HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ XÃ HỘI ---***---GIÁP THỊ HIẾU THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC SAU KHI RA TRƯỜNG Nghiên cứu trường hợp tại Học v
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ XÃ HỘI
-*** -GIÁP THỊ HIẾU
THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN NGÀNH
XÃ HỘI HỌC SAU KHI RA TRƯỜNG
(Nghiên cứu trường hợp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HÀ NỘI – Năm 2015
Trang 2HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ XÃ HỘI
-*** -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN NGÀNH
XÃ HỘI HỌC SAU KHI RA TRƯỜNG
(Nghiên cứu trường hợp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam)
Tên sinh viên: GIÁP THỊ HIẾU
Mã sinh viên: 566734 Ngành đào tạo: XÃ HỘI HỌC
Lớp: K56 XHHB Niên khóa: 2011 – 2015 Giảng viên hướng dẫn: ThS.LÊ VĂN HÙNG
HÀ NỘI – Năm 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận này được thực hiện một cách nghiêm túc, trung thực bằng nỗ lực nghiên cứu của chính tác giả, không gian lận, không sao chép từ các tài liệu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực của toàn bộ nội dung khóa luận tốt nghiệp.
NGƯỜI CAM ĐOAN
Giáp Thị Hiếu
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin cảm ơn
Tôi xin cảm ơn
Tôi xin cảm ơn
Tôi xin cảm ơn
Trang 6DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT (NẾU CÓ) v
1.3 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
2.2 Các nghiên cứu liên quan
2.3 Các khái niệm liên quan đến đề tài
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT (NẾU CÓ)
[Sắp xếp theo alphabet chữ cái của từ viết tắt]
TỪ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI
ĐH, CĐ Đại học, Cao đẳng
TCCNPVS
Trung cấp chuyên nghiệpPhỏng vấn sâu
Trang 91 Đặt vấn đề
Trang 10Trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và cải cáchgiáo dục hiện nay, nhất là việc cung cấp các sản phẩm đào tạo theo nhu cầu của xãhội, các trường Đại học (ĐH), Cao đẳng (CĐ) cần phải quan tâm đến vấn đề việc làmcủa sinh viên sau khi tốt nghiệp Hiện nay tuy thị trường việc làm ngày càng được mởrộng cùng với nền kinh tế mở cũng mở ra nhiều cơ hội mới, thế nhưng nó vẫn khôngthể bắt kịp với sự gia tăng của số lượng sinh viên tốt nghiệp ĐH lần đầu tiên với mongmuốn tìm được việc làm cho mình để tránh tình trạng thất nghiệp
Quy mô các trường ĐH, CĐ xuất hiện ngày càng nhiều trong khi đó đầu ra chosinh viên học xong tốt nghiệp chưa lo được, nhiều sinh viên ra trường thất nghiệphoặc làm trái ngành nghề Câu hỏi được đặt ra ở đây là với số trường ĐH, CĐ tăng lênnhư vậy thì có đáp ứng được yêu cầu về chất lượng đào tạo và giảng dạy? Có quantâm được đến việc học tập của sinh viên không hay chỉ đào tạo một cách tràn lan, ồ ạt
mà không quan tâm đến chất lượng? Theo Quân đội nhân dân - Theo Quy hoạch pháttriển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020, trong 10 năm tới cả nước sẽ có khoảng30,5 triệu lao động qua đào tạo Dự kiến mạng lưới trường đại học (ĐH) và cao đẳng(CĐ) vào năm 2020 sẽ có tổng cộng 573 trường, trong đó 259 trường ĐH và 314trường CĐ; trong giai đoạn 2011-2015 sẽ thành lập thêm 158 trường (70 trường ĐH
và 88 trường CĐ) Đối với mạng lưới các cơ sở dạy nghề, đến năm 2015, có 190trường CĐ nghề (60 trường ngoài công lập), 300 trường trung cấp nghề (100 trườngngoài công lập) và 920 trung tâm dạy nghề (320 trung tâm ngoài công lập) Đến năm
