Nguyên nhân của những hạn chế của xuất khẩu than ở Công ty

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hoạt động xuất khẩu than ở công ty cổ phần Tứ Đỉnh (Trang 27)

5. Kết cấu của đề tài

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế của xuất khẩu than ở Công ty

- Cơ cấu xuất khẩu chưa hơp lý, thị trường còn hạn hẹp:

Do hoạt động khai thác than là phải bốc dỡ một lớp đất rất lớn và phạm vi khai thác sẽ trên một diện tích khá rộng nên sẽ ảnh hưởng nhiều đến môi trường xung quanh, chính vì vậy các chính sách phát triển của vùng mỏ được ngành than đưa ra là phải tính đến các yếu tố môi trường xung quanh vùng mỏ. Nghành than phải rất cố gắng để quản lý tốt hoạt động xuất khẩu than hợp pháp, không vì lợi nhuận mà làm trái phép

ảnh hưởng đến kinh tế xã hội vùng mỏ khai thác hay xuất khẩu đại trà làm ảnh hưởng đến uy tín của Công ty.

Bên cạnh đó, trong công tác điều hành xuất khẩu của Công ty chưa chặt chẽ gây ra trường hợp tàu ra vào cảng không hợp lý, gây thắc mắc cho khách hàng và làm ảnh hưởng đến kế hoạch giao than cho các tàu khác và ảnh hường đến kế hoạch giao than chung của Công ty. Việc chuẩn bị chân hàng của Công ty trong những năm qua nhìn chung là khá tốt nhưng còn một số tồn tại do các đơn vị sản xuất chưa linh động trong chuẩn bị chân hàng giao tàu để xảy ra tình trạng tàu phải đợi nhiều ngày và phải chịu phạt do giao hàng chậm hơn thời hạn cho phép. Theo như thông lệ quốc tế giao hàng chậm ngày nào phạt ngày đấy, tính cả theo giờ.

Trong những năm trước thị trường tiêu thụ than của Công ty chủ yếu chỉ là bán buôn bán lẻ trong nước nhưng mấy năm gần lại đây sản lượng than xuất khẩu sang 1 số nước khác có tăng đặc biệt là thị trường Trung Quốc tăng đột biến và chiếm hơn một nửa sản lượng than xuất khẩu của Công ty, trong năm 2008 lượng than khoáng sản xuất khẩu sang thị trường này chiếm 62% trong quý 1/2013 chiếm 83% sản lượng than xuất khẩu của Công ty. Điều này phản ánh một cơ cấu xuất khẩu chưa hợp lý và gây nhiều khó khăn cho ngành than của Công ty khi thị trường này có sự biến động. Nếu vì một lý do nào đấy mà thị trường Trung Quốc có biến động trong hoạt động thương mại quốc tế về than thì Công ty sẽ gặp một trở ngại lớn, gây xáo trộn trong hoạt động xuất khẩu và ảnh hưởng đến doanh thu từ hoạt động xuất khẩu than.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc xuất khẩu than tập trung vào một thị trường, những nguyên nhân đây không chỉ xuất phát từ ý chủ quan của Công ty mà còn phụ thuộc một số nguyên nhân khách quan từ bên ngoài mang lại cho nghành than của Công ty. Nhưng với tồn tại hiện nay nguyên nhân chủ yếu là do Công ty chưa thực sự có một chiến lược thị trường với đầy đủ ý nghĩa của nó. Trong cơ cấu tổ chức, công việc nghiên cứu thị trường của Công ty chưa có bộ phận chuyên trách đúng nghĩa thực sự mà hiện nay công việc đó được các phòng kinh doanh thực hiên nên hiệu quả công tác nghiên cứu thị trường chưa mang lại hiệu quả cao. Trong điều kiện kinh tế thế giới ngày càng phát triển được đẩy mạnh nên cần thiết phải có một bộ phân chuyên trách về marketing, thâm nhập thị trường một cách hiệu quả. Trong những năm qua, hoạt động nghiên cứu đối thủ cạnh tranh mà chưa thực sự đi sâu nghiên cứu pháp luật và

phẩm, đặc tính và số lượng nhưng lại chưa nghiên cứu về việc xâm nhập sản phẩm nào vào thị trường nào là phù hợp.

- Chất lượng than nhiều khi còn chưa đạt tiêu chuẩn, công nghệ áp dụng trong nghành than còn lạc hậu.

Hiện nay, số lượng than xuất khẩu tăng lên nhưng không phải ổn định về chất lượng, sự chênh lệch về doanh thu trên các thị trường phản ánh phần nào chất lượng của than của Công ty. Nghành than của Công ty vẫn đang sử dụng chế độ giá linh hoạt trên các thị trường khác nhau, đấy là do một phâng nguyên nhân từ việc chế biến than của Công ty, than sản phẩm có chất lượng không đồng đều và trong một số điều kiện thì đã không đáp ứng được nhu cầu và bị trả lại. Một thời gian dài, nghành than của Công ty tiến hành bốc đất và xuất khẩu thô không qua sơ chế, một phần là do đang thiếu vốn để đầu tư vào các dây chuyền có công nghệ cao áp dụng trong các giai đoạn sau khi khai thác như sàng tuyển hay phân lọa và bảo quản than vào các mùa mưa..

Công tác quản lý chẩ lượng ngày càng được quan tâm nhằm đảm bảo chất lượng cho khách hàng nhưng vẫn xảy ra một số tình trạng khiếu nại của khách hang do than không đạt tiêu chuẩn, trong than có chứa tạp chất hay than có độ ẩm vượt quá mức quy định trong mùa mưa. Bên cạnh đó, việc chuẩn bị chân hành nhiều khi còn chậm trễ nên bị phạt. Điều này là do công tác cân đối giữa năng lực sản xuất và các đơn hàng không hợp lý. Một lý do nữa cũng có thể lý giải là do năng lực sản xuất than cuả Công ty không đáp ứng được nhu cầu thị trường tiêu thụ nên dẫn đến kết cục khiếu nại về sản phẩm than xuất khẩu.

Công nghệ áp dụng trong nghành than còn lạc hậu so với các nước trên thế giới, đó là công nghệ áp dụng trong khai thác và công đoạn sàng tuyển, phân loại. Từ trước đến nay, chủ yếu trong nghành than sử dụng cọc chống lò là bằng gỗ nên rất nguy hiểm cho tính mạng của các thợ lò khi khai thác dưới các hầm mỏ, bên cạnh đó việc sủ dụng chống lò bằng gỗ thì trong than khai thác sẽ bị lẫn các tạp chất gỗ, gây ảnh hưởng đến chất lượng than thương phẩm. Yếu tố quyết định đến chất lượng và phân loại than chính là công nghệ sàng tuyển, phân loại than các công nghệ này của Công ty vẫn còn yếu kém.

Chất lượng sản phẩm than của Công ty trên thị trường vẫn đang là một tác nhân lớn dẫn đến một giá trị doanh thu từ