1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đầu tư nước ngoài - ODA

34 235 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 2 MB

Nội dung

ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI- ODA Nhóm 1.lớp thảo luận Giáo viên Lương Quỳnh Mai. phân công nội dung và đánh giá: Họ tên Mã sv Nội dung Đánh giá Trần Đức Sơn 135D3403 010069 Tổng quan ODA Việt Nam Phan Thị Ngọc Ánh 135D340 3010083 Nhật Bản Trẩn Thị Hoài Thương 135D340 3010082 FAO và ABD Đinh Thị Kim Tuyến 135D340 30100 Vương Thị Linh 135D340 1010092 FAO và Nguyễn Thị Kim Anh 135D3403 010248 Nhật Bản • Đề cương thảo luận. • A. Hình thức hỗ trợ và phát triển_ODA…. 1. Khái niệm 2. Hình thức của ODA 3. Các phương thức cung cấp ODA 4. Đối tác cung cấp ODA 5. Các lĩnh vực ưu tiên sự dụng ODA 6. Quy Trình thu hút và sự dụng ODA • B. Liên hệ thực tiễn _ODA I. ODA với nước ngoài (nước cung cấp ODA) 1. Nhật Bản 2. Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên hợp quốc FAO 3. Tổ chức tài chính quốc tế: Ngân Hàng phát triển châu á ADB II. ODA và các dự án đầu tư Việt Nam 1. Tổng quan về ODA ở Việt Nam 2. Nhật Bản 3. Tổ chức lương thực và nông nghiệp của liên hợp quốc FAO 4. A. HÌNH THỨC PHÁT TRIỂN VÀ HỖ TRỢ ODA 1. Khái niệm Hỗ trợ phát triển chính thức ODA là hoạt đọng hợp tác giữa nhà nước hoặc chính phủ một nước với chính phủ nước ngoài các tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia 2. Các hình thức của ODAức cung cấp - ODA không hoàn lại Là hình thức cung cấp ODA không phải hoàn lại cho nhà tài trợ - ODA cho vay ưu đãi (tín dụng ưu đãi): là hình thức cung cấp ODA dưới dạng cho vay với lãi suất và điều kiện ưu đãi sao cho yếu tố không hoàn lãi hay thành tố hỗ trợ đạt không dưới 25% tổng giá trị khoản vay. - ODA hỗn hợp: là các khoản viện trợ không hoàn lãi hoặc các khoản vay ưu đãi được cung cấp đồng thời với các khoản tín dụng thương mại nhưng tính chung lại yếu tố không hoàn lãi đạt không dưới 25% tổng giá trị các khoản nợ. Ngoài ra còn có các khoản vay từ tổ chức tài chính 3. Các phương thức cung cấp ODA - Hỗ trợ cán cân thanh toán và ngân sách: các khoản nợ được cung cấp dưới mặt tiền mặt hoặc hàng hóa để hỗ trợ các cân thanh toán hoặc ngân sách của nhà nước. - Hỗ trợ chương trình: được cung cấp để thực hiện tập các hoạt động, ccá dự án có liên quan nhằm đặt được một số mục tiêu trong một thời hạn nhất định, thời gian cụ thể. - Hỗ trợ dự án : Là các khoản ODA được cung cấp để thực hiện dự án nhất định xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp trang thiết bị , đào tạo cán bộ…. 4. Các đối tác cung cấp ODA - Chính phủ nước ngoài. - Các tổ chức lien chính phủ, liên quốc gia như : Các tổ chức phát triển của liên hợp quốc (LHQ) Chương trình phát triển liên hợp quốc (UNDP) quỹ nhi đồng LHQ (UNICEF) Quỹ trang thiết bị của LHQ tổ chức y tế thế giới WTO tổ chức văn hóa, khoa học giáo dục của LHQ (UNESCO) …. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Liên minh châu âu (EU) tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (AESAN) Các tổ chức tài chính quốc tế Ngân hang phát triển châu á ADB Quỹ các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) quỹ cô-oét…… ……… 5. Các lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn ODA ODA thường được sử dụng dựa trên kế hoạch phát triển của nước tiếp nhận và gắn với tính chất của ngồn vốn cung cấp…. ☼ Vốn ODA không hoàn lại thường được ưu tiên sử dụng cho những chương trình dự án sau: - Xóa đói giảm nghèo,vùng nông thôn, vùng sâu ,vùng xa - Y tế, dân số và phát triển - Giáo dục phát triển nguồn nhân lực - Các vấn đề xã hội - Bảo vệ môi trường,bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên,nghiên cứu khoa học và công nghệ,nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển…. - Cải cách hành chính và tư pháp… - Một số quyết định khác theo quyết định của Thủ Tướng Chinh Phủ Vốn ODA vay được sử dụng cho chương trình, dự án thuộc lĩnh vực : - Xóa đói giảm nghèo nông thôn và phát triển nông thôn ; - Giao thông vận tải và thông tin liên lạc ; - Năng lượng - Cơ sở hạ tầng xã hội - Hỗ trợ các cân thanh toán - Một số quyết định khác theo quyết định của Thủ Tướng Chính Phủ 6. Quy trình thu hút và,quản lý và sử dụng ODA Trình tự tiến hành thu hút quản lý sử dụng vốn ODA - Xây dựng danh mục các chương trình dự án ưu tiên vận dụng và sử dụng ODA - Vận động ODA - Đàm phán kí kết điều ước quốc tế khung về ODA - Thông báo điều ước quốc tế khung về ODA - Chuẩn bị văn kiện chương trình dự án ODA - Thẩm định,phê duyệt nội dung chương trình,dự án ODA - Đàm phán kí kết phê duyệt điều ước quốc tế cụ thể về ODA - Thực hiện chương trình dự án ODA - Theo dõi đánh giá nghiệm thu quyết toán và bàn giao kết quả chương trình dự án ODA 7. Lợi thế và bất lợi a. Lợi thể. - Hoàn toàn chủ động trong việc sử dụng vốn nên vốn đầu tư được phân bổ hợp lý cho các vùng các nghành và các lĩnh vực - Doanh nghiệp có khả năng phân tán rủi ro - Tiếp cận với các kĩ thuật hiện đại b. Bất lợi - Hạn chế khả năng thu hút vốn đầu tư vì chủ đầu tư nước ngoài bị khống chế ở mức độ góp vốn tối đa - Dầu tư gián tiếp nước ngoài hạn chế khả năng tiếp thu công nghệ kỹ thuật hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến từ các chủ đầu tư nước ngoài - Hiệu quả sử dụng vốn không cao ở các nước tiếp nhận. B. LIÊN HỆ THỰC TIỄN ODA I. ODA vơi nước ngoài (nước cung cấp) 1. Nhật Bản Tổng quan về tình hình đầu tư ODA của nhật bản vào việt nam qua 20 năm hợp tác và phát triển 1993-2013 2. Quy mô Qua biểu đồ ta thấy tỉ trọng ODA nhật bản trên tổng ODA luôn ở mức cao nhất trong 20 năm từ 1993 đến 2013 tiêu biểu nhất là năm 2011 chiếm 50% tổng ODA vào việt nam. Sự gia tăng nguồn vốn ODA nhật bản vào việt nam đã thể hiện rất nhanh, từ 0.599 tỷ USD năm 1993 đã lên đến 0.112 tỷ USD năm 1999. Giai đoạn 1997-1999. Đây cũng là năm cao nhất trong gần 10 năm( giai đoan 1993-2000). Điều cần thấy là do ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế đông á (1997-1998) đã buộc nhật bản bản phải điều chỉnh chính sách kinh tế đối ngoại ODA theo hướng cắt giảm dần quy mô cho các nước trong khu vực để đề phòng các biến động rủi ro bất ổn. thế nhưng đói với việt nam ự cắt giảm hầu như là nhỏ nhất so với nhiều nước khác. Giai đoạn 1997-1999 là thời gian mà việt nam đã được nhật bản cong cấp khối lượng ODA lớn nhất từ trước đến thời điểm đó. Điều đó chứng tỏ việt nam đã chiếm vị trí vai trò quan trọng trong sự quan tâm của chính sách ODA nhật bản. mặc dù sau đó vào năm 2000 ODA nhật bản dành cho việt nam đột ngột giảm mạnh do thi hành chính sách cắt giảm 10% ODA chung cho các nước . tuy nhiên từ đó cho đên nay nguồn vốn ODA mà nhật bản dành cho việt nam lại có xu hướng tăng trở lại và đạt mức kỉ lục 1.5376 tỷ USD vào năm 2009. Từ năm 2010 đến 2013 ODA nhật bản vào việt nam tiếp tục giữ mức cao và đạt kỉ lục cao nhất vào năm 2011 là 3.14 tỷ USD. Cam kết vốn ODA của các nhà tài trợ giai đoạn 1993-2013 ( đơn vị: tỷ USD) Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư 3. cơ cấu a. phát triển nguồn nhân lực, xây dựng thể chế: • Phát triển nguồn nhân lực Dự án “ Trung tâm Hợp tác nguồn nhân lực Việt Nam –Nhật Bản” là một trong các dự án quan trọng trên lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực và là biểu tượng của tình đoàn kết hữu nghị giữa hai nước. tổ chức IM Japan đã có sang kiến thành lập “Quỹ đào tạo nguồn nhân lực cho các nước đang phát triển” nhằm đào tạo những kiến thức cần thiết miễn phí cho các thanh niên trẻ các huyện nghèo để đáp ứng đủ điều kiện tam gia chương trình Thực tập sinh kỹ năng tại nhật bản. năm 2013 IM Japan đã quyên góp được số tiền 15 triệu yên dung để đào tạo cho thanh niên nghèo việt nam theo chương trình này. Nhật bản đã và đang giúp việt nam trong quá trình nghiên cứu và phát triển nguồn nhân lực liên quan đến công nghệ điện hạt nhân, xây dựng, vận hành nhà máy điện hạt nhân, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận đang trong dự án xây dựng tại tỉnh Ninh Thuận có tổng suất trên 4000MW với kinh phí từ Nga và ODA của Nhật bản. • Xây dựng thể chế: Chính phủ nhật bản đang hỗ trợ cho việc thúc đẩy hoàn thiện hệ thống pháp lý, cải cách chế độ công chức và cải cách tài chính của Việt Nam. Thông qua việc tiếp nhận vốn ODA việt nam đã học hỏi được những kiến thức kinh nghiệm của nhật bản để hoàn thiện môi trường thể chế, pháp lý trong quá trình chuyển tiếp sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế và khu vực. b) phát triển cơ sở hạ tầng trong đợt một năm tài khóa 2011 ODA cua nhật dành cho việt nam đạt 58.18 tỷ, nguồn tín dụng trên sẽ trực tiếp dành cho 2 dự án hạ tầng giao thông quan trọng của việt nam là Dự án xấy dựng đường cao tốc TP.HCM-Long Thành-Cầu Giấy( có tổng vốn đầu tư 932.4 triệu USD sử dụng ODA Nhật Bản và ADB) và Dự án xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng –Quảng Ngãi( tổng vốn 1.472 triệu USD gồm ODA của nhật bản, ngân hang thế giới và vông đối ứng của Chính phủ việt nam). Trong 6 tháng đầu năm 2013 các nguồn vốn này tập trung nhiều vòa phát triển cơ sở hạ tầng với hơn 1.4 tỷ USD chiếm 37.37% với 3 dự án lớn tong giá trị hơn 550 triệu USD, gồm xây dựng nhà ga T2 cảng hang không quốc tế Nội Bài, mở rộng nhà máy thủy điện Đa Nhim, xây dựng cầu cạn đoạn Mai Dịch- nam Thăng Long thuộc vành đai 3 Hà Nội. trong đợt 2 năm tài khóa 2013 nhật bản tiếp tục dành 1 tỷ ODA cho việt nam dùng để xây dựng hạ tầng cơ sở gồm: xây dựng đường bộ cao tốc bắc-nam đoạn TP.HCM- Long Thành-Cầu Giấy; đường bộ cao tốc bắc nam đoạn Đà nẵng-Quảng Ngãi; phát triển cơ sở hạ tầng cảng Lạch Huyện. ngoài ra một số dự án ODA có giá trị lớn trong năm 2013 như nhà máy xử lý nước thải tập trung tại Yên Xá, Thành trì Hà Nội trên 306 triệu USD; Dự án xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1 trị giá 179.2 triệu USD; Dự án nâng cao an toàn cầu đường sắt Hà Nội-TP.HCM hơn 148 triệu USD… Dòng vốn ODA nhật bản trong 3 năm tới được dự đoán vẫn chảy mạnh vào các dự án cơ sở hạ tầng đặc biệt là hạ tầng giao thong quy mô lớn. theo thống kê của Bộ GTVT với quy mô tiếp nhận khoảng xấp xỉ 80 tỷ yên trong năm 2013 cơ sở hạ tầng vẫn là lĩnh vực nhận được nhiều vốn ODA nhật bản nhất tại việt nam. Tính đén cuối 2013 chính phủ nhật bản đã hỗ trợ ngành GTVT hoàn thành và đưa vào khai thác 18 dự án với tổng mức đầu tư 2.34 tỷ USD; đang triển khai 28 dự án với tổng mức đầu tư khoảng 7.42 ỷ USD; phối hợp với các nhà tài trợ khác để đống tài trợ 3 dự án vơi tổng mức đầu tư khoảng 4 tỷ USD. Được biết để có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp nhận nguồn vốn ODA nhật bản. danh mục 29 dự án hạ tầng giao thông vừa được Bộ GTVT đề xuất sử dụng vốn vay ODA Nhật bản gia đoạn 2013-2016, với tổng mức đầu tư lên tới 470 tỷ yên( 6 tỷ USD). Theo đó, trong danh sách dài các dự án hạ tầng giao thông sử dụng vốn vay ODA Nhật Bản trong 3 năm tới. hội tụ những công trình có quy mô rất lớn thuộc các lĩnh vực giao thông đô thị ,cảng biển, đường cao tốc và đường sắt. cụ thể ngoài các hiệp định vay bổ sung cho các dự án đang triển khai có tới 15 dự án mới với quy mô lớn như : đường cao tốc bắc nam đoan Trung Lương- MỸ Thuận; cảng hang không quốc tế Long Thành; tuyến đường sắt Hà Nội- Nội Bài; đường cao tốc bắc nam đoạn Nha Trang- Phan Thiết… Cầu Nhật Tân- một biểu tượng cho sự hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản c) Nông nghiệp và phát triển nông thôn ODA của nhật cũng không ngừng hỗ trợ cho việt nam trong lĩnh vực nông nghiệp. Hỗ trợ kỹ thuật cho việt nam chủ yếu trong ba lĩnh vực: • Cải thiện thu nhập cũng như đời sống người nông dân • Nâng cao hệ thống giáo dục nông nghiệp ở việt nam • Phát triển thủy sản ở việt nam Đến nay Nhật bản đã tài trợ cho ngành NN&PTNT 70 dự án với tổng vốn 1.3 tỷ USD. Trong đó 60 dự án là dự án hỗ trợ kỹ thuật, viện trợ không hoàn lại. hỗ trợ khẩn cấp với tổng vốn đạt trên 300 triệu USDvà 10 dự án vốn vay lớn trong lĩnh vực thủy lợi, lâm nghiệp với gần 1 tỷ USD. Nguồn vốn ODA góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân nông thôn, giảm tỉ lệ đói nghèo của việt nam từ 60% năm 1993 xuống còn 8% năm 2013. Trong đó có nhiều dự án quy mô lớn như dự án giảm nghèo các tỉnh cùng núi phía bắc ; phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn,… d) giáo dục trong lĩnh vực giáo dục đào tạo ODA nhật bản hỗ trợ cho việc thực hiện cải cách giáo dục ở tất cả các cấp học, đào tạo giáo viên, tăng cường năng lực công tác kế hoạch và quản lý giáo dục, cung cấp học bổng đào tạo đại học và sau đại học tại nước ngoài, cử cán bộ, công chức đào tạo và đào tạo lại tại nước ngoài về lĩnh vực kinh tế, khoa học, công nghệ và quản lý. Tính đến tháng 5/2012 số du học sinh được tiếp nhận vào nhật bản là 137.756 người. trong vòng 10 năm(2002-2012) số lượng du học sinh tại nhật bản đã tăng lên 4 lần từ 1100 lên gần 4400 người. e) Y tế trong lĩnh vực y tế vốn ODA không hoàn lại chiếm tỉ trọng cao. Khoảng 58% trong tổng vốn ODA( khoảng 0.9 tỷ USD) đã được sử dụng để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác khám và chữa bệnh. F)cấp thoát nước Trong năm 2011 việt nam và nhật bản đã kí gia hạn hiệp định viện trợ không hoàn lại do nhật bản tài trợ cho dự án “Phát triển cấp nước đô thị việt nam giai đoạn 2” có tổng vốn đầu tư 135 triệu USD, trong đó WB tài trợ 112.64 triệu USD. Qua biểu đồ có thể thấy sự phân hóa rõ rệt trong cơ cấu phân bố nguồn vốn này giữa các vùng . trừ các dự án liên vùng nguồn vốn ODA nhật bản được phân bố chủ yếu cho vùng đồng bằng sông Hồng với 17.84%, kế tiếp là vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung với 12.88%. ngược lại vùng Tây Nguyên được tiếp nhận vốn ODA rất thấp chỉ 2.34%, tương tự là Trung du và miền núi phía bắc với 4.12%. thực trạng này có thể lý giải được khi đây là 2 vùng có vị trí địa lí không thuận lợi nên chưa thu hút được sự quan tâm của nhà tài trợ. Trong vòng 20 năm trở lại đây nguồn vốn ODA Nhật Bản đã đóng một vai trò hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông thôn, xóa đói giảm nghèo và đóng góp một số lĩnh vực xã hội của Việt Nam. 1. Tổ chức lương thực và nông nghiệp của LHQ FAO Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc (FAO ) - FAO là tổ chức chuyên môn đầu tiên của LHQ được thành lập ngày 16/10/1945 tại hội nghị ở thành phố Quê Bec (Canada). Từ năm 1981 tới nay, hàng năm ngày đó đã trở thành ngày Lương thực Thế giới. -Trụ sở của FAO đặt tại Rome, Italy. - Mục tiêu hoạt động của tổ chức: Mục tiêu của FAO là nâng cao mức dinh dưỡng và mức sống; tăng cường sản xuất, chế biến, thị trường và phân phối tất cả các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm; khuyến khích phát triển nông thôn và nâng cao điều kiện sống của người dân nông thôn; và bằng cách đó giảm được nạn đói. * Sự hỗ trợ của FAO tới Việt Nam: - Trong những năm qua, FAO đã phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới, Tổ chức Dịch tễ thế giới và một số chính phủ viện trợ khẩn cấp về tài chính và kỹ thuật giúp ta kiểm soát và dập dịch cúm gia cầm. FAO đã xây dựng hai dự án: một là Dự án trợ giúp khẩn cấp nhằm khống chế dịch cúm gia cầm độc lực cao", trị giá 390.000 USD; hai là Chương trình viện trợ khẩn cấp để kiểm soát dịch cúm gia cầm tại CPC, Lào, Indonesia và Việt Nam với tổng trị giá 1,6 triệu USD trong đó Việt Nam được khoảng 400.000 USD. - Dự án TCP "Xây dựng năng lực khuyến nông trình diễn và hỗ trợ phát triển nông-lâm kết hợp tại tỉnh Quảng Nam", với kinh phí 1.661.000 USD do Chính phủ Ý tài trợ qua FAO. - FAO hỗ trợ 2 dự án TCP cho Viện Chiến lược phát triển và Bộ Kế hoạch & Đầu tư để nghiên cứu hỗ trợ Quy hoạch tổng thể phát triển đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, trị giá khoảng 800.000 USD - FAO cũng đang nỗ lực hợp tác với Việt Nam trong việc xây dựng các hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới. Trung tâm Đầu tư của FAO cũng tham gia tích cực vào thiết kế các dự án phát triển nông thông ở 5 tỉnh phía Bắc - Về thủy sản : Các dự án của FAO về nuôi cá nước ngọt được coi là thành công ở Việt Nam, nhất là các tỉnh miền núi có đông đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. Ngoài ra dự án nuôi trồng rong biển ở Thừa Thiên Huế đã đóng góp nhiều cho chương trình xóa đói giảm nghèo ở miền Trung Việt Nam. Ngoài ra, FAO cũng tích cực hỗ trợ ta về đào tạo cán bộ, nâng cao năng lực để củng cố và phát triển bền vững nghề cá. - Về lâm nghiệp: FAO hỗ trợ cho ngành lâm nghiệp Việt Nam thực hiện 4 mục tiêu: (1) Giảm và tiến tới chấm dứt nạn phá rừng; (2) Bảo tồn đa dạng sinh học; (3) Bảo vệ rừng đầu nguồn, và (4) Cải thiện sinh kế cho người dân sống gần rừng. Dự án “Bảo vệ rừng đầu nguồn” với sự tham [...]... DĐDN) - Chiều 20/12, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự lễ động thổ Dự án đầu tư xây dựng Đại học Việt-Nhật, đặt trong khu vực quy hoạch Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc, phía Tây thủ đô Hà Nội Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự lễ động thổ Dự án đầu tư xây dựng Đại học Việt-Nhật Đại học Việt-Nhật trở thành trường đại học thành viên thứ 7 của Đại học Quốc gia Hà Nội Trường được thành lập dựa trên ý tư ng... giá 240 triệu đô la nhằm giúp Lào tiến hành hoạt động xuất khẩu điện sang nước bạn láng giềng Việt Nam, nơi có nhu cầu về điện đang tăng giá II ODA- và các dự án đầu tư ở Việt Nam Tổng quan về ODA ở Việt Nam a) Các nhà tài trợ song phương : Ai-xơ len, Anh, Áo, Ba Lan, Bỉ, Canada, Co-oet, Đan Mạch,Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Hung-ga-ri, Italia, Lucxambua, Mỹ,Nauy, Nhật Bản, Newzilan, Oxtraylia, Phần Lan,... Trong giai đoạn phát triển vừa qua, công tác vận động, thu hút và sử dụng ODA của Việt Nam đã thu được nhiều kết quả tích cực, thể hiện ở 3 chỉ tiêu chủ yếu: vốn ODA cam kết, vốn ODA ký kết và vốn ODA giải ngân”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã khẳng định như vậy khi trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư điện tử baodautu.vn về những thành tựu mà Việt Nam đạt được sau hành trình 20 năm... có ý nghĩa trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư từ ngân sách còn hạn hẹp, khu vực tư nhân trong 1 và ngoài nước trong giai đoạn phát triển ban đầu còn chưa mặn mà với đầu tư phát triển nguồn và lưới điện vì yêu cầu vốn lớn và thời gian thu hồi vốn chậm Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 2.1 công suất 288 MW,nhà máy nhiệt điện Phả Lại 2 công suất 600 MW, nhà máy thủy điện Hàm Thuận-Đa Mi công suất 475 MW, nhà máy nhiệt... xã hội của Việt Nam Đặc biệt hiện nay Nhật Bản đang là nước đứng đầu về cung cấp nguồn vốn ODA cũng như đầu tư tại Việt Nam Theo thống kê giai đoạn từ 199 2-2 012, tổng nguồn vốn ODA Nhật Bản dành cho Việt Nam là 2.084 tỷ yên, trong đó lĩnh vực giao thông chiếm tỷ lệ 43%, đứng sau đó là môi trường, y tế chiếm tỷ lệ 15%, khai khoáng 3%, nông-lâm-thủy sản 2% Lĩnh vực hạ tầng giao thông vận tải là lĩnh... triệu USD cho đầu tư vào các nhà máy điện mới và tiết kiệm gần 100 triệu USD hằng năm về chi phí nhiên liệu * Đối với Indonesia: - ngày 25/9/2014 Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết thiết chế tài chính lớn nhất khu vực này vừa phê duyệt một chương trình cho Indonesia vay 400 triệu USD nhằm giúp quốc đảo cải thiện môi trường đầu tư để tăng cường thu hút đầu tư ở trong và ngoài nước, đồng thời... hội của từng khu vực - Hầm Hải Vân - Cầu Cần Thơ Ngoài ra, 3 cảng quốc tế quan trọng là cảng quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng), cảng Cái Mép Thị Vải (Bà Rịa-Vũng Tàu), cảng Đà Nẵng ở miền Trung và nhà ga Sân bay Tân Sơn Nhất, cửa ngõ hàng không và cảng biển của Việt Nam cũng đã được khởi công xây dựng - Cảng quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng) - Cảng Cái Mép Thị Vải (Bà Rịa-Vũng Tàu) - nhà ga Sân bay Tân... năm thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây cho thời gian tới: - Tinh thần làm chủ trong toàn bộ chu trình ODA từ khâu hình thành ý tư ng, thiết kế dự án đến khâu tổ chức, quản lý thực hiện, theo dõi và đánh giá dự án - Vai trò của ODA là nguồn lực bổ trợ và xúc tác cho quá trình phát triển Nhận thức đúng đắn này sẽ khắc phục tư tưởng thụ động, trông chờ vào viện... phát triển sắp tới Việt Nam tiếp tục huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, trong đó có nguồn vốn ODA Thực hiện thành công Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 200 6-2 010 Việt Nam sẽ trở thành nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình (MIC) và theo tập quán tài trợ quốc tế Việt Nam sẽ nhận được ít hơn các nguồn vốn vay ODA ưu đãi như hiện nay Đồng thời, các khoản viện trợ không hoàn... động, sáng tạo trong phát triển - Sự tham gia rộng rãi của các đối tư ng thụ hưởng vào quá trình tiếp nhận và sử dụng vốn ODA là yếu tố quan trọng để giúp ODA được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả cao - Xây dựng mối quan hệ đối tác tin cậy và cùng sẻ chia trách nhiệm giữa Việt Nam và nhà tài trợ sẽ góp phần đảm bảo sự thành công của các chương trình, dự án ODA ODA sẽ vẫn tiếp tục là nguồn vốn . các chủ đầu tư nước ngoài - Hiệu quả sử dụng vốn không cao ở các nước tiếp nhận. B. LIÊN HỆ THỰC TIỄN ODA I. ODA vơi nước ngoài (nước cung cấp) 1. Nhật Bản Tổng quan về tình hình đầu tư ODA của. đại b. Bất lợi - Hạn chế khả năng thu hút vốn đầu tư vì chủ đầu tư nước ngoài bị khống chế ở mức độ góp vốn tối đa - Dầu tư gián tiếp nước ngoài hạn chế khả năng tiếp thu công nghệ kỹ thuật hiện. chính thức ODA là hoạt đọng hợp tác giữa nhà nước hoặc chính phủ một nước với chính phủ nước ngoài các tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia 2. Các hình thức của ODA c cung cấp - ODA không

Ngày đăng: 09/04/2015, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w