+ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của chính quyền, nâng cao vai trò của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể.
+ Tăng cường công tác truyền thông và phát huy quyền làm chủ của người dân hưởng thụ:
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền sâu rộng về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để vận động người dân tham gia chương trình.
- Các thông tin về nội dung chương trình, dự án hạ tầng giao thông; các mục tiêu cần đạt được về xây dựng, cải tạo hệ thống đường giao thông; mức độ, hình thức đóng góp của người dân và cộng đồng. Tổng kinh phí, nội dung hỗ trợ của Nhà nước và các nguồn vốn khác.
- Nhằm phát huy quyền làm chủ của người dân trong quá trình xây dựng đề án và triển khai thực hiện các công trình, dự án đầu tư phải tổ chức lấy ý kiến của nhân dân, có sự tư vấn của cán bộ chuyên môn để xác định được nhu cầu cấp thiết của các công trình, dự án ưu tiên đầu tư nhằm mang lại hiệu quả thiết thực. Qua đó, cũng thấy được trách nhiệm của người dân và cộng đồng trong việc thực hiện Đề án xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn.
Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phuc vụ chương trình: Tập huấn cho người dân và cán bộ về yêu cầu, sự cần thiết xây dựng giao thông nông thôn. Đảm bảo cho việc lập kế hoạch phát triển và tổ chức thực hiện các nội dung chương trình đạt hiệu quả.
+ Đẩy mạnh đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho hệ thống quản lý, bảo trì đường giao thông nông thôn; chú trọng đào tạo cán bộ có chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý đầu tư, quản lý bảo trì cho cán bộ quản lý giao thông nông thôn các cấp nhằm phát huy tối đa hiệu quả các dự án đã hoàn thành đưa vào khai thác. Đào tạo cán bộ kỹ thuật theo dõi, giám sát, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ; tập huấn cho các cán bộ xã, huyện phụ trách giao thông, quy hoạch
bằng các hình thức đào tạo, kết hợp giữa đào tạo với thực hành nhằm nâng cao trình độ quản lý và trình độ kỹ thuật.
PHẦN 5