Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 41 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
41
Dung lượng
81,52 KB
Nội dung
Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Giao thông nông thôn là một trong những mắt xích thiết yếu nối các vùng nông thôn với hệ thống tỉnh lộ, quốc lộ, khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất… thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, tạo điều kiện phát triển sản xuất, trao đổi hàng hóa, nâng cao đời sống cho người dân khu vực nông thôn. Xuất phát từ những nhu cầu đó, con người đã nhận ra tầm quan trọng của việc phát triển hệ thống giao thông. Không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế mà giao thông còn có vai trò quan trọng về ổn định chính trị, tăng cường sức mạnh quân sự, an ninh quốc phòng, mở rộng giao lưu văn hóa du lịch và hợp tác quốc tế. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn cơ bản đã thay đổi và đạt được những thành tựu rõ rệt. Hệ thống đường trên cả nước đã từng bước được cải tạo, nâng cấp, góp phần vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Đến nay đã có mạng lưới giao thông với đủ các loại phù hợp với các phương thức vận tải, phân bố tương đối hợp lí trên khắp mọi miền đất nước, tạo ra sự liên hoàn từ quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện đến đường xã, thôn, bản góp phần thực hiện các chương trình quốc gia và phát triển nông thôn. Việc vận chuyển hàng hóa phục vụ sản xuất, giao lưu đi lại của nhân dân được dễ dàng hơn. Tuy nhiên những thành tựu đạt được còn chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế, chưa đồng đều giữa các vùng và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Việc vận chuyển ở nhiều vùng nông thôn còn khó khăn, nhiều tuyến đường bị hư hỏng hoặc không thể đi lại được trong mùa mưa mà điển hình là ở xã Quảng Châu, huyện Quảng Trạch, một xã vùng núi nằm ở phía Bắc tỉnh Quảng Bình. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn nêu trên, tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng và quy hoạch cải tạo nâng cấp hệ thống đường giao thông của xã Quảng Châu, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đến năm 2020”. 1 PHẦN 2 TỔNG QUAN, MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2.1.1 Tầm quan trọng của giao thông nông thôn trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam Hiện nay, ở nước ta trên 75% dân số sống ở nông thôn với 73% lực lượng lao động làm việc, sinh sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông lâm ngư nghiệp, sản phẩm nông nghiệp trong nước là nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho tiêu dùng, tạo nguyên liệu cho nền sản xuất công nghiệp, cung cấp trực tiếp và gián tiếp cho các ngành kinh tế khác phát triển, tạo sự ổn định, đảm bảo sự bền vững cho xã hội phát triển. Xây dựng nông thôn trong thời kỳ mới đang đặt ra nhiều vấn đề cần tập trung các nguồn lực của cả Nhà nước và nhân dân, giải quyết những vấn đề cấp bách, đồng thời tạo ra tiền đề cho những giai đoạn tiếp theo, trong đó có việc phát triển và hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu. Sự phát triển của hệ thống đường giao thông nông thôn giúp cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa trong sản xuất và giao lưu buôn bán của người dân nông thôn được thuận lợi, là nhân tố quan trọng trong phân bố sản xuất và dân cư, thúc đẩy kinh tế, văn hóa ở những vùng xa xôi, bên cạnh đó góp phẩn tăng cường an ninh quốc phòng… 2.1.2 Tình hình phát triển của giao thông nông thôn nước ta trong thời gian qua. Nông dân và nông thôn luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Đứng trước yêu cầu phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước chủ trương xây dựng một nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, đồng thời xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, lấy nông dân làm vị trí then chốt trong sự thay đổi cần thiết, với ý nghĩa phát huy nhân tố con người, khơi dậy mọi tiềm năng của nông dân vào công cuộc xây dựng nông thôn mới. 2 Thực tiễn ghi nhận sự đột phá đầu tiên về chính sách của Đảng trong thời kỳ đổi mới cũng được khởi đầu từ lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tiếp sau đó, nhiều nghị quyết của Đảng và các nghị quyết, quyết định, kế hoạch và chương trình hành động của Chính phủ đã trực tiếp triển khai thực hiện vấn đề này, cụ thể như: Ngày 5-8-2008, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 26/NQ-TW "Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn"; Nghị định số 61/2010/NĐ-CP của Chính phủ bổ sung một số chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020. Bằng Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16-4-2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Đây là những mục tiêu và tiêu chí đòi hỏi cần có sự phấn đấu cao độ trong giai đoạn tới. Bộ tiêu chí quốc gia này bao gồm 19 tiêu chí và được chia thành năm nhóm cụ thể: Nhóm tiêu chí về quy hoạch, về hạ tầng kinh tế - xã hội, về kinh tế và tổ chức sản xuất, về văn hóa - xã hội - môi trường và về hệ thống chính trị. Theo đó, Bộ tiêu chí đưa ra chỉ tiêu chung cả nước và các chỉ tiêu cụ thể theo từng vùng: Trung du miền núi phía bắc, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của mỗi vùng. Trong 19 tiêu chí đó, tiêu chí về thực hiện quy hoạch và phát triển giao thông nông thôn được đặt lên hàng đầu. Theo số liệu thống kê, đến ngày 1-7-2011 cả nước có 8.940 xã, chiếm 98,6% tổng số xã cả nước đã có đường ô-tô đến trung tâm xã (tăng 2,3% so với năm 2006), trong đó đi lại được bốn mùa là 8.803 xã, chiếm 97,1% (tăng 3,5% so với năm 2006); xã có đường ô-tô đến trung tâm đã được nhựa hóa, bê-tông hóa là 7.917 xã, chiếm 87,3% (tăng 17,2% so với năm 2006). Điều đáng chú ý là không chỉ đường đến trung tâm huyện, xã được chú trọng mà đường đến các thôn, bản miền núi cũng được các cấp chính quyền hết sức quan tâm, hiện có 89,5% số thôn, bản có đường ô-tô đến được. Điều đó góp phần thay đổi cuộc sống của người dân nơi vùng cao vốn chịu nhiều thiệt thòi về điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng cũng như văn hóa, xã hội; So với năm 2005, tổng số chiều dài km đường giao thông nông thôn tăng thêm 34.811 km, trong đó số km đường huyện tăng thêm 1.563 km, đường xã tăng 17.414 km và đường thôn, xóm tăng 15.835 km. Những nguồn vốn đầu tư cho giao thông nông thôn khá đa dạng, được huy động từ nhiều nguồn: Ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương (chiếm khoảng 50% phần dành cho cơ sở hạ tầng giao thông của các tỉnh); vốn ODA (các chương trình hạ tầng nông thôn dựa vào cộng đồng của WB, 3 Chương trình giảm nghèo miền Trung của ADB hay giao thông nông thôn của Ngân hàng thế giới WB); vốn huy động của doanh nghiệp, tín dụng và của cộng đồng nhân dân. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các nguồn vốn đầu tư cho giao thông nông thôn trong mười năm qua ước tính khoảng 170 nghìn đến 180 nghìn tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước chiếm khoảng 70% tổng nguồn vốn được huy động. Vốn huy động từ cộng đồng, doanh nghiệp chiếm khoảng 10 - 15% tổng nguồn vốn, kể cả việc huy động từ đóng góp của cộng đồng dân cư để đầu tư. Ngoài ra các địa phương còn huy động từ các nguồn khác như thu phí sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết Chỉ tính riêng giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2010, cả nước đầu tư 749 dự án đường giao thông đến trung tâm xã trên địa bàn các xã nông thôn, miền núi thuộc các vùng: Trung du và miền núi Bắc Bộ; đồng bằng sông Hồng; duyên hải miền Trung; Tây Nguyên; Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long với tổng mức đầu tư các dự án đường ô-tô đến trung tâm xã cả giai đoạn được các địa phương phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ là 32.951 tỷ đồng, các địa phương cũng đã chủ động lồng ghép các nguồn vốn khác trên địa bàn để thực hiện. Tuy có sự phát triển mạnh mẽ những năm vừa qua, song cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn vẫn còn những hạn chế, yếu kém. Hiện cả nước có hơn 295.046 km đường bộ, trong đó hệ thống giao thông nông thôn (đường huyện, đường xã, đường thôn) chiếm tới 85%. Nếu xét trên diện rộng, mật độ giao thông nông thôn trên cả nước còn thấp (0,59 km/km2); trong đó mật độ đường huyện chỉ là 0,14 km/km2 với tỷ trọng 0,55km/1.000 dân; đường xã là 0,45 km/km2 và 1,72 km/1.000 dân. Tại khu vực nông thôn đồng bằng sông Hồng, mật độ này có cao hơn (khoảng 1,16 km/km2) song còn xa mới đạt được tỷ lệ hợp lý (trung bình ở các nước phát triển tỷ lệ chiều dài km đường nông thôn trên diện tích khoảng 8,86 km/km2). Có thể thấy hệ thống đường nông thôn chưa theo kịp với tốc độ phát triển và tiềm lực của các vùng kinh tế sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Hệ thống đường giao thông nông thôn chưa được phủ kín và chưa có sự kết nối liên hoàn từ hệ thống đường tỉnh, đường huyện xuống nông thôn; nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo. Còn 149 xã chưa có đường ô-tô tới trung tâm xã, trong đó khu vực Tây Nguyên chiếm phần lớn, thấp hơn bảy lần so với khu vực đồng bằng. Tiêu chuẩn kỹ thuật còn thấp, chủ yếu là đường chỉ có một làn xe. An toàn giao thông nông thôn vẫn còn nhiều bất cập như thiếu hệ thống biển báo, tình trạng hành lang an toàn giao thông đường bộ bị lấn chiếm, phơi rơm rạ, bề rộng mặt đường hẹp, tầm nhìn người lái xe ngắn, nhiều dốc cao và nguy hiểm, chất lượng công trình còn thấp, tải trọng thấp, chưa 4 đồng bộ trong thiết kế cầu cống và đường. Chất lượng mặt đường giao thông nông thôn chưa cao. Hiện tỷ lệ mặt đường là đất và cấp phối còn cao, gây khó khăn cho đi lại và vận chuyển hàng hóa vào mùa mưa. 2.1.3 Tình hình phát triển của giao thông nông thôn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Thời gian qua trên địa bàn huyện Quảng Trạch các loại phương tiện giao thông tăng lên cả về số lượng và chủng loại, số lượng xe máy tăng nhanh dần dần thay thế xe đạp, đã xuất hiện nhiều xe vận tải vừa và nhỏ thay thế cho các phương tiện thô sơ trước đây như xe công nông và xe súc vật kéo. Trong khi đó các tuyến đường giao thông của huyện Quảng Trạch lại nằm trong tình trạng xuống cấp, chiều rộng lưu thông còn hạn chế, chất lượng mặt đường kém ảnh hưởng đến việc lưu thông trên địa bàn huyện kìm, hãm sự phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội. Trong những năm gần đây, mạng lưới giao thông đường bộ của huyện Quảng Trạch được phát triển rất mạnh mẽ nhờ sự lãnh đạo và đóng góp của nhân dân. Nhiều tuyến đường mới được xây dựng và nâng cấp nhằm đáp ứng cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Quảng Trạch. Nhiều chương trình và dự án thực hiện việc phát triển mạng lưới giao thông đường bộ. Đáng ghi nhận, trong quá trình triển khai xây dựng giao thông nông thôn ở Quảng Trạch, phong trào hiến đất, hiến tài sản giải phóng mặt bằng của nhân dân đã thu được kết quả tốt. Đến nay, đã có 22 xã thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, mở rộng đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng phục vụ cho xây dựng nông thôn mới. Theo báo cáo của các xã, đã có 5.072 số hộ tham gia hiến đất và hiến tài sản với tổng số diện tích đất hiến là 316.619 m2 (gồm đất ở 64.938 m2; đất ruộng 197.660 m2; đất vườn 44.625 m2; đất khác 9.396 m2), 29 cổng nhà, 1.976m tường rào, 23 công trình phụ và hàng ngàn cây cối, tài sản khác. Việc làm này của người dân đã tiếp thêm nguồn lực rất quan trọng để xây dựng nông thôn mới. Đến nay mạng lưới giao thông đường bộ đã được cải tiến đáng kể, 100% số phường, xă đã có đường ô tô về tận Ủy ban nhân dân xã. Huyện đã xây mới và nâng cấp cải tạo 158 công trình, 313 tuyến đường các loại với tổng chiều dài 113,21 km. Tuy nhiên, với nguồn lực có hạn nên số lượng và chất lượng các tuyến đường được đầu tư nâng cấp và xây mới còn khiêm tốn so với tốc độ phát triển về kinh tế - xã hội của huyện và nhu cầu lưu thông người và hàng hóa trên địa bàn. Vì vậy với sự phát triển trong tương lai nhu cầu về lưu thông người và 5 hàng hóa ngày càng cao do đó cần phải cải tạo nâng cấp và xây mới đường giao thông để đáp ứng nhu cầu đó. 2.2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.2.1 Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở hiện trạng, nghiên cứu quy hoạch cải tạo nâng cấp hệ thống đường giao thông của xã Quảng Châu, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu giao lưu đi lại và vận chuyển hàng hóa cho nhân dân trong vùng. 2.2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu khảo sát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương - Khảo sát hiện trạng mạng lưới giao thông của xã Quảng Châu, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. - Xây dựng phương án quy hoạch cải tạo nâng cấp hệ thống đường giao thông của xã Quảng Châu. - Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả đầu tư, quản lí và sử dụng. 6 PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phương pháp thu thập thông tin 3.1.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Tìm tòi những tài liệu có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu. Đây là phương pháp hoàn toàn gián tiếp không tiếp xúc với đối tượng khảo sát. Để thực hiện đề tài này tôi đã tiến hành nghiên cứu các tài liệu liên quan, cụ thể là: - Các tài liệu về quy hoạch nông thôn - Tài liệu về thiết kế đường giao thông nông thôn - Các tài liệu lấy từ mạng Internet. 3.1.2.Phương pháp quan sát khách quan Sử dụng phương pháp nghiên cứu này để quan sát và ghi lại hoạt động của đối tượng được nghiên cứu. 3.1.3.Phương pháp điều tra khảo sát Đây là phương pháp không thể thiếu trong việc cải tạo, quy hoạch nâng cấp đường giao thông. Bằng phương pháp này, sẽ nắm được hiện trạng các tuyến đường, địa hình, địa mạo nơi các tuyến đường đi qua và qua đây có thể vạch tuyến và xác định các yếu tố kỹ thuật cuả tuyến đường. Các số liệu điều tra thu thập được phải đảm bảo chính xác, trung thực. 3.1.4.Phương pháp chuyên gia Trong thực tế, nhiều trường hợp ta không thể trực tiếp thu thập thông tin trên đối tượng khảo sát. Khi đó ta phải thu thập thông tin gián tiếp qua những chuyên gia bao gồm phỏng vấn những người có am hiểu hoặc có liên quan đến đối tượng nghiên cứu. 3.1.5.Phương pháp dự báo Dựa trên hiện trạng dự báo sự phát triển trong tương lai như về dân số, số lượng xe lưu thông…vv 3.2 Phương pháp xử lý thông tin Những thông tin thu thập được dưới dạng định lượng được xử lý bằng toán thống kê xác suất. Những thông tin thu thập được dưới dạng định tính được xử lý bằng logic. 7 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Quảng Châu, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình 4.1.1. Vị trí địa lý Xã Quảng Châu nằm ở phía bắc huyện Quảng Trạch; với tổng diên tích tự nhiên của xã là 4.172,98 ha. Toàn xã có 9 thôn gồm các thôn: Đất Đỏ, Hòa Lạc, Tiền Tiến, Trung Minh, Sơn Tùng, Lý Nguyên, Tùng Giang, Hạ Lý, Tân Châu. Nhân dân xã Quảng Châu hoạt động chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và ngành nghề nông thôn. Về địa giới hành chính: + Phía Bắc giáp xã Quảng Kim; + Phía Nam giáp các xã Quảng Tiến và Quảng Lưu; + Phía Tây giáp với xã Quảng Lưu và Quảng Hợp; + Phía Đông giáp với xã Quảng Tùng 4.1.2. Điều kiện tự nhiên • Đặc điểm địa hình: xã Quảng Châu có 2 loại địa hình chủ yếu, đó là đồi núi cao ở phía Tây Nam và đồng bằng trung du ven sông Loan thấp dần về phía Đông Bắc. + Phía Tây Nam không được bằng phẳng, chủ yếu là đồi núi chỉ thuận lợi cho việc phát triển rừng trồng, các loại cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc gia cầm theo hướng quy mô trang trại + Phía Đông Bắc, địa hình tương đối bằng phẳng tạo nên vùng trồng lúa và trồng màu. Hệ thống ao hồ, kênh mương tại đây tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. • Về khí hậu, xã Quảng Châu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với địa hình phía Tây có dãy núi Trường Sơn, phía Đông là biển Đông do đó chịu ảnh hưởng rất lớn của gió Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Khí hậu được phân thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng 7 đến tháng 9, mùa nắng từ tháng 3 đến tháng 6. Mùa đông ít lạnh hơn Bắc Bộ nhưng lại nhiều mưa. Mùa hè gió Tây Nam (gió lào) gây ra hạn hán kéo dài hàng tháng. 8 Nhìn chung khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, có nhiều biến động so với vùng Bắc Trung bộ. Nhiệt độ cao nhất khoảng 36 – 39 o C, nhiệt độ thấp nhất khoảng 9 – 12 o C. Lượng mưa trung bình hằng năm từ 1000 – 3.500 mm. • Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên có: 4.172,98 ha, * Diện tích đất nông nghiệp: 3.027,30 ha, trong đó: + Đất sản xuất nông nghiệp: 535,25 ha + Đất lâm nghiệp: 2.477,29ha + Đất nuôi trồng thủy sản: 27,5 ha * Đất phi nông nghiệp: 757,24 ha, + Đất ở: 71,43 ha. + Đất chuyên dùng: 494,06 ha + Đất tôn giáo tín ngưỡng: 0,31 ha + Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 23,43 ha + Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 9,79ha * Đất chưa sử dụng: 388,44 ha. • Tài nguyên rừng: Xã có 2.546,76 ha đất rừng gò đồi, trong đó rừng phòng hộ 774,96 ha, rừng sản xuất 1.702,33 ha. • Tài nguyên nước: Nguồn nước cung cấp chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt sử dụng từ 2 kênh chính của hồ Vực Tròn. Kênh N1 phía Bắc cung cấp nước cho các thôn Sơn Tùng, Lý Nguyên, Tùng Giang, Hạ Lý, Tân Châu; Kênh N1 phía Nam cung cấp nước cho các thôn Trung Minh, Tiền Tiến, Đất Đỏ, Hòa Lạc. Hồ đập Ổ Gà cung cấp nước cho thôn Tân Châu và thôn Trung Minh; Đập dân (trạm bơm) thôn Tân Châu cung cấp cho khu vực phía Tây thôn Tân Châu. Ngoài ra còn có sông Loan chạy ngang ở giữa chia địa hình ra làm 2 khu vực Đông Nam và Tây Bắc tạo nên các cánh đồng chuyên sản xuất lúa nước, trồng hoa màu và một số ao hồ nằm rải rác ven kênh mương, ven sông hói tạo điều kiện khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản của nhân dân. Hiện tại toàn xã có 12,5 ha mặt nước ao hồ nuôi cá nước ngọt và 15 ha mặt nước ao hồ nuôi tôm. 9 Nguồn nước ngầm : Tùy theo điều kiện địa hình, mực nước dao động bình quân từ 4 – 15 m, chất lượng nguồn nước trung bình. 4.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội Xã Quảng Châu nằm ở phía Bắc huyện Quảng Trạch, cách quốc lộ 1A khoảng 3,5 km về phía Tây, là xã vùng lân cận của khu công nghiệp cảng biển Hòn La nên thuận lợi cho sự kiên kết phát triển kinh tế vùng, có nhiều tiềm năng và lợi thế về đất đai, lao động và vị trí địa lý cho phát triển kinh tế xã hội đặc biệt kinh tế thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển ngành nghề nông thôn gắn với thương mại dịch vụ. Những năm qua được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, các cấp, các ngành cùng với sự vươn lên của Đảng bộ và nhân lực toàn xã, đoàn kết nhất trí huy động tối đa các nguồn lực với quan điểm “ lấy sức dân lo cuộc sống cho dân “. Đội ngũ cán bộ xã được trẻ hóa, năng động, sáng tạo, đoàn kết. Đảng bộ có bề dày thành tích, đặc biệt là trong công tác vận động quần chúng nhân dân phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng - an ninh. ∗ Dân số - lao động: Dân số của xã tính đến thời điểm 30/ 11/2011 là 9875 người, tổng số hộ là 2.222 hộ, 100% là nông nghiệp, trung bình mỗi hộ có 4,44 người. Thành phần dân tộc: 100% dân số là dân tộc Kinh. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,15%. Số người trong độ tuổi lao động: 5480 người - Cơ cấu lao động theo các ngành nông nghiệp 85%. Lao động phi nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 10%. Lao động dịch vụ chiếm tỷ lệ 5%. - Lao động phân theo kiến thức phổ thông: + Tiểu học 33%; + Trung học cơ sở 42%, + Trung học phổ thông 25%. - Tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn so với tổng số lao động: + Lao động chưa qua đào tạo (lao động phổ thông): 4.550 người, chiếm 83,02%. + Sơ cấp (3 tháng trở lên): 266 người, chiếm 4,87%. + Trung cấp: 591 người, chiếm 10,78%. + Cao đẳng – Đại học: 73 người, chiếm 1,33%. ∗ Việc làm – thu nhập : 10 [...]... hệ thống đường giao thông của xã Quảng Châu 4.2.1 Hiện trạng mạng lưới giao thông của xã (bản vẽ 01) a) Đánh giá mạng lưới đường giao thông ở xã Quảng Châu ∗ Giao thông đường sắt: Trên địa bàn xã Quảng Châu không có đường sắt đi qua, cho nên ở đây không có đường sắt ∗ Giao thông đường thủy: Không có tuyến đường thủy nào đi qua địa bàn xã ∗ Giao thông đường bộ: Mạng lưới giao thông đường bộ của xã Quảng. .. hiện trạng và quy hoạch cải tạo nâng cấp hệ thống đường giao thông của xã Quảng Châu, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 tôi đã thực hiện được các công việc sau: - Điều tra khảo sát về điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của xã Quảng Châu để làm cơ sở cho việc nghiên cứu lập quy hoạch - Khảo sát và đánh giá hiện trạng mạng lưới giao thông trong xã Quảng Châu để làm... quy hoạch mạng lưới đường giao thông của huyện Quảng Trạch, nhằm đáp ứng yêu cầu giao thông kịp thời thông suốt và an toàn Từ nay đến năm 2020 huyện cần khắc phục tình trạng đứt quãng của hệ thống giao thông, phải tạo được sự liên kết giao thông giữa các xã và với các huyện lân cận Cần ưu tiên phát triển giao thông các vùng trọng điểm kinh tế của huyện, hoàn thành các tuyến đường giao thông ở các xã. .. xuất hiện nhiều ổ gà, ổ trâu Đến năm 2020 sẽ hoàn thành việc đổ bê tông Các tuyến đường nội đồng có tổng chiều dài 37 km, chiều rộng trung bình la 2,75m là đường đất tình trạng kỹ thuật xấu Xã đã chủ trương quy hoạch và sớm đưa vào sử dụng 4.3.2 Phương án quy hoạch hệ thống giao thông của xã đến năm 2020 a) Tình hình quy hoạch mạng lưới đường giao thông của huyện Quảng Trạch nói chung và xã Quảng. .. trên đường - Quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông của xã phải phù hợp với quy hoạch chung, có sự kết hợp với quy hoạch dân cư, mạng lưới thủy lợi và các công trình kiến thiết đồng ruộng phù hợp với các phương tiện vận tải của xã Đảm bảo sự liên kết với đường huyện, đường tỉnh thành hệ thống giao thông thống nhất, các tuyến đường giao thông của xã được triển khai xây dựng phải nằm trong quy hoạch. .. triển giao thông của xã phải giải quy t được nhu cầu đi lại và vận chuyển trước mắt 4.3 Xây dựng phương án quy hoạch cải tạo nâng cấp hệ thống đường giao thông của xã Quảng Châu đến năm 2020 4.3.1 Cơ sở để xây dựng phương án quy hoạch 1 Tình hình quy hoạch nông thôn của cả nước Nông thôn Việt Nam đang khởi sắc từng ngày theo tiến trình phát triển của đất nước Có được điều này chúng ta phải kể đến sự... Tình hình quy hoạch giao thông của xã Quảng Châu: ∗ Tuyến đường giao thông liên xã (Tùng – Châu - Hợp) chiều dài 7 km và đường liên xã ( Phú – Kim – Châu – Hợp) có chiều dài 1,5 km, đoạn đi qua xã Quảng Châu cần đầu tư quy hoạch mở rộng 7,5m, bê tông mặt đường rộng 5,5m ∗ Cải tạo nâng cấp (cứng hóa): 19 km đường giao thông ,trong đó: - Đường liên xã: 4 km (đạt tổng số 8,5/8,5 km = 100%) - Đường trục... việc lập quy hoạch - Lập phương án quy hoạch mới mạng lưới giao thông ở xã Quảng Châu đến năm 2020 nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông hiện tại và trong tương lai - Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả đầu tư, quản lí và sử dụng hệ thống đường giao thông 5.2 Khuyến nghị - Với nhu cầu ngày càng gia tăng như hiện nay thì công tác quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông trong xã cần được các cấp lãnh... mở rộng thêm đường khi cần thiết 4.2.2 Nhu cầu về phát triển giao thông của xã đến năm 2020 Như chúng ta đã biết, mạng lưới giao thông đường bộ là cơ sở hạ tầng cơ sở thiết yếu cho các nhu cầu dân sinh, kinh tế - xã hội và giao lưu văn hóa Mặc dù trong những năm qua đã được chú ý phát triển, nâng cấp song hệ thống đường đang còn trong tình trạng thiếu và yếu Mạng lưới giao thông nông thông phát triển... Luy (Tiền Tiến) đến máng Đò Ho thôn Hòa Lạc vào năm 2017, có chiều dài 3,7 km, nền đường rộng 4m, mặt đường rộng 3m Tổng kinh phí 4,0 tỷ đồng được hỗ trợ bởi các dự án 4.4 Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả đầu tư, quản lí và sử dụng hệ thống đường giao thông 4.4.1 Giải pháp về đầu tư + Các chính sách kêu gọi đầu tư của tỉnh, huyện, xã cho các dự án nâng cấp và cải tạo đường giao thông nông thôn . nêu trên, tôi thực hiện đề tài: Nghiên cứu hiện trạng và quy hoạch cải tạo nâng cấp hệ thống đường giao thông của xã Quảng Châu, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 . 1 PHẦN 2 . Trên cơ sở hiện trạng, nghiên cứu quy hoạch cải tạo nâng cấp hệ thống đường giao thông của xã Quảng Châu, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu giao lưu đi lại và vận. diện. 4.2. Hiện trạng hệ thống đường giao thông của xã Quảng Châu 4.2.1. Hiện trạng mạng lưới giao thông của xã (bản vẽ 01). a) Đánh giá mạng lưới đường giao thông ở xã Quảng Châu ∗ Giao thông đường