1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY TƯ VẤN XÂY DỰNG ĐIỆN I

69 625 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 161,38 KB

Nội dung

TCTHCV: Tiêu chuẩn thực hiện công việcCBCNV: Cán bộ công nhân viên KHCNMT: Khoa học công nghệ môi trường BP.TBCTĐ: Bộ phận thiết bị công trình điện BP.ĐDĐP: Bộ phận đường dây địa phương

Trang 1

Mục lục

Trang 2

Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế lao động và dân số đãcung cấp cho em những kiến thức quý báu về chuyên ngành Kinh tế lao động và quảntrị nguồn nhân lực.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới cô giáo Nguyễn Vân Điềm đã tận tình hướng dẫn

em trong suốt 15 tuần thực tập, cảm ơn cô đã có những gợi mở, phê bình và góp ý cho

em khi thực hiện chuyên đề thực tập của mình

Em xin cảm ơn các cô chú trong phòng Tổ chức cán bộ- Lao động thuộc công ty Tưvấn xây dựng điện I, đặc biệt là cô Đỗ Thị Diễm Nghi đã tạo mọi điều kiện cho emđến thực tập tại công ty và cung cấp cho em những tài liệu cần thiết

Hà Nội, tháng 5 năm 2004

Sinh viên thực hiệnNguyễn Thị Thu Giang

CÁC TỪ VIẾT TẮT

PTCV: Phân tích công việc

MTCV: Mô tả công việc

YCCV: Yêu cầu công việc với người thực hiện

Trang 3

TCTHCV: Tiêu chuẩn thực hiện công việc

CBCNV: Cán bộ công nhân viên

KHCNMT: Khoa học công nghệ môi trường

BP.TBCTĐ: Bộ phận thiết bị công trình điện

BP.ĐDĐP: Bộ phận đường dây địa phương

TV PTĐĐP: Tư vấn phát triển điện địa phương

LỜI MỞ ĐẦU Phân tích công việc là một công cụ quan trọng để tiến hành các hoạt động QTNLkhác như kế hoạch hóa nguồn nhân lực, tuyển mộ, tuyển chọn, đào tạo phát triển, đánhgiá thực hiện công việc, thù lao lao động…

Khái niệm Phân tích công việc không còn mới mẻ đối với các doanh nghiệp ởphương Tây và đã được họ tiến hành hơn 100 năm qua Tuy nhiên tại các doanhnghiệp Việt Nam lí thuyết Quản trị nhân lực nói chung và Phân tích công việc nói

Trang 4

riêng còn khá mới Vì vậy số lượng các công ty thực hiện công tác này còn ít Trongthời gian thực tập tại công ty Tư vấn xây dựng điện I em nhận thấy ban lãnh đạo công

ty đã bắt đầu quan tâm đến công tác này nhưng vẫn chưa có điều kiện để tổ chức thựchiện Đến thời điểm này, công ty chưa có bất kì các bản Mô tả công việc, Yêu cầu củacông việc với người thực hiện, Tiêu chuẩn thực hiện công việc nào Vì thế em đã chọn

đề tài cho chuyên đề thực tập của mình là:

“GÓP Ý CÔNG TÁC PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY TƯ VẤN XÂY

công ty Tư vấn xây dựng điện I

PHẦN I MỤC ĐÍCH VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC PHÂN TÍCH

CÔNG VIỆC TRONG DOANH NGHIỆP

I MỤC ĐÍCH CỦA PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC

Phân tích công việc là một việc làm quan trọng mà tất cả các công ty đều phải thựchiện nếu muốn các hoạt động QTNL khác được tiến hành thuận lợi Phân tích côngviệc đã được nhiều nước phát triển trên thế giới thực hiện hơn 100 năm qua và là công

cụ quản trị nhân lực phổ biến nhất, tuy nhiên ở Việt Nam đây vẫn là khái niệm mớimẻ

Trang 5

Vậy PTCV là gì? Có thể hiểu PTCV là một quá trình thu thập các tư liệu và đánhgiá một cách có hệ thống các thông tin quan trọng có liên quan đến việc thực hiệncông việc cụ thể trong tổ chức nhằm làm rõ bản chất của từng công việc đó.

Có thể có nhiều người còn nhầm lẫn công việc và “ nghề” do đó còn hiểu sai vềPTCV, cho rằng PTCV hay phân tích một nghề, một nhiệm vụ hay một vị trí là giốngnhau Thực chất các khái niệm “ nhiệm vụ”, “ vị trí”, “ công việc”, “nghề” là khácnhau

Nhiệm vụ là đơn vị nhỏ nhất của phân tích biểu thị từng hoạt động lao động riêngbiệt với tính mục đích cụ thể và mỗi người lao động phải thực hiện

Vị trí biểu thị tất cả các hoạt động của cùng một người lao động, vị trí là cấp độ tiếptheo của phân tích

Công việc là tất cả các nhiệm vụ được thực hiện bởi một người lao động hay là tất

cả các nhiệm vụ tương tự nhau được thực hiện bởi một số người lao động

Công việc khác với nghề Nghề là một khái niệm rộng hơn Nghề là một tập hợp cáccông việc tương tự nhau về nội dung có liên quan đến nhau ở một mức độ nhất địnhvới những đặc tính vốn có đòi hỏi người lao động có sự hiểu biết đồng bộ về chuyênmôn, nghiệp vụ, có những kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm cần thiết để thực hiện.PTCV là công tác quan trọng là vì PTCV cung cấp cho người lao động đầy đủ thôngtin về công việc để họ hiểu rõ hơn trách nhiệm của mình khi thực hiện công việc đượcgiao (trách nhiệm trong lĩnh vực chuyên môn, trách nhiệm với công việc của ngườikhác…), người lao động để thực hiện công việc đó thì cần có những tiêu chuẩn gì( tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, chuyên ngành đào tạo, kinh nghiệm cần phải có, các

kĩ năng cần thiết, các tiêu chuẩn về sức khoẻ, độ tuổi, giới tính…) PTCV còn giúpngười lao động hiểu được cách thức thực hiện công việc, các tiêu chuẩn để hoàn thànhcông việc, ngoài nhiệm vụ chính người lao động còn phải thực hiện những nhiệm vụ gìkhác…

Không chỉ cung cấp thông tin cho người lao động, PTCV còn cung cấp cho nhà quảntrị một bản tóm tắt các nhiệm vụ và trách nhiệm của một công việc nào đó, mối tương

Trang 6

quan của công việc đó với công việc khác, kiến thức và kĩ năng cần thiết và các điềukiện làm việc… Từ những thông tin đó nhà quản trị sẽ biết công việc đó thích hợp vớinhân viên nào, hay nói cách khác là biết tuyển chọn người có những tiêu chuẩn cầnthiết để thực hiện những công việc đó hoặc biết cần phải đào tạo những nhân viêntrong công ty có những kĩ năng gì để thực hiện công việc PTCV cũng cung cấp chonhà quản trị những thông tin cần thiết qua bản Mô tả công việc để đánh giá tình hìnhthực hiện công việc của nhân viên được chính xác, từ đó mà trả thù lao cho người laođộng một cách công bằng, xứng đáng với công sức mà họ bỏ ra…

Kết quả của PTCV là đưa ra ba bản: bản MTCV, bản YCCV, bản TCTHCV

Nó cho ta biết công nhân viên làm cái gì, làm như thế nào và các điều kiện cần thiết đểcác nhiệm vụ đó được được thực hiện

Bản YCCV:

Là một văn bản liệt kê về những đòi hỏi của công việc với người thực hiện baogồm các yêu cầu về kĩ năng, kiến thức, kinh nghiệm cần phải có, trình độ giáo dục,đào tạo phẩm chất và những đặc trưng cần phải có của người lao động như sự chínhxác, trung thực, phán đoán tốt, khả năng lãnh đạo, tính cẩn thận và tỉ mỉ… BảnTCTHCV: Là bản mô tả một hệ thống các chỉ tiêu để phản ánh các yêu cầu của việchoàn thành các nhiệm vụ được qui định trong bản MTCV cả về mặt số lượng chấtlượng, đây là bản chi tiết hoá bổ sung cho bản MTCV

II TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC PTCV:

Trang 7

PTCV có ý nghĩa quan trọng và là công cụ cơ bản nhất trong mọi giai đoạn củaQuản trị nhân lực:

1. Đối với công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực(KHH NNL):

KHH NNL là quá trình đánh giá các nhu cầu về nguồn nhân lực xuất phát từ mục tiêucủa tổ chức và xây dựng các kế hoạch về nhân lực nhằm đáp ứng các nhu cầu đó.KHH NNL là điều kiện để các tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu của mình vìnhờ KHH mà có thể dự tính các giải pháp đáp ứng NNL, giúp doanh nghiệp có đủ sốlượng, chất lượng, cơ cấu lao động đáp ứng các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn Đồngthời KHH NNL cũng là cơ sở cho các hoạt động quản lý nguồn nhân lực khác trongcông ty

PTCV cung cấp những thông tin cần thiết cho những người thực hiện công tác KHHNNL, thông qua các nội dung có trong bản YCCV họ sẽ biết cần phải bổ sung nhữnglao động như thế nào cho những vị trí công việc còn trống

2. Tuyển mộ, tuyển chọn nhân lực:

Tuyển mộ là quá trình tìm được những người có khả năng và động viên họ tham giavào dự tuyển

Tuyển chọn là quá trình lựa chọn để xác định được những người phù hợp với côngviệc.Nhiều tổ chức vẫn nghĩ rằng khi tổ chức mình thiếu người thì cứ đăng báo tìmngười, thậm chí nhiều khi tổ chức đó thiếu nhân lực trong một thời gian rất ngắn màvẫn cứ tuyển thêm người Hậu quả là tổ chức đó ngày càng đông và làm ăn vẫn thiếuhiệu quả Tuyển chọn tốt, nghĩa là tìm được người phù hợp với công việc về nhiềuphương diện, là điều kiện trung tâm cho thắng lợi của công việc sản xuất kinh doanh,giúp doanh nghiệp tránh nhiều rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện sản xuấtkinh doanh, giúp các hoạt động quản lý nhân lực khác trong công ty được thực hiệnthuận lợi, dễ dàng và có hiệu quả hơn

Tuyển mộ, tuyển chọn nhân lực là cả một quá trình phức tạp mà trước hết nhà quảntrị phải PTCV Tuyển mộ, tuyển chọn nhân lực cho tổ chức không thể thành công nếukhông dựa trên những tiêu chuẩn có trong bản YCCV và TCCV, đồng thời những tiêu

Trang 8

chuẩn có trong hai bản đó sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực để sắp xếp và bố trí lao độngtrong tổ chức Như vậy, PTCV là công cụ không thể thiếu phục vụ công tác biên chếnguồn nhân lực.

3. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực (ĐT PTNNL):

Đào tạo là tổng thể các hoạt động học tập giúp người lao thực hiện có hiệu quả hơncông việc hiện tại người lao động đang làm

Phát triển là các hoạt động học tập vượt ra khỏi phạm vi công việc trước mắt nhằmcung cấp cho người lao động những kiến thức và kĩ năng cần thiết để thực hiện cáccông việc trong tương lai hoặc phát triển nghề nghiệp nói chung cho họ

Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hoạt động học tập được thực hiện một cách

có tổ chức và trong khoảng thời gian nhất định nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghềnghiệp của người lao động(cách thức làm việc, thái độ làm việc…)

ĐT PTNNL là điều kiện để các tổ chức có thể phát triển trong môi trường cạnhtranh ngày nay, khi các yếu tố cạnh tranh không phải là lượng vốn nhiều hay ít nữa mà

là yếu tố con người trong tổ chức ĐT PTNNL có nhiều tác dụng: nếu ĐT PTNNLđược tổ chức quan tâm đúng mức, được thực hiện một cách nghiêm túc và khoa học sẽgiúp cho chất lượng sản phẩm, năng suất lao động của doanh nghiệp tăng, tai nạn laođộng giảm, sự giám sát của người quản lý không cần nhiều như trước và tính thích ứngcủa người lao động được nâng cao bởi vì sau khi được đào tạo người lao động khôngchỉ nâng cao về trình độ , tay nghề mà ý thức của họ cũng được nâng lên rất nhiều, họ

có thái độ làm việc nghiêm túc hơn và ý thức chấp hành kỉ luật cũng cao hơn

PTCV cung cấp cho người quản lý những thông tin cần thiết để họ biết cần phảitrang bị cho người lao động biết những kiến thức, kĩ năng gì để người lao động có thểđáp ứng được công việc trong hiện tại và tương lai Như vậy, bản YCCV có thể đượccoi là một cơ sở quan trọng khi xây dựng chương trình ĐT PTNNL cho tổ chức

4. Đánh giá thực hiện công việc (ĐGTHCV):

Trang 9

ĐGTHCV là đánh giá một cách chính thức và có hệ thống tình hình thực hiện côngviệc của người lao động trên cơ sở so sánh kết quả làm việc thực tế với các tiêu chuẩn

đã được xây dựng từ trước và thảo luận về kết quả đánh giá với người lao động

ĐGTHCV là một công tác quan trọng bởi vì nó ảnh hưởng đến lợi ích của người laođộng trong tổ chức, đánh giá không chính xác người lao động là người đầu tiên chịuthiệt thòi, đánh giá không chuẩn tạo ra sự bất công bằng trong doanh nghiệp Qua đánhgiá có thể biết được hiệu quả của các chính sách: chính sách đào tạo đã tốt chưa? côngtác kế hoạch hoá nguồn nhân lực đã hợp lý chưa? công tác tuyển mộ tuyển chọn cócung cấp cho cho tổ chức những người lao động đạt đủ tiêu chuẩn để thực hiện côngviệc hay chưa? việc bố trí sử dụng lao động có phù hợp không? trả lương có công bằngkhông? ĐGTHCV đều đặn và chính xác có tác dụng lớn đến thái độ của người laođộng và bầu không khí tâm lý trong tập thể Vì thế ĐGTHCV tuy rất khó nhưng vẫnphải làm tốt nếu muốn mang lại hiệu quả cao trong công việc

Để xây dựng được một hệ thống ĐGTHCV tốt thì một trong những điều kiện khôngthể bỏ qua là xây dựng các tiêu chuẩn thực hiện công việc, đây là những tiêu chuẩnbuộc phải xuất phát từ bản MTCV Nói cách khác, PTCV là công cụ tối quan trọng đốivới việc xây dựng một hệ thống ĐGTHCV

5. Thù lao lao động:

Thù lao lao động bao gồm tất cả các khoản người lao động nhận được thông quaquan hệ thuê mướn giữa họ với tổ chức Thù lao lao động ảnh hưởng tới việc chọnnghề, chọn việc, sự thoả mãn trong công việc, sự thực hiện công việc và ngày côngcủa người lao động Để xây dựng một hệ thống thù lao lao động hợp lý thì bất cứ tổchức nào cũng cần phải đánh giá một cách chính xác giá trị của mỗi công việc Muốnvậy phải hiểu được bản chất của công việc và những bộ phận cấu thành liên quan đếncông việc ấy cũng như các tác động và phạm ảnh hưởng có thể có của mỗi công việc.Ngoài ra thù lao lao động còn được trả phụ thuộc vào sự hoàn thành công việc củangười lao động, có thể phụ thuộc vào thâm niên, kinh nghiệm của người lao động.Một nhân viên hoàn thành công việc với chất lượng cao phải được trả lương cao hơn

Trang 10

một nhân viên hoàn không hoàn thành công việc hay hoàn thành công việc với chấtlượng kém Trả lương theo sự thực hiện công việc sẽ khuyến khích người lao động làmviệc hăng say hơn, việc trả lương dựa vào thâm niên hay kinh nghiệm của người laođộng chỉ nên xem là yếu tố tham khảo và không phải là yếu tố quyết định Như vậybản thân công việc và người lao động đều ảnh hưởng đến việc trả lương PTCV sẽcung cấp những thông tin cần thiết cho công tác đánh giá công việc và những yêu cầucủa công việc với người lao động để từ đó nhà quản trị xây dựng được các hình thứctrả lương cho phù hợp.

Để có một hệ thống thông tin quản trị nhân lực tốt thì không thể thiếu những thông tin

mà công tác PTCV đem lại PTCV là cơ sở quan trọng của hệ thống thông tin QTNLcủa một tổ chức

Như vậy, PTCV trở thành một bộ phận không thể thiếu đối với hoạt động QTNLnếu tổ chức đó muốn hoạt động QTNL của mình được thực hiện có hiệu quả nhất.PTCV là một việc rất khó, nó đòi hỏi nhiều thời gian , công sức và tiền của nhưng vẫn

là công tác không thể bỏ qua và phải thường xuyên cập nhật các thông tin về côngviệc PTCV giúp người lao động hiểu được đầy đủ công việc họ đang thực hiện và ýnghĩa của nó, giúp họ gắn bó hơn với công việc và công ty, giúp các nhà quản trị tìm

ra phương pháp lao động tiên tiến, cải thiện điều kiện lao động hiện có

Để tiến hành PTCV trước tiên cần phải có các thông tin về công việc, muốn vậy cầnphải tiến hành thu thập thông tin Dưới đây là một số phương pháp thu thập thông tinphổ biến

III CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN PTCV:

1 Phương pháp quan sát:

Phương pháp này cần có một cán bộ nghiên cứu quan sát một số người lao động đanglàm việc Cán bộ này vừa quan sát vừa ghi lại trên mẫu phiếu quan sát tất cả các hoạtđộng lao động, cách thức người lao động thực hiện, công cụ mà họ sử dụng, những lờichú thích… trên bản quan sát

Trang 11

Phương pháp này có ưu điểm có ưu điểm là nghiên cứu công việc tuỳ theo mức độchúng ta muốn, cho thông tin phong phú và thực tế về công vịêc Phương pháp quansát trực tiếp rất hữu ích khi cần thu thập thông tin để phân tích các công việc do côngnhân sản xuất thực hiện Tuy nhiên, tính hợp lý và tin cậy có thể bị hạn chế vì cácthông tin quan sát có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố chủ quan của người quan sát vàngười bị quan sát và không thích hợp để thu thập thông tin về công việc của nhữngngười lao động trí óc Sau khi thu thập thông tin theo phương pháp này cần phải phỏngvấn tiếp nhân viên thực hiện công việc để tìm hiểu những điều chưa hiểu trong quátrình quan sát và bổ sung thêm các thông mà người quan sát bị bỏ sót.

2 Phương pháp bảng câu hỏi:

Theo phương pháp làm bảng câu hỏi, cấp quản trị gửi cho tất cả các công nhân viênbản câu hỏi Trong bảng câu hỏi này ngoài những chi tiết cơ bản như tên tuổi, phòngban, chức vụ, người lao động phải mô tả toàn bộ các nhiệm vụ hoặc mục đích củacông việc, khối lượng công việc… kể cả góp ý cuối cùng của họ

Thu thập thông tin theo phương pháp này có thể sử dụng dễ dàng, nhanh chóng,lượng thông tin thu được lớn, một mẫu phiếu có thể sử dụng cho nhiều công việc cónhững đặc thù gần giống nhau, người thu thập có thể thu thập thông tin ở những mức

độ chi tiết khác nhau mà họ muốn

Tuy nhiên việc thiết kế bảng câu hỏi thường khó và tốn kém vì nó đòi hỏi phải có kĩnăng và hiểu biết về công việc, mặt khác người được hỏi không thích điền vào nhữngbản câu hỏi một cách chi tiết và vì thế sẽ không trả lời câu hỏi một cách đầy đủ Ngoài

ra, họ thường trả lời ngay khi nhận được bản câu hỏi mà không nghiên cứu kĩ càng do

đó câu trả lời còn mang tính khái quát, chưa cụ thể, cấp điều hành cũng không cónhiều thời gian để xử lý bản câu hỏi

3 Phương pháp phỏng vấn:

Đó là cuộc đàm thoại hai chiều giữa người nghiên cứu và người lao động thực hiệncông việc Người nghiên cứu có thể phỏng vấn cả công nhân lẫn quản đốc Phỏng vấncông nhân để công nhân mô tả các nhiệm vụ mà họ phải hoàn thành, phỏng vấn quản

Trang 12

đốc để biết thêm thông tin, đồng thời kiểm tra lại xem thông tin do công nhân cungcấp có chính xác không hoặc làm sáng tỏ một số vấn đề nào đó.

Phỏng vấn cho phép người nghiên cứu phát hiện ra nhiều thông tin về các hoạtđộng, các quan hệ quan trọng trong công việc mà các phương pháp khác không thể tìm

ra, cho nhà nghiên cứu cơ hội để giải thích các yêu cầu và chức năng của PTCV,nhanh chóng và đơn giản khi thực hiện

Nhược điểm lớn nhất của phương pháp phỏng vấn là sự bóp méo thông tin, côngnhân và nhân viên thường cảm thấy PTCV sử dụng như màn mở đầu để thay đổi tiềnlương, nâng cao định mức, giảm bớt nhân viên… do đó họ có xu hướng đề cao tráchnhiệm và những khó khăn trong công việc của mình; ngược lại hạ thấp mức độ tráchnhiệm và khó khăn trong công việc của người khác Người phỏng vấn cũng cần phải

có kỹ thuật phỏng vấn, việc phỏng vấn tốn khá nhiều thời gian do đó muốn phỏng vấnthành công cần phải có thái độ hợp tác của người được phỏng vấn

4 Phương pháp quan sát:

Người quan sát chỉ ghi chép lại những hành vi của những người lao động làm việc

có hiệu quả và những người lao động làm việc không có hiệu quả, tức là chỉ ghi chép những hành vi hoặc xuất sắc hoặc yếu kém Việc ghi chép này giúpcho việc xây dựng tiêu chuẩn thực hiện công việc, tuy nhiên nếu chỉ bằng phương pháp này thì chưa đủ thông tin để PTCV

5 Nhật kí công việc:

Người lao động sẽ tự ghi chép lại các hoạt động lao động của họ Muốn vậy ngườiphân tích phảI có một mẫu phiếu để hướng dẫn họ Phương pháp này sẽ cho nhà phântích thông tin thực tế về công việc, về những nội dung không dễ quan sát Tuy nhiênnhược điểm của phương pháp này là người lao động dễ bỏ sót thông tin, việc ghi chépkhông thống nhất giữa tất cả mọi người do đó người phân tích lại mất thêm thời gian

để xử lí thông tin thu thập được

6 Phối hợp các phương pháp:

Trang 13

Thông thường nhà phân tích không dùng một phương pháp duy nhất để thu thậpthông tin mà họ thường phối hợp các phương pháp khác nhau Mỗi phương pháp đều

có ưu điểm, nhược điểm riêng, việc phối hợp sẽ phát huy được ưu điểm và hạn chếđược các nhược điểm của các phương pháp đó Tuy nhiên cần phải căn cứ vào côngviệc cần phân tích để phối hợp các phương pháp cho hợp lý, đạt hiệu quả thu thậpthông tin cao

IV TIẾN TRÌNH PTCV:

1 Những điều kiện cần phảI có để làm tốt công tác PTCV trong một doanh

nghiệp:

a Nhận thức của ban lãnh đạo về PTCV:

Mỗi nhà lãnh đạo có một triết lý quản lý riêng Triết lý quản lý của người lãnh đạoảnh hưởng rất nhiều tới các hoạt động trong công ty trong đó có công tác QTNL.PTCV cần có quan điểm nhìn nhận đúng đắn của người lãnh đạo Nếu họ không hiểuđược vai trò của công tác PTCV thì sẽ không ủng hộ, gây cản trở cho quá trình PTCV

b Yêu cầu về cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp:

Cơ cấu tổ chức và PTCV có mối quan hệ hai chiều Cơ cấu tổ chức qui định chứcnăng nhiệm vụ từ cấp cao xuống cấp thấp nhưng không qui định chức năng nhiệm vụcủa từng công việc ở mỗi bộ phận Cơ cấu tổ chức hợp lí sẽ qui định rõ mối quan hệgiữa các bộ phận vì thế cung cấp cho quá trình PTCV những thông tin chung rất cầnthiết Nếu công việc trong tổ chức không ổn định, thường xuyên biến động, chức năngnhiệm vụ của các phòng ban chồng chéo lên nhau thì sẽ không thể tiến hành công tácPTCV Khi tổ chức có thêm công việc mới, khi cơ cấu tổ chức thay đổi thì cần thiếtphải tiến hành PTCV trong tổ chức và quá trình PTCV sẽ phát sinh nhu cầu cần phảihoàn thiện cơ cấu tổ chức

c Vai trò của phòng Nhân sự:

Phòng nhân sự đóng vai trò chính trong toàn bộ quá trình thực hiện vì phòng phụtrách về các vấn đề nhân sự trong toàn công ty.Phòng nhân sự phải xây dựng được kếhoạch về tổ chức thực hiện PTCV trong toàn công ty trong đó xác định lí do vì sao

Trang 14

phải tiến hành PTCV, sự cần thiết phải tiến hành PTCV, thời điểm PTCV, những côngviệc cần phân tích…Tiếp theo phòng nhân sự phải biết phối hợp các hoạt động thuthập, tổng hợp, phân tích thông tin thu được và thu nhận, xử lý các thông tin phản hồi,cần phải căn cứ vào đặc điểm công việc của tổ chức mình để xác định phương phápthu thập thông tin PTCV Đồng thời phòng nhân sự chịu trách nhiệm chính trong quátrình tổ chức thực hiện PTCV và đưa ra các bản MTCV, YCCV, TCTHCV cuối cùng

d Nhận thức, thái độ của người lao động và những người quản lí các cấp

về PTCV:

Người lao động thường chỉ được đào tạo về chuyên môn do đó họ chỉ tập trung thựchiện công việc của mình mà thiếu sự quan tâm và không hiểu được công việc của đồngnghiệp Vì thế cần phải tập huấn để họ hiểu những lợi ích của PTCV, có hiểu được tácdụng của PTCV người lao động mới ủng hộ việc thực hiện công tác này bằng cách sẵnsàng hợp tác với nhà phân tích, cung cấp những thông tin mà nhà phân tích cần, sẵnsàng hợp tác với đồng nghiệp đồng thời họ có thể đánh giá công việc của mình chínhxác hơn từ đó mà làm việc cố gắng hơn

Người lãnh đạo bộ phận là người am hiểu công việc của nhân viên của bộ phậnnhất, người lãnh đạo bộ phận cũng là người trực tiếp đánh giá tình hình thực hiện côngviệc của các nhân viên trong bộ phận nhưng lại ít người được đào tạo về cách đánhgiá PTCV sẽ giúp các nhà lãnh đạo bộ phận đánh giá nhân viên của mình chính xáchơn, vì thế khi được sự ủng hộ của lãnh đạo thì công tác PTCV được tiến hành thuậntiện hơn rất nhiều

2 Các bước tiến hành:

Trang 15

Xác định mục đích sử dụng thông tin PTCV

Xác định công việc hay vị trí đặc trưng cần PT

Lựa chọn phương pháp thu thập thông tin cho phù hợp với mục tiêu của PTCV

Thu thập thông tin cơ bản

Tiến hành tổng hợp thông tin theo mục tiêu ban đầu đã đặt ra và xác minh độ chính xác

Tiến hành xây dựng các bản MTCV, YCCV, TCCV

Bước 1: Xác định mục đích sử dụng thông tin PTCV:

Cần phải xác định mục đích thu thập thông tin mới có thể ấn định phương pháp thuthập thông tin cho phù hợp Nếu trước khi thu thập thông tin mà không xác định xemnhững thông tin thu được dùng để làm gì thì khi thu thập thông tin sẽ mất rất nhiềuthời gian nhưng có những thông tin thu được có khi lại không thật cần thiết và nhưvậy vừa mất công thu thập thông tin vừa thiếu những thông tin cần thiết

Bước 2: Xác định những công việc hay vị trí đặc trưng cần phân tích:

Trang 16

Đây là việc làm cần thiết khi doanh nghiệp có nhiều vị trí công việc tương tự nhưnhau, điều này sẽ giúp tiết kiệm cả thời gian và chi phí PTCV.

Bước 3: Lựa chọn phương pháp thu thập thông tin cho phù hợp với mục tiêu của tổchức

Tuỳ theo yêu cầu về mức độ chính xác và chi tiết của thông tin cần thu thập, tuỳtheo loại hình công việc và khả năng về tài chính của doanh nghiệp có thể sử dụng mộttrong các phương pháp thu thập thông tin PTCV như đã trình bày ở phần 2

Bước 4: Thu thập thông tin cơ bản:

− Thông tin về các yếu tố của điều kiện làm việc như điều kiện vệ sinh lao động, điềukiện tổ chức hoạt động của công ty

− Thông tin về các phương pháp làm việc, các mối quan hệ trong công việc

− Thông tin về trình độ học vấn, kiến thức,kĩ năng,kinh nghiệm, tuổi, giới tính củaCBCNV

− Thông tin về các tiêu chuẩn mẫu trong thực hiện công việc đối với nhân viên

Bước 5: Tiến hành tổng hợp thông tin theo mục tiêu ban đầu đã đặt ra và xác minh độchính xác

Thông tin thu được có thể có thể rất nhiều, sau khi đã thu thập đủ cầntổng hợp theotừng mục tiêu ban đầu đã đặt ra để việc xử lí được dễ dàng hơn

Bước 6: Tiến hành xây dựng các bản MTCV, YCCV, TCTHCV

Sau khi đã thu được đầy đủ những thông tin cần thiết cho công tác PTCV thì bắtđầu tiến hành xây dựng các bản MTCV, YCCV, TCTHCV

PHẦN II

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PTCV TẠI CÔNG TY TƯ VẤN XÂY DỰNG ĐIỆN I

Trang 17

I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TƯ VẤN XÂY DỰNG ĐIỆN I

1.Chức năng, nhiệm vụ của công ty:

Công ty Tư vấn xây dựng điện I thực hiện công việc tư vấn thuộc lĩnh vực điện vàthuỷ điện

Công ty tư vấn xây dựng điện I là một doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhânhoạt động theo cơ chế hạch toán độc lập, có tàI khoản riêng, có con dấu riêng Công tychịu trách nhiệm quản lý toàn bộ các mặt công tác qui hoạch khảo sát, thiết kế cáccông trình điện và điều hành hệ thống sản xuất trong công ty Công ty còn có nhiệm vụnghiên cứu tổng sơ đồ lưới điện quốc gia từng giai đoạn, lập kế hoạch sản xuất kinhdoanh hàng năm và 5 năm trình Tổng công ty phê duyệt; quản lý, bảo toàn và pháttriển vốn được giao, thực hiện các nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước

Các ngành nghề kinh doanh chính của công ty:

− Khảo sát và thiết kế các công trình điện

− Xây dựng và sửa chữa thuỷ điện nhỏ

− Xây dựng lưới điện từ 35 KV trở xuống

− Gia công thử nghiệm các cột điện bằng thép

2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh:

Toàn bộ tài sản của công ty bao gồm: các loại tàI sản cố định, công cụ lao động, vật

tư, nguyên liệu, hàng hoá, vốn bằng tiền (tiền mặt, ngoại tệ các loại), các văn bằngchứng chỉ các loại có giá trị thanh toán, các hợp đồng kinh tế,các đề tài nghiên cứu,các chương trình tính toán, các tư liệu là sản phẩm của khảo sát, thiết kế và các tàI sảnkhác có nguồn gốc hình thành từ Nhà nước, công ty đều thuộc diện công ty quản lý Công ty có tiềm lực về vốn khá mạnh, số vốn của công ty khi mới thành lập lại gồmcó:

Vốn cố định : 5 853 300 000 đồng

Vốn lưu động : 519 900 000 đồng

Vốn ngân sách: 4 792 500 000 đồng

Vốn tự có : 1 581 700 000 đồng

Trang 18

Hợp đồng kí nhận Khảo sát sơ bộ B/cáo n/cứu tiền khả thi

Đề án bản vẽ thi công Giám sát kỹ thuật B/cáo nghiên cứu khả thi

Sau hơn 20 năm hoạt động nguồn vốn của công ty đã tăng lên rất nhiều:

Doanh thu khảo

sát và thiết kế

Triệuđồng

Lợi nhuận trước

thuế

Triệuđồng

Doanh thu khảo sát và thiết kế tăng 23.8%

Lợi nhuận trước thuế tăng 37.7%

Nộp thuế tăng 8.23%

Lương tăng 8.2%

Điều đó chứng tỏ công ty đã quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả, thực tế cũng chothấy đời sống của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty được cảI thiện rõ rệt

3 Đặc điểm về qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm:

Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:

Trang 19

Với chức năng chính là khảo sát và thiết kế các công trình điện, sản phẩm của công

ty Tư vấn xây dựng điện I mang đặc thù riêng Sản phẩm của công ty sau khi hoàn thành là các bản vẽ, thiết kế mẫu thăm dò địa chất…Những sản phẩm này sẽ được chuyển đến các công ty xây lắp khác thực hiện tiếp việc hoàn thành công việc Thời gian trước công ty tổ chức sản xuất theo kế hoạch Nhà nứơc giao, tuy nhiên thời gian gần đây công ty đứng ra nhận thầu và thực hiện chế độ khoán nội bộ trong toàn công ty

Căn cứ vào các công trình do Nhà nước cấp vốn và giao chỉ tiêu pháp lệnh hoặc dựavào nhu cầu của thị trường công ty lập đề cương sơ bộ về nội dung,khối lượng côngviệc cần được thực hiện, lập dự toán chi phí sơ lược làm cơ sở thảo luận và kí kết hợpđồng với cơ quan chủ đầu tư Dựa vào hợp đồng kinh tế, công ty xây dựng đề cương

dự toán chi phí tương ứng trình chủ đầu tư phê duyệt Theo đó công ty tiến hành lập kếhoạch sản xuất và giá thành kế hoạch, phân giao nhiệm vụ thực hiện việc kiểm soát,thiết kế lập ra phương án thi công thông qua các phòng quản lí chức năng và chịu sựgiám sát, theo dõi, chỉ đạo của các phòng ban chức năng

Sau khi công ty kí nhận hợp đồng sẽ tiến hành khảo sát sơ bộ, việc khảo sát nàynhằm phục vụ cho việc thiết kế các bản vẽ Để khảo sát sơ bộ cần có một bộ phận đođạc địa hình để có thể lên được bản đồ địa hình Công việc này do phòng địa hình đảmnhận, Những công việc chủ yếu phải làm khi đo đạc là đo các toạ độ, góc độ, vị trí đặtđập, vị trí đặt nhà máy…Phòng địa hình sẽ cử những kĩ sư chuyên trách công việc nàyđến nơi xây dựng công trình để tiến hành đo đạc

Trang 20

Sau khi việc đo đạc được thực hiện xong, phòng địa chất sẽ đảm nhận công việckhoan, đào lấy mẫu thí nghiệm ở những độ sâu khác nhau Tại những nơI hay cóđường hầm, đội địa vật lí sẽ phụ trách việc nổ mìn để phá hầm, khoan đào và đo đạctrong đó Đặc biệt ở những vùng sâu phảI tiến hành siêu âm mới lấy được mẫu đất, đá,cát, sỏi… về thí nghiệm.

Phòng thí nghiệm khi nhận được các mẫu này sẽ tiến hành làm thí nghiệm để rút racác tính chất của chúng.Nếu sau khi thí nghiệm, phòng thí nghiệm kết luận các mẫu đóphù hợp để xây dựng công trình công việc lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đượctiến hành Việc lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi nhằm mục đích xem khả năng thựcthi công trình có được hay không Trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi có xem xétđến lợi ích chung mà công trình mang lại cho đất nước cũng như tính kinh tế của côngtrình (hay lợi nhuận mang lại cho công ty)

Nếu báo cáo nghiên cứu tiền khả thi kết luận là có khả năng thực thi thì sẽ đượctrình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt ( đó là bộ Khoa học công nghệ và môi trường)

Bộ Khoa học công nghệ và môi trường xem xét và duyệt thì mới tiến hành lập báo cáonghiên cứu khả thi Báo cáo nghiên cứu khả thi về nội dung tương tự như báo cáonghiên cứu tiền khả thi nhưng nó đi sâu và chi tiết tất cả các nội dung Báo cáo nghiêncứu khả thi được duyệt thì lúc này việc thiết kế kĩ thuật mới được tiến hành

Các kĩ sư được giao nhiệm vụ thiết kế bản vẽ thi công sẽ căn cứ vào đó để thiết kếmột bản vẽ chi tiết công trình sẽ xây dựng Việc lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi,báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kĩ thuật, lập bản vẽ thi công do bộ phận thiết kếphụ trách Những bản vẽ này cuối cùng sẽ được chuyển đến các công ty xây lắp để xâydựng công trình

Sau khi hoàn tất việc khảo sát và đề án thiết kế, phòng kế hoạch thay mặt công tygiao nộp toàn bộ số liệu khảo sát và thiết kế cho cơ quan chủ đầu tư phê duyệt dự án,lập nghiệm thu và thanh quyết toán với cơ quan chủ đầu tư, với đơn vị trực thuộc đãtham gia thi công công trình

Trang 21

Từ qui trình trên có thể thấy sản phẩm của công ty là sản phẩm đơn chiếc và đặcđiểm công việc ở đây là lao động bằng trí tuệ Sản phẩm của công ty là sản phẩm đặcbiệt vì ai cũng có thể nhìn thấy nó nhưng không phảI ai cũng hiểu được nó và hìnhdung ra quá trình các kĩ sư thiết kế ra Việc thiết kế ra bản vẽ đó cần có sự phối hợpcủa các phòng ban, tất cả các khâu công việc cần phảI được tiến hành một cách cẩnthận, một sai sót dù nhỏ ở bất kì khâu công việc nào đều có thể gây ra hậu quả nghiêmtrọng.

4 Đặc điểm bộ máy tổ chức:

Sơ đồ bộ phận máy tổ chức:

Trang 23

Do đặc điểm của ngành điện và do yêu cầu về mặt quản lí nên tổ chức bộ máy quản

lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng Đây là mô hình phổbiến ở hầu hết các doanh nghiệp hiện nay vì nó có ưu điểm là người lao động thườngxuyên phối hợp với nhau, giao tiếp và hợp tác trong cùng một phòng ban Trong phòngban này, những người lao động cùng làm những công việc tương tự nhau do đó họ cóthể học hỏi nhau về trình độ chuyên môn, trao đổi và chia sẻ với nhau các thông tin,kinh nghiệm, những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện công việc Tuy nhiên mô hìnhnày có nhược điểm là những người lao động trong các phòng ban khác nhau có xuhướng bị hạn chế về trao đổi thông tin, hợp tác và phối hợp với nhau Theo mô hìnhnày, giám đốc là người trực tiếp chỉ huy toàn bộ bộ máy quản lý, các bộ phận sản xuấtcủa công ty và các phó giám đốc cùng các phòng ban tham mưu cho giám đốc theochức năng nhiệm vụ của mình, giúp giám đốc ra những quyết định chỉ thị công tácđúng đắn

4.1 Ban giám đốc: 5 người :

a Giám đốc:

Là người điều hành sản xuất kinh doanh của toàn công ty, làm việc theo nguyên tắcchế độ thủ trưởng, đề cao trách nhiệm cá nhân, tăng cường kỉ luật hành chính, là đạidiện pháp nhân của công ty trong quan hệ kinh tế với các đối tác trong và ngoàI nước,

là đại diện của công ty trước pháp luật, chịu trách nhiệm trước tổng công ty điện lựcViệt Nam, Bộ công nghiệp, Nhà nước và tập thể người lao động về điều hành sản xuấtkinh doanh của công ty

b Bốn phó giám đốc:

- Phó giám đốc phụ trách khối khảo sát

- Phó giám đốc phụ trách về đường dây

- Phó giám đốc phụ trách về trạm biến áp

- Phó giám đốc phụ trách về thuỷ điện

Các phó giám đốc là người giúp giám đốc điều hành công việc theo sự phân công

và uỷ quyền của giám đốc trong từng công việc cụ thể

Trang 24

4.2 Các phòng ban chức năng :

a Phòng kĩ thuật công nghệ và môi trường:

Chịu trách nhiệm giám sát kĩ thuật, nghiên cứu khoa học, lưu trữ kĩ thuật, thông tinkhoa học kĩ thuật và một số công tác về môi trừơng trong hoạt động của công ty

b Ban thanh tra:

Là đơn vị quản lí, tham mưu và tổ chức thực hiện công tác thanh tra toàn công ty

c Văn phòng công ty:

- Sao y các văn bản, giấy tờ liên quan đến các hoạt động nghiệp vụ của công ty

- Phân phối, quản lí, lưu trữ các ấn phẩm của công ty phát hành, các loại sách báo tạpchí do công ty mua, các biểu tượng bằng khen của công ty

- Tổ chức quản lý, theo dõi về mặt hiện vật, số lượng đơn vị sử dụng các tài sản cốđịnh, trang thiết bị, phương tiện, công cụ làm việc, phương tiện vận tải và các vậtphẩm phục vụ cho hoạt động của công ty theo các qui định của Nhà nước và công ty

- Là đầu mối cung cấp và quản lý giấy đi đường, giấy giới thiệu đối với cán bộ côngnhân viên trong toàn công ty

- Đón tiếp và chỉ dẫn các đoàn khách đến làm việc tại công ty

d Phòng tài chính kế toán:

- Lập, trình duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính hàng năm, hàng quí, hàngtháng của công ty trên cơ sở kế hoạch kinh doanh của công ty và các qui định của Nhànước

-Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình kế hoạch tài chính của công ty hàng quí, hàngnăm, tham mưu đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và các quyết định kếtoán tài chính

- Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ hạch toán kế toán mọi hoạt động của công ty mộtcách đầy đủ, chính xác và kịp thời

- Quản lý các dự trữ tài chính hợp lí bảo đảm khả năng thanh toán của công ty

- Thực hiện chức năng cân đối quĩ, cân đối nguồn vốn, bảo đảm cho các hoạt độngkinh doanh có liên quan của công ty được thực hiện thuận lợi và hiệu quả

Trang 25

∗ Lập quĩ tiền lương, tổ chức nâng bậc công nhân hàng năm.

∗ Lập sổ bảo hiểm cho cán bộ công nhân viên trong công ty, giải quyết các chế độ hưutrí, lễ tết, nghỉ phép, ốm đau, thai sản, hiếu, hỉ, các loại hình bảo hiểm trong công ty

Trang 26

∗ Lưu trữ, khai thác, quản lí hồ sơ CBCNV hiện đang làm việc tại công ty và số nghỉchế độ từ trước.

Phòng TCCB-LĐ chỉ tham mưu giúp việc cho giám đốc trong quản lí và điều hành,phòng không được trực tiếp ra lệnh hay quyết định cho bộ phận thực hiện mà chỉ thammưu giúp lãnh đạo có quyết định chính xác, phòng không có quyền quyết định đối vớicác bộ phận khác để nắm bắt thông tin, tạo điều kiện để cùng nhau thực hiện tốt chứcnăng nhiệm vụ của mình Các phòng ban chức năng khác có nghĩa vụ đáp ứng các yêucầu cần thiết khác cho hoạt động của phòng TCCB-LĐ

♦ Nhiệm vụ cụ thể của mỗi người trong phòng TCCB-LĐ như sau:

Trang 27

− Theo dõi một phần về công tác cán bộ của các chủ nhiệm đề án công trình.

− Theo dõi một số chế độ đối với người lao động: chế độ phụ cấp thu hút, khó khăn,độc hại nguy hiểm

− Theo dõi các sinh viên thực tập

♦ Chuyên viên 6:

− Phụ trách về công tác tiền lương, theo dõi về kế hoạch nghiệm thu, duyệt quyết toánhàng quí, hàng năm cho toàn công ty

− Làm các đơn giá tiền lương

Bảng 2 : Bảng cơ cấu trình độ của các nhân viên phòng TCCB- LĐ

Trình độtin học

1 Trưởng phòng phụ trách chung Kĩ sư thủy lợi Anh C Cơ bản

2 Phó phòng phụ trách về cơ cấu tổ

chức

Kĩ sư địa vật lí Anh C Cơ bản

3 Chuyên viên phụ trách về đào tạo Cử nhân KTLĐ Anh B Cơ bản

4 Chuyên viên phụ trách về tiền

lương

Cử nhân KTLĐ Anh B Cơ bản

5 Chuyên viên phụ trách về HĐLĐ Cử nhân QTKD Anh B Cơ bản

6 Chuyên viên phụ trách về BH Cử nhân QTKD Anh B Cơ bản

7 Chuyên viên phụ trách về hồ sơ

nhân sự

Cử nhân QTKD Anh B Cơ bản

8 Chuyên viên phụ trách về ATLĐ Cử nhân QTKD Anh B Cơ bản

Nguồn: phòng TCCB- LĐ

Từ bảng trên có thể thấy đội ngũ cán bộ làm công tác TCCB-LĐ của công ty vớitrình độ đại học đạt 100%, tất cả đều có trình độ chính trị từ sơ cấp đến cao cấp Đó làđiều kiện thuận lợi cho công tác bố trí, sắp xếp nhân lực và tiếp thu, nghiên cứu cácchính sách, qui định của Đảng và Nhà nước để phổ biến cho toàn thể CBCNV củacông ty thực hiện một cách đúng đắn và hiệu quả Những cán bộ này đều đã có trên 20

Trang 28

năm làm việc tại công ty nên đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm phục vụ cho côngviệc hàng ngày.

Tuy vậy nếu xét về chuyên ngành đào tạo thì không có người nào trong phòng đượcđào tạo chính qui về chuyên ngành QTNL, mọi người vừa làm việc vừa phải tìm mọicách học hỏi, cập nhật kiến thức của mình… vì thế khi làm việc dễ sa vào nguyên tắc,máy móc, chủ quan duy ý chí Mặc dù thực tế tất cả các CBCNV trong phòng đều đạttrình độ đại học nhưng có những công việc không đòi hỏi trình độ đại học như chuyênviên phụ trách về hồ sơ nhân sự Nếu xét về cơ cấu tuổi thì hiện nay phòng TCCB-LĐ

có 1 người dưới 40 tuổi, 4 người từ trên 40 đến 50 tuổi và có 3 người trên 50 tuổi Nhưvậy trong khoảng 5 năm nữa sẽ có 3 người đến tuổi nghỉ hưu và số còn lại ở độ tuổigần nghỉ hưu Nếu cán bộ không tích cực học tập sẽ dẫn đến bảo thủ, trì trệ, ít cónhững sáng kiến mới và cũng rất khó để đào tạo nâng cao chất lượng lao động khi cáccán bộ ở độ tuổi trên 50

cả ngoài trời và trong hầm đến công tác đào hầm khảo sát, lập báo cáo và hồ sơ địachất công trình

b Phòng địa hình:

Trang 29

Thực hiện công tác trắc địa công trình cả nguồn và lưới điện từ việc xây dựng kếhoạch khống chế cao, tọa độ công trình nối với hệ thống khống chế quốc gia đến việc

đo vẽ bản đồ địa hình bằng phương pháp toàn đạc với tỉ lệ từ 1:200 đến 1:10000, xâydựng lưới điện tam giác, lưới điện thủy chuẩn công trình các cấp khác nhau

c Phòng thí nghiệm :

Chuyên đảm nhận việc phân tích các loại mẫu đất, đá, cát , sỏi, nước… phục vụ chocông tác khảo sát các công trình thủy điện và lưới điện, đặc biệt là thí nghiệm các chỉtiêu chống cắt của đất với mẫu chế bị có tiết diện 600 cm2, đặc biệt đến 1200 cm2

d Đội địa vật lý:

Có nhiệm vụ khảo sát địa chất trên mặt đất và trong hầm, thăm dò điện bằng phươngpháp địa vật lý như đo từ và Karota lỗ khoan, siêu âm, địa chấn, đo điện trở suất,khoan đào phục vụ cho việc thiết kế các nhà máy thủy điện , nhiệt điện

4.4 Bộ phận thiết kế:

a Thiết kế thủy điện- nhiệt điện gồm các đơn vị sau:

∗ Đoàn thiết kế thủy điện 1 và đoàn thiết kế thủy điện 2 Hai đoàn này có nhiệm vụlập báo cáo khả thi, thiết kế kỹ thuật, nghiên cứu qui hoạch thủy điện Tuy có cùngchức năng, nhiệm vụ nhưng khác nhau là phân định hoạt động theo khu vực.ĐTK 2hoạt động ở khu vực miền Trung và miền Nam, ĐTK 1 hoạt động ở khu vực miềnBắc

∗ Phòng nhiệt điện: có nhiệm vụ lập báo cáo khả thi thiết kế kỹ thuật và lập bản vẽ thicông, lập và xét các hồ sơ mời thầu, giám sát chất lượng thi công các công trình Nhàmáy nhiệt điện

b Thiết kế lưới điện:

Bao gồm các đơn vị: phòng tư vấn phát triển địa phương, phòng thiết kế đường dây,phòng thiết kế trạm, có nhiệm vụ lập báo cáo khả thi, thiết kế kỹ thuật và lập bản vẽ thicông, lập và xét các hồ sơ mời thầu, giám sát tác giả, giám sát chất lượng thi công cáccông trình đường dây và trạm

c Các xí nghiệp trực thuộc:

Trang 30

∗ Xí nghiệp khảo sát xây dựng điện 1 (XN1): có trụ sở đóng tại Hà Đông- Hà Tây XN

1 có nhiệm vụ khảo sát các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, trạm Diezel và xây lắp cácđường dây 6,10,35,KV

∗ Xí nghiệp khảo sát xây dựng điện 2 (XN 2): Có trụ sở tại thành phố Biên Hòa- tỉnhĐồng Nai, XN2 có nhiệm vụ khảo sát các công trình điện và công trình công nghiệpdân dụng ở phía Nam, khoan giếng, khai thác nước ngầm, khoan phun gia cố, sửa chữaxây dựng các công trình thủy điện, san nền làm đường, thi công nền móng công trình

∗ Xí nghiệp khảo sát xây dựng điện 3(XN 3): có trụ sở đóng tại thành phố Đà Nẵng,nhiệm vụ giống như XN 1 , chỉ khác ở địa bàn hoạt động là khu vực miền Trung

∗ Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật: có trụ sở tại Thanh Xuân- Hà Nội, có nhiệm vụxây lắp các đường dây 5,10,35 KV, sửa chữa đường dây điện, sửa chữa ô tô, gia côngchế tạo các cột điện bằng thép từ 35 KV đến 220 KV

Bốn xí nghiệp thành viên có tư cách pháp nhân không đầy đủ, hoạt động theo chế độhạch toán phụ thuộc, có con dấu riêng

5 Đặc điểm lao động của công ty:

Bảng 3: Bảng phân loại số lượng lao động của công ty năm 2003

Đơn vị: ngườiSTT Thành phần CBCNV Số lượng %

1abcd

Tổng số :Quản lí + phục vụThiết kế

Khảo sátCác xí nghiệp

1310111360196643

1008.4727.4814.9649.08

2 Phân tích:

Sau Đại họcĐại họcTrung cấpCông nhân

30570150510

2.2943.5111.4538.93

Trang 31

Các loại khác 50 3.81

Nguồn: Phòng TCCB-LĐ Đội ngũ nhân lực là điểm mạnh của công ty, CBCNV có trình độ đại học trở lênchiếm tỉ lệ cao Phần lớn các kĩ sư, cán bộ đại học được đào tạo chính qui tại cáctrường đại học trong nước và ngoài nước.Công nhân các ngành nghề thuộc công ty đa

số được đào tạo từ các trường công nhân kĩ thuật trong cả nước Tỉ lệ lao động quản líđối với công ty như vậy là tương đối hợp lí Đối với một công ty tư vấn thì yêu cầuđầu tiên đặt ra cho cán bộ công nhân viên là phải có trình độ cao mới có thể đảm nhậnđược công vịêc tư vấn, do đó có thể thấy trình độ của cán bộ công nhân viên của công

ty là tương đối cao.Hiện nay ở công ty tỉ lệ lao động nữ chiếm khoảng 29-30% Tỉ lệnày thấp vì đặc thù công việc ở đây là cán bộ công nhân viên thường phải đi công tác

xa ở những vùng xa xôi hiểm trở vì phải theo công trình do đó khi tuyển người mớivào công ty thường ưu tiên nam giới hơn nữ giới

Bảng 2: Bảng phân loại chất lượng lao động (%) – 2003

STT Các khối trực thuộc Khá giỏi Trung bình Dưới TB

I Khối cơ quan

1.Thực trạng công tác PTCV tại công ty Tư vấn xây dựng điện I

Hiện nay tại công ty tư vấn xây dựng điện I chưa thực hiện công tác PTCV Thực

ra công ty cũng đã có văn bản qui định chức danh, nhiệm vụ tiêu chuẩn cần thiết củamỗi viên chức để thực hiện công việc của mình Tuy nhiên đây mới chỉ là những tiêu

Trang 32

chuẩn chung nhất mà công ty áp dụng theo tiêu chuẩn viên chức của Tổng công tyđiện lực Việt Nam ban hành Nếu chỉ dựa vào những tiêu chuẩn này thì chưa thể hiểu

rõ công việc của mỗi cán bộ công nhân viên trong công ty Ví dụ công ty qui định chocác trưởng đơn vị của công ty như sau:

Các đơn vị quản lí của công ty có chức năng giúp giám đốc chỉ đạo, quản lí trong lĩnhvực được phân công đồng thời tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao, trưởng đơn

vị là người điều hành một tập thể các nhân viên, các cán bộ giỏi thuộc các lĩnh vựcchuyên môn, nghiệp vụ, chịu trách nhiệm trước giám đốc về việc hoàn thành nhiệm vụcủa công ty vì vậy phải có những nhiệm vụ sau:

− Có năng đề xuất với giám đốc công ty những giải pháp, cơ chế, chính sách liên quanđến lĩnh vực công tác đảm nhiệm

− Năng lực tổ chức thực hiện công việc được giao

− Thực hiện kịp thời chương trình công tác hàng quí, 6 tháng, hàng năm của các phòngđáp ứng đề nghị của các đơn vị

− Hiểu biết về cơ cấu bộ máy, chức năng nhiệm vụ của công ty và các đơn vị trựcthuộc

− Có thâm niên công tác tại công ty liên tục từ 10 năm trở lên

− Có thâm niên công tác ở lĩnh vực đang đảm nhận 5 năm trở lên

Như vậy chỉ với những tiêu chuẩn trên thì các CBCNV trong công ty chưa thể hiểu

rõ chức năng nhiệm vụ chính của các trưởng đơn vị là gì, hơn nữa những tiêu chuẩnnày qui định chung cho trưởng các đơn vị mà công việc của mỗi người lãnh đạo bộphận không giống nhau Ngoài ra công ty cũng áp dụng từ tiêu chuẩn viên chức cáctiêu chuẩn cho một số chức danh công việc tiêu biểu của công ty như chuyên viên hay

kĩ sư mà chưa nói rõ những chuyên viên, kĩ sư đó làm cụ thể công việc gì Do đó cáctiêu chuẩn đó chưa có nhiều ý nghĩa Khi các trưởng đơn vị nhận nhiệm vụ từ banlãnh đạo thì họ sẽ giao việc cho nhân viên bằng con đường truyền miệng Giao việcbằng cách đó lam mất khá nhiều thời gian và làm giảm tính chủ động của nhân viên

Trang 33

liệu, nghiên cứu các văn bản, qui định của pháp luật để có thể hoàn thành công việc.Cũng do thiếu vắng hệ thống các bản MTCV nên mỗi nhân viên ở phòng ban này chưahiểu hoặc hiểu rất ít về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn… của nhân viên ở phòng bankhác Ví dụ ở phòng Kinh tế – Kế hoạch , mọi người trong phòng đều hiểu rõ côngviệc của nhau nhưng lại không hiểu nhiều về công việc của mỗi người trong phòngTCCB-LĐ và chỉ nắm được một cách chung nhất chức năng nhiệm vụ của phòngTCCB-LĐ Chính vì thế khi công việc cần có sự phối kết hợp giữa các phòng ban thìnhân viên thực hiện công việc ở phòng ban này phải liên hệ qua trưởng phòng kia sau

đó mới biết mình phải làm việc với ai, việc đó cũng mất rất nhiều thời gian và sự phốikết hợp gặp khó khăn Ví dụ khi ban thanh tra nhận được đơn khiếu kiện của một nhânviên về việc người đó được chia lương không công bằng, ban thanh tra phải quatrưởng phòng TCCB-LĐ mới biết nhân viên nào trong phòng chuyên phụ trách việcchia lương cho công nhân viên và sau đó sẽ làm việc trực tiếp với chuyên viên đó đểlàm rõ đơn khiếu kiện Ngoài ra khi nhận nhiệm vụ mỗi nhân viên thường chỉ tập trungthực hiện công việc của mình , trách nhiệm với việc thực hiện công việc của ngườikhác còn hạn chế

2 Nguyên nhân:

Khi công ty chuyển sang nhận thầu và thực hiện chế độ khoán nội bộ trong toàncông ty, công ty đã gặp rất nhiều khó khăn do nguồn vốn ít, các công ty tư vấn trongnước ra đời ngày càng nhiều và nhiều công ty tư vấn nước ngoài xuất hiện ở nước ta

Để tăng khả năng cạnh tranh, công ty đã tập trung mọi nguồn lực để nhận thầu càngnhiều công trình càng tốt, làm sao phải đảm bảo cuộc sống cho hơn 1000 CBCNV.Lúc đó ban lãnh đạo công ty chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác PTCV,cho rằng đó là một việc làm không cần thiết

Đến nay sau một thời gian nỗ lực và phấn đấu, công ty đã trở thành một trong nămđơn vị tư vấn chính của ngành điện, có đủ chức năng thực hiện công tác tư vấn xâydựng điện toàn diện cả nguồn và lưới điện, đời sống của CBCNV đã được cải thiện rõrệt, ban lãnh đạo công ty cũng đã nhận thức được sự cần thiết phải thực hiện công tác

Trang 34

PTCV ở công ty mình nhưng vẫn chưa có thời gian để tổ chức thực hiện Hơn nữa,phòng TCCB-LĐ phụ trách về các vấn đề nhân sự của công ty cũng chưa quan tâmđến vấn đề này nên chưa tư vấn cho ban lãnh đạo về tầm quan trọng của công tácPTCV, cho rằng không có tiêu chuẩn nào để đo lường sự thực hiện công việc hoặc chorằng mọi người trong công ty đều đã có năng lực…Các cán bộ của phòng lại chưađược đào tạo chính qui về chuyên ngành QTNL, để thực hiện công tác PTCV đầu tiênphải thuê chuyên gia bên ngoài về tập huấn cho cán bộ của phòng trước PTCV là mộtviệc làm khó và tốn kém nên mặc dù công ty đã có dự định làm nhưng đến thời điểmnày vẫn chưa thực hiện được.

3 Ảnh hưởng của việc thiếu công tác PTCV tới một số hoạt động QTNL của công ty: Mặc dù thiếu vắng hệ thống hệ thống hệ thống các bản MTCV chưa gây hậu quảnghiệm trọng nhưng nó cũng đã ảnh hưởng tới một số hoạt động QTNL khác:

3.1 Kế hoạch hóa nguồn nhân lực:

Năm 2001 công ty đã xây dựng một kế hoạch theo đó đến năm 2005 sẽ phấn đấugiảm số lao động xuống còn 1000 người, tức là giảm 310 người lao động theo haihướng: giảm 123 lao động trực tiếp theo hướng về hưu mất sức và 187 lao động trựctiếp theo hướng nghỉ chế độ do hạn chế về mặt sức khỏe, trên 50 tuổi và người làmcông tác nặng nhọc độc hại cho về hưu trước tuổi Tuy nhiên, theo các cán bộ làmcông tác lao động của công ty thì hiện nay công ty vẫn trong tình trạng vừa thừa vừathiếu lao động, thừa những người nói trên mà công ty dự định sẽ giảm đi nhưng mặtkhác công ty vẫn còn đang thiếu những cán bộ có năng lực làm việc Do không có bảnyêu cầu của công việc với người lao động đối với từng vị trí công việc cho nên công tychưa thực hiện kế hoạch hóa lao động một cách cụ thể và chi tiết, hay nói cụ thể hơn làcông ty chưa dự tính được nguồn cung cấp những lao động mà công ty đang cần

3.2 Tuyển mộ, tuyển chọn nguồn nhân lực:

Khi tiến hành tuyển mộ, tuyển chọn công ty cũng đã có những qui định cụ thể chomỗi ứng viên thi tuyển vào các vị trí công việc khác nhau Tuy nhiên vì chưa có bảnyêu cầu của công việc với người thực hiện nên các tiêu chuẩn công ty đưa ra để tuyển

Ngày đăng: 08/04/2015, 13:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w