2020, có 230 trường CĐ nghề (80 trường ngoài công lập), 310 trường trung cấp nghề(120 trường ngoài công lập) và 1.050 trung tâm dạy nghề (350 trung tâm ngoài cônglập) (Nguyệt Minh, 2011) Ở nước ta số sinh viên ra trường mỗi năm là rất lớn cókhoảng 400.000 sinh viên tốt nghiệp ĐH, CĐ, trong 5 năm chúng ta có 2.000.000người tốt nghiệp Trong đó có hơn 72.000 người có bằng tốt nghiệp CĐ-ĐH không cóviệc làm, chiếm tỉ lệ là 3,6% (Phạm Vũ Luận, 2014)
Trang 11Theo đó, năm 2010, người có trình độ ĐH ở độ tuổi 21-29 thất nghiệp chỉ chưađầy 60.000 người (chiếm 6,84%), nhưng đến năm 2013, số người thất nghiệp có trình
độ ĐH ở độ tuổi dưới 30 đã tăng lên thành 101.000 người (9,89%) Riêng quý 3-2013,
tỉ lệ này còn tăng lên mức 11,75% (Nguyễn Thị Xuân Mai, 2013)
Theo một thống kê gần đây của Trường ĐH khoa học Xã hội và Nhân Văn có:26,2% cử nhân ĐH ra trường không có việc làm, 70,8% cử nhân có việc làm nhưng
phần lớn là làm trái ngành nghề, chỉ có 19% làm đúng ngành nghề được đào tạo (Kim
Ngân, 2012) Theo điều tra của Viện Nghiên cứu thanh niên, 70% sinh viên Việt Nam
cho biết lo lắng hàng đầu hiện nay là việc làm Điều tra của Bộ GD-ĐT, cả nước cótới 63% sinh viên tốt nghiệp ĐH-CĐ ra trường không có việc làm, 37% có việc làm
nhưng nhiều sinh viên phải làm trái nghề hoặc phải qua đào tạo lại (Mai Lan, 2011).
Và con số này chủ yếu tập trung vào các trường thuộc lĩnh vực tự nhiên như: Đại học
Y Dược, Đại học Ngoại thương, Học viện Ngân hàng, Đại học Kinh tế, v.v… Tỷ lệnày thấp hơn nhiều ở các trường như Đại học KHXH & NV, Đại học Luật hay Họcviện Hành chính quốc gia Hay một số trường thuộc ngành quân sự như Quân đội,Công an, Phòng không không quân, Học viện quân y, v.v., thì ra trường sinh viênkhông phải lo chỗ làm và không lo sẽ không có việc làm mà sẽ được đơn vị phân côngcông việc ở một đơn vị nào đó, v.v… Vậy câu hỏi được đặt ra ở đây là, ngoài nhữngtrường thuộc những khối ngành ra trường sinh viên không phải lo chỗ làm thì nhữngsinh viên ở các trường còn lại khi học xong học sẽ đi đâu? Về đâu? Có tìm được việclàm hay không nếu họ không thực sự có trình độ chuyên môn, không đáp ứng đượcyêu cầu của nhà tuyển dụng, yêu cầu của thị trường?
Để giải quyết vấn đề này thì trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước taluôn đặt vấn đề việc làm lên vị trí hàng đầu trong các chính sách về kinh tế - xã hội
Trong văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng ta đã nhấn mạnh “đảm
bảo công ăn việc làm cho dân là mục tiêu xã hội hàng đầu, không để thất nghiệp trở
Trang 12thành bệnh kinh niên Nhà nước chú trọng đầu tư việc làm, đồng thời tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế và người lao động tạo thêm chỗ làm việc và tự tạo việc làm, khuyến khích các tổ chức và cá nhân cùng Nhà nước tổ chức tốt dịch vụ giới”
(Văn kiện ĐH Đảng VIII, 2011)
Trước những vấn đề bức xúc của xã hội về vấn đề việc làm thì sinh viên ngành
Xã Hội Học cũng không tránh khỏi những lo toan suy nghĩ về việc làm trong tương laicủa mình sau khi ra trường Vậy thực trạng việc làm của sinh viên trong ngành sau khi
ra trường hiện nay là như thế nào? Sinh viên ra trường làm gì? Làm việc ở đâu? Làmnhư thế nào? Có làm đúng ngành nghề được đào tạo hay không? Họ có hài lòng vớicông việc hiện tại? Thu nhập ra sao? v.v… Nhận thấy được những vấn đề bức thiết
này, vậy nên tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Thực trạng việc làm của sinh viên
ngành Xã Hội Học sau khi ra trường” – Nghiên cứu trường hợp tại Học viện Nông
nghiệp Việt Nam để làm rõ thực trạng này.
2 Tổng quan tài liệu
2.1 Các lý thuyết nền cho đề tài nghiên cứu
2.1.1 Lý thuyết về việc làm của J.M.Keynes
J.M.Keynes (1883-1946) là nhà kinh tế người Anh Tác phẩm nổi tiếng của ông
là cuốn “Lý luận chung về việc làm, lãi xuất và tiền tệ” xuất bản năm 1936 Trong tácphẩm này ông xem xét việc làm trong mối quan hệ giữa sản lượng – thu nhập – tiêudùng – đầu tư – tiết kiệm – việc làm
Vấn đề quan trọng nhất, nguy hiểm nhất đối với chủ nghĩa tư bản là khối lượngthất nghiệp và nguyên nhân Khuynh hướng tiết kiệm ngày càng gia tăng: khi sản xuấttăng lên thì thu nhập tăng lên, thu nhập chia làm hai bộ phận là tiêu dùng và tiết kiệm
Trang 13(để dự phòng cho tương lai) Khi thu nhập tăng thì bộ phận tiêu dùng có thể tăng tuyệtđối và giảm tương đối Khuynh hướng tiết kiệm trong tiêu dùng cá nhân làm cho cầutiêu dùng cá nhân tăng chậm hơn là cung Cầu đầu tư cũng có khả năng tăng chậmhơn do cầu tiêu dùng tăng chậm, lãi xuất ngân hàng thường cố định ở mức tương đốicao trong khi tỷ xuất lợi nhuận có xu hướng giảm sút Vì thế tổng cầu giảm sút so vớitổng cung.
Giải pháp giải quyết: tăng mức cầu, cách làm tăng tổng cầu là cần có sự canthiệp của nhà nước bằng cách sử dụng công cụ tài khóa là chủ yếu (thuế, chi ngânsách nhà nước) hoặc thông qua các chính sách của Chính phủ nhằm khuyến khích đầu
tư của tư nhân, của các tổ chức kinh tế xã hội
Keynes còn sử dụng các biện pháp: hạ lãi xuất cho vay, giảm thuế, trợ giá đầu
tư, in thêm tiền giấy để cấp phát cho ngân sách nhà nước nhằm tăng đầu tư và bù đắpcác khoản chi tiêu của Chính phủ Ông còn chủ trương tăng tổng cầu của nền kinh tếbằng mọi cách, kể cả khuyến khích đầu tư vào các hoạt động ăn bám nền kinh tế như:sản xuất vũ khí đạn dược, chạy đua vũ trang, quân sự hóa nền kinh tế
Lý thuyết về việc làm của Keynes được xây dựng dựa trên các giả định đúngvới các nước phát triển, nhưng không hoàn toàn phù hợp với các nước đang phát triển.Bởi vì hầu hết các nước nghèo, nguyên nhân khó khăn cơ bản để gia tăng sản lượng,tạo việc làm không phải do tổng cầu không đủ cao Ở các nước đang phát triển, khitổng cầu tăng sẽ kéo theo tăng giá cả, dẫn đến lạm phát Vì thế biện pháp tăng tổngcầu để tăng quy mô sản xuất, tạo việc làm không đúng với mọi quốc gia, trong mọithời kỳ Mặt khác, nếu tạo việc làm cho khu vực thành thị và một số trung tâm côngnghiệp bằng cách tăng tổng cầu sẽ tạo ra làn sóng di dân từ nông thôn ra thành thị và
tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị gia tăng
Trang 142.1.2 Lý thuyết về tạo việc làm bằng di chuyển lao động của Harris Todaro
Lý thuyết của Torado ra đời vào thập kỷ 60-70 của thế kỷ XX, nghiên cứu việclàm bằng sự di chuyển lao động trên cơ sở thực hiện điều tiết thu nhập, tiền lươnggiữa các khu vực kinh tế khác nhau Theo ông, những người lao động ở khu vực nôngthôn có thu nhập trung bình Họ lựa chọn quyết định di chuyển lao động từ vùng cóthu nhập thấp sang khu vực thành thị có thu nhập cao hơn Như vậy, quá trình dichuyển lao động mang tính tự phát, phụ thuộc vào sự lựa chọn, quyết định của cánhân Điều này làm cho cung về lao động ở từng vùng không ổn định, gây khó khăncho chính phủ trong việc quản lý lao động nhân khẩu
Mô hình Harris Tadaro cho phép giải thích được lý do tồn tại tình trạng thấtnghiệp ở các đô thị tại các nước đang phát triển, và tại sao người dân lại chuyển tớicác thành phố mặc dù đang tồn tại nan giải vấn đề thất nghiệp Để giải quyết vấn đềnày, mô hình Harris – Todaro thừa nhận sự tồn tại của khu vực kinh tế phi chính thức
Đó là khu vực kinh tế bao gồm các hoạt động, không hoàn toàn là bất hợp pháp,nhưng thường cũng không được sự thừa nhận chính thức của xã hội và hầu hết cáchoạt động này đều không đăng ký với nhà nước
Ví dụ: lao động phục vụ gia đình, hành nghề tự do, bán hàng rong, mài dao kéo,
dịch vụ ăn uống vỉa hè, thu lượm ve chai đồng nát, đánh giày, v.v…
2.1.3 Lý thuyết mạng lưới xã hội
Đại diện tiêu biểu: Peter Blau, Marx, Simmel
Theo quan điểm của các nhà lý thuyết mạng lưới, công việc cơ bản của nhà xãhội học (XHH) là nghiên cứu cấu trúc bên trong của xã hội Đó là cấu trúc của cácmối liên hệ xã hội, tương tác xã hội và quan hệ xã hội giữa các cá nhân Cách thức
Trang 15trực tiếp để nghiên cứu một cấu trúc xã hội là phân tích các khuôn mẫu khách quancủa các liên hệ nối kết các thành viên của nó.
Thuyết mạng lưới thường tập trung nghiên cứu các cấu trúc xã hội từ vi mô tới
vĩ mô với những nối kết xảy ra ở cấu trúc xã hội vĩ mô cũng như ở các cấp độ vi mô.Cái cơ bản đối với các nối kết đó là ý tưởng rằng, bất kỳ chủ thể nào cũng có nhữnglối vào riêng biệt tới các tiềm năng giá trị (tài sản, quyền lực, thông tin) Kết quả làcác hệ thống cấu trúc có xu hướng bị phân tầng, với một số thành tố phụ thuộc vàomột số khác
Một khía cạnh chủ yếu của phân tích mạng lưới là có xu hướng đưa các nhàXHH ra khỏi việc nghiên cứu các nhóm xã hội, các phạm trù xã hội để đi tới việcnghiên cứu các liên hệ giữa các chủ thể mà “không được ràng buộc đầy đủ và không
đan bện chặt chẽ để có thể gọi là các nhóm” Ví dụ, các nhà phân tích mạng lưới đưa
ra các quan điểm về sức mạnh của các liên hệ yếu Liên hệ gồm, liên hệ vững như cácnối kết giữa mọi người và bạn bè thân hữu của họ, và liên hệ yếu như các mối liên kếtgiữa mọi người và những người quen biết bình thường
Lý thuyết mạng lưới đưa ra một số nguyên tắc cơ bản:
- Các liên hệ giữa các chủ thể thường có tính đối xứng cả về nội dung và cường độ.Các chủ thể cung ứng cho nhau những thứ khác nhau, và họ làm như thế vớicường độ mạnh hoặc yếu hơn
- Các liên hệ giữa các cá thể phải được phân tích trong bối cảnh cấu trúc của cácmạng lưới lớn
- Tính cấu trúc của các liên hệ dẫn tới nhiều loại mạng lưới xác định khác nhau.Một mặt, các mạng lưới có tính chất chuyển dịch: nếu có một liên hệ giữa A và B,
Trang 16giữa B và C có khả năng là có một liên hệ giữa A và C Kết quả là có khả năng cómột mạng lưới bao gồm A, B, C Mặt khác, có sự hạn chế về số lượng bao nhiêuliên hệ có thể tồn tại và cường độ của chúng ra sao Kết quả là có khả năng để pháttriển các cụm mạng lưới với các ranh giới riêng biệt phân cách giữa cụm này vàcụm khác.
