cảnh quan như vậy cũng gây ra những điều kiện sinh thái mong manh, nhất là trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió můa, mưa nhiều, cường độ mưa mạnh, mưa tập trung, gây ra hạn hán vŕo mùa khô, lũ lụt vào mùa mưa. Những trận lũ quét ở miền núi đã tàn phá nghiêm trọng tài nguyên thiên nhiên và các công trình thủy lợi, đường sá, cầu cống, gây nhiều thiệt hại về người và của. - Dân cư, dân số: Vùng núi Việt Nam là ngôi nhà chung cho hầu hết các dân tộc thiểu số, chiếm 13,8% số dân trong cả nước. Người Kinh là dân tộc đa số, nhưng qua quá trình di cư, chuyển cư lên miền núi, hiện nay số người Kinh đã chiếm hơn một nửa. Nhờ công tác kế hoạch hóa gia đình thực hiện có kết quả nên tỷ suất tăng dân số năm 1999 lŕ 1,7% trung bình trên cả nước. Tuy nhiên, tỷ lệ sinh thô ở vùng núi con số này năm 1999 ở một số nhóm dân tộc còn rất lớn như Cơ Tu 3,1%, Mnông 3,2%, Ê đê, Chu Ru 3,3%, Hà Nhì, Mông 3,4%, Sila 3,5%, Chơ Ro, Pa Thẻn, Cơ ho 4,1%, Rmăm 4,4%. Một số nhóm dân tộc khác như Xinh Mun lên tới 5%, Pu Péo 6,1%, Kháng 9,6% Về cấu trúc tuổi dân số, số dân dưới tuổi lao động (0-14) trong cả nước năm 1999 lŕ 33,1%. Trong lúc đó ở nông thôn miền núi có tới 18 dân tộc, con số đó lŕ trên 45%, thậm chí có dân tộc như Mông là 50,29%. Với tỷ lệ dân số trẻ như vậy và hiện tượng kết hôn sớm đang rất phổ biến ở nông thôn miền núi, báo động một xu hướng tăng dân số trong vŕi thập niên tới là không tránh khỏi. Dân số tăng, mật độ dân số ngŕy càng cao, thường được coi là nguyên nhân gây ra suy thoái môi trường. - Suy thoái tài nguyên: Đối với vůng nông thôn miền núi, rừng là nguồn tài nguyên sinh vật quý giá nhất, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Năm 1943 nước ta có khoảng 14.325.000 ha rừng với độ che phủ 43,70%. Đến năm 1990 chỉ cňn lại 9.175.600 ha với độ che phủ 28% diện tích đất trong cả nước. Cho đến năm 2000, nhờ những nỗ lực to lớn trong công tác phục hồi rừng vŕ trồng rừng, độ che phủ đă lên tới 33,20% với tổng diện tích 10.915.292 ha (Ban chỉ đạo kiểm kê rừng Trung ương, 2001). Đến nay (2005) con số đó lŕ 12.307.000 ha với độ che phủ lŕ 36,7% (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2005). Dù cho diện tích rừng che phủ có tăng nhưng chất lượng rừng vẫn ngày càng giảm sút, còn xa mức ổn định và chưa đạt hiệu quả bảo vệ môi trường. Những quan trắc nhiều năm qua cho thấy thoái hóa đất lŕ xu thế chung đối với các vůng nông thôn miền núi. Hiện tượng thiếu đất canh tác đang rất phổ biến, ảnh hưởng đến an toŕn lương thực và đe dọa sự phát triển bền vững ở vùng núi. - Sự phân hóa xã hội: Sự phân hóa dân tộc, dân số vùng nông thôn là một nguyên nhân nữa của sự phát triển chậm chạp. Rất nhiều nhóm dân cư trong nông thôn miền núi không những nghèo, thiếu đói, mà họ còn ít được học hành. Tỷ lệ người biết chữ tương đối cao ở một số nhóm dân tộc như Kinh, Tày, Mường, Thái, nhưng vẫn còn rất thấp ở những nhóm dân tộc khác. Xét về tỷ lệ số người từ 5 tuổi trở lên chưa bao giờ đi học, (năm 1999) ở một số vůng và nhóm dân tộc cho thấy: Các nhóm dân tộc sống ở các vùng thấp, trong các thung lũng như Mường, Tày, Nùng, Thái, Hoa từ 8 đến 16%. Trong lúc đó các dân tộc sống ở vůng cao, vùng sâu, vùng xa, con số đó hầu hết trên 50%, đa số là trên 56%, có dân tộc xấp xỉ trên 70% (Mông 69%, Mảng 71,64%, La Hủ 90,52%). Ở đây, không những có sự chênh lệch giữa các nhóm dân tộc mà còn có khoảng cách về giới. Có đến 10 dân tộc, tỷ lệ phụ nữ chưa bao giờ đến trường chiếm từ 70% trở lęn1. Với trình độ học vấn như vậy, rõ ràng việc tiếp thu khoa học tiên tiến, khả năng quy hoạch, tổ chức sản xuất hợp lý là rất hạn chế. Lao động ở vùng nông thôn nói chung vẫn trong tình trạng lạc hậu, năng suất thấp. - Văn hóa truyền thống: Suy thoái tài nguyên thiên nhiên không chỉ đơn thuần là do nhu cầu phát triển kinh tế, thương mại hay do áp lực của dân số và ô nhiễm môi trường mà còn là vấn đề phức tạp liên quan đến lối sống của con người hay nói cách khác là văn hóa truyền thống của cộng đồng bản địa. Vě vậy, Tuyên ngôn của Hội nghị Thượng đỉnh Johannesburg (2002) đă ghi nhận "người bản địa có vai trň đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ tŕi nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học của Trái đất". Văn hóa truyền thống của các nhóm dân tộc thường được thể hiện rő nét qua tri thức bản địa. Tri thức bản địa được hěnh thành trong quá trình lịch sử lâu dài, qua kinh nghiệm ứng xử với môi trường và xã hội, được định hěnh dưới nhiều dạng thức khác nhau; trong các chuyện dân gian, lời ca tiếng hát, trong giáo huấn, trong các bài cúng lễ, luật lệ cộng đồng, nghi lễ tôn giáo và ở mức độ nào đó nó trở thành các luật tục và hương ước của các cộng đồng dân cư. Tri thức bản địa được lưu truyền từ đời nŕy qua đời khác qua trí nhớ, qua thực tiễn sản xuất vŕ thực hành xã hội. Nó hướng đến việc hướng dẫn và điều hòa các quan hệ xã hội, quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Tri thức bản địa chứa đựng trong tất cả các lĩnh vực vật chất vŕ tinh thần của cuộc sống xã hội như sản xuất lương thực, thực phẩm, chăn nuôi gia súc, gia cầm, cất trữ và chế biến thức ăn; thu hái và sử dụng cây thuốc, cách chữa bệnh cho người và gia súc, truyền thụ kiến thức qua các thế hệ trong giáo dục, săn bắt chim thú, bảo vệ rừng cộng đồng vŕ các nguồn sông suối trong quản lý tài nguyên thiên nhiên, tổ chức quản lý cộng đồng, giá trị xã hội, các luật lệ truyền thống trong làng bản. Tuy nhiên, trong quá trình giao lưu văn hóa ngày nay, nông thôn Việt Nam nói chung và vùng núi nói riêng, giữa các tộc người với nhau, giữa đồng bằng và miền núi, thậm chí cả giao lưu quốc tế, cường độ đang diễn ra nhanh chóng, sôi động. Nhiều nhân tố văn hóa mới gắn với quá trěnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang xuất hiện trong đời sống thôn bản bước đầu phát huy tác dụng, tạo ra các giá trị văn hóa mới trong đời sống. Bęn cạnh đó sự đứt găy truyền thống trong quá trình biến đổi văn hóa đă và đang tạo ra tình trạng hụt hẫng, nghèo nàn và nhiễu loạn trong đời sống, gây tác động tiêu cực không chỉ đến đời sống văn hoá mŕ cả phát triển kinh tế xã hội nói chung. - Nghèo đói: Nghèo đói có lẽ là kết cục của mọi vấn đề: gia tăng dân số, suy thoái tŕi