các điều kiện về việc nuôi con nuôi hợp pháp
Trang 1BÀI TẬP NHÓM LẦN 1
A MỞ ĐẦU
Nuôi con nuôi là một chế định quan trọng trong pháp luật về hôn nhân và gia đình, góp phần vào việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ
em, đặc biệt là đối với trẻ em mồ côi, bị tàn tật, bị cha mẹ bỏ rơi Công ước Liên
hiệp quốc về quyền trẻ em đã khẳng định: “ Để phát triển đầy đủ và hài hòa nhân cách của mình, trẻ em cần được trưởng thành trong môi trường gia đình, trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm”
Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 cùng với những văn bản hướng dẫn thi hành cũng đã có những quy định về việc nuôi con nuôi và các điều kiện của việc nuôi con nuôi Tuy nhiên có thể thấy, quy định về điều kiện nuôi con nuôi chưa có sự thống nhất trong các văn bản pháp luật, chưa rõ ràng, còn quá đơn giản, chưa phản ánh và phù hợp với bản chất của quan hệ cho – nhận con nuôi Trong bài luận này, nhóm chúng tôi sẽ phân tích các điều kiện của việc nuôi con nuôi và trao đổi một số ý kiền về việc cần thiết phải sửa đổi,
bổ sung để hoàn thiện hơn các quy định về điều kiện nuôi con nuôi, nhằm đảm bảo việc nuôi con nuôi đúng với bản chất của nó
B NỘI DUNG
Có thể nhận thấy, việc nuôi con nuôi chỉ thực sự cần thiết khi trẻ em không thể được nuôi dưỡng, chăm sóc trong gia đình ruột thịt của mình vì những lý do nhất định Chỉ khi đó việc cho – nhận trẻ em làm con nuôi mới phù hợp với quyền của trẻ em được sống trong gia đình, phù hợp với nguyên tắc:
“Trẻ em không bị buộc cách ly khỏi cha mẹ trái với ý muốn của cha mẹ, trừ trường hợp một sự cách ly như thế là cần thiết cho lợi ích tốt nhất của trẻ em”
( Điều 9 Công ước quốc tế về quyền trẻ em) Các quy định về điều kiện của việc nuôi con nuôi phải xuất phát từ nguyên tắc cơ bản này
Khoản 1, Điều 67, Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam năm 2000 đã quy
định: “Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho người được nhận làm con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội” Như vậy, việc nuôi con nuôi phải xuất phát từ lợi ích của người
con nuôi, đồng thời cũng bảo đảm quyền lợi của người nuôi ( cha, mẹ nuôi ) Để việc nhận nuôi con nuôi có hiệu lực, phát sinh nghĩa vụ và quyền giữa cha mẹ nuôi và con nuôi trong quan hệ cha mẹ và con, Luật Hôn nhân và gia đình năm
2000 đã quy định cụ thể về các điều kiện về việc nuôi con nuôi hợp pháp
Trang 2I Các điều kiện của việc nuôi con nuôi
1 Điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi
Theo quy định tại điều 69, Luật Hôn nhân và gia đình:
“Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
1 Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
2 Hơn con nuôi từ hai mươi tuổi trở lên;
3 Có tư cách đạo đức tốt;
4 Có điều kiện thực tế bảo đảm việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
5 Không phải là người đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc bị kết án mà chưa được xoá án tích về một trong các tội
cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em; các tội xâm phạm tình dục đối với trẻ em; có hành vi xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.”
Để đảm bảo cho người nhận nuôi con nuôi làm tốt chức năng làm cha, làm mẹ của mình, người nhận con nuôi phải đáp ứng đầy đủ điều kiện liên quan đến năng lực hành vi, khoảng cách chênh lệch về độ tuổi, tư cách đạo đức và các điều kiện thực tế khác để được nhận nuôi con nuôi
2 Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi
Điều 68, Luật Hôn nhân và gia đình quy định:
“1 Người được nhận làm con nuôi phải là người từ mười lăm tuổi trở xuống Người trên mười lăm tuổi có thể được nhận làm con nuôi nếu là thương binh, người tàn tật, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc làm con nuôi của người già yếu cô đơn.
2 Một người chỉ có thể làm con nuôi của một người hoặc của cả hai người là
vợ chồng”
Người chưa thành niên từ 15 tuổi trở xuống là người chưa có năng lực hành vi đầy đủ, họ chưa nhận thức được đầy đủ hành vi của mình, quan hệ nuôi con nuôi sẽ bảo đảm cho người con được sự giám hộ của cha mẹ Hơn nữa, trên thực tế những người trên 15 tuổi đã có thể tự lập kiếm sống nuôi bản thân và thông thường, người nhận con nuôi cũng mong muốn được bảo trợ cho những
em nhỏ, tạo cho các em mái ấm gia đình Như vậy, nếu nhận người đã thành
Trang 3niên hoặc người trên 15 tuổi thì mục đích của việc nhận con nuôi ít nhiều không còn nguyên giá trị
Quy định một người chỉ có thể làm con nuôi của một người hoặc của cả hai người là vợ chồng nhằm bảo đảm cho người con nuôi về nơi ăn chốn ở, về
sự hòa hợp và ổn định, thống nhất trong cách sống, cách chăm sóc giáo dục
3 Điều kiện về ý chí của chủ thể quan hệ nhận nuôi con nuôi
Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định:
“Việc nhận người chưa thành niên, người đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự làm con nuôi phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ đẻ của người đó; nếu cha mẹ đẻ đã chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được cha, mẹ thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của người giám hộ.
Việc nhận trẻ em từ đủ chín tuổi trở lên làm con nuôi phải được sự đồng ý của trẻ em đó.”
Theo các quy định trên đây, việc nhận nuôi con nuôi phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ đẻ ( đối với người con chưa thành niên hoặc con đã thành niên mà mất năng lực hành vi dân sự ); trường hợp cha mẹ đẻ chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được cha, mẹ thì phải có sự đồng ý bằng văn bản
- Đối với người được nhận làm con nuôi là người trên 15 tuổi nếu là thương binh, người tàn tật, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc làm con nuôi người già yếu cô đơn thì cần phân biệt:
+ Theo khoản 1 Điều 71 “Việc nhận người chưa thành niên, người đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự làm con nuôi phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ đẻ của người đó; nếu cha mẹ đẻ đã chết, mất năng lực hành
vi dân sự hoặc không xác định được cha, mẹ thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của người giám hộ”
+ Ngược lại, người được nhận làm con nuôi là người đã thành niên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì không cần phải có sự đồng ý của cha, mẹ
- Trường hợp của một bên cha, mẹ đẻ (của người được nhận làm con nuôi) đã chết hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì chỉ cần sự đồng ý của người kia ( cha đẻ, mẹ đẻ còn sống và có năng lực hành vi dân sự)
+ Trường hợp cha, mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi đã ly hôn thì vẫn phải có sự đồng ý bằng văn bản của cả cha và mẹ đẻ trong việc cho con mình làm con nuôi người khác
Trang 4Phải lưu ý rằng sự đồng ý của cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ phải được thể hiện bằng văn bản dựa trên ý chí tự nguyện, không bị cưỡng ép, không bị lừa dối
- Ý chí tự nguyện của người nhận con nuôi phải phù hợp với mục đích của việc nhận nuôi con nuôi ( khoản 1 Điều 67)
4 Điều kiện về việc đăng kí nuôi con nuôi
Việc đăng ký việc nuôi con nuôi được quy định tại Điều 72 Luật hôn nhân
và gia đình năm 2000:
“Việc nhận nuôi con nuôi phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký
và ghi vào Sổ hộ tịch Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi, giao nhận con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch”.
