1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo sáng kiến Tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục để kiểm soát và đảm bảo chất lượng, hiệu quả giáo dục của nhà trường

21 525 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 138,5 KB

Nội dung

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Sơn Hà, ngày 20 tháng 6 năm 2012 Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở Hội đồng sáng kiến cấp Tỉnh Họ và tên tác giả: Trần Thị Phương Lan Sinh ngày: 04 tháng 11 năm 1970 Nơi công tác: Trường THCS xã Sơn Hà – huyện Bảo Thắng Trình độ chuyên môn: Đại học ; chuyên ngành: Ngữ văn Các điều kiện chủ yếu để xét công nhận sáng kiến như sau: Tên đề tài: Làm tốt công tác «Tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục để kiểm soát và đảm bảo chất lượng, hiệu quả giáo dục của nhà trường ». I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Như chúng ta đã biết, trong những năm học gần đây, công tác Tự đánh giá chất lượng giáo dục (TĐG) của cơ sở giáo dục phổ thông do Bộ GD&ĐT ban hành tại Thông tư số 12/2009/TT-BGD&ĐT ngày 12/5/2009 đã được Sở cũng như Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện thị quan tâm, chỉ đạo ráo riết các cơ sở giáo dục thực hiện. Tuy nhiên, trong thực tế có không ít trường chưa thật sự bắt tay vào làm, có lẽ với nhiều lý do như: khó làm; thiếu hệ thống thông tin, minh chứng; cách sắp xếp hệ thống thông tin, minh chứng hoặc có thể người hiệu trưởng - người lãnh đạo nhà trường chưa thấy được tính hữu ích của công tác này trong việc cải tiến, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục của nhà trường. Mặt khác, thực tế cho thấy công tác tự đánh giá chất lượng của cơ sở 1 giáo dục là một công việc mới và khó thực hiện, bởi lẽ để thực hiện được công tác Tự đánh giá chất lượng của cơ sở giáo dục đòi hỏi nhà trường phải có được cách làm khoa học; có đầy đủ hệ thống thông tin, minh chứng lôgich, chi tiết, rõ ràng, có tính thuyết phục của một năm hoặc bốn năm để chứng minh cho hoạt động của từng tiêu chí và cũng là cơ sở để đánh giá mức độ đạt được của từng chỉ số, tiêu chí. 2. Mục đích, nhiệm vụ 2.1. Mục đích Thông qua công tác tự đánh giá thì sẽ có tác dụng trực tiếp, giúp cho người hiệu trưởng - người lãnh đạo nhà trường xác định được điểm mạnh, điểm yếu của nhà trường so với yêu cầu của xã hội về giáo dục, của ngành trong giáo dục. Từ đó, người lãnh đạo sẽ kiểm soát được chất lượng giáo dục, có biện pháp, kế hoạch cải tiến điểm yếu, phát huy điểm mạnh nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục của nhà trường trong từng giai đoạn cụ thể. 2.2. Nhiệm vụ 2.2.1. Nghiên cứu hệ thống văn bản để chỉ đạo nhà trường làm tốt công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường. 2.2.2. Mối quan hệ chặt chẽ giữa công tác tự đánh giá với việc kiểm soát, đảm bảo chất lượng giáo dục của nhà trường. 2.2.3. Trên cơ sở kết quả của công tác tự đánh giá, Hiệu trưởng nhà trường có kế hoạch, biện pháp cải tiến các điểm yếu trong từng tiêu chí để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Làm tốt công tác: « Tự đánh giá chất lượng giáo dục để kiểm soát và đảm bảo chất lượng, hiệu quả giáo dục của nhà trường ». 3.2. Phạm vi nghiên cứu 2 Sáng kiến kinh nghiệm: Làm tốt công tác « Tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục để kiểm soát và đảm bảo chất lượng, hiệu quả giáo dục của nhà trường » của tôi được nghiên cứu và thử nghiệm trực tiếp tại trường THCS xã Sơn Hà - Bảo Thắng từ năm học 2009-2010, 2010-2011, học kỳ I năm 2011 - 2012. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Nghiên cứu hệ thống văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện công tác Kiểm định chất lượng giáo dục; công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục: - Chỉ thị số 46/2008/CT-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 05/8/2008 chỉ thị về việc tăng cường công tác đánh giá và kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục; - Quyết định số 83/2008/QĐ-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông; - Thông tư số 12/2009/TT-BGD&ĐT ngày 12/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường Trung học cơ sở; - Công văn số 7880/BGD&ĐT-KTKĐCLGD ngày 08/9/2009 của Cục khảo thí kiểm định chất lượng giáo dục - Bộ GD&ĐT ban hành hướng dẫn tự đánh giá cơ sở giáo dục phổ thông; - Công văn số 140/KTKĐCLGD ngày 10/3/2010 của Cục khảo thí kiểm định chất lượng giáo dục hướng dẫn xác định nội hàm, tìm thông tin và minh chứng để đánh chất lượng giáo dục trường THCS. 4.2. Phương pháp thực nghiệm Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống văn bản, xác định được cách làm, Hội đồng tự đánh giá thực hiện công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục của trường THCS xã Sơn Hà, qua đó nhằm kiểm soát, có kế hoạch cải tiến các biện pháp để đảm bảo chất lượng giáo dục của nhà trường theo quy định. 3 4.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp Thông qua kết quả của công tác Tự đánh giá chất lượng giáo dục, Hiệu trưởng nhà trường tiến hành tổng hợp và phân tích điểm mạnh, điểm yếu của từng tiêu chí, từ đó thấy được nguyên nhân trực tiếp - gián tiếp, nguyên nhân chủ yếu - thứ yếu liên quan đến chất lượng giáo dục của nhà trường thông qua bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục của trường THCS do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tại Thông tư số 12/TT-BGD&ĐT ngày 12/5/2009. Đồng thời qua công tác tự đánh giá, nhà trường đề ra các biện pháp cải tiến chất lượng giáo dục phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, của địa phương. 5. Ý nghĩa khoa học Sau khi nghiên cứu và ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào thực tiễn trong công tác quản lý có tác dụng góp phần tích cực trong việc kiểm soát, đảm bảo chất lượng giáo dục của trường THCS xã Sơn Hà huyện Bảo Thắng nói riêng, các nhà trường nói chung. 4 II. PHẦN NỘI DUNG MÔ TẢ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Làm tốt công tác: « Tự đánh giá chất lượng giáo dục để kiểm soát và đảm bảo chất lượng, hiệu quả giáo dục của nhà trường ». Sau hai năm học (2008-2009, 2009-2010), năm học 2010-2011, nhà trường đã hoàn thành công tác tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục theo Thông tư số 12/2009/TT-BGD&ĐT ngày 12/5/2009 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS với 7 tiêu chuẩn, 47 tiêu chí, 141 chỉ số, trường THCS xã Sơn Hà đã nhận thức được sau công tác tự đánh giá đã giúp cho người Hiệu trưởng, các thành viên trong HĐTĐG biết được điểm mạnh cần phát huy, điểm yếu cần khắc phục? Có kế hoạch cải tiến điểm yếu để từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục của nhà trường thông qua hoạt động dạy - học và các hoạt động giáo dục khác. Chính vì vậy, với nội dung sáng kiến kinh nghiệm này mong muốn của tôi được chia sẻ với đồng nghiệp - những người đang làm công tác quản lý các cơ sở giáo dục về kinh nghiệm làm tốt công tác tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục để từ đó kiểm soát và đảm bảo chất lượng, hiệu quả giáo dục của nhà trường với các giải pháp cụ thể sau: 1. Giải pháp 1: Người Hiệu trưởng - Chủ tịch HĐTĐG phải có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về bản chất công tác kiểm định chất lượng giáo dục và công tác tác tự đánh giá chất lượng giáo dục Muốn làm tốt công tác tự đánh giá để kiểm soát và đảm bảo chất lượng giáo dục của một cơ sở giáo dục thì hơn ai hết, người Hiệu trưởng - Chủ tịch HĐTĐG phải có nhận thức đúng đắn, đầy đủ, sâu sắc về: - Mục đích của công tác kiểm định: « Nhằm xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn của cơ sở giáo dục phổ thông nhằm nâng 5 cao chất lượng giáo; thông báo công khai với các cơ quan quản lý và xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục để cơ quan chức năng đánh giá và công nhận cơ sở giáo dục phổ thông đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục » - Mục đích công tác tự đánh giá là: « Tự xem xét, tự kiểm tra, chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu của từng tiêu chí, xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng và các biện pháp thực hiện để đáp ứng các tiêu chí chuẩn chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành nhằm không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục và để đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục ». Đồng thời, người Hiệu trưởng với vai trò là người đứng đầu cơ sở giáo dục, chịu trách nhiệm trước các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, trước nhân dân về quá trình quản lý, chỉ đạo, điều hành, chất lượng và hiệu quả các hoạt động giáo dục của nhà trường, vì vậy người Hiệu trưởng phải có: - Nhận thức đúng đắn về công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục, khi đánh giá điểm mạnh, điểm yếu phải đứng trên cương vị của người lãnh đạo, có cái nhìn tổng thể, có cách đánh giá, nhận định vấn đề một cách khách quan, đúng thực trạng những gì đang diễn ra tại cơ sở giáo dục của mình, tránh tình trạng có cái nhìn phiến diện, mang tính chủ quan, nặng về thành tích, cách đánh giá thực trạng ( mô tả hiện trạng) hơn cả những gì mà nhà trường có được. Như vậy, không những công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục sẽ bị vô hiệu hóa, không mang đúng bản chất, mục đích của nó mà người Hiệu trưởng cũng sẽ không xác định được điểm mạnh, điểm yếu của các hoạt động giáo dục hay nói cách khác người Hiệu trưởng không kiểm soát được chất lượng thực tế để đề ra biện pháp cải tiến đảm bảo, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường cho phù hợp và chính xác trong từng giai đoạn cụ thể. - Khả năng nhận định, tổng hợp, phân tích vấn đề, hệ thống hóa, cụ thể hóa về điểm mạnh, điểm yếu của từng hoạt động thông qua từng tiêu chí trong 7 tiêu chuẩn với 141 chỉ số được quy định tại Thông tư số 12/2009/TT-BGD&ĐT bao hàm đánh giá toàn bộ các hoạt động của nhà trường. 6 - Có khả năng thuyết phục mọi người cùng tham gia phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu bằng cách cải tiến các biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. 2. Giải pháp 2: Làm tốt công tác tham mưu, tuyên truyền cho cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể trong xã, các bậc cha mẹ học sinh hiểu đúng bản chất về công tác kiểm định chất lượng nói chung, công tác tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục nói riêng Với giải pháp này mục đích giúp cho người Hiệu trưởng muốn công tác kiểm định chất lượng giáo dục nói chung, công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường nói riêng thật sự đạt được mục tiêu, nhiệm vụ và mục đích với đúng bản chất của nó thì người Hiệu trưởng - lãnh đạo nhà trường phải làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền về việc tuyên truyền cho các ban ngành đoàn thể của địa phương, các bậc cha mẹ học sinh hiểu rõ về một số nội dung cơ bản của công tác kiểm định chất lượng, đặc biệt là công tác tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục. Như chúng ta đã biết để làm được công tác kiểm định chất lượng giáo dục, đặc biệt phấn đấu một cơ sở giáo dục qua công tác đánh giá ngoài đạt được cấp độ 3 là cả một quá trình phấn đấu, sự vào cuộc của tất cả các lực lượng trong và ngoài nhà trường có liên quan. Do đó không chỉ đơn lẻ cơ sở giáo dục tự làm, tự phấn đấu mà còn cần có sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự phối kết hợp của các ban ngành đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội, của các bậc cha mẹ học sinh. Vậy muốn các lực lượng đó cùng tham gia có hiệu quả, trước hết là cơ quan chuyên môn - nhà trường phải có trách nhiệm tham mưu cho Đảng ủy, chính quyền địa phương làm tốt công tác tuyên truyền, giúp cho mọi người cùng hiểu rõ những nội dung cơ bản về công tác kiểm định chất lượng giáo dục, công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục thông qua một số văn bản cụ thể như sau: * Chỉ thị số 46/2008/CT-BGD&ĐT ngày 05/8/2008 của Bộ GD&ĐT: Tăng cường công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục. Nội hàm 7 Quán triệt về tăng cường công tác đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục với 9 nhiệm vụ trọng tâm. * Quyết định số 83/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/12/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Ban hành Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông với các nội dung. - Mục đích kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông: Nhằm xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn của cơ sở giáo dục phổ thông nhằm nâng cao chất lượng giáo; thông báo công khai với các cơ quan quản lý và xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục để cơ quan chức năng đánh giá và công nhận cơ sở giáo dục phổ thông đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. - Quy trình kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục: Được thực hiện theo 4 quy trình: + Tự đánh giá của cơ sở giáo dục phổ thông + Đăng ký kiểm định chất lượng của cơ sở giáo dục phổ thông + Đánh giá ngoài và đánh giá lại ( nếu có) cơ sở giáo dục phổ thông + Công nhận cơ sở giáo dục phổ thông đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục và cấp giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục. - Nguyên tắc kiểm định chất lượng của cơ sở giáo dục: Đảm bảo theo quy trình 4 bước (và chu kỳ 4 năm/ lần. - Quy trình tự đánh giá của cơ sở giáo dục phổ thông, gồm 7 bước: + Thành lập Hội đồng tự đánh giá. + Xác định mục đích, phạm vi tự đánh giá. + Xây dựng kế hoạch tự đánh giá. + Thu thập, xử lý và xử lý và phân tích các thông tin, minh chứng. + Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí. + Viết báo cáo tự đánh giá. + Công bố báo cáo tự đánh giá. - Mục đích, phạm vi tự đánh giá : + Mục đích tự đánh giá cơ sở giáo dục phổ thông là tự xem xét, tự kiểm tra, chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu của từng tiêu chí, xây dựng kế hoạch 8 cải tiến chất lượng và các biện pháp thực hiện để đáp ứng các tiêu chí chuẩn chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành nhằm không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục và để đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục. + Phạm vi của tự đánh giá là bao quát toàn bộ các hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục phổ thông ( bao gồm: Hoạt động dạy - học và các hoạt động giáo dục khác) theo từng tiêu chí trong bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS do Bộ GD&ĐT ban hành. - Các cấp độ của kết quả kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông: + Cấp độ 1: Cơ sở giáo dục phổ thông có từ 50% đến dưới 65% số tiêu chí đạt yêu cầu. + Cấp độ 2: Cơ sở giáo dục phổ thông có từ 65% đến dưới 80% số tiêu chí đạt yêu cầu. + Cấp độ 3: Cơ sở giáo dục phổ thông có từ 80% trở lên số tiêu chí đạt yêu cầu. * Thông tư số 12/2009/TT-BGD&ĐT ngày 12/5/2009 của Bộ GD&ĐT Ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở, gồm 7 tiêu chuẩn, 47 tiêu chí, 141 chỉ số. Đặc biệt tuyên truyền sâu sắc đầy đủ về các tiêu chí liên quan trực tiếp đến vai trò, trách nhiệm chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương; sự phối kết hợp của các ban ngành đoàn thể trong xã và các bậc cha mẹ học sinh, cụ thể ( tiêu chuẩn 1, tiêu chuẩn 5, tiêu chuẩn 6). Cách tuyên truyền: Thông qua các buổi họp giao ban tại UBND xã, các buổi họp các bậc cha mẹ học sinh ( khai giảng, sơ kết, tổng kết năm học); kết hợp với các buổi họp thôn hoặc các lớp tập huấn tại trung tâm học tập cộng đồng của các thôn. 3. Giải pháp 3: Tranh thủ sự chỉ đạo, giúp đỡ về chuyên môn trong công tác tự đánh giá của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Trong quá trình thực hiện công tác tự đánh giá, do công việc mới được triển khai, chưa có đơn vị nào thực hiện nên bản thân mỗi đồng chí Hiệu trưởng 9 - Chủ tịch HĐTĐG cũng như các thành viên trong HĐTĐG của các cơ sở giáo dục nói chung, trường THCS xã Sơn Hà nói riêng còn gặp nhiều khó khăn về các bước và cách làm. Nhận thức được vai trò, trách nhiệm, tầm quan trọng của cơ quan chuyên môn chỉ đạo trực tiếp - Phòng GD&ĐT huyện trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, tư vấn cho các cơ sở giáo dục về công tác kiểm định chất lượng nói chung, công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục nói riêng. Chính vì vậy, nhà trường đã tranh thủ ý kiến đóng góp, chỉ đạo của lãnh đạo và chuyên viên Phòng GD&ĐT huyện để từng bước tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc bằng cách nhà trường tổ chức hội nghị trao đổi về công tác kiểm định chất lượng, mời lãnh đạo và chuyên viên của Phòng Giáo dục và Đào tạo cùng trao đổi với nhà trường một số nội dung: - Trao đổi trực tiếp trên hệ thống văn bản; - Nghe nhà trường trình bày ý tưởng về các bước, cách thức thực hiện công tác tự đánh giá Qua buổi trao đổi đó, lãnh đạo và chuyên viên của Phòng Giáo dục và Đào tạo đã đóng góp ý kiến, bổ sung, điều chỉnh kịp thời, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, giúp cho HĐTĐG của nhà trường có được cách hiểu, cách làm bài bản, đúng quy trình trong quá trình thực hiện công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường đảm bảo tính khoa học, mang lại hiệu quả đích thực của công tác tự đánh giá cụ thể các nội dung: - Hiểu đúng, hiểu đầy đủ nội hàm của hệ thống văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, đặc biệt một số khái niệm mới và khó hiểu; - Cách xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch tự đánh giá; - Cách hiểu và xác định nội hàm của các tiêu chí, tiêu chuẩn; - Cách tổ chức thực hiện các bước của công tác tự đánh giá; - Cách xác định thông tin, minh chứng cho các tiêu chí; - Cách sắp xếp, mã hóa hệ thống thông tin, minh chứng; - Cách đánh giá từng tiêu chí thông qua mô tả hiện trạng, xác định điểm ; 10 [...]... được đoàn đánh giá đảm bảo chất lượng đạt cấp độ 3 ( 39/47 tiêu chí đạt = 83,3%) 2 Khả năng phổ biến và nhân rộng Với các giải pháp như đã trình bày những kinh nghiệm thực hiện công tác tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục theo quy định, tôi xin được chia sẻ và chắc chắn sẽ giúp ích cho người Hiệu trưởng nói riêng, các cơ sở giáo dục nói chung kiểm soát được chất lượng giáo dục của nhà trường trong... viên vào dịp 20/11, học sinh vào dịp 01/6 hằng năm Đảm bảo công tác khen thưởng của Phòng, Sở GD&ĐT cho các đối tượng học sinh theo đúng quy định 16 III KẾT QUẢ THỰC HIỆN Trong hai năm thực hiện công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục, bản thân tôi là người Hiệu trưởng - người đứng đầu cơ sở giáo dục đã kiểm soát được chất lượng giáo dục của nhà trường bằng cách xác định điểm mạnh, điểm yếu và đã... hoạch với các biện pháp cụ thể để cải tiến chất lượng đảm bảo tính thực tiễn, tính khả thi và hiệu quả 5 Giải pháp 5: Xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng bao gồm: phát huy điểm mạnh, cải tiến điểm yếu chất lượng giáo dục của nhà trường Trên cơ sở kết quả nhận định, phân tích, đánh giá, điểm mạnh, điểm yếu về chất lượng giáo dục của nhà trường trong từng tiêu chí, người Hiệu trưởng Chỉ tịch HĐTĐG cùng... giảng dạy Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong và ngoài nhà trường đều được xây dựng kế hoạch và thực hiện có hiệu quả tương đối cao, góp phần nâng cao tỷ lệ chuyên cần, công tác duy trì số lượng và chất lượng giáo dục của nhà trường Công tác giáo dục thể chất của nhà trường luôn phát triển đi đầu trong huyện; công tác y tế trường học được thực hiện theo đúng quy định Nhà trường thực hiện tốt... mạnh, điểm yếu của các tiêu chí trên cơ sở các hoạt động của nhà trường của người Hiệu trưởng Với giải pháp này, đòi hỏi người Hiệu trưởng sau khi thực hiện công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường phải có năng lực đánh giá, nhận xét, phân tích điểm mạnh, điểm yếu đối với từng tiêu chí trước hội đồng giáo dục của nhà trường; chỉ rõ nguyên nhân ( khách quan, chủ quan) của điểm mạnh, điểm... cán bộ, giáo viên, nhân viên, các em học sinh nhà trường hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được phân công 1.6 Sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình thực hiện các hoạt động giáo dục của nhà trường đạt hiệu quả tương đối cao Bình quân giáo viên dạy có ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng (... cao 3 Nhà trường tổ chức thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục Công tác hội giảng cấp tổ, trường được tổ chức theo đúng quy định, có tác dụng nâng cao trình độ chuyên môn và phương pháp giảng dạy của giáo viên Giáo viên tích cực sử dụng phòng học bộ môn, thiết bị giáo dục và đồ dùng dạy học; đại đa số giáo viên tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng... trung tâm ở thôn Tả Hà 2: 4367m2, phân hiệu ở thôn An Hồng: 4334m 2) Huy động nhân dân ủng hộ nhà trường trên 140.000.000đ tiền mặt và trên 700 ngày công tu sửa cơ sở vật chất trường lớp và các hoạt động giáo dục của nhà trường 1.4 Các hoạt động giáo dục của nhà trường được học sinh tích cực tham gia và đạt hiệu quả cao như: Các hội thi AEROBIC ( luôn đạt giải nhất và giải đặc biệt); Hội khỏe Phù Đổng... pháp để cải tiến được chất lượng của nhà trường ở một số nội điểm yếu cụ thể: 1 Kết quả thực hiện sáng kiến kinh nghiệm 1.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ: Hằng năm, 100% giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường; năm học 2010 - 2011, 7/20 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện = 35% ( tăng 7% so với năm học 2007-2008); 1 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh = 5% (so với các năm trước không có) 1.2 Chất lượng. .. giáo dục của nhà trường trong từng lĩnh vực, hoạt động cụ thể, để từ đó có các biện pháp nhằm cải tiến đảm bảo, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường theo yêu cầu của ngành, của xã hội ở tất cả các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện Bảo Thắng nói riêng, tỉnh Lào Cai nói chung./ NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN Trần Thị Phương Lan Xác nhận của nhà trường 19 …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… . làm công tác quản lý các cơ sở giáo dục về kinh nghiệm làm tốt công tác tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục để từ đó kiểm soát và đảm bảo chất lượng, hiệu quả giáo dục của nhà trường với các. Tự đánh giá chất lượng giáo dục để kiểm soát và đảm bảo chất lượng, hiệu quả giáo dục của nhà trường ». 3.2. Phạm vi nghiên cứu 2 Sáng kiến kinh nghiệm: Làm tốt công tác « Tự đánh giá chất lượng. giá của cơ sở giáo dục phổ thông + Đăng ký kiểm định chất lượng của cơ sở giáo dục phổ thông + Đánh giá ngoài và đánh giá lại ( nếu có) cơ sở giáo dục phổ thông + Công nhận cơ sở giáo dục phổ

Ngày đăng: 07/04/2015, 09:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w