sáng kiến triển khai đưa dịch vụ kỹ thuật chăm sóc răng miệng xuống Trạm y tế xã để xây dựng và duy trì xã, thị trấn đạt tiêu chí Quốc gia về y tế

11 1.1K 5
sáng kiến triển khai đưa dịch vụ kỹ thuật chăm sóc răng miệng xuống Trạm y tế xã để xây dựng và duy trì xã, thị trấn đạt tiêu chí Quốc gia về y tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHU NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Lập - Tự do - Hạnh phúc Bảo Thắng, ngày tháng 8 năm 2013 Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bảo Thắng. - Họ và tên tác giả: Bùi Xuân Hưng - Sinh ngày 15 tháng 01 năm 1965 - Chức vụ: Trưởng phòng - Trình độ đào tạo chuyên môn: Đại học - Đơn vị công tác: Phòng Y tế huyện Bảo Thắng. Tên sáng kiến Triển khai đưa dịch vụ kỹ thuật chăm sóc răng miệng xuống Trạm y tế xã để xây dựng và duy trì xã, thị trấn đạt tiêu chí Quốc gia về y tế NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN Bùi Xuân Hưng Tên sáng kiến Triển khai đưa dịch vụ kỹ thuật chăm sóc răng miệng xuống Trạm y tế xã để xây dựng và duy trì xã, thị trấn đạt tiêu chí Quốc gia về y tế 1. ĐẶT VẤN ĐỀ: Tính đến năm 2010 huyện Bảo Thắng đã có 13/15 xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế theo Quyết định số 370/QĐ-BYT ngày 7/2/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế Ban hành và mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XXVI, là hoàn thành 100% các xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế vào năm 2012. Đến cuối năm 2011; Bộ Y tế tiếp tục ban hành Quyết định số 3447/QĐ-BYT ngày 22/9/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế Ban hành bộ tiêu chí mới giai đoạn 2011-2020; qui định chi tiết 10 tiêu chí, với 50 chỉ tiêu cụ thể cao hơn so với bộ tiêu chí cũ; qui định không có tiêu chí bị điểm liệt, mà mỗi chỉ tiêu phải đạt từ 50% số điểm trở lên; tổng điểm tối thiểu phải đạt 90/100 điểm chuẩn thì mới đạt tiêu chí Quốc gia về y tế xã. Do vậy tính đến hết năm 2012 huyện Bảo Thắng mới có 8/15 xã, thị trấn được công nhận xã đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế đó là: (Phú nhuận, Xuân Giao, Gia Phú, Tằng Loỏng, Thái Niên, Bản Phiệt, Phong Hải, Trì Quang). Tuy nhiên các xã trên mới đạt ở mức độ tối thiểu, điểm đạt không cao, không bền vững và rất khó duy trì đạt ở các năm tiếp theo. Trong khi đó các xã, thị trấn còn lại thực trạng đánh giá mới đạt trung bình từ 80-85/100 điểm chuẩn; các điểm không đạt (mất điểm) tập chung chủ yếu ở các tiêu chí, chỉ tiêu sau: 2 - Về cơ sở hạ tầng, nhà trạm: 4 điểm. - Về cơ cấu nhân lực (bác sỹ): 2 điểm. - Về trang thiết bị, phương tiên, thuốc: 1,5 điểm. - Về thực hiện các dịch vụ, kỹ thuật: 5 điểm. - Về vệ sinh môi trường (hố xí, nhà tắm, nước sạch, rác thải): 2,5 điểm. - Về tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi: 2 điểm. Để hoàn thiện và đạt được các tiêu chí, chỉ tiêu trên: về tiêu chí cơ sở hạ tầng, nhà trạm đây là một tiêu chí lớn cần phải có sự đầu tư của Trung ương, của tỉnh theo lộ trình xây dựng của các Đề án, kế hoạch đầu tư từng năm, từng giai đoạn. Hiện nay trong tình hình khó khăn chung của đất nước, của tỉnh không thể giải quyết một sớm, một chiều ngay được. Về tiêu chí cơ cấu nguồn nhân lực (bác sỹ), đây cũng là trong những khó khăn chung về nguồn lực cơ cấu cán bộ, đặc biệt là vừa thiếu và vừa yếu của các tỉnh miền núi. Đào tạo phải có thời