ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP LUẬN SÁNG TẠO KHOA HỌC LDAP VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

14 385 0
ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP LUẬN SÁNG TẠO KHOA HỌC LDAP VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC MỤC LỤC 1 LỜI CẢM ƠN 1 LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, em xin chân thành cám ơn thầy Hoàng Văn Kiếm đã truyền đạt cho chúng em những kiến thức quý báu trong môn Phương pháp luận sáng tạo khoa học để chúng em hoàn thành đề tài này. Chúng em cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến các thầy cô trong trường Đại học Công Nghệ Thông Tin đã tận tình giúp đỡ chúng em trong thời gian học vừa qua. Do kiến thức có hạn, nên bài làm của chúng em không tránh khỏi thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được sự đóng góp quí báu của các thầy cô. Tp.HCM, ngày 04 tháng 01 năm 2010 Sinh viên thực hiện Huỳnh Thanh Tùng 1 I. GIỚI THIỆU 1. BỐI CẢNH CHUNG Phương pháp luận sáng tạo khoa học (viết tắt là PPLSTKH) là phần ứng dụng của khoa học về phần sáng tạo, bao gồm hệ thống các phương pháp và các kỹ năng cụ thể giúp nâng cao năng suất và hiệu quả, về lâu dài tiến tới điều khiển tư duy sáng tạo (quá trình suy nghĩ giải quyết vấn đề và ra quyết định) của người sử dụng. Trong bất kỳ lĩnh vực nào, chúng ta luôn cần có đổi mới bằng các ý tưởng sáng tạo nhằm cải thiện năng suất lao động và hiệu quả công việc. Dưới góc nhìn của người làm công việc sáng tạo bằng PPLSTKH, việc suy nghĩ tự nhiên có năng suất, và hiệu quả thấp, đôi khi chưa kể đến những sai sót trong khi tiến hành. PPLSTKH so sánh việc suy nghĩ tự nhiên và việc tư duy bằng PPLSTKH như lao động thủ công thô sơ và lao động sử dụng máy móc tân tiến, hiện đại. Đối với công nghệ thông tin (viết tắt là CNTT) cũng thế, những sản phẩm của PPLSTKH cũng đang dần chiếm một vị trí quan trọng, tác động trực tiếp đến khả năng phát triển của CNTT. Những ý tưởng sáng tạo, đổi mới được sinh ra từ hoạt động suy nghĩ tự nhiên đa phần tuân theo các nguyên tắc sáng tạo cơ bản (nguyên tắc TRIZ), mà trong hoạt động sáng tạo luôn tuân thủ nghiêm ngặt và áp dụng một cách chính xác. 2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI Mục tiêu của đề tài này là vận dụng các nguyên tắc sáng tạo cơ bản của PPLSTKH để phân tích các vấn đề trong CNTT, cụ thể ở đây là giao thức truy cập nhanh các dịch vụ thư mục – LDAP (Lightweight Directory Access Protocol) trên các khía cạnh: • LDAP và thương mại điện tử. • LDAP và việc quản lý chính sách. • LDAP và việc quản lý mạng. • LDAP và viễn thông. • LDAP và World Wide Web. • LDAP và Java/COBRA. 2 II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 40 nguyên tắc sáng tạo cơ bản (40 TRIZ principles): 1. Nguyên tắc phân nhỏ. 2. Nguyên tắc “tách khỏi”. 3. Nguyên tắc phẩm chất cục bộ. 4. Nguyên tắc (phản) bất đối xứng. 5. Nguyên tắc kết hợp. 6. Nguyên tắc vạn năng. 7. Nguyên tắc “chứa trong”. 8. Nguyên tắc phản trọng lượng. 9. Nguyên tắc gây ứng suất (phản tác động) sơ bộ. 10.Nguyên tắc thực hiện sơ bộ. 11.Nguyên tắc dự phòng. 12.Nguyên tắc đẳng thế. 13.Nguyên tắc đảo ngược. 14.Nguyên tắc cầu (tròn) hóa. 15.Nguyên tắc linh động. 16.Nguyên tắc giải (tác động) “thiếu” hoặc “thừa”. 17.Nguyên tắc chuyển sang chiều khác. 18.Sử dụng các dao động cơ học. 19.Nguyên tắc hoạt động theo chu kỳ. 20.Nguyên tắc liên tục các tác động có ích. 21.Nguyên tắc “vượt nhanh”. 22.Nguyên tắc biến hại thành lợi. 23.Nguyên tắc quan hệ phản hồi. 24.Nguyên tắc sử dụng trung gian. 25.Nguyên tắc tự phục vụ. 26.Nguyên tắc sao chép. 27.Nguyên tắc “rẻ’ thay cho “đắt”. 28.Thay thế sơ đồ (kết cấu) cơ học. 29.Sử dụng các kết cấu khí và lỏng. 30.Sử dụng vỏ dẻo và màng mỏng. 31.Sử dụng các vật liệu nhiều lỗ. 32.Nguyên tắc thay đổi màu sắc. 33.Nguyên tắc đồng nhất. 34.Nguyên tắc phân hủy hoặc tái sinh các phần. 35.Thay đổi các thông số hóa lý của đối tượng. 36.Sử dụng chuyển pha. 37.Sử dụng sự nở nhiệt. 38.Sử dụng các chất ôxy hóa mạnh. 3 39.Thay đổi độ trơ. 40.Sử dụng các vật liệu hợp thành (composite). 4 III. NỘI DUNG CÁC VẤN ĐỀ 1. LDAP VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1.1. Sử dụng LDAP để lưu trữ và truy xuất các định dạng dữ liệu a. Vấn đề Các doanh nghiệp ở Mỹ thường sử dụng giao thức EDI (Electonic Data Interchange) để trao đổi các thông tin về đơn hàng, sản phẩm… Mỗi doanh nghiệp sử dụng một định dạng tập tin EDI khác nhau. Để có thể trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp đòi hỏi phải có một phần mềm trung gian đứng ra phiên dịch thông tin. Mỗi khi triển khai làm việc với đối tác mới thông qua EDI, phần mềm phiên dịch buộc phải phát triển thêm để có thể làm việc được với EDI của đối tác đó, từ đó nảy sinh ra vấn đề: “Làm sao để đồng bộ hóa các định dạng này mà không làm ảnh hưởng đến quá trình giao dịch?”. b. Giải pháp US Patent 6591260 đã tìm ra giải pháp cho vấn đề này, sử dụng giao thức LDAP cho việc trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp. Định dạng của các tập tin được đưa về dạng XML, với các URN qui định các thuộc tính mà tập tin đó cần có. Hệ thống thư mục LDAP sẽ truy cập vào URI chứa trong tập tin XML để có thể truy xuất định nghĩa các URN, phục vụ cho việc phiên dịch các tập tin dữ liệu. Các thông tin về URN, URI được lưu ở LDAP server. Hình 1.1 – Transaction Services Network. 5 c. Phân tích Giải pháp đã cung cấp được một định dạng chuẩn cho các tập tin dữ liệu – Nguyên tắc vạn năng. Định dạng chuẩn của dữ liệu được lưu tại LDAP server, sau đó sẽ được các bên truy xuất khi cần phiên dịch các tập tin dữ liệu của họ - Nguyên tắc thực hiện sơ bộ. Hệ thống thư mục LDAP được dùng để lưu các URN cùng với URI, và tại đây các bên có thể tìm kiếm các dạng dữ liệu tương ứng URI được cung cấp – Nguyên tắc sử dụng trung gian. 1.2. Sử dụng LDAP trong việc tích hợp thương mại điện tử với thanh toán ngân hàng a. Vấn đề Vấn đề nảy sinh khi trong việc thanh toán các đơn hàng cho bên doanh nghiệp điện tử, khách hàng phải thực hiện các thao tác chuyển tiền thủ công (hoặc trả bằng tiền mặt khi nhận hàng) cho mỗi lần giao dịch. Các ngân hàng hay tổ chức tài chính không làm trung gian trung gian thanh toán vì lý do bảo mật. b. Giải pháp Theo US Patent 6898577, các kỹ sư tin học đã phát minh ra phương thức chứng thực giao dịch chuyển tiền trong thương mại điện tử thông qua ngân hàng. Các thông tin về tài khoản và mật khẩu của khách hàng sẽ được lưu trong LDAP server của ngân hàng. Khi cần chứng thực một giao dịch, web server phía bên doanh nghiệp sẽ truy cập vào LDAP server này, so sánh những thông tin mà khách hàng cung cấp và tiếp tục giao dịch. c. Phân tích Phương thức chứng thực giao dịch thông qua LDAP server – Thay thế sơ đồ (kết cấu) cơ học. 2. LDAP VÀ VIỆC QUẢN LÝ CHÍNH SÁCH 2.1. Sử dụng LDAP cho việc hợp chất các chính sách quản lý a. Vấn đề Quản lý các chính sách cho một mạng máy tính bao gồm các thành phần: firewall, NAT, lọc spam, DNS, proxy… Trong bối cảnh mạng máy tính của doanh nghiệp ngày càng 6 phát triển và mở rộng, đặt ra vấn đề cho doanh nghiệp làm sao để đặt ra chính sách để quản lý tập trung các thành phần trên. b. Giải pháp Theo US Patent 6678835, quản lý các chính sách tập trung tại các LDAP server theo cơ chế thư mục. Mô hình này có tối thiểu hai server: server chính và server dự phòng. Khi server chính không hoạt động, server dự phòng sẽ hoạt động và sau đó sẽ đồng bộ dữ liệu với server chính sau khi nó hoạt động trở lại. c. Phân tích Sử dụng server dự phòng cho server chính trong trường hợp gặp sự cố tại server chính – Nguyên tắc dự phòng. Server dự phòng đồng bộ dữ liệu với server chính – Nguyên tắc sao chép. 3. LDAP VÀ VIỆC QUẢN LÝ MẠNG 3.1. Sử dụng LDAP để kết hợp RADIUS và DHCP trong việc cấp phát IP a. Vấn đề Trong một hệ thống mạng tồn tại song song server RADIUS và DHCP, việc cấp phát và quản lý các IP được cấp phát cho máy trạm trở nên khó khăn, lý do là RADIUS và DHCP quản lý dữ liệu về các IP được cấp phát một cách độc lập, không đồng bộ với nhau. b. Giải pháp Theo US Patent 6614788, giải pháp đề ra là sử dụng server LDAP để quản lý dữ liệu và dải IP chung cho hệ thống, mọi yêu cầu cấp phát IP từ máy trạm sẽ được xử lý bởi server LDAP và chuyển server RADIUS hoặc DHCP tiếp tục xử lý, sau đó dữ liệu về IP được cấp phát sẽ được đồng bộ với dữ liệu lưu tại server LDAP. 7 Hình 3.1 – Mô hình LDAP kết hợp với RADIUS và DHCP. c. Phân tích Sử dụng một dải IP chung cho hệ thống mạng sử dụng RADIUS và DHCP – Nguyên tắc kết hợp. Server LDAP tiếp nhận yêu cầu từ máy trạm, xử lý sơ bộ và cấp phát IP – Nguyên tắc sử dụng trung gian. 3.2.Phương thức Global sign-on sử dụng LDAP a. Vấn đề Global sign-on tạm dịch là đăng nhập toàn cầu. Trong một hệ thống mạng doanh nghiệp cỡ lớn, tồn tại nhiều server LDAP quản lý nhiều phân khúc mạng khách nhau, CSDL sử dụng để chứng thực tài khoản tại các server cũng khác nhau. Vấn đề đặt ra: các máy trạm đăng nhập một lần tại server LDAP, và tự động được chứng thực tại các server LDAP khác trong hệ thống. b. Giải pháp Theo US Patent 6801946, giải pháp cho vấn đề này là sử dụng server LDAP có chức năng Global, server này sẽ lưu trữ CSDL phục vụ cho Global sign-on. 8 c. Phân tích Người dùng sẽ đăng nhập một lần vào server LDAP GSO, và sau đó sẽ được chứng thực tại các hệ thống khác thông qua LDAP GSO – Nguyên tắc thực hiện sơ bộ, Nguyên tắc sử dụng trung gian, Nguyên tắc vạn năng. 3.3. Phân tích: 4. LDAP VÀ VIỄN THÔNG 4.1. Hệ thống dịch vụ thư mục tích hợp – Integrated Directory Services (IDS) a. Vấn đề Các tập đoàn lớn luôn triển khai song song hệ thống truyền dữ liệu và hệ thống tổng đài điện thoại, tuy có dùng chung một số dữ liệu nhưng hai hệ thống này hoạt động độc lập hoàn toàn với nhau. Khi có thay đổi gì về những phần dữ liệu dùng chung này, ta phải tự cấu hình trên từng hệ thống một, để hoạt động được thông suốt. Tuy nhiên việc này về lâu về dài sẽ trở nên rất bất tiện, khả năng phát sinh lỗi cao. Vấn đề đặt ra là làm sao có thể đồng bộ một cách tự động các dữ liệu này, và quản lý một cách tập trung. b. Giải pháp US Patent 6377950 đưa ra giải pháp sử dụng hệ thống dịch vụ thư mục tích hợp (IDS), bằng cách cài đặt server LDAP để đồng bộ thông tin giữa hệ thống truyền dữ liệu và hệ thống tổng đài điện thoại. 9 Hình 4.1 – Mô hình IDS. c. Phân tích Nhận xét thấy CSDL của hệ thống luôn được cập nhật tự động tại một server quản lý tập trung. Dịch vụ IDS đóng vai trò trung gian giữa hệ thống tổng đài điện thoại và hệ thống truyền dữ liệu – Nguyên tắc kết hợp, nguyên tắc sử dụng trung gian, nguyên tắc vạn năng. 4.2. Dịch vụ thoại không dây sử dụng LDAP: a. Vấn đề Dịch vụ thoại IP đang phát triển mạnh, các kỹ sư CNTT không ngừng nghiên cứu để cải tiến dịch vụ này, đặc biệt là nghiên cứu về các giải pháp mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. b. Giải pháp US Patent 6779025 đã phát minh ra một phương thức để thực thi dịch thoại không dây sử dụng văn bản định dạng HTML, giao thức HTTP và server LDAP. Trong giải pháp này, CSDL về các số điện thoại được lưu tại server LDAP, các tổng đài IP-PBX phải thông qua server LDAP để xác định địa chỉ của số điện thoại đích cần chuyển đến. Nội dung thoại được mã hóa, và đặt trong các tag của văn bản HTML, sau đó dữ liệu được gửi đi qua mạng IP và đến số điện thoại đích. c. Phân tích Mã hóa nội dung thoại, và đặt chúng trong các tag định nghĩa của văn bản HTML – Nguyên tắc chứa trong. Sử dụng mạng IP và giao thức HTTP nhằm mang lại hiệu quả cao kinh tế cao hơn cho dịch vụ thoại không dây – Thay thế sơ đồ (kết cấu) cơ học. 5. LDAP VÀ WORLD WIDE WEB 5.1. Truy cập web thông qua LDAP a. Vấn đề Các trang web được truy cập nhờ có URL. Đôi khi người dùng cần lưu lại URL mình đang truy cập để ghi nhớ cho lần truy cập sau (bookmarks). Tuy nhiên có một vấn đề, các trang web đã được bookmark, có thể sẽ đổi URL trong tương lai, và người dùng 10 [...]... đã đưa ra giải pháp về một hệ thống server phân tán tự cấu hình và phương thức tải Java class từ các server khác nhau phục vụ cho việc thực thi Java applet Nhờ vào khả năng lưu trữ các Java class theo cơ cấu thư mục trong LDAP server, web server chỉ việc kết nối vào LDAP server và tải về các Java class khi cần sử dụng Hình 6.1 – Mô hình LDAP và ứng dụng phân tán c Phân tích Phát minh ra phương thức lưu... ra phương thức lưu trữ các Java class trên LDAP server, và web server chỉ cần kết nối vào LDAP server để tải các Java class về khi cần thiết – Nguyên tắc linh động IV LỜI KẾT Qua việc phân tích việc ứng dụng các nguyên tắc sáng tạo khoa học trong các vấn đề thuộc lĩnh vực CNTT, ta nhận thấy được sự ảnh hưởng to lớn của PPLSTKH đối với 13 ngành CNTT nói chung và các ngành nghề khác nói riêng PPLSTKH góp... LDAP sẽ ghi nhận trình tự truy cập vào trang web đó của người dùng Hai giá trị này sẽ được lưu theo một cặp Khi người dùng có nhu cầu truy cập lại vào trang web đó, server LDAP sẽ truy vấn CSDL và trả về URL tương ứng, trường hợp URL đã bị thay đổi, server LDAP sẽ sử dụng thuật toán thông minh để tìm URL tương ứng với trang web đó Hình 5.1 – Mô hình truy cập web với LDAP c Phân tích 11 Nếu trang web... cập lại vào trang web đó từ bookmark Vấn đề được đặt ra, làm sao có thể truy cập vào trang web đó từ bookmark dù URL đã bị thay đổi b Giải pháp Giải pháp cho vấn đề này thuộc US Patent 6209036, vấn đề được giải quyết thông qua dịch vụ thư mục (Directory services) Theo giải pháp này, mỗi khi người dùng ghi nhớ một trang web bằng bookmark, các URL sẽ được lưu trong CSDL của server LDAP Và server LDAP sẽ... CNTT nói chung và các ngành nghề khác nói riêng PPLSTKH góp phần thay đổi bộ mặt của ngành nghề đó, nâng cao suất, chất lượng sản sản phẩm Việc ứng dụng PPLSTKH về lâu về dài tạo nên một nền tảng cơ bản, làm động lực phát triển, thúc đẩy sáng tạo khoa học, và phát triển kinh tế V THAM KHẢO • US Patent and Trademark Office (USPTO), http://www.uspto.gov/ • IETF Network Working Group’s RFC 2251, “Lightweight... đích không hỗ trợ đọc định dạng HTML, văn bản sẽ được chuyển đổi thành dạng plain text và được gửi đi – Nguyên tắc tự phục vụ, Sử dụng chuyển pha 6 LDAP VÀ JAVA/CORBA 6.1 Hệ thống server ứng dụng phân tán a Vấn đề Sự phát triển mạnh mẽ của web kéo theo sự bùng nổ về các ứng dụng phân tán được phát triển trên nền web Cụ thể ở đây là ngôn ngữ Java, các Java class được lưu trên nhiều server khác nhau, nên... được truy cập đã bị thay đổi URL, server LDAP sẽ tự động tìm URL mới tương đương với nội dung của trang web đó – Nguyên tắc đảo ngược Server LDAP sử dụng nhiều giải thuật truy vấn gián tiếp để tìm được URL của trang web – Nguyên tắc cầu (tròn) hóa 5.2 HTML mail và LDAP a Vấn đề Có 2 định dạng email là plain text và HTML Từ đó cũng có 2 dạng client là hỗ trợ và không hỗ trợ đọc email định dạng HTML... thuộc định dạng HTML, và client nhận được không hỗ trợ đọc định dạng này, thì email nhận được sẽ có nhiều ký tự lạ Giải pháp tạm thời cho vấn đề này, toàn bộ email sẽ sử dụng định dạng plain text, tuy nhiên, điều này sẽ làm hạn chế các tính năng mạnh mẽ của HTML b Giải pháp Từ đó, US Patent 6728757 đưa ra giải pháp Trước khi gửi email, client sẽ truy vấn CSDL được lưu trên server LDAP xem email client... applet không thể tạo kết nối trực tiếp đến các server khác được ngoài server đang thực thi nó CORBA ra đời nhằm giải quyết vấn đề này, tuy nhiên, chỉ được một phần của vấn đề Các Java applet dựa trên nền CORBA chỉ có thể kết nối đến các CORBA object và tải nội dung từ đó trên các server khác, ngoài ra không thể tải được các nội dung khác Và chúng ta cần một giải pháp toàn diện hơn b Giải pháp US Patent... client sẽ biết được, và gửi email đi với định dạng phù hợp với email client đích c Phân tích Lưu trữ thông tin về khả năng hỗ trợ định dạng HTML của email client, và các email client phải truy vấn server LDAP mỗi khi gửi email đi – Nguyên tắc thực hiện sơ bộ, Nguyên tắc linh động Nếu client của email đích không hỗ trợ đọc định dạng HTML, văn bản sẽ được chuyển đổi thành dạng plain text và được gửi đi – . CHUNG Phương pháp luận sáng tạo khoa học (viết tắt là PPLSTKH) là phần ứng dụng của khoa học về phần sáng tạo, bao gồm hệ thống các phương pháp và các kỹ năng cụ thể giúp nâng cao năng suất và. – LDAP (Lightweight Directory Access Protocol) trên các khía cạnh: • LDAP và thương mại điện tử. • LDAP và việc quản lý chính sách. • LDAP và việc quản lý mạng. • LDAP và viễn thông. • LDAP và. nối vào LDAP server và tải về các Java class khi cần sử dụng. Hình 6.1 – Mô hình LDAP và ứng dụng phân tán. c. Phân tích Phát minh ra phương thức lưu trữ các Java class trên LDAP server, và web

Ngày đăng: 08/04/2015, 13:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • LỜI CẢM ƠN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan