Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 41 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
41
Dung lượng
351 KB
Nội dung
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa quản lý kinh doanh Mục lục 1.Lý do chọn đề tài 3 2.Mục đích nghiên cứu 3 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4 4.Phương pháp nghiên cứu 4 5. Kết cấu của đề tài 4 Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu hàng hóa của công ty xuất khẩu 5 1.1. Tổng quan về xuất khẩu hàng hóa của công ty 5 1.1.1. khái niệm xuất khẩu 5 1.2. Quy trình của hoạt động xuất khẩu hàng hóa ở Công ty 7 1.2.1. Lập kế hoạch xuất khẩu 7 1.2.2. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu 8 Cũng như trong các hoạt động kinh doanh khác, vai trò của nghiên cứu thị trường trong xuất nhập khẩu rất quan trọng. Nó giúp công ty đánh giá chính xác về thị trường xuất nhập khẩu, có nguồn thông tin toàn diện, chuẩn xác làm nền tảng cho chiến lược marketing xuất nhập khẩu. Nếu không thực hiện nghiên cứu thị trường xuất nhập khẩu hoặc thực hiện sơ sài, công ty sẽ phải đối mặt với những rủi ro rất lớn 8 1.2.3.Định giá xuất khẩu 8 1.2.4. Giao dịch và đàm phán, dẫn tới kí kết hợp đồng xuất khẩu 9 1.2.5. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu 9 1.3. Các hình thức xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp 10 1.3.1. Xuất khẩu tại chỗ 10 1.3.2. Gia công xuất khẩu 11 1.3.3. Xuất khẩu uỷ thác 11 1.3.4. Xuất khẩu qua đại lý ở nước ngoài 12 1.3.5. Tạm nhập tái xuất 12 1.3.6. Chuyển khẩu 12 1.3.7. Thương mại biên giới 13 Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu than ở Công ty cổ phần Tứ Đỉnh 14 2.1. Khái quát về Công ty cổ phần Tứ Đỉnh 14 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Tứ Đỉnh. 14 Sv: Nguyễn Thị Diễn Lớp QTKD6-K12 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa quản lý kinh doanh Công ty cổ phần Tứ Đỉnh hoạt động và tồn tại với tư cách pháp nhân là một Công ty Cổ phần do các cổ đông đóng góp vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh. 14 2.2.1 Tình hình xuất khẩu than của Công ty 19 2.2.2. Thực trạng xuất khẩu than của Công ty 20 2.3. Đánh giá chung về hiệu quả xuất khẩu than tại Công ty cổ phần Tứ Đỉnh 24 2.3.1. Những mặt được 24 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế của xuất khẩu than ở Công ty 27 3.1. Định hướng, mục tiêu về xuất khẩu than của Công ty trong thời gian tới 31 3.2. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu than ở Công ty cổ phần Tứ Đỉnh 32 3.2.1. Đổi mới công tác quản lý, đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường than và tổ chức hoạt động xuất khẩu 32 Sv: Nguyễn Thị Diễn Lớp QTKD6-K12 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa quản lý kinh doanh Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, xuất khẩu đã trở thành xu hướng phát triển tất yếu và ngày càng đóng vai trò quan trọng và tích cực đối với nền kinh tế mỗi quốc gia trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, đặc biệt với những nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Là một mặt hàng quan trọng, than antraxit Việt Nam không chỉ thoả mãn, đáp ứng nhu cầu trong nước như sản xuất xi măng, điện, phân bón, giấy…và nhu cầu tiêu dụng của nhân dân, mà còn phục vụ cho nhu cầu nhập khẩu của các bạn hàng nước ngoài với quy mô ngày càng lớn. Với sản lượng sản xuất và tiêu thụ trên 40 triệu tấn/năm trong đó xuất khẩu đạt trên 20 triệu tấn, mặt hàng than hiện đang được xác định là một trong các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Công ty, có đóng góp ngày càng to lớn trong sự tăng trưởng chung của nền kinh tế quốc dân. Để có được những thành tích trên, toàn thể lãnh đạo, cán bộ và công nhân viên của Công ty cổ phần Tứ Đỉnh đã nỗ lực phấn đầu không ngừng để gia tăng sản lượng.Than khai thác và tiêu thụ, nâng cao chất lượng và giá trị của than, xây dựng thương hiệu cho Than Việt Nam trên thị trường quốc tế. Là một Tập đoàn kinh tế mạnh của đất nước, Công ty cổ phần Tứ Đỉnh luôn đặt vấn đề nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung, hiệu quả xuất khẩu than nói riêng làm mối quan tâm hàng đầu. Bởi, nâng cao hiệu quả kinh doanh là điều kiện tiên quyết để bất kỳ một doanh nghiệp nào tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường. Và trên hết, đối với riêng ngành than, xuất khẩu đã đưa ngành than ra khỏi tình trạng khủng hoảng và góp phần quan trọng vào việc bình ổn giá than trong nước. Nâng cao hiệu quả xuất khẩu than là mục tiêu sống còn của Công ty cổ phần Tứ Đỉnh Vì lý do trên em chọn đề tài: “ giải pháp nâng cao hoạt động xuất khẩu than ở công ty cổ phần Tứ Đỉnh” làm nội dung nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Để có cái nhìn tổng quan về nghành than, thực trạng hoạt động xuất khẩu từ đây có được những giải pháp hợp lý nhằm thu được lợi nhuận lớn nhất từ hoạt động xuất khẩu trên cơ sở đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trong hiện tại và tương lai. Sv: Nguyễn Thị Diễn Lớp QTKD6-K12 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa quản lý kinh doanh 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu hoạt động xuất khẩu than trong phạm vi Công ty Cổ phần Tứ Đỉnh, thông qua sự kiểm soát của các cơ quan liên quan đến hoạt động xuất khẩu than. Phạm vi nghiên cứu của đề tài được xác định trên hai phương diện là không gian và thời gian. Về mặt không gian là hoạt động xuất khẩu than của Công ty cổ phần Tứ Đỉnh. Về mặt thời gian trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Với những mục tiêu được đề ra ở phần trên, để thực hiện và phát triển đề tài theo chiều sâu, rộng thì cần phải dựa vào các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thống kê - tập hợp phân tích mô tả số liệu : dùng công cụ thống kê tập hợp tài liệu, số liệu của công ty, sau đó tiến hành phân tích, so sánh, đối chiếu rút ra kết luận về bản chất, nguyên nhân của sự thay đổi. - Phương pháp phân tích tài chính : dùng công cụ các tỷ số tài chính để tính toán, xác định kết quả từ đó rút ra nhận xét về hiệu quả hoạt động của công ty. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần của mục lục, phần mở đầu và kết luận, nội dung chuyên đề được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu hàng hóa của công ty xuất khẩu Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu than ở Công ty cổ phần Tứ Đỉnh Chương 3: Giải pháp nâng cao hoạt động xuất khẩu than ở Công ty cổ phần Tứ Đỉnh Sv: Nguyễn Thị Diễn Lớp QTKD6-K12 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa quản lý kinh doanh Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu hàng hóa của công ty xuất khẩu 1.1. Tổng quan về xuất khẩu hàng hóa của công ty 1.1.1. khái niệm xuất khẩu Xuất khẩu là một quá trình thu doanh lợi bằng cách đưa các sản phẩm hoặc dịch vụ ra khỏi thị trường trong nước và bán chúng ở các thị trường nước ngoài khác với thị trường trong nước. Khái niệm xuất khẩu không nằm ở đó là mặt hang hay dịch vụ gì, và nó được phân phối như thế nào, điều đó không quan trọng. Có rất nhiều phương thức xuất khẩu để một mặt hàng có thể vươn xa ra thế giới. Nó có thể được vận chuyển bằng tàu biển, được gửi qua email, hoặc trong những hành lý xách tay cá nhân đem về khi đi máy bay. Nếu mặt hàng đó được sản xuất tại một nước và được bán cho một ai đó ở quốc gia khác đó chính là xuất khẩu. Tuy nhiên, một số nghiệp vụ xuất khẩu xảy ra giữa nước sở và tại người mua cư trú tại các quốc gia khác, nhưng hàng hóa, dịch vụ lạ được giao ngay tại trong nước và thu bằng ngoại tệ. Hoạt động xuất khẩu là việc thực hiện những công việc liên quan đến những nghiệp vụ bán hàng cho doanh nhân có quốc tịch khác với quốc tịch của nước xuất hay lưu kho hàng hóa. Hoạt động xuất khẩu đã ra đời từ rất lâu và nó chính là phương thức phổ biến nhất với mức độ rủi ro và chi phí thấp để thâm nhập thị trường quốc tế. Hoạt động xuất khẩu: Hàng hóa hữu hình ( sản phẩm) Hàng hóa vô hình ( dịch vụ, sức lao động ) Xuất khẩu mậu dịch: Kinh doanh nhằm thu lợi nhuận, có thanh toán bằng tiền hay trao đổi hàng hóa. Nhà xuất khẩu có thể xuất khẩu trực tiếp hoặc ủy thác cho đơn vị xuất khẩu. Xuất khẩu phi mậu dịch: hàng xuất khẩu không có giá trị thanh toán. Hóa đơn phát hành chỉ để tham khảo tính thuế với đơn vị nhận hàng. Sv: Nguyễn Thị Diễn Lớp QTKD6-K12 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa quản lý kinh doanh Xuất khẩu thực chất là hoạt động bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ cho nước ngoài trên cơ sở sử dụng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. 1.1.2. Vai trò xuất khẩu ở công ty Xu hướng hội nhập vào nền kinh tế cùng với sự phát triển của phân công lao động xã hội và phân công lao động hợp tác quốc tế đã làm cho hoạt động xuất khẩu ngày càng có ý nghĩa quan trọng. Ba động cơ chủ yếu để các công ty tham gia kinh doanh quốc tế là: - Tăng doanh số bán hàng: hầu hết các công ty sử dụng xuất khẩu như là cách thức để tăng doanh số bán hàng khi thị trường trong nước bão hoà. - Đa dạng hoá thị trường đầu ra: thị trường đầu ra được đa dạng nó có thể ổn định luồng tiền của công ty để thanh toán cho các nhà cung cấp từ các khách hàng đa dạng hơn. Các công ty có nguồn thu từ nước ngoài đều có thể đa dạng thị trường bán hàng và luồng tiền của mình. - Thu được các kinh nghiệm quốc tế: các nhà kinh doanh và nhà quản lý sẽ thu được nhiều kiến thức qua việc tiến hành kinh doanh quốc tế. Trong những môi trường văn hóa kinh tế và chính trị khác nhau thì việc sử dụng xuất khẩu như là một cách thức để có được các kinh nghiệm quốc tế với chi phí và rủi do thấp. Xuất khẩu giúp công ty thu về một khoản ngoại tệ phục vụ cho công tác nhập khẩu. Ngoài ra xuất khẩu còn góp phần tăng tích luỹ vốn, mở rộng sản xuất tăng thu nhập cho doanh nghiệp nói riêng, nên kinh tế nói chung. Thông qua xuất khẩu, hàng hóa của các công ty trong nước sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng, cuộc cạnh tranh này đòi hỏi các công ty phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi được với thị trường quốc tế Thông qua xuất khẩu, công ty nói riêng, nền kinh tế nói chung mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước trên thế giới; khai thác có hiệu quả lợi thế tương đối và tuyệt đối của đất nước từ đó kích thích các ngành kinh tế phát triển. Sv: Nguyễn Thị Diễn Lớp QTKD6-K12 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa quản lý kinh doanh 1.2. Quy trình của hoạt động xuất khẩu hàng hóa ở Công ty 1.2.1. Lập kế hoạch xuất khẩu Khi bắt tay vào một chiến lược xuất khẩu một hay một nhóm loại hàng hóa nào đó, công ty cần phải tiến hành lập kế hoạch xuất khẩu với trình tự và nội dung cơ bản như sau: Một là, đánh giá các điều kiện nội tại của công ty. Mục đích của bước này là tìm ra điểm mạnh và điểm yếu trong kinh doanh của công ty để từ đó có thể đầu tư vào những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu của công ty. Công ty cần có đánh giá đúng đắn về những kết quả đã đạt được, những lợi thế cạnh tranh hoặc những điểm mạnh mà công ty tin chắc có thể làm tốt hơn những đối thủ cạnh tranh khác; đồng thời cũng cần nhìn nhận và đánh giá đúng đắn những điểm yếu trong cạnh tranh của công ty mình. Hai là, đánh giá các điều kiện và yếu tố bên ngoài. Sau khi tiến hành đánh giá, phân tích các điều kiện bên trong, cần nghiên cứu những yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng đến việc xuất khẩu sản phẩm của công ty: tiềm năng của thị trường; yếu tố cạnh tranh; môi trường chính sách, pháp luật; môi trường kinh tế và kinh doanh; môi trường văn hoá xã hội; môi trường kỹ thuật; hệ thống phân phối… Ba là, nghiên cứu sản phẩm. Công ty cần định ra những sản phẩm, dịch vụ mà công ty có thể tìm được thị trường nước ngoài để tiêu thụ với những đặc điểm về bao gói, chất lượng, hình dạng vật lý, cách thức sử dụng Bốn là, phân tích SWOT. Sau khi thu thập các dữ liệu thông tin ở các bước trên, cần thực hiện tổng kết và phân tích để chỉ ra điểm mạnh - yếu, cơ hội - thách thức đối với công ty. Điều này sẽ giúp công ty tập trung và phát huy những điểm mạnh, giảm thiểu những điểm ýêu của mình, từ đó đầu tư vốn vào các cơ hội thị trường. Năm là, xác định các nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành công của thương vụ xuất khẩu. Sáu là, đặt ra những mục tiêu, chiến lược và kế hoạch hành động. Bảy là, đánh giá mức độ sẵn sàng xuất khẩu của công ty, như là: kỹ năng, kinh nghiệm có liên quan đến xuất khẩu; các mối liên hệ giữa công ty và thị trường xuất khẩu mục tiêu; khả năng tài chính; nhân lực và thời gian Sv: Nguyễn Thị Diễn Lớp QTKD6-K12 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa quản lý kinh doanh 1.2.2. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu Cũng như trong các hoạt động kinh doanh khác, vai trò của nghiên cứu thị trường trong xuất nhập khẩu rất quan trọng. Nó giúp công ty đánh giá chính xác về thị trường xuất nhập khẩu, có nguồn thông tin toàn diện, chuẩn xác làm nền tảng cho chiến lược marketing xuất nhập khẩu. Nếu không thực hiện nghiên cứu thị trường xuất nhập khẩu hoặc thực hiện sơ sài, công ty sẽ phải đối mặt với những rủi ro rất lớn. Trong việc nghiên cứu này, công ty kinh doanh xuất nhập khẩu cần nắm vững những nội dung sau: điều kiện chính trị - thương mại chung, luật pháp và chính sách buôn bán, điều kiện về tiền tệ và tín dụng, điều kiện vận tải và tình hình giá cước… Bên cạnh đó, công ty cũng cần nắm vững những điều có liên quan đến mặt hàng kinh doanh của mình trên thị trường nước ngoài đó, như: dung lượng thị trường, tập quán và thị hiếu tiêu dung, những kênh tiêu thụ (các phương thức tiêu thụ), sự biến động giá cả… Khi nghiên cứu những nội dung trên, người ta áp dụng hai phương pháp chủ yếu là nghiên cứu tại văn phòng (điều tra qua tài liệu, sách báo…) và điều tra thực địa. Ngoài hai phương pháp này, người ta còn có thể sử dụng các phương pháp như: mua, bán thử; mua dịch vụ thông tin của các công ty điều tra tín dụng; thông qua người thứ ba để tìm hiểu khách hàng v.v 1.2.3.Định giá xuất khẩu Giá cả là yếu tố quan trọng trong giao dịch ngoại thương. Do vậy, việc xác định giá xuất khẩu như thế nào hết sức có ý nghĩa đối với công ty, nó là cơ sở để công ty tiến hành các bước giao dịch hay đàm phán kí kết hợp đồng. Công ty cần lưu ý rằng nếu giá xuất khẩu được đính giá quá thấp so với giá nên xuất thì sẽ bị giảm lợi nhuận; còn nếu định giá cao hơn giá nên bán thì ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của sản phẩm. Thông thường trong xuất khẩu việc xác định giá thường dựa trên phương pháp sai biệt phí tổn. 1. Giá thành chế tạo (manufacturing cost) + các chi phí xuất khẩu (special exporting cost) = giá thành sản xuất (factory cost) 2. Giá thành sản xuất – thuế được hoàn lại = giá thành sản xuất thuần Sv: Nguyễn Thị Diễn Lớp QTKD6-K12 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa quản lý kinh doanh 3. Giá thành xuất khẩu + lợi nhuận + chi phí bán hàng = giá xuất xưởng (Ex Works Price). 4. Giá xuất xưởng + chi phí vận tải nội địa + các chi phí lưu kho, lưu bãi cầu cảng, bốc xếp = giá FOB 5. Giá FOB + chi phí vận tải = giá CFR 6. Giá CFR + phí bảo hiểm = giá CIF Ngoài ra còn cần phải cộng thêm chi phí khác như : phí ngân hàng, phí ký quỹ, phi ngoại hối kỳ hạn 1.2.4. Giao dịch và đàm phán, dẫn tới kí kết hợp đồng xuất khẩu Để tiến tới ký kết hợp đồng mua bán với nhau, người xuất khẩu và người nhập thường phải qua một quá trình giao dịch, thương thảo về các điều kiện giao dịch. Quá trình đó gồm các bước chính sau: - Hỏi hàng( hỏi giá): Là việc người mua gửi tới một hay một nhóm người cung cấp về những hàng hóa mình quan tâm hoặc có nhu cầu. - Chào hàng: Là việc người bán gửi tới một hoặc một nhóm những người mua những thông tin về hàng hóa của công ty mình. Đơn chào hàng cần rõ ràng và hấp dẫn, không chỉ thể hiện ở giá thấp hay sự giảm giá, mà còn thể hiện ở cả dịch vụ cung cấp người mua, phẩm chất hàng tốt, điều kiện thanh toán có lợi cho người mua. - Đặt hàng: Là đề nghị chắc chắn về việc ký kết hợp đồng, xuất phát từ người mua. Khi đặt hàng, cần xác định chính xác tên hàng, phẩm chất, quy cách, số lượng cần đặt mua 1.2.5. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu Sau khi hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại thương đã ược ký kết, các bên tham gia ký kết phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó. Đây là công việc rất phức tạp vì nó đòi hỏi phải tuân thủ luật quốc gia và quốc tế, đồng thời bảo đảm được quyền lợi quốc gia và đảm bảo uy tín kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu. Về mặt kinh doanh, trong quá trình thực hiện các khâu công việc để thực hiện hợp đồng, công ty kinh doanh xuất nhập khẩu phải cố gắng tiết kiệm chi phí lưu thông, nâng cao tính danh lợi và hiệu quả của toàn bộ nghiệp vụ giao dịch. Sv: Nguyễn Thị Diễn Lớp QTKD6-K12 9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa quản lý kinh doanh Để thực hiện một hợp đồng xuất khẩu, doanh nghiệp phải tiến hành các khâu công việc sau đây: Giục mở L/C và kiểm tra L/C (nếu hợp đồng quy định sử dụng phương thức tín dụng chứng từ), xin giấy phép xuất khẩu, chuẩn bị hàng hóa, thuê tàu hoặc lưu cước, kiểm nghiệm và kiểm dịch hàng hoá, làm thủ tục hải quan, gian hàng lên tàu, mua bảo hiểm, làm thủ tục thanh toàn và giải quyết khiếu nại (nếu có). 1.3. Các hình thức xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp 1.3.1. Xuất khẩu tại chỗ Là hình thức mà doanh nghiệp xuất khẩu ngay tại chính đất nước mình để thu ngoại tệ thông qua việc giao hàng bán cho các doanh nghiệp đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam theo sự chỉ định của thương nhân nước ngoài; hoặc bán hàng sang khu chế xuất hoặc các xí nghiệp chế xuất đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Ưu điểm của hình thức này là làm tăng kim ngạch xuất khẩu, giảm rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu, giảm được các chi phí trong kinh doanh xuất khẩu như chi phí vận tải, chi phí bảo hiểm hàng hoá, đồng thời được hưởng ưu đãi về thuế . Bên cạnh đó, người kinh doanh xuất khẩu cũng không cần am hiểu kỹ các luật pháp quốc tế cũng như các tập quán thương mại của các nước khác. Tuy nhiên, hình thức xuất khẩu này cũng có những hạn chế nhất định Thủ tục xuất khẩu khá phức tạp; thời gian xử lý hoàn thuế GTGT quá lâu. Với các nguyên nhiên vật liệu sản xuất tại chỗ phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, năng lực của nền kinh tế; đây là cuộc cạnh tranh mà thông thường chúng ta bị thua do giá sản phẩm trong nước thường cao hơn giá nhập khẩu của sản phẩm đó từ nước ngoài vào; và như vậy không phát huy được thế mạnh của chúng ta là cung ứng sản phẩm tại chỗ cho các doanh nghiệp FDI. Do vậy, hình thức xuất khẩu tại chỗ thường được áp dụng tại những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện xuất khẩu tại chỗ hàng hoá do doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam; thương nhân Việt Nam có tiềm lực kinh tế mạnh hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khác có nhu cầu nhập khẩu tị chỗ khi mới tiếp cận thị trường. Sv: Nguyễn Thị Diễn Lớp QTKD6-K12 10 [...]... hưởng các ưu đãi về thuế xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa qua biên giói theo thỏa thuận song phương với hai nước có chung biên giới Sv: Nguyễn Thị Diễn 13 Lớp QTKD6-K12 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa quản lý kinh doanh Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu than ở Công ty cổ phần Tứ Đỉnh 2.1 Khái quát về Công ty cổ phần Tứ Đỉnh 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Tứ Đỉnh Công. .. kinh doanh than trong nước do giá than tiêu thụ trong nước chỉ bằng một nửa giá than xuất khẩu Bảng 2.5 Tốc độ gia tăng tương đối của hoạt động sản xuất và xuất khẩu than của Công ty cổ phần Tứ Đỉnh 2008 2009 2010 2011 2012 Than khoáng sản xuất 5.6 6.6 11.3 17.1 21.3 khẩu – triệu tấn Tốc độ gia tăng xuất 40 17.9 71.2 51.3 24.6 khẩu- % ( Nguồn: Ban kế toán – tài chính - Công ty cổ phần Tứ Đỉnh ) Theo... các phòng ban nghiệp vụ trong Công ty và hiệu quả làm việc tối đa của các nhà quản lý Công ty 2.2 Thực trạng hoạt động xuất khẩu than của Công ty cổ phần Tứ Đỉnh Sv: Nguyễn Thị Diễn 18 Lớp QTKD6-K12 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa quản lý kinh doanh 2.2.1 Tình hình xuất khẩu than của Công ty Phân loại than xuất khẩu của Công ty: Nhu cầu than Antraxit ngày càng được nâng lên đối với việc phát triển... cấu lao động và công tác bồi dưỡng đào tạo cán bộ cũng hết sức chú trọng Với những kết quả đạt được trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu than khoáng sản, ngành than của Công ty hàng năm đã đóng góp một lượng không nhỏ cho Công ty nói chung Lượng ngoại tệ trong hoạt động xuất khẩu than được tăng lên hàng năm, đó là nguồn vốn bổ sung cho hoạt động sản xuất và phát triển hoạt động xuất khẩu than khoáng... cơ cấu xuất khẩu chưa hợp lý và gây nhiều khó khăn cho ngành than của Công ty khi thị trường này có sự biến động Nếu vì một lý do nào đấy mà thị trường Trung Quốc có biến động trong hoạt động thương mại quốc tế về than thì Công ty sẽ gặp một trở ngại lớn, gây xáo trộn trong hoạt động xuất khẩu và ảnh hưởng đến doanh thu từ hoạt động xuất khẩu than Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc xuất khẩu than tập... hiệu quả xuất khẩu than Đặc biệt, trong những năm sắp tới, khi sản lượng than cho xuất khẩu khó có khả năng tăng lên thì việc nâng cao chất lượng của than để gia tăng giá trị của than xuất khẩu là vấn đề then chốt nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu than đối với Công ty cổ phần Tứ Đỉnh + Phải tăng cường đổi mới, hiện đại hóa công nghệ, thiết bị trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất, chế biến than Khi... 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Tứ Đỉnh Công ty cổ phần Tứ Đỉnh hoạt động và tồn tại với tư cách pháp nhân là một Công ty Cổ phần do các cổ đông đóng góp vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh - Tên Công ty: Công ty Cổ phần Tứ Đỉnh - Số đăng ký kinh doanh: 5300 323 635 - Mã số thuế: 5300323 635 - Trụ sở giao dịch: Tổ 7 Phố Cầu Mây, TT Sa Pa, H.Sa Pa, tỉnh Lào Cai - Số điện... thụ và xuất khẩu than của Công ty cổ phần Tứ Đỉnh 2008 đến nay ( ĐV: triệu tấn ) ( Nguồn: Ban kế toán – tài chính - Công ty cổ phần Tứ Đỉnh ) Sản lượng than của Công ty 2013 so với 2012 là không nhiều, không phải thị trường than thế giới giảm sút mà là do nhu cầu năng lượng than trong nước tăng lên và sản lượng khai thác than của Công ty đang phải đối mặt với một số mỏ nằm sâu trong đất, các mỏ than. .. xuất, kinh doanh than không phân biệt thành phần kinh tế + Phương châm phát triển: là “ phát triển cùng bạn hàng” mà trước hết là hợp tác cùng các tổng công ty, công ty trong nước giúp đỡ nhau, phân chia thị trường và định giá phù hợp với khả năng chịu đựng của các bạn hàng 3.2 Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu than ở Công ty cổ phần Tứ Đỉnh 3.2.1 Đổi mới công tác quản lý, đẩy mạnh công. .. Quốc được đánh giá là thị trường nhỏ và manh mún của Công ty thì nay Trung Quốc lại là thị trường tiêu thụ than lớn nhất của Công ty 2.3 Đánh giá chung về hiệu quả xuất khẩu than tại Công ty cổ phần Tứ Đỉnh 2.3.1 Những mặt được - Tạo nguồn thu lớn cho Công ty từ việc xuất khẩu than Những thành tựu trong sản lượng và doanh thu xuất khẩu đã được ngành than cụ thể hóa bằng những con số trong các năm và . trạng hoạt động xuất khẩu than ở Công ty cổ phần Tứ Đỉnh 2.1. Khái quát về Công ty cổ phần Tứ Đỉnh 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Tứ Đỉnh. Công ty cổ phần Tứ Đỉnh. khẩu Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu than ở Công ty cổ phần Tứ Đỉnh Chương 3: Giải pháp nâng cao hoạt động xuất khẩu than ở Công ty cổ phần Tứ Đỉnh Sv: Nguyễn Thị Diễn Lớp QTKD6-K12 4 Chuyên. khẩu than là mục tiêu sống còn của Công ty cổ phần Tứ Đỉnh Vì lý do trên em chọn đề tài: “ giải pháp nâng cao hoạt động xuất khẩu than ở công ty cổ phần Tứ Đỉnh làm nội dung nghiên cứu. 2. Mục