Theo quy định của pháp luật về hộ tịch, việc nhận con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau phải được đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã ( phường, thị trấn) nơi thường trú của người nuôi hoặc của con nuôi
Theo Nghị định số 158/2005/NĐ – CP của Chính phủ quy định về đăng
ký việc nhận nuôi con nuôi: Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người nhận
con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi Trong trường hợp trẻ bị bỏ rơi được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ bị bỏ rơi đăng ký việc nuôi con nuôi; nếu trẻ em đó đã được đưa vào cơ sở nuôi dưỡng, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng đăng ký việc nuôi con nuôi ( Điều 25)
II Những điểm bất cập còn tồn tại cần sửa đổi, hoàn thiện về điều kiện nuôi con nuôi.
Có thể thấy rằng những quy định về việc nuôi con nuôi bên cạnh những điểm tiến bộ thì vẫn còn tồn tại không ít những hạn chế Sau đây chúng em xin đưa ra một vài tồn tại cần được khắc phục, hoàn thiện như sau:
1 Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi
Theo quy định tại Điều 68 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, người được nhận làm con nuôi là người từ 15 tuổi trở xuống, trừ trường hợp con nuôi
là người tàn tật, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc làm con nuôi của người già yếu cô đơn Tuy nhiên, pháp luật không quy định độ tuổi tối đa của người làm con nuôi trong những trường hợp này Có thể thấy, quy định này mặc dù phản ánh truyền thống đạo đức của dân tộc nhưng có phần không phù hợp với thực tế, với bản chất của việc nuôi con nuôi Việc nuôi con nuôi trước hết hướng tới đối tượng là trẻ em không được nuôi dưỡng, chăm sóc trong gia đình ruột thịt
Trang 5người trên 15 tuổi cũng có thể được nhận làm con nuôi mà không giới hạn độ tuổi tối đa là quá mở rộng diện những người có thể được nhận làm con nuôi
Mặt khác, pháp luật chỉ quy định độ tuổi mà không kèm theo bất cứ điều kiện nào khác của người được cho làm con nuôi đã dẫn đến nhận thức rằng mọi trẻ em từ 15 tuổi trở xuống đều có thể được cho làm con nuôi Điều này là không phù hợp với bản chất của việc cho – nhận con nuôi Chỉ cho trẻ em làm con nuôi khi trẻ em đó không thể được chăm sóc, nuôi dưỡng trong gia đình ruột thịt Do đó, với quy định này đã dẫn đến hiện tượng lợi dụng việc cho – nhận con nuôi nhằm những mục đích trục lợi khác, mà không nhằm xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và người được nhận làm con nuôi Ví dụ, việc cho trẻ em làm con nuôi của người thương binh, người có công với cách mạng để được hưởng các chế độ đãi ngộ của nhà nước dành cho thân nhân của các đối tượng này, nhưng trẻ em được nhận nuôi vẫn sống ở nhà cha mẹ đẻ, quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi không được xác lập, thực hiện trên thực tế giữa người nhận nuôi và trẻ em được nhận nuôi.Trong trường hợp trẻ em đang sống tại gia đình mà có quan hệ họ hàng với người xin nhận con nuôi thì chỉ giải quyết cho làm con nuôi của cô, cậu, dì, chú,
bác (bên nội hoặc bên ngoại) ở nước ngoài, “nếu trẻ em đó bị mồ côi cả cha lẫn
mẹ hoặc bị mồ côi mẹ hoặc cha, còn người kia không có khả năng lao động và không có điều kiện để nuôi dưỡng trẻ em đó; trường hợp trẻ em còn cha, mẹ nhưng cả cha và mẹ đều không có khả năng lao động và không có điều kiện để nuôi dưỡng trẻ em đó, thì trẻ em cũng được giải quyết cho làm con nuôi Trong trường hợp trẻ em tuy có quan hệ họ hàng với người xin nhận con nuôi, nhưng trẻ em đó còn cả cha và mẹ, sức khoẻ của trẻ em và của cha mẹ bình thường, cha mẹ vẫn có khả năng lao động và có điều kiện để bảo đảm chăm sóc con mình tại Việt Nam, thì không giải quyết cho làm con nuôi ở nước ngoài”( Thông
tư số 08/2006/TT-BTP, ngày 8/12/2006) Có thể thấy, quy định như vậy là cần thiết và phù hợp với bản chất của việc nuôi con nuôi, tuy nhiên điều kiện đó không chỉ đặt ra trong quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, mà cần được coi là một điều kiện chung đối với người được nhận nuôi Do vậy, theo chúng tôi, ngoài quy định về tuổi, pháp luật cần quy định về hoàn cảnh cụ thể của trẻ
em được cho làm con nuôi Trẻ em được cho làm con nuôi là những trẻ em từ 15 tuổi trở xuống có hoàn cảnh sau:
- Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định tại Điều 41 Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em năm 2004;
Trang 6- Trẻ em tuy còn cha mẹ nhưng cha mẹ không có khả năng nuôi dưỡng do
bị mất năng lực hành vi dân sự, bị bệnh hiểm nghèo, không có khả năng lao động và kinh tế…
- Trẻ em bị cha mẹ đẻ đối xử tàn tệ, bị bỏ mặc hoặc bị cha mẹ hành hạ, ngược đãi, xúc phạm nghiêm trọng đến thân thể, nhân phẩm một cách thường xuyên, có hệ thống, gây nguy hiểm cho trẻ, nếu trẻ vẫn tiếp tục sống cùng cha
mẹ đẻ
2 Điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi
Các điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi được quy định tại Điều
69 Luật Hôn nhân và gia đình phần nào thể hiện được những yêu cầu cần phải
có của người nhận nuôi con nuôi, song các quy định này chưa rõ ràng, thiếu cụ thể, cần được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hơn Những nội dung cần được sửa đổi, bổ sung về điều kiện của người nhận nuôi con nuôi là:
- Độ tuổi của người nuôi: Cần quy định độ tuổi tối thiểu của người nhận nuôi con nuôi kết hợp với quy định về khoảng cách tuổi giữa hai bên Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 chỉ quy định người nhận nuôi phải hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; như vậy là chưa chặt chẽ, chưa phù hợp với mục đích của việc nuôi con nuôi Bởi quan hệ cha mẹ và con trong việc nuôi con nuôi không hẳn gắn với quy luật tự nhiên về mặt sinh học, mà nó được hình thành trên cơ sở ý chí, tình cảm của các bên Người nhận nuôi phải đạt tới một độ tuổi tối thiểu nhất định thì mới có được kinh nghiệm, hiểu biết, điều kiện kinh tế phù hợp và quan trọng nhất là nhận thức rõ về nhu cầu nhận nuôi con nuôi của mình
Do đó, cần quy định độ tuổi tối thiểu của người nuôi một cách rõ ràng, cụ thể hơn, và có thể quy định độ tuổi đó là từ 25 tuổi trở lên, kết hợp với khoảng cách tuổi tối thiểu giữa người nuôi và con nuôi là 20 tuổi
- Cần quy định cụ thể hơn các điều kiện thực tế của người nhận nuôi con nuôi để có cơ sở thống nhất khi xem xét công nhận việc nuôi con nuôi Cần quy định rõ những người mắc các bệnh hiểm nghèo có nguy cơ cao lây nhiễm sang người khác như nhiễm HIV/AIDS, các bệnh viêm gan, lao… có được nhận nuôi con nuôi hay không? Xét về lợi ích lâu dài của trẻ em được nhận nuôi thì pháp luật cần thiết quy định những người mắc các bệnh trên không được nhận nuôi con nuôi để đảm bảo sức khỏe của trẻ em
- Về tư cách đạo đức của người nhận nuôi con nuôi: Quy định người nhận nuôi con nuôi phải có tư cách đạo đức tốt là một quy định rất chung chung, khó xác định, do đó nên gộp chung với quy định tại khoản 5 Điều 69 Luật Hôn nhân
Trang 7và gia đình năm 2000 Tuy nhiên khoản 5 Điều 69 chưa rõ ràng, còn quy định chung chung giữa nhóm những hành vi phạm tội với những hành vi khác Sự diễn đạt đó có thể dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau khi áp dụng pháp luật Bên cạnh đó, để tránh khả năng lạm dụng, bóc lột sức lao động của con nuôi, cần quy định những người đã bị kết án mà chưa được xóa án tích về tội vi phạm quy định
về sử dụng lao động trẻ em (Điều 228 BLHS năm 2009) cũng không được nhận nuôi con nuôi
- Đối với người nhận nuôi là người đang có vợ hoặc có chồng: Trong trường hợp người nhận nuôi đang có vợ hoặc có chồng, pháp luật cần có quy định cụ thể về một số khía cạnh sau:
Thứ nhất, nên quy định người đang có vợ, có chồng được nhận nuôi con
nuôi, nếu cả hai người cùng đồng ý nhận nuôi con nuôi chung, mà không nên cho phép người đang có vợ, có chồng nhận nuôi con nuôi riêng, trừ trường hợp nhận con riêng của chính chồng hoặc vợ mình làm con nuôi Điều này tạo điều kiện hình thành một gia đình trọn vẹn, tự nhiên giống như gia đinh huyết thống của trẻ, để trẻ có môi trường thuận lợi trong quá trình hình thành tình cảm với cha mẹ nuôi, phát triển thể chất và nhân cách Quy định như vậy còn đảm bảo tính khả thi của điều luật
Thứ hai, khi cả hai vợ chồng cùng nhận nuôi con nuôi thì cả hai người
đều phải đáp ứng các điều kiện của việc nuôi con nuôi, trừ trường hợp vợ hoặc chồng nhận con riêng của người kia làm con nuôi thì không bắt buộc phải đủ khoảng cách tuổi tối thiểu giữa người nhận nuôi và con nuôi (20 tuổi), mà chỉ cần đáp ứng điều kiện đủ tuổi tối thiểu
3 Sự thể hiện ý chí của các bên có liên quan
Sự thể hiện ý chí của các chủ thể có liên quan trong việc xác lập quan hệ nuôi con nuôi cần có sự quy định chặt chẽ, cụ thể hơn ở những khía cạnh:
Thứ nhất, cha mẹ đẻ cần thể hiện ý chí rõ ràng về việc cho con làm con
nuôi, tức là cha mẹ đẻ phải xác định rõ việc cho con làm con nuôi có dẫn đến chấm dứt hoàn toàn các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa cha mẹ đẻ và đứa
con được cho làm con nuôi hay không
Thứ hai, cụm từ “hạn chế năng lực hành vi dân sự” tại khoản 1 Điều 26 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch: “Trong trường hợp một bên cha hoặc mẹ đẻ đã chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, thì chỉ cần chữ ký của người kia; nếu cả cha và mẹ đẻ đều đã chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân
sự, thì người hoặc tổ chức giám hộ trẻ em ký Giấy thoả thuận” cần phải được
Trang 8xem xét lại Bởi vì trong trường hợp cha đẻ hoặc mẹ đẻ hoặc cả hai người bị
“hạn chế năng lực hành vi dân sự” theo quy định của Bộ luật Dân sự, thì họ vẫn
có quyền và vẫn có khả năng thể hiện ý chí tự nguyện của mình về việc cho con mình làm con nuôi người khác Đó là quyền nhân thân độc lập của cha mẹ đẻ, không thể chuyển giao cho người khác, nên khi đó, người giám hộ, hoặc người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng không thể ký Giấy thoả thuận thay cha, mẹ đẻ được
Thứ ba, sự đồng ý của người giám hộ theo quy định tại Điều 71 Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2000 là chưa chặt chẽ, chưa đảm bảo được lợi ích của trẻ
em được giám hộ Việc cho một đứa trẻ làm con nuôi cần được xem xét, cân
nhắc đầy đủ mọi khía cạnh, và phải đảm bảo rằng, “khi bố mẹ không thể hoặc không phù hợp để chăm sóc con thì thân nhân của bố mẹ đứa trẻ hoặc người thay thế khác – gia đình nuôi dưỡng…”( Điều 4 Tuyên bố của Liên Hợp Quốc
về các nguyên tắc xã hội và pháp lý liên quan đến bảo vệ và phúc lợi trẻ em) Đưa trẻ được giám hộ ra khỏi môi trường gia đình ruột thịt của nó chỉ là biện pháp cuối cùng, khi đứa trẻ không thể có được sự chăm sóc, nuôi dưỡng trong gia đình họ hàng của nó Vì vậy, việc cho đứa trẻ đó làm con nuôi cần có ý kiến của những người họ hàng thân thích của trẻ được giám hộ, như ông bà nội, ông
bà ngoại, các anh, chị ruột, các cô, chú, bác ruột… Những người này có quyền thể hiện ý chí của mình về việc nhận nuôi dưỡng nó hoặc cho nó làm con nuôi Khi không có ai trong số những người họ hàng thân thích của trẻ có thể nuôi dưỡng nó hoặc việc nuôi dưỡng trong gia đình họ hàng của trẻ là không có lợi cho nó, thì việc cho nó làm con nuôi là cần thiết
4 Điều kiện nhận nuôi con nuôi giữa những người có quan hệ họ hàng
Xác lập quan hệ nuôi con nuôi giữa những người có quan hệ họ hàng là một điều kiện thuận lợi cho trẻ em vì nó được tiếp tục sống trong môi trường ruột thịt của mình Điều này phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống đạo đức của dân tộc Tuy nhiên, giữa những người có quan hệ họ hàng trong phạm
vi nào thì có thể xác lập quan hệ nuôi con nuôi cần được pháp luật quy định rõ Việc xác lập quan hệ nuôi con nuôi có thể được thiết lập giữa những người có quan hệ bàng hệ với nhau giữa người ở đời trên với người ở đời dưới, tức là ít nhất cách nhau một đời, mà việc xác lập quan hệ cha mẹ – con đó không làm thay đổi thứ bậc giữa họ với nhau trong gia đình Ví dụ: giữa cô, dì, chú, bác… với cháu có thể được xác lập quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi Nhưng giữa những người có quan hệ huyết thống trực hệ thì không thể xác lập quan hệ cha
mẹ nuôi và con nuôi Ví dụ: ông bà ngoại hoặc ông bà nội không thể nhận cháu
Trang 9ngoài giá thú của chính mình làm con nuôi Vấn đề này trước đây chưa được quy định trong các văn bản luật hôn nhân và gia đình Chỉ gần đây, khía cạnh này mới được đề cập đến trong một số văn bản dưới luật, dưới dạng Thông tư, nên hiệu lực chưa cao, chưa có tính phổ cập Vì thế khía cạnh này cần được quy định thống nhất và cụ thể hơn trong Luật về nuôi con nuôi
5 Thời gian thử thách trong việc xác lập quan hệ nuôi con nuôi
Việc nuôi con nuôi nhằm hình thành quan hệ cha mẹ và con hợp pháp, mà không trên cơ sở huyết thống, nên đó là một việc không dễ dàng Quá trình xác lập việc nuôi con nuôi là sự bắt đầu quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, và có thể dẫn tới sự chấm dứt quan hệ giữa cha mẹ đẻ và con Trong quá trình đó các bên đều phải đối mặt với những biến động, khủng hoảng tâm lý sâu sắc Sự hòa hợp, thích ứng với nhau là một yếu tố căn bản tạo nên sự bền vững, gắn bó trong quan hệ giữa cha mẹ nuôi và đứa trẻ được nhận làm con nuôi Do những đặc điểm đó của việc cho nhận con nuôi, pháp luật ở nước ta nên quy định về thời gian thử thách giữa người nhận nuôi và người được nhận làm con nuôi trước khi công nhận việc nuôi con nuôi
Chỉ sau khi trải qua thời gian thử thách, cơ quan có thẩm quyền mới có cơ
sở để ra quyết định công nhận việc nuôi con nuôi, nếu giữa người nhận nuôi và đứa trẻ thiết lập được mối quan hệ hòa hợp Nếu hai bên không có sự hòa hợp, không thiết lập được mối quan hệ tốt đẹp, thì cần đưa đứa trẻ ra khỏi gia đình người nhận nuôi, đồng thời tìm một gia đình khác có mong muốn nhận con nuôi phù hợp hơn với đứa trẻ
6 Đăng ký việc nuôi con nuôi và vấn đề nuôi con nuôi thực tế
Đăng ký việc nuôi con nuôi tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền là điều kiện bắt buộc để việc nuôi con nuôi có giá trị pháp lý Về nguyên tắc, việc nuôi con nuôi không đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ không có giá trị pháp lý, các bên không được công nhận có quan hệ cha mẹ và con trước pháp luật
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện việc nuôi con nuôi ở nước ta đã từng tồn tại việc nuôi con nuôi thực tế Nuôi con nuôi thực tế là việc nuôi con nuôi đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện của việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật, phù hợp với mục đích nuôi con nuôi, trong đó các bên đã thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con đối với nhau, việc nuôi con nuôi đã được mọi người công nhận nhưng chưa đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền Đối với những trường hợp này, nhà nước cần có biện pháp linh hoạt, mềm dẻo nhằm bảo
vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của các bên Biện pháp đó có thể là dành cho
Trang 10các bên một thời hạn nhất định, có thể là hai năm, để thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi Sau thời hạn nhất định đó, nếu các bên không thực hiện việc đăng
ký thì không được công nhận có quan hệ nuôi con nuôi Điều này có thể được điều chỉnh bằng một văn bản riêng biệt Như vậy, cần cân nhắc và có quy định
cụ thể, hợp tình, hợp lý để giải quyết thỏa đáng những trường hợp nuôi con nuôi thực tế đã tồn tại trong quá khứ, nhằm bảo vệ được quyền, lợi ích trẻ chính đáng của các bên trong quan hệ nuôi con nuôi
C KẾT LUẬN
Như vậy có thể kết luận lại rằng, việc quy định vấn đề nuôi con nuôi trong luật hôn nhân và gia đình Việt Nam có nhiều điểm tiến bộ mà trước hết là mục đích bảo vệ quyền lợi của người được nhận nuôi, hầu hết là những trẻ em có điều kiện khó khăn cần được giúp đỡ Ngoài ra, quy định này còn nhằm giúp đỡ những người già cô đơn được quan tâm chăm sóc bằng việc nhận nuôi con nuôi Nguyên tắc đó đã thể hiện truyền thống nhân đạo, tương thân tương ái của dân tộc ta Song, bên cạnh đó những quy định của pháp luật về vấn đề này cũng không tránh khỏi những điểm bất cập, thiếu sót về điều kiện nuôi con nuôi, làm sai lệch đi phần nào mục đích mà những quy định đó hướng đến Bởi vậy, rất cần có sự quan tâm, sửa đổi của các cơ quan lập pháp nhằm hoàn thiện hơn hệ thống các điều kiện của việc nuôi con nuôi Và sau khi có sự sửa đổi, bổ sung của các cơ quan lập pháp thì cũng rất cần có sự ý thức cao của người dân trong việc chấp hành đúng những quy định về việc nuôi con nuôi của pháp luật, góp phần làm cho những nội dung đó đi vào cuộc sống đúng với vai trò và mục đích
mà các nhà làm luật muốn hướng đến