nguyên, phân hóa xã hội, xói mòn văn hóa, v.v Năm 2000 ở nước ta, theo kết quả điều tra mức sống dân cư (theo chuẩn nghèo chung của quốc tế), tỷ lệ nghèo ước tính có 32%. Theo chuẩn nghèo của chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia, đầu năm 2000 có khoảng 2,8 triệu hộ nghčo, chiếm 17,2% tổng số hộ trong cả nước, chủ yếu tập trung vào các vùng nông thôn. Các vùng nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỷ lệ nghèo cao hơn con số trung bình này nhiều. Có tới 64% số người nghèo tập trung ở vùng núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Duyên hải miền trung3. Những năm gần đây, Bộ Lao động vŕ Thương binh xã hội (MOLISA), Ủy ban Dân tộc, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, nhiều cơ quan hoạch định chính sách, các viện nghięn cứu và báo cáo của một số địa phương Việt Nam đă nhận định về těnh trạng đói nghčo đáng lo ngại của đồng bào các dân tộc thiểu số. Tốc độ giảm nghčo ở phần lớn các dân tộc thiểu số - thường là các dân tộc nhỏ, sinh sống tại các địa phương có điều kiện địa lý vŕ khí hậu khó khăn - chậm hơn4. Tỷ lệ hộ nghčo ở các dân tộc thiểu số so với người Kinh cao hơn từ 6% đến 10%. Tuy nhięn, nghèo không chỉ đơn giản là mức thu nhập thấp mà còn thiếu thốn trong việc tiếp cận dịch vụ, như giáo dục, văn hóa, thuốc men, không chỉ thiếu tiền mặt, thiếu những điều kiện tốt hơn cho cuộc sống, mŕ nghèo còn trong tình trạng đe dọa bị mất những phẩm chất quý giá, đó lŕ lòng tin và lòng tự trọng. 3. Nông dân, nông nghiệp và nông thôn. Tam nông được dùng ở đây không đơn giản chỉ là cách viết/nói tắt của cụm từ “nông dân, nông nghiệp, nông thôn”. Tam nông là sự tích hợp bộ ba nông dân, nông nghiệp, nông thôn chứ không phải là tổng số giản đơn của ba cái rời rạc, biệt lập nhau. Bộ ba nông dân, nông nghiệp, nông thôn tạo thành tam vị nhất thể, hoán vị vòng quanh: nói nông dân tức là nói nông nghiệp, nói nông nghiệp tức là nói nông thôn, nói nông thôn tức là nói nông dân Có thể hình tượng hóa tam nông dưới dạng tam giác sau đây: Tam n«ng N«ng d©n N«ng nghiÖp N«ng th«n Phát triển toàn diện và bền vững nông nghiệp, nông dân và nông thôn là vấn đề có vị trí và vai trò quan trọng chiến lược trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với nhiều nước trên thế giới hiện nay, đặc biệt là đối với Việt Nam - một nước nông nghiệp, đại bộ phận dân cư sống ở nông thôn. Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong nhiều năm qua, nhất là trong hơn 20 năm đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm tới vấn đề này. Nông nghiệp nước ta đã phát triển với tốc độ khá cao theo hướng sản xuất hàng hóa, năng suất, chất lượng, hiệu quả ngày càng được nâng cao ; bộ mặt nông thôn đã có nhiều thay đổi, kinh tế nông thôn đã có bước chuyển dịch hợp lý; đời sống vật chất và tinh thần của nông thôn nói chung, nông dân nói riêng ở hầu khắp các vùng miền trên cả nước đã được cải thiện. Tuy nhiên, những thành tựu đã đạt được chưa tương xứng với lợi thế, tiềm năng của Việt Nam, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, còn thiếu toàn diện và chưa đồng đều. Trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta vẫn tồn tại không ít vấn đề, không ít khó khăn, yếu kém, khuyết điểm Trong những năm qua, tuy tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) có xu hướng giảm dần, nhưng về cơ bản nước ta vẫn là một nước nông nghiệp. Nông nghiệp, nông thôn, nông dân vẫn chiếm vị trí đặc biệt quan trọng cả về kinh tế và xã hội trong tiến trình phát triển đất nước. Ðây là địa bàn tập trung hơn 70% dân cư cả nước, nhiều lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ ở các đô thị có xuất thân từ nông thôn, cuộc sống vẫn gắn liền với nông thôn. Nông thôn cũng là địa bàn tập trung đại bộ phận những người nghèo trong xã hội. Tình trạng suy giảm kinh tế, sự biến động thất thường của thị trường trong nước và thế giới, thiên tai, dịch bệnh diễn ra ở phạm vi lớn, với cường độ mạnh làm cho sản xuất và đời sống của nông dân đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Trong khi đó, đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn còn ở mức thấp xa so với yêu cầu. Trong giai đoạn 1997-2006, tỷ trọng đầu tư nông nghiệp chỉ chiếm có 10 đến 15% tổng chi đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách nhà nước, đầu tư toàn xã hội cho nông nghiệp đã giảm từ 13,8% năm 2000 xuống 7,5% năm 2006, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp cũng chỉ chiếm khoảng 3 đến 4% tổng số dự án và tổng vốn đăng ký. Trong điều kiện này, nông nghiệp, nông thôn, nông dân phải là đối tượng ưu tiên hàng đầu trong thụ hưởng gói kích cầu đầu tư và tiêu dùng của Chính phủ. Giành ưu tiên thỏa đáng cho đối tượng này vừa phù hợp những tiêu chí hỗ trợ của Nhà nước, vừa tạo nền tảng ổn định về chính trị - xã hội trong bối cảnh có nhiều biến động về kinh tế - xã hội. Đối với vấn đề nông nghiệp, khi diện tích cây công nghiệp ngày càng phát triển đồng nghĩa với diện tích sản xuất của hộ nông dân giảm đi, người nghèo sẽ càng nghèo thêm trong khi vẫn tiếp tục gián tiếp tạo ra một bộ phận cận nghèo khác. Chính sách của Nhà nước ta khuyến khích phát triển diện tích cây công nghiệp tiểu điền nhưng hiếm có ai chịu hạn chế diện tích của mình ở dạng tiểu điền mà liên tục mở rộng bằng cách mua lại của các hộ bên cạnh. Nhất là khi các “đại gia” bành trướng thế lực bằng cách mở rộng diện tích sản xuất. Xu hướng hình thành những đại điền chủ (bao gồm cả doanh nghiệp, đơn vị Nhà nước và tư nhân) và rất nhiều người làm công đang “trở lại” trong ngành Nông nghiệp của khu vực này. Rõ ràng, cần thiết phải xem xét trách nhiệm cụ thể của doanh nghiệp đối với những tác động (tích cực và tiêu cực) lên địa bàn. Đối với miền núi phía Bắc, hầu hết các hệ thống nông nghiệp ở vùng miền núi phía Bắc chủ yếu là để tự cung tự cấp trong đó lúa được coi là cây trồng được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, các ruộng lúa màu mỡ tập trung ở các thung lũng giữa các vùng đồi và núi mà chỉ một bộ phận nhỏ nông dân có thể tiếp cận được. Vùng này hiện đang đối mặt với nguy cơ môi trường bị suy thoái nghiêm trọng do rừng bị tàn phá nặng nề, đe dọa tính bền vững của phát triển nông nghiệp. Hệ thống cây trồng. Lúa, sắn, chè và lạc hiện là các cây trồng quan trọng trong các hệ thống canh tác của các vùng này. Các hệ thống canh tác thay đổi theo địa hình: lúa nước, lạc và đậu tương ở đất bằng; lúa nương, sắn, chè, cây ăn quả ở đất đồi dốc. Lúa là cây trồng quan trọng nhất và là nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho người dân ở đây. Mục tiêu của các hộ và chính quyền địa phương là tự cung cấp đủ gạo, do đó cây lúa luôn được ưu tiên về thủy lợi và lao động. Ở các ruộng lúa được tưới tiêu, nông dân chuyên canh hai vụ lúa hoặc chỉ canh tác một vụ sau đó bỏ trống (khoảng 6 tháng) để chăn thả gia súc nhằm tăng thêm độ màu mỡ cho đất bằng phân gia súc. Những nông dân không có ruộng lúa nước thì canh tác lúa nương trên đất đồi dốc nhưng sản lượng đạt được thấp và không ổn định bởi vì chỉ sau một vài năm canh tác, độ dinh dưỡng của đất sẽ trở nên kém đi. Đây thường là những nông dân nghèo và phải chuyển đổi trồng các loại cây khác nhau như sắn, ngô, đậu, chè, cây ăn quả, v.v…trên đất dốc hoặc thu hái các sản phẩm từ rừng để cung cấp đủ lương thực cho gia đình họ. Trong hai thập kỷ qua, rất nhiều cánh rừng tự nhiên bị tàn phá để lấy đất canh tác, đặc biệt để trồng cây ăn quả nhưng doanh thu đạt được thấp bởi vì các hoạt động canh tác không mang tính bền vững về môi trường. Từ thập niên 90, Nhà nước đã nhận ra vấn đề này và đã nỗ lực trồng rừng và bảo vệ rừng, tuy nhiên, phần lớn rừng nguyên sinh tự nhiên đã bị biến mất hoặc bị suy thoái. [...]... trị, xã hội trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa mà còn góp phần vào sự tồn tại và phát triển chung của thế giới 5 Xây dựng chiến lược, giải pháp và kế hoạch phát triển phân hệ xã hội vùng núi * Chiến lược phát triển miền núi Việt Nam: - Mục tiêu phát triển bền vững môi trường miền núi nước ta là: đạt tới sự hài hòa, cân đối giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội. .. yếu là lao động nông nghiệp (trên 75%), lao động chưa qua đào tạo chiếm cao sức lao động nông thôn chưa được giải phóng triệt để và chưa tạo ra được động lực mới trong việc sử dụng có hiệu quả lao động nông thôn, tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn vẫn còn xảy ra nghiêm trọng Lao động nông thôn chủ yếu vẫn là tự làm trong kinh tế hộ gia đình (90%) Thị trường lao động nông thôn miền núi còn rất sơ... đường quốc lộ, tỉnh lộ ở miền núi cũng được mở rộng, trang bị biển báo, tín hiệu đảm bảo lưu thông nhanh chóng, an toàn hơn so với trước đây Trong vòng 5 năm (1996-2000), toàn vùng có thêm 14.964 km đường ô tô mở đến 311 xã, 90.323 km đường được nâng cấp, đưa tổng số đường giao thông nông thôn miền núi lên 168.960 km Từ chỗ chỉ có 35% số xã có đường giao thông đến trung tâm xã (1990), đến hết năm 2001... nhanh cũng có tác động tiêu cực đến nông thôn Ngày nay, sự phân hóa giàu nghèo ở nông thôn Tây nguyên ngày càng sâu sắc Đối với địa bàn có nhiều dân tộc sinh sống như ở khu vực này, đó là yếu tố không thể coi nhẹ Cuối cùng là vấn đề nông dân, có lẽ thực trạng nông thôn đã là một sự khái quát đầy đủ nhất cuộc sống của nông dân Phần lớn nông dân Tây Nguyên, nhất là nông dân nghèo đang không có sở hữu... sát, đưa dần miền núi tiến kịp miền xuôi Cần chuẩn bị một cuộc hội nghị riêng bàn về vấn đề phát triển nông nghiệp ở miền núi * Kế hoạch phát triển miền núi Việt Nam: - Triển khai các phương án phòng chống thiên tai, bão lũ, bảo vệ hồ chứa, đê kè; kiềm chế, tiến tới giảm mạnh tai nạn giao thông - Hiện vùng miền núi phía Bắc và phía Tây của Thanh Hoá, Nghệ An vẫn là vùng nghèo so với các vùng khác của cả... 97,8%, vùng núi phía Bắc đạt 97,3%, có 9 tỉnh đạt tỷ lệ 100% là Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang, Lâm Ðồng, Ðắc Lắc Sự phát triển của giao thông đã có tác động tích cực đến phát triển kinh tế -xã hội miền núi, tạo điều kiện cho đồng bào tiếp cận với thị trường, phúc lợi xã hội, y tế, giáo dục, văn hóa, rút ngắn khoảng cách giữa miền núi, miền xuôi, giữa các vùng. .. nhưng trước hết là của đồng bào các dân tộc ở miền núi Phát triển bền vững miền núi là trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, của các ngành, các tổ chức đoàn thể xã hội, của mỗi người dân và của toàn xã hội + Phát triển kinh tế - xã hội miền núi, không làm mất đi giá trị đặc sắc, riêng biệt của văn hoá truyền thống các dân tộc ở miền núi Bản sắc văn hoá dân tộc phải được giữ gìn và nâng... dòng phát triển chung của miền núi với cả nước + Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trờng với đảm bảo quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội ở miền núi - Tư tưởng chiến lược cho phát triển miền núi đảm bảo toàn diện và bền vững là: + Chiến lược phát triển miền núi phải đi liền tăng trưởng kinh tế với giải quyết tốt các mục tiêu cơ bản về xã hội Chú ý giảm thiểu rủi ro, tôn... nghèo và phát triển giữa miền núi với đồng bằng, giữa nông thôn với thành thị - Ổn định và phát triển bền vững miền núi không chỉ là mục tiêu của Việt Nam mà cả các quốc gia trên toàn thế giới "Phấn đấu vì sự phát triển bền vững của miền núi Việt Nam", đó là bức thông điệp "miền núi" muốn gửi tới toàn thể chúng ta - Để tiến tới phát triển bền vững ở vùng miền núi và vùng đồng bào các dân tộc ít người,... lược phát triển kinh tế xã hội các vùng miền núi + Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của mọi người dân về phát triển bền vững, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa - Cùng với quan tâm phát triển kinh tế, cần phải chú trọng giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống, cũng như chăm lo các mặt xã hội của người dân trong vùng, đầu tư xây dựng các . nghiệp và nông thôn. - Phân tích nguồn lực của phân hệ vùng núi. - Xây dựng chiến lược, giải pháp và kế hoạch phát triển phân hệ xã hội vùng núi. III. NỘI DUNG 1. Định nghĩa khái niệm nông thôn. -. thường phân biệt giữa thành thị và nông thôn bằng các tiêu chí sau: Nông thôn Thành thị - Xã hội nông nghiệp - Xã hội phi nông nghiệp - Xã hội nông dân - Xã hội thị dân - Cộng đồng xóm làng -. triển nông thôn, chúng tôi chọn phân hệ xã hội " Vùng núi cao" để nghiên cứu. II. MỤC TIÊU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Tìm hiểu hiện trang về nông thôn vùng núi. - Tìm hiểu vấn đề nông dân, nông