- Sự tồn tại dẫn tới sự kiện rằng, có thể có các liên hệ chéo giữa các cụm cũng nhưgiữa các cá thể
- Có các liên hệ phi cân xứng giữa các nguyên tố trong một hệ thống, mà kết quả làcác tiềm năng hiếm hoi được phân bố một cách không đồng đều
- Sự phân bố không đồng đều các tiềm năng dẫn tới sự cộng tác và cạnh tranh Một
số nhóm liên kết với nhau để thủ đắc tiềm năng hiếm hoi, trong khi các nhóm kháccạnh tranh và xung đột với nhau vì các tiềm năng đó
Như vậy, thuyết mạng lưới có một phẩm chất mang tính năng động, với cấutrúc của hệ thống biến đối theo các khuôn mẫu chuyển biến của các liên minh và xungđột
Tóm lại, các chủ thể tìm thấy bản thân họ trong cấu trúc xã hội Cấu trúc xã hội
đó xác định các tương đồng xã hội của họ, mà tới lượt chúng ta, lại định khuôn mẫucho nhận thức của họ về các thuận lợi sẽ có bằng cách thực hiện một trong các hànhđộng có thể lựa chọn Cùng lúc đó, cấu trúc xã hội kìm hãm một cách riêng biệt khảnăng thực hiện hành động của các chủ thể Các hành động được thực hiện đó cuốicùng là một chức năng nối kết của các chủ thể trong việc theo đuổi các quan tâm của
họ đối với khả năng hạn chế của họ, khi mà các quan tâm và khả năng đều được địnhkhuôn bởi cấu trúc xã hội Cuối cùng các hành động được thực hiện dưới sự kìm hãm
Trang 17của cấu trúc xã hội có thể sửa đổi chính bản thân cấu trúc, và các sửa đổi này có tiềmnăng tạo ra các kìm hãm mới mà các chủ thể phải đối phó trong lòng cấu trúc.
2.2 Các nghiên cứu liên quan
2.2.1 Các đề tài nghiên cứu về thực trạng việc làm của sinh viên
Việc làm của sinh viên sau khi ra trường đang là mối quan tâm và lo lắng hàngđầu của xã hội nói chung và của bản thân sinh viên nói riêng Theo báo cáo kết quảthăm dò học sinh, sinh viên (HSSV) tốt nghiệp có làm đúng ngành nghề đào tạo sau 6tháng 1 năm Qua kết quả điều tra, HSSV khi theo học các ngành tại trường hầu hết làphù hợp với nguyện vọng của bản thân với 133 trường hợp chiếm 96.4%, chỉ có 5trường hợp chiếm 3.6% là học ngành không đúng với nguyện vọng Thông qua kếtquả khảo sát, đa số sinh viên tốt nghiệp tại trường Cao đẳng Sơn La có việc làm đúngvới ngành nghề đào tạo có 109 trường hợp chiếm 79% và có 29 trường hợp chiếm21% làm việc không đúng ngành nghề đào tạo Như vậy, những ngành nghề đào tạocủa trường đã phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội hiện nay Có tới 114trường hợp chiếm 82.6% đưa ra ý kiến là hài lòng và rất hài lòng có 15 trường hợpchiếm 10.9% là thấy bình thường và chỉ có 9 trường hợp chiếm 6.5% không hài lòng
và rất không hài lòng với công việc hiện tại của mình đang làm Như vậy, đa số HSSVsau khi tốt nghiệp, tham gia làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp đều cảm thấy hàilòng với công việc của mình đang làm Khi điều tra về mức thu nhập thì nhìn chung làHSSV ra trường có mức thu nhập trung bình khá trở lên, trong từng lĩnh vực côngviệc mà thu nhập cũng có sự khác biệt Thu nhập dưới 3 triệu chiếm 83.3%, thu nhậptrên 3 triệu chiếm 8%, thu nhập dưới 2 triệu chiếm 6.5% và dưới 1 triệu là 2.2% (NgôThị Dung, 2012)
Cũng nghiên cứu về việc làm của sinh viên sau khi ra trường thì theo khảo sátthực tế một số sinh viên sư phạm sau tốt nghiệp cho thấy, 62,16 % đang có việc làm
Trang 18(23 người), 37,84% chưa có việc làm (14 người) Trong số người có việc làm có 86,96
% (20 người) làm đúng chuyên ngành 13,04% (3 người) làm trái chuyên ngành,26,1% (6 người) người vừa làm vừa học cao học 73,9% (17 người ) không học tiếpCao học Trong số những người chưa có việc làm có: 78,6%(11 người) tiếp tục họcCao học, 1,4% (3 người) không tiếp tục học Cao học và có thời gian chờ việc ít nhất là
2 tháng (Bùi Thị Lan, 2012)
Theo báo cáo mới nhất của Sở GD-ĐT tỉnh Thanh Hóa, tính đến ngày20/2/2013, toàn tỉnh Thanh Hóa có 24.956 HS-SV đã tốt nghiệp nhưng chưa có việclàm Trong đó trình độ trên ĐH có 45 học viên, ĐH có 5.674 SV, CĐ có 6.845 SV,TCCN có 6.003 SV, còn lại là CĐ nghề và trung cấp nghề Các ngành có số SV thấtnghiệp nhiều nhất phải nói đến là ngành Sư phạm với 3.762 SV, tiếp đó là ngànhCông nghệ thông tin với 3.650 SV cho đến các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh,nông lâm – ngư nghiệp, v.v… SV thất nghiệp phần đông ở các vùng quê như HoằngHóa có tới 2.815 SV (trong đó ĐH: 456 SV, CĐ: 721 SV, TCCN: 600 SV còn lại CĐnghề và TC nghề); Hậu Lộc có 2.108 (ĐH: 541, CĐ: 694, TCCN: 344, số còn lạithuộc CĐ nghề, TC nghề) Các huyện Quảng Xương, Triệu Sơn, Quan Sơn… mỗihuyện cũng có trên một nghìn SV thất nghiệp Trong khi toàn tỉnh Thanh Hóa có24.956 SV ra trường chưa có việc làm thì hiện tại số SV đang theo học tại các trường
ĐH, CĐ, TCCN tính đến tháng 6/2012 cũng với con số không nhỏ: 44.023 SV Trong
đó ĐH chính quy: 19.205; liên thông: 4.020; ĐH, CĐ vừa làm, vừa học: 6.617; TCCNchính quy: 14.050; vừa làm vừa học: 1.988, v.v… Ngoài ra, trong 10 năm qua, trênđịa bàn tỉnh Thanh Hóa còn có 1.917 HS tham gia diện học cử tuyển, số SV đã tốtnghiệp ra trường là 1.259 SV, tuy nhiên chỉ có 534 SV đã có việc làm, số còn lại hiệnvẫn còn thất nghiệp (Theo Dân trí, 2013)
Trang 192.2.2 Các công trình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến tìm việc làm của sinh viên
Có rất nhiều yếu tố tác động đến việc làm sau khi ra trường của sinh viên Quakhảo sát cho thấy, đa số HSSV tốt nghiệp tại trường khi đi xin việc làm gặp một sốkhó khăn mà người sử dụng lao động đòi hỏi như: cần phải có kinh nghiệm làm việc(64.5%) và các kỹ năng mềm (67.4%) Có 67.9% HSSV có ý kiến là không gặp khókhăn về Anh văn (56.5%) không gặp khó khăn về Vi tính (63%) Do khảo sát HSSVtốt nghiệp với nhiều ngành nghề khác nhau nên những khó khăn mà sinh viên tốtnghiệp ra trường gặp phải cũng do yếu tố ngành nghề quyết định Kết quả khảo sátcho thấy, có 99 trường hợp chiếm 71.8% HSSV tốt nghiệp cho rằng người sử dụng laođộng yêu cầu người lao động nắm vững lý thuyết và thực hành, có 32 trường hợpchiếm 23.2% yêu cầu thực hành tốt và chỉ có 7 trường hợp chiếm 5% yêu cầu nắmvững lý thuyết Do vây, với xu hướng hiện nay người sử dụng lao động yêu cầu ngườilao động phải nắm vững lý thuyết cũng như thực hành tốt liên quan đến ngành nghềđào tạo (Ngô Thị Dung, 2012)
Cũng nghiên cứu về “Việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên ngành xã hộihọc, thực trạng và giải pháp” cho chúng ta một cái nhìn sâu sắc về thực trạng việc làmsau khi tốt nghiệp của sinh viên ngành xã hội học hiện nay Từ đó đưa ra nhữngkhuyến nghị nhằm giúp khoa và nhà trường có những đánh giá và điều chỉnh hợp lý
về chương trình học, phương pháp dạy nhằm nâng cao nhận thức về những kĩ năngcần thiết, cơ bản, cũng như những kĩ năng mềm cho sinh viên để giúp sinh viên có thểđáp ứng được tốt nhất yêu cầu của nhà tuyển dụng khi đi xin việc Thêm vào đó cũng
đề cập đến vai trò của nhà tuyển dụng với mục đích tạo ra sự kết hợp chặt chẽ giữađơn vị đào tạo và đơn vị tuyển dụng, tạo ra sự hài hòa, thống nhất giữa cung và cầutrong vấn đề đào tạo cũng như việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp (Vũ Thị Huệ,2014)
Trang 20Nghiên cứu về “Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp của sinh viênhiện nay” đã chỉ ra được các nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp của sinh viênhiện nay, qua đó tác giả cũng thể hiện được quan điểm riêng của mình về vấn đề này.Tuy nhiên bài viết chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, cần có cái nhìn kháchquan hơn để nhận thức đúng và hiểu rõ được việc làm của sinh viên sau khi ra trường
“Nhu cầu làm việc chất lượng cao của xã hội trong thời kì mới” cho rằng, thựctrạng chung là phần lớn sinh viên tốt nghiệp ra trường vẫn còn gặp nhiều khó khăntrong tìm kiếm việc làm phù hợp và ổn định, do chưa định hướng đúng mức về nghềnghiệp – việc làm, vì một số sinh viên chọn ngành học chưa phù hợp năng lực, sởtrường và xu hướng phát triển thị trường lao động Mặt khác, các doanh nghiệp rấtquan tâm tuyển chọn đối với sinh viên tốt nghiệp về kiến thức ngoại ngữ, khả nănghợp tác, kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, những hiểu biết về môi trường văn hóadoanh nghiệp và tác phong làm việc công nghiệp Sự hạn chế lớn của sinh viên khi ratrường, đa số chưa định hướng được cụ thể để chọn một ngành chuyên môn phù hợpvới khả năng, đồng thời do hệ thống thông tin thị trường lao động, hoạt động tư vấn
Trang 21giới thiệu việc làm thành phố chưa cập nhật kịp thời để gắn kết sinh viên và doanhnghiệp đạt hiệu quả cao (Lê Thành Tâm, 2009).
Nhìn chung những nghiên cứu trên phần nào cho chúng ta thấy thực trạng việclàm của sinh viên sau khi ra trường họ gặp phải những khó khăn và nguyên nhân gìtrong quá trình tìm kiếm việc làm của mình Từ đó giúp Khoa và Nhà trường cónhững đánh giá và điều chỉnh hợp lý về chương trình học, phương pháp dạy nhằmnâng cao nhận thức về những kĩ năng cần thiết, cơ bản, cũng như những kĩ năng mềmcho sinh viên để giúp sinh viên có thể đáp ứng được tốt nhất yêu cầu của nhà tuyểndụng khi đi xin việc Tuy nhiên, những nghiên cứu này chỉ nghiên cứu ở một phạm vi
là một Khoa trong trường mà không nghiên cứu rộng ra các khoa khác Do có nhữngkhó khăn nhất định trong việc nghiên cứu thực trạng việc làm của sinh viên sau khi ratrường khi tiến hành nghiên cứu tất cả các khoa trong trường nên trong nghiên cứucủa mình tôi cũng chỉ tiến hành nghiên cứu về một khoa trong trường Đó là khoa Lýluận chính trị và xã hội thuộc chuyên ngành Xã Hội Học của trường Học viện Nôngnghiệp Việt Nam để tìm hiểu về thực trạng việc làm của sinh viên sau khi ra trường vàcác yếu tố tác động đến việc làm của sinh viên khi ra trường tại Học viện
2.3 Các khái niệm liên quan đến đề tài
Khái niệm việc làm
Tại Việt Nam, theo điều 13, chương II Bộ luật lao động của nước Cộng Hòa XãHội Chủ Nghĩa Việt Nam thì khái niệm việc làm được hiểu là: “Mọi hoạt động laođộng tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm.Giải quyết việc làm đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội việclàm là trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và toàn xã hội” (Bộ luật laođộng, 1994)