gian, hệ cử tuyển phải mất 7 năm và chuyên tu cũng phải 4 năm/khóa học; tiêu chí này phải có kế hoạch, từng bước hoàn thiện bố chí nguồn nhân lực đăng ký đạo tạo theo dự án các năm. Về môi trường và tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi đây là các tiêu chí mà cần phải có sự vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, các ban ngành đoàn thể và của toàn xã hội; nhằm từng bước thay đổi được nhận thức, hành vi của cộng đồng quan tâm đến vấn đề chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân. Với các điều kiện thực tế của địa phương và thực trạng hệ thống y tế cơ sở; để xây dựng và duy trì các xã, thị trấn đạt tiêu chí Quốc gia về y tế hoàn thành 3 đúng tiến độ theo mục tiêu của Đề án số 12 của Tỉnh về phát triển sự nghiệp y tế tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011-2015 và mục tiêu của Nghị quyết BCH Đảng bộ huyện khóa XXVI. Bên cạnh kế hoạch triển khai thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp phấn đấu từng bước xây dựng và hoàn thành các tiêu chí chung; thì cần phải có bước đột phá, các nhóm giải pháp trước mắt để sớm hoàn thành các tiêu chí, chỉ tiêu mà thực lực có thể thực hiện được. Việc sáng kiến triển khai đưa dịch vụ kỹ thuật, chăm sóc răng miệng xuống trạm y tế xã, nhằm tăng tổng số thực hiện các danh mục kỹ thuật theo Quyết định số 23/2005/QĐ-BYT ngày 30/8/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Ban hành quy định phân tuyến kỹ thuật và danh mục kỹ thuật trong khám chữa bệnh tại trạm y tế xã, từ đó có kế hoạch bổ sung trang thiết bị cần thiết để thực hiện các dịch vụ theo qui định. Nhằm đạt tối đa số điểm của các tiêu chí, chỉ tiêu trong khám chữa bệnh; nâng tổng số điểm đạt chuẩn của Bộ tiêu chí, xây dựng và duy trì xã, thị trấn đạt tiêu chí Quốc gia về y tế. 2. MÔ TẢ VỀ GIẢI PHÁP: 2.1. Các nhóm giải pháp chung: - Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe, chú trọng truyền thông trực tiếp, đảm bảo cho mọi người dân nắm được kiến thức cơ bản về vệ sinh môi trường (sử dụng nước sạch, xây dựng và sử dụng hố xí hợp vệ sinh, quản lý phân gia súc, rác thải theo đúng qui định), phù hợp với điều kiện tập quán sinh hoạt và điều kiện phát triển kinh tế xã hội địa phương, nhằm làm thay đổi hành vi có lợi cho sức khỏe cộng đồng. 4 - Tổ chức triển khai thực hiện tốt các chương trình mục tiêu y tế Quốc gia, y tế cấp ngành; nâng cao chất lượng thực hiện các dịch vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân tại các cơ sở y tế trong toàn huyện. Nâng cao trình độ chuyên môn về công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, thực hiện tốt việc đỡ đẻ sạch, đẻ an toàn; quản lý và tiêm phòng đầy đủ Vắc xin uốn ván cho phụ nữ mang thai để phòng chống uốn ván, không để tử vong sơ sinh do uốn ván. Tăng cường các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - KHHGĐ đến các thôn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó trên địa bàn. Xây dựng kế hoạch, tuyên truyền vận động các tổ chức và nhân dân các địa phương thực hiện xã hội hóa, đóng góp nguồn lực, bổ sung phương tiện hóa chất phun tẩm diệt muỗi, côn trùng có hại trong công tác phòng chống dịch bệnh và thực hiện xã hội hóa trong công tác tiêm chủng dịch vụ các Vắc xin phòng chống dịch bệnh nguy hiểm. Về tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi: Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em cân nặng theo tuổi dưới 18%. Nội dung này có các giải pháp, hoạt động của dự án cụ thể trong nội dung kế hoạch của huyện. - Về cơ cấu nhân lực, bác sỹ: Hiện nay đã cử đi học 03 cán bộ của trạm y tế đang học chuyên tu tại trường Đại học Y khoa Thái Nguyên: Tháng 7 năm 2014 ra trường 02 bác sỹ và tháng 7 năm 2015 ra trường 01, đảm bảo bổ sung cơ cấu nguồn nhân lực cho các xã đăng ký hoàn thành trong giai đoạn và hàng năm tiếp tục cử đi đào tạo theo kế hoạch cho các xã hoàn thành tiêu chí Quốc gia về y tế cho những năm tiếp theo. - Về cơ sở hạ tầng, nhà trạm, trang thiết bị: Đề nghị tỉnh đầu tư xây dựng mới cơ sở nhà trạm, ưu tiên cho các xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 1(Sơn Hải, Xuân Quang, Xuân Giao); đã có danh mục các công trình chuẩn bị đầu tư. 5 Riêng đối với các xã, thị trấn có Phòng khám ĐKKV, nếu chưa được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhà trạm, thực hiện giải pháp lồng ghép các hoạt động giữa trạm y tế với Phòng khám ĐKKV (Tằng loỏng, Xuân Quang, Phong Hải), theo chủ trương của tỉnh. Về trang thiết bị, các phương tiện khác: Theo qui định của Bộ Y tế, danh mục trang thiết bị y tế cho tuyến xã (Trạm y tế), ít nhất phải có từ 123 trang thiết bị trở lên (trên70% theo danh mục). Tuy nhiên hiện nay các trạm y tế của huyện mới có trên 70 loại trang thiết bị, đạt 55% theo qui định của tiêu chí. Đề nghị UBND huyện bổ sung kinh phí mua sắm trang thiết bị cho trạm y tế, ưu tiên các xã xây dựng nông thôn mới, đăng ký hoàn thành trong giai đoạn 1(dự toán 80 triệu/trạm) và nguồn kinh phí theo Đề án 12 của Tỉnh về phát triển sự nghiệp y tế tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011-2015. - Về vệ sinh môi trường, SDD trẻ em: Tỷ lệ hộ gia đình xử dụng nước sạch, có hố xí, nhà tắm đạt trên 75% và xử lý rác thải đúng qui định. Về nội dung này đề nghị tỉnh đẩy mạnh dự án nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn theo Đề án số 14 của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XIV (đạt tiêu chí số 17 trong bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới). 2.2. Nhóm giải pháp của việc triển khai đưa dịch vụ kỹ thuật, chăm sóc răng miệng xuống Trạm y tế xã: * Về đào tạo nguồn nhân lực: - Liên kết với Bệnh viện quân đội 108 Trung ương; xây dựng kế hoạch đăng ký nhu cầu đào tạo và cử cán bộ viên chức của Trạm y tế xã (Y sỹ hoặc Điều dưỡng) mỗi năm từ 1-2 người đi học tại Hà Nội thời gian theo khóa đạo tạo là 7 6 tháng. Để chuẩn bị về nguồn nhân lực năm 2012 phòng đã cử 01 Y sỹ công tác tại Trạm y tế xã Gia Phú đi đào tạo chuyên khoa răng tại Bệnh viện quân đội Trung ương 108 và năm 2013 tiếp tục cử 02 cán bộ đi đào tạo chuyên khoa răng để tiếp tục phát triển sang các xã khác. - Bên cạnh việc đào tạo tập trung tại Hà Nội, Phòng Y tế Bảo Thắng đã hợp đồng liên kết với Phòng khám chuyen khoa răng tư nhân và Bệnh viện đa khoa huyện trong việc đào tạo thực hành, thực tiễn tại khoa Răng hàm mặt của Bệnh viện và Phòng khám tư nhân theo cách (cầm tay chỉ việc) để nâng cao kỹ thuật chuyên môn cho cán bộ trong thực tế và tạo sự gắn kết trong việc thực hiện hỗ trợ xử lý kỹ thuật chuyên môn giữa các tuyến khi cần thiết. * Về trang thiết bị, vật tư hóa chất, thuốc: - Việc mua sắm bổ sung trang thiết bị vật tư y tế (trang thiết bị tối thiểu cho một phòng khám, chăm sóc răng miệng tại trạm y tế xã để hoạt động được trung bình là 90 triệu đồng/phòng) được thực hiện bằng nguồn kinh phí tiết kiệm chi thường xuyên hàng năm của đơn vị, có sự hỗ trợ nguồn kinh phí bổ sung hàng năm từ nguồn ngân sách huyện và sự hỗ trợ của phòng khám chuyên khoa răng tư nhân trên địa bàn. - Các vật tư y tế tiêu hao, hóa chất, thuốc được thực hiện chế độ thanh quyết toán khám chữa bệnh BHYT theo phân tuyến kỹ thuật đối với bệnh nhân khám chữa bệnh BHYT, còn các bệnh nhân khác, bệnh nhân không có thẻ BHYT thực hiện các chế độ thanh toán theo các qui định hiện hành. * Về tổ chức triển khai thực hiện: 7 Sau khi chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết về nguồn nhân lực (con người), cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư hóa chất, thuốc chuyên khoa; đầu tháng 3 năm 2013 Phòng Y tế đã phối hợp với Bệnh viện đa khoa huyện, Phòng khám chuyên khoa răng, Trạm y tế xã Gia Phú tổ chức khai trương triển khai việc khám chữa bệnh, thực hiện các dịch vụ kỹ thuật chăm sóc răng miệng cho bệnh nhân tại trạm với sự có mặt của các đồng chí lãnh đạo các đơn vị sự nghiệp y tế huyện, Đài Truyền thanh, truyền hình huyện, Đảng ủy, UBND xã, các ban ngành đoàn thể xã, thôn và đông đảo nhân dân trong khu vực tham dự; ngay tại buổi khai trương đã tổ chức khám và thực hiện các kỹ thuật chăm sóc răng miệng cho 4 bệnh nhân. Việc triển khai thực hiện đưa các dịch vụ kỹ thuật xuống cho y tế cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, xây dựng xã thị trấn đạt tiêu chí Quốc gia về y tế đã nhận được sự đánh giá cao của Sở Y tế và sự nhiệt tình hưởng ứng, đồng thuận của đông đảo nhân dân và đặc biệt là đạt được sự hài lòng của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. 3. TÍNH MỚI CỦA GIẢI PHÁP: Đây là trạm y tế đầu tiên 1/164 Trạm y tế xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh triển khai, thực hiện được việc đưa các dịch kỹ thuật chăm sóc răng miệng cho nhân dân tại trạm y tế tuyến xã theo Quyết định số 23/2005/QĐ-BYT ngày 30/8/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Ban hành quy định phân tuyến kỹ thuật và danh mục kỹ thuật trong khám chữa bệnh. Cụ thể đến nay Trạm y tế xã Gia Phú đã thực hiện được 11 kỹ thuật chăm sóc răng miệng như sau: - Nhổ răng sữa, chân răng. 8 - Nhổ răng kẹ, răng sữa ruỗng thân chưa đến tuổi thay. - Nhổ răng vĩnh viễn lung lay. - Nhổ răng vĩnh viễn và chân răng. - Rửa chấm thuốc viêm loét niêm mạc miệng, lợi. - Xử lý, hàn răng sâu ngà. - Chích nạo áp xe lợi. - Xử lý viêm lợi do mọc răng. - Hàn răng vĩnh viễn sâu ngà. - Hàn răng không sang chấn. - Lấy cao răng và đánh bóng 2 hàm. Toàn bộ các kỹ thuật trên mà trước đây đều phải thực hiện ở Bệnh viện tuyến huyện thì nay đã được thực hiện và kịp thời giải quyết ngay tại trạm y tế tuyến xã (an toàn, hiệu quả chất lượng, tiết kiệm) đối với các trạm y tế đã đáp ứng đủ các điều kiện cần thiết được triển khai thực hiện. 4. HỮU HIỆU CỦA GIẢI PHÁP: - Tạo điều kiện thuận lợi, cơ hội cho nhân dân, đặc biệt là người nghèo, người già, trẻ em, đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn được tiếp cận, hưởng lợi từ các dịch vụ kỹ thuật cao về y tế ngay tại địa phương (Trạm y tế xã) mà các dịch vụ này trước đây phải thực hiện tại Bệnh viện tuyến huyện. Tiết kiệm chi phí cho bệnh nhân, việc đi lại, ăn ở của bệnh nhân và 9 gia đình bệnh nhân rất tốn kém khi phải xuống Bệnh viện huyện; từ đó công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân tại địa phương được tốt hơn. - Tăng nhu cầu đến khám và điều trị tại cơ sở y tế tuýen xã, kể từ khi triển khai dịch vụ kỹ thuật chăm sóc răng miệng xuống trạm y tế xã, số bệnh nhân đến khám để được tư vấn chăm sóc răng miệng đặc biệt là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm từ 60-70% trên số bệnh nhân đến khám, thực hiện kỹ thuật chăm sóc răng miệng/tổng số bệnh nhân tăng trung bình 120% so với khi chưa được triển khai dịch vụ này tại Trạm. - Nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ viên chức của y tế cơ sở, tạo điều kiện cho cán bộ được đào tạo trực tiếp nâng cao về kỹ thuật chuyên môn, học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp ngay tại đơn vị và các cơ sở chuyên khoa của Bệnh viện huyện, Phòng khám chuyên khoa, để phục vụ nhân dân được tốt hơn và phần nào tăng thu nhập cho cán bộ viên chức từ nguồn thanh toán kỹ thuật, thủ thuật khám chữa bệnh BHYT theo qui định. - Đạt được số điểm tối đa của chỉ tiêu, tiêu chí khám chữa bệnh, thực hiện các kỹ thuật theo Quyết định số 23/2005/QĐ-BYT ngày 30/8/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Ban hành quy định phân tuyến kỹ thuật và danh mục kỹ thuật trong khám chữa bệnh. Để nâng tổng số điểm đạt chung của toàn xã theo Bộ tiêu chí; xây dựng và duy trì xã, thị trấn đạt tiêu chí Quốc gia về y tế, xây dựng nông thôn mới. 5. KHẢ NĂNG PHỔ BIẾN: 10 [...]... nay đầu năm 2013 đơn vị đã tổ chức triển khai thực hiện đưa dịch vụ kỹ thuật chăm sóc răng miệng xuống trạm y tế xã Gia Phú; sau gần một năm triển khai thực hiện, bước đầu đã có kết quả tốt, được nhân dân phấn khởi, nhiệt tình ủng hộ, tạo được sự hài lòng của người bệnh và gia đình bệnh nhân Trên đ y là báo cáo sáng kiến về việc Triển khai đưa dịch vụ kỹ thuật chăm sóc răng miệng xuống Trạm y tế xã. ..11 Sáng kiến n y áp dụng trên tất cả các Trạm y tế xã, thị trấn trong huyện và trong tỉnh Đối với huyện Bảo Thắng t y theo điều kiện thực tế nguồn kinh phí được giao hàng năm để từng bước triển khai, mỗi năm từ 1 đến 2 Trạm y tế xã, trước mắt ưu tiên cho những xã đông dân cư, xã ở cách xa Bệnh viện trung tâm huyện, xã x y dựng nông thôn mới giai đoạn 1 (Gia Phú, Thái Niên, Phú Nhuận, Xuân Giao, Trì. .. và gia đình bệnh nhân Trên đ y là báo cáo sáng kiến về việc Triển khai đưa dịch vụ kỹ thuật chăm sóc răng miệng xuống Trạm y tế xã để x y dựng và duy trì xã, thị trấn đạt tiêu chí Quốc gia về y tế Trình Hội đồng sáng kiến của huyện xem xét công nhận./ NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN Bùi Xuân Hưng . xã để x y dựng và duy trì xã, thị trấn đạt tiêu chí Quốc gia về y tế NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN Bùi Xuân Hưng Tên sáng kiến Triển khai đưa dịch vụ kỹ thuật chăm sóc răng miệng xuống Trạm y tế xã để x y. và gia đình bệnh nhân. Trên đ y là báo cáo sáng kiến về việc Triển khai đưa dịch vụ kỹ thuật chăm sóc răng miệng xuống Trạm y tế xã để x y dựng và duy trì xã, thị trấn đạt tiêu chí Quốc gia. x y dựng và duy trì xã, thị trấn đạt tiêu chí Quốc gia về y tế 1. ĐẶT VẤN ĐỀ: Tính đến năm 2010 huyện Bảo Thắng đã có 13/15 xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế theo Quyết định số 370/QĐ-BYT

Ngày đăng: 07/04/2015, 10:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan