Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
79 KB
Nội dung
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Đ ộc lập - Tự do - Hạnh phúc Thới Bình, ngày 10 tháng 12 năm 2013 BÁO CÁO SÁNG KIẾN “Nâng cao hiệu quả công tác Đoàn – Hội địa bàn dân cư” Kính gửi: Hội đồng xét, công nhận sáng kiến huyện Thới Bình - Họ và tên: Đặng Hoàng Thành - Sinh: ngày 11 tháng 10 năm 1984. - Quê quán: Xã Thới Bình, huyện Thới Bình. - Thường trú: Ấp 4, xã Thới Bình, huyện Thới Bình. - Chức vụ: PBT Huyện Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội huyện, Giám đốc Nhà Thiếu nhi huyện Thới Bình. - Đơn vị công tác: Huyện Đoàn Thới Bình. I- ĐẶT VẤN ĐỀ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam do Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, phấn đấu vị mục tiêu lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Được xây dựng, rèn luyện và trưởng thành qua các thời kỳ đấu tranh cách mạng. Đoàn đã tập hợp đông đảo thanh niên phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Bước vào thời kỳ mới, Đoàn tiếp tục phát huy truyền thống quý báo của dân tộc và bản chất tốt đẹp của mình; kế tục trung thành xuất sắc sự nghiệp 1 cách mạng vẽ vang của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; thường xuyên bổ sung lực lượng trẻ cho Đảng; tổ chức động viên Đoàn viên, thanh niên cả nước đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng cộng sản Việt Nam, là lực lượng xung kích cách mạng, là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của tuổi trẻ; phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh; là lực lượng nòng cốt chính trị trong phong trào thanh niên và các tổ chức thanh niên Việt Nam. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là một thành viên của hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đoàn phối hợp với các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể và tổ chức xã hội, các tập thể lao động và gia đình chăm lo giáo dục đào tạo và bảo vệ thiếu nhi; tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia vào việc quản lý Nhà nước và xã hội. Do đặc thù về lứa tuổi, tâm sinh lý; nên tư tưởng, tình cảm, nhu cầu của thanh niên luôn luôn biến động và cũng rất đa dạng, phong phú. Trong đó nghề nghiệp, việc làm, thu nhập, học tập, phát triển tài năng, được tự khẳng định mình và được công nhận là những nhu cầu bức bách. Dự báo trong thời gian tới, tình hình thanh niên cũng sẽ có những biến đổi. Sự chuyển dịch lao động trẻ, cơ cấu xã hội, nghề nghiệp của thanh niên sẽ tiếp tục có sự thay đổi lớn; tiếp tục có sự phân hóa mạnh về trình độ học vấn, về thu nhập, địa vị kinh tế, điều kiện hưởng thụ văn hóa, vui chơi giải trí, định hướng giá trị tinh thần trong thanh niên. Cùng với đó, tinh thần tình nguyện, ý chí tự lực, tự cường, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống sẽ trở thành xu hướng lớn trong tuổi trẻ huyện nhà. Với vị trí, vai trò quan trọng của mình; trong suốt chặn đường phát triển và trưởng thành, Đoàn thanh niên đã có nhiều nổ lực phất đấu, xung kích, tình nguyện thực hiện nhiệm vụ chính trị đem lại kết quả to lớn. Tuy nhiên, hiện nay còn một số bộ phận thanh niên và tổ chức Đoàn – Hội ở địa bàn dân cư chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm; có nhiều nguyên nhân tác động dẫn đến tình trạng này. Ở góc độ cá nhân, tôi cho rằng: Một số cơ sở Đoàn – Hội địa bàn dân cư đang gặp khó trong công tác tập hợp đoàn kết thanh niên vào tổ chức; công tác tuyên truyền, giáo dục còn bất cập, chưa kịp thời đổi mới hình thức tổ chức phong trào. Với tâm huyết của người làm 2 công tác thanh niên, tôi chọn sáng kiến đề tài “Nâng cao hiệu quả công tác Đoàn – Hội địa bàn dân cư” II- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2.1- Cơ sở lý luận của vấn đề Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc. Thanh niên là một trong những nội dung công tác rất quan trọng. Ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta đã rất quan tâm đến công tác thanh niên. Trước khi Đảng ra đời, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã thành lập tổ chức thanh niên cách mạng là tổ chức nền móng cho quá trình tiến tới xây dựng Đảng Cộng sản. Sau khi thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khoá VII), thanh niên của nước ta có nhiều chuyển biến, tiếp tục phát triển về số lượng, năng lực sáng tạo, trình độ học vấn có bước trưởng thành mới. Thanh niên tiếp tục có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp chung của đất nước. Những ưu điểm này phải tiếp tục phát huy để đáp ứng yêu cầu của thời kỳ CNH, HĐH đất nước và theo đó, công tác thanh niên của Đảng cũng phải được đổi mới và nâng cao chất lượng. Mặt khác, bước vào thời kỳ phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN; hội nhập trực tiếp, ngày càng sâu rộng về kinh tế, về giao lưu, hợp tác quốc tế trên rất nhiều lĩnh vực; bên cạnh mặt tích cực là chính, thì mặt tiêu cực của kinh tế thị trường, của toàn cầu hoá cũng tác động vào thanh niên nhanh nhất, nhiều nhất, với tư cách như là bộ phận nhạy cảm nhất trong cộng đồng dân tộc. Đặc biệt là đối với thanh niên vùng nông thôn. Chính vì lẽ đó, các cơ sở Đoàn – Hội địa bàn dân cư cần phải nâng cao hiệu quả công tác của mình. 2.2- Thực trạng của vấn đề Hiện nay, thanh niên huyện Thới Bình từ 16-35 tuổi đang sinh sống và làm việc trên địa bàn có hơn 19.000 người, trong đó thanh niên trong khu vực nông thôn chiếm hơn 60%. Có 5.393 thanh niên là đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh và gần 7.093 hội viên Hội LHTN Việt nam, chiếm tỷ lệ gần 66% tổng số thanh niên được tập hợp vào tổ chức. Một trong những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước là đã xây dựng được thế hệ thanh niên thời kỳ mới có đạo đức, nhân cách, tri thức, sức khỏe, tư duy 3 năng động và hành động sáng tạo; tiếp nối truyền thống hào hùng của Đảng và dân tộc, nêu cao lòng yêu nước, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; không ngại khó khăn, gian khổ, tình nguyện vì cộng đồng; có trách nhiệm với gia đình, xã hội; có ý chí vươn lên trong học tập, lao động, lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng, quyết tâm đưa đất nước ngày càng phát triển; mong muốn được tin tưởng, được cống hiến cho đất nuớc, có việc làm, thu nhập ổn định, đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh, phong phú, môi trường sống an toàn. Dù còn nhiều tâm trạng khác nhau, song đa số thanh niên luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và phát triển của đất nước. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII) là một chủ trương quan trọng có tính quyết định, làm chuyển biến mạnh mẽ tình hình thanh niên, công tác Đoàn và phong trào thanh niên. Các cấp ủy Đảng đã lãnh đạo hệ thống chính trị, toàn xã hội thực hiện tốt hơn công tác thanh niên và chăm lo xây dựng Đoàn. Nhà nước đã ban hành Luật Thanh niên, Chiến lược phát triển thanh niên và nhiều chính sách về công tác thanh niên, tạo điều kiện, cơ hội cho thanh niên rèn luyện, cống hiến và trưởng thành. Công tác Đoàn và phong trào thanh niên từng bước phát triển; mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên được mở rộng; số thanh niên trở thành đoàn viên, đảng viên ngày càng tăng. Tuy nhiên, với nhìn nhận của cá nhân, tôi cho rằng công tác Đoàn – Hội địa bàn dân cư còn nhiều vấn đề bất cập cần giải quyết triệt để. Đối với huyện Thới Bình còn tồn tại một số hạn chế chủ yếu sau: - Các cơ sở Đoàn – Hội thường bị động trong công tác quản lý thanh niên, không nắm được lực lượng của mình (về số lượng, hoàn cảnh, tâm lý…). Đặc biệt là chưa quan tâm đúng mức với thanh niên chậm tiến. - Công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động còn đơn lẽ; chưa phát huy được tính tổng lực trên cơ sở phối, kết hợp với các ngành có liên quan. - Chưa làm tốt việc tìm nguồn vốn và cách thức nhân rộng mô hình phát triển kinh tế trong thanh niên, từ đó thanh niên đi làm ăn xa rất nhiều. - Công tác tuyên truyền, giáo dục ở một số nơi còn dập khuôn, máy móc, chưa thực sự hấp dẫn, lôi cuốn, chưa có sức lan tỏa rộng rãi đến thanh thiếu nhi. 4 - Việc nắm bắt tư tưởng và định hướng dư luận xã hội trong thanh niên từng lúc, từng nơi chưa thường xuyên. - Công tác giáo dục còn mơ hồ, kiến thức và khả năng tuyên truyền của cán bộ Đoàn nhìn chung còn hạn chế. - Hình thức, phương pháp tổ chức các phong trào thiếu tính thu hút. 2.3- Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề Qua nghiên cứu, tôi nhận thấy thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước sẽ có sự biến chuyển cả về số lượng và chất lượng. Thanh niên nông thôn sẽ giảm dần theo sự chuyển đổi nền kinh tế và tốc độ đô thị hóa, cũng như tốc độ công nghiệp hóa ngày càng nhanh. Thanh niên tham gia đi lao động, học tập ở ngoài huyện sẽ tăng nhanh trong những năm tới. Thanh niên có nhu cầu và sở thích đa dạng và luôn vượt lên trên khả năng của gia đình và bản thân thanh niên. Xu hướng chung của thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đòi hỏi Đoàn, Hội phải có các giải pháp toàn diện, đồng bộ và khả thi để nâng cao hiệu quả hoạt động. Trước tình hình đó, bản thân tôi có nhiều suy nghĩ và đã tìm ra những giải pháp tham mưu với BTV Huyện Đoàn chỉ đạo các cơ sở Đoàn – Hội nâng dần hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục cho thanh niên trong thời gian qua. Bên cạnh, bản thân cũng đã mạnh dạn đưa ra một số nội dung sáng kiến như sau: - Tôi đã nghiên cứu tạo ra một bộ hồ sơ quản lý Đoàn – Hội dành cho chi đoàn và chi hội địa bàn dân cư (ấp, khóm). Trong đó tập trung quản lý: Tổng số thanh niên, tổng số đoàn viên, tổng số hội viên; thu, đăng Đoàn phí; thu, chi các loại quỹ Đoàn – Hội; thống kê các mô hình phát triển kinh tế, các Câu lạc bộ hoạt động hiệu quả; biên bản họp chi đoàn, chi hội; biểu mẫu báo cáo, số lượng thanh niên chậm tiến… Đây là bộ hồ sơ được trình bày một cách khoa học và đóng thành một cuốn, giúp cho cán bộ Đoàn – Hội địa bàn dân cư quản lý thanh niên dễ dàng hơn; đồng thời mọi hoạt động của chi đoàn, chi hội được lưu trữ lâu dài, chính xác. Mặc khác, với bộ hồ sơ bao gồm tất cả các mặt công tác Đoàn – Hội được đóng thành một cuốn duy nhất thay thế cho nhiều biểu mẫu riêng lẽ trước đây đem lại sự thuận tiện trong việc quản lý hồ sơ, sổ sách cho cán bộ Đoàn – Hội ở địa bàn dân cư. 5 - Chỉ đạo các cơ sở Đoàn – Hội chú trọng vận động thanh niên vào tổ chức; đặc biệt là con em thành viên các Hội như: Cựu chiến binh, Phụ nữ, Nông dân…Đẩy mạnh phát triển Đoàn trong lực lượng dân quân tự vệ. - Để tạo vốn phát triển kinh tế cho thanh niên, tôi đã hướng dẫn các cơ sở Đoàn – Hội xây dựng nguồn vốn “xoay vòng giúp nhau”, hiện phương pháp này đang được áp dụng và nhân rộng trong đoàn viên, hội viên và thanh niên. Đồng thời, tôi tham mưu với BTV Huyện Đoàn làm cầu nối cho các Đoàn cơ sở (là chủ dự án) với Ngân hàng chính sách huyện cho thanh niên vay vốn dựa trên hồ sơ dự án làm ăn của các đoàn viên, hội viên. - Chủ động trong việc cùng với BTV Huyện Đoàn xây dựng và triển khai thực hiện Nghị quyết chuyên đề về “Tăng cường công tác giáo dục của Đoàn giai đoạn 2013 – 2017”, trong đó tập trung vào các nội dung: thực hiện cuộc vân động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí Minh; tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các bài lý luận chính trị; chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cho cán bộ, đoàn viên thanh niên, bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú. - Tôi đã chỉ đạo các cơ sở Đoàn – Hội phối hợp với ngành công an rà soát, nắm lại số lượng thanh niên chậm tiến tại đơn vị. Trên cơ sở đó phân công từng chi đoàn, chi hội, đoàn viên, hội viên tiếp cận, gần gủi, động viên, giúp đở. Qua đó, từng chi đoàn, chi hội, đoàn viên, hội viên phải đăng ký thời gian giúp thanh niên chậm tiến tiến bộ. Đồng thời vận động, tạo điều kiện tốt nhất để thanh niên chậm tiến tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, TDTT do Đoàn – Hội tổ chức để giúp họ ngày càng hòa nhập tốt với cộng đồng. - Đa phần cơ sở Đoàn – Hội địa bàn dân cư làm công tác tuyên truyền, giáo dục cho thanh niên thông qua các cuộc họp chi đoàn, chi hội bằng cách triển khai các văn bản của Đảng, của Đoàn, của Hội cấp trên là chính. Xác định được điều đó, tôi đã chỉ đạo các cơ sở Đoàn – Hội xin ý kiến và bố trí đoàn viên, hội viên dự các cuộc họp của Hội Cựu chiến binh; đồng thời họp chi đoàn, chi hội mời Cựu chiến binh tham dự để tuổi trẻ được nghe lại lịch sử đấu tranh hào hùng của cha, anh từ chính nhân chứng sống. Từ đó giúp cho tuổi trẻ dễ cảm nhận, ý thức của bản thân được nâng lên qua từng câu chuyện kể, lời dạy của các cô, chú. 6 - Tôi thường xuyên nghiên cứu tạo ra các mô hình tổ chức các Hội thi cho thanh niên tìm hiểu về truyền thống của dân tộc, lịch sử của tỉnh nhà; về pháp luật hiện hành. Trong từng hội thi đề ra nhiều hình thức phong phú nhằm thu hút thanh niên tham gia. - Xuất phát từ nhận thức của bản thân: Sinh hoạt, vui chơi, giải trí là nhu cầu thiết yếu của thanh niên. Những hoạt động này góp phần tạo nên lối sống lành mạnh của thanh niên. Cho nên để giáo dục lối sống văn hoá cho thanh niên huyện Thới Bình, tôi rất chủ động trong việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt, vui chơi, giải trí lành mạnh cho thanh niên. Bên cạnh những trò chơi sáng tạo mới, tôi luôn kết hợp hài hòa với các trò chơi dân gian với phương châm: “Đoàn kết, vui vẽ, tiết kiệm, lành mạnh”. - Để công tác tuyên truyền, giáo dục của các cơ sở Đoàn – Hội được thuận lợi, đi vào trọng tâm, phù hợp với nhận thức của thanh niên địa bàn dân cư; tôi thường xuyên xây dựng các đề cương tuyên truyền với quan điểm: “Ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ” gửi đến từng cơ sở Đoàn – Hội. - Những năm qua, trong các buổi tập huấn của Đoàn – Hội, được sự tín nhiệm của BTV Huyện Đoàn, tôi đã nhiều lần trực tiếp trao đổi những nghiên cứu, kinh nghiệm, cách thức tổ chức phong trào; phương pháp tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ Đoàn – Hội chủ chốt địa bàn dân cư, nhằm nâng dần khả năng tuyên truyền, giáo dục cho đội ngũ cán bộ này. . 2.4- Hiệu quả sáng kiến mang lại Qua thực hiện các giải pháp nêu trên, góp phần cho công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi của huyện nhà ngày càng phát triển, trong năm 2013 được tỉnh công nhận đơn vị đạt xuất sắc và là năm thứ 6 liên tiếp Thới Bình được công nhận là đơn vị xuất sắc. Từ thực trạng công tác Đoàn – Hội của huyện nhà, với sự chỉ đạo của BTV Huyện Đoàn cùng với những giải pháp bản thân đã đề ra; qua đó tiến hành tổ chức, triển khai thực hiện đã đem lại kết quả cụ thể như sau: - Công tác quản lý thanh niên của các cơ sở Đoàn – Hội địa bàn dân cư tốt hơn một cách rõ nét; từ đó giúp cho việc tập hợp, đoàn kết thanh niên dễ dàng hơn; góp 7 phần vào việc ổn định công tác tổ chức. Việc quản lý hồ sơ, sổ sách Đoàn – Hội chặt chẽ, khoa học hơn; không còn tình trạng thất lạc văn bản. Đặc thù của cán bộ Đoàn – Hội địa bàn dân cư thay đổi liên tục, việc bàn giao diễn ra thường xuyên. Vì vậy, bộ hồ sơ này giúp cho việc bàn giao thuận tiện và hiệu quả hơn. - Đã xuất hiện nhiều mô hình làm ăn hiệu quả của thanh niên. Hiện có 217 đoàn viên, hội viên có mức tích lũy 50.000.000 đ /năm. Có gần 75% chi đoàn và hơn 70% chi hội có quỹ “giúp nhau xoay vòng”; có gần 30% trong số này số vốn hơn 10 triệu đồng/đơn vị. - Ý thức về vai trò, trách nhiệm của thanh niên được nâng lên theo từng phong trào hành động. - Tình hình thanh niên được cán bộ chủ chốt của chi đoàn, chi hội nắm bắt kịp thời. Đặc biệt, thanh niên chậm tiến được kiểm soát, nhận định rõ nét; sự phân công, đề ra phương án giúp đỡ rất rõ ràng, cụ thể. Từ đó tỷ lệ thanh niên chậm tiến tiến bộ có chiều hướng tăng. Cụ thể: BTV Huyện Đoàn phối hợp với Ban Tuyên giáo Huyện ủy, Phòng Tư pháp, công an huyện tổ chức tuyên truyền, giáo dục, định hướng tư tưởng cho thanh niên sau cai nghiện, hoàn lương, thanh niên có nguy cơ vướn vào các tệ nạn xã hội tại các xã, thị trấn được 06 cuộc có 126 thanh niên tham gia lớp giáo dục. Tổ chức Đoàn – Hội địa bàn dân cư nhận đăng ký và giúp đỡ được 78 thanh niên sau cai nghiện, hoàn lương, chậm tiến. - Mô hình “mời dự và tham dự” với Hội Cựu chiến binh đang được các chi đoàn, chi hội áp dụng ngày một nhiều hơn. Theo đánh giá bước đầu trong Đoàn thanh niên và Cựu chiến binh là có chuyển biến tích cực, thể hiện qua việc số lượng thanh niên đến dự họp ngày một tăng và các cuộc họp có tính thu hút cao hơn. Từ đó thanh niên ý thức hơn vai trò, trách nhiệm của mình; tình trạng thanh niên phạm pháp ngày một giảm. Cụ thể: Trong năm, có 81/104 chi đoàn (đạt 77,9%) và 77/104 (đạt 74%) chi hội địa bàn dân cư tổ chức tốt việc mời đại diện Hội Cựu chiến binh dự họp chi đoàn, chi hội định kỳ. Đồng thời có hơn 9.000 lượt đoàn viên, 10.500 lượt Hội viên tham gia dự họp với Hội Cựu chiến binh. 8 - Công tác tuyên truyền, giáo dục ở nhiều cơ sở Đoàn – Hội địa bàn dân cư đã được “đổi mới”, được “nâng chất” và được thanh niên “chấp nhận”. Phản ánh qua việc thu hút, lôi cuốn ngày càng đông đảo thanh niên tham gia. Góp phần lớn vào việc giáo dục rộng khắp và hiệu quả truyền thống của dân tộc; tuyên truyền sâu rộng được các chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách pháp luật của Nhà nước cho thanh niên trong thời gian qua. Cụ thể: Công tác giáo dục truyền thống của Đoàn ngày càng triển khai sâu rộng đến các cơ sở Đoàn. Nhân kỷ niệm 83 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (03/2/1930- 03/2/2013), kỷ niệm 82 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2013), 123 năm ngày sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2013), 102 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (06/5/1911 – 06/5/2013), ngày Thương binh liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2013), Cách mạng Tháng tám và quốc khánh 2/9, 57 năm ngày truyền thống Hội LHTN Việt Nam (15/10/1956 – 15/10/2013)… với nội dung phong phú, hình thức đa dạng, như: Mít tinh, họp mặt, hội thao, hội diễn, hội trại… đã tổ chức được 312 cuộc, thu hút gần 26.000 lượt đoàn viên, hội viên và thanh niên tham gia. Việc tiếp thu và tổ chức học tập Nghị quyết của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X và Nghị quyết Đại hội Đoàn các cấp; 6 bài học lý luận chính trị của Đoàn… trong ĐVTN ngày càng sâu rộng, nghiêm túc. Phối hợp, lồng ghép triển khai được 327 cuộc, có khoản 16.350 đoàn viên, hội viên và thanh niên theo dõi. Sau khi tiếp thu Chỉ thị 01/CT-TWĐTN của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn về việc tăng cường rèn luyện tác phong, thực hiện lề lối công tác của cán bộ Đoàn gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Ban Thường vụ Huyện Đoàn đã chỉ đạo các cơ sở Đoàn tổ chức triển khai đến tất cả ĐVTN để đăng ký thực hiện; đã tổ chức được 732 cuộc, có gần 24.500 lượt đoàn viên, hội viên, thanh niên theo dõi, có 8.167 ĐVTN viết bản đăng ký. - Các hội thi tìm hiểu về pháp luật dành cho thanh niên được các Đoàn cơ sở áp dụng ngày một nhiều hơn và thu hút đông đảo thanh niên tham gia. Cụ thể: Phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức 39 cuộc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và 12 hội thi “Tìm hiểu pháp luật” trong ĐVTN như: Luật Thanh 9 niên, Luật biển đảo Việt Nam, Luật phòng chống tác hại thuốc lá, Luật an toàn giao thông, Luật nghĩa vụ quân sự, Luật phòng chống ma tuý…có 2.000 lượt đoàn viên, hội viên tham gia. - Chính sự thành công bước đầu của các giải pháp trong sáng kiến: “Nâng cao hiệu quả công tác Đoàn – Hội địa bàn dân cư” là cơ sở cho việc tập hợp, đoàn kết thanh niên; củng cố, xây dựng tổ chức Đoàn – Hội ngày càng vững mạnh; từ đó góp phần vào công tác phát triển Đoàn – Hội trong năm 2013 của huyện Thới Bình vượt chỉ tiêu Nghị quyết. III- KẾT LUẬN Đạt được những kết quả nêu trên trước hết là nhờ sự quan tâm chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn và các cấp ủy Đảng trong huyện Thới Bình; sự tham gia phối hợp có hiệu quả của các ban, ngành, đoàn thể và sự hỗ trợ tạo điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí của chính quyền các cấp. Bên cạnh đó, việc thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp trong công tác đoàn kết, tập hợp, giáo dục thanh niên phù hợp với thực tế và nhu cầu của thanh niên có vai trò rất quan trọng để tổ chức được các phong trào hành động cách mạng, củng cố được tổ chức ngày càng phát triển cả về số, chất lượng. Giải pháp này bước đầu đã được thông qua Ban Thường vụ Huyện Đoàn để chỉ đạo các cơ sở Đoàn và đem lại những kết quả rất phấn khởi trong huyện. Thời gian tới, tiếp tục chia sẽ những giải pháp trong sáng kiến “Nâng cao hiệu quả công tác Đoàn – Hội địa bàn dân cư” cho các chi đoàn và chi hội địa bàn dân cư trong toàn huyện nhà. Đồng thời, từng bước nghiên cứu tìm ra những hạn chế, tồn tại để khắc phục; từ đó điều chỉnh, hoàn thiện đề tài để nhân rộng ra ngoài huyện, nhằm góp phần cho công tác Đoàn và phong trào TTN tỉnh Cà Mau ngày càng vững mạnh, phát huy tốt vai trò của thế hệ trẻ đối với sự phát triển của đất nước. Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Người viết 10 . HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Đ ộc lập - Tự do - Hạnh phúc Thới Bình, ngày 10 tháng 12 năm 2013 BÁO CÁO SÁNG KIẾN “Nâng cao hiệu quả công tác Đoàn – Hội địa bàn dân cư Kính gửi: Hội đồng xét, công. lượt đoàn viên, hội viên tham gia. - Chính sự thành công bước đầu của các giải pháp trong sáng kiến: “Nâng cao hiệu quả công tác Đoàn – Hội địa bàn dân cư là cơ sở cho việc tập hợp, đoàn kết. thanh niên, tôi chọn sáng kiến đề tài “Nâng cao hiệu quả công tác Đoàn – Hội địa bàn dân cư II- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2.1- Cơ sở lý luận của vấn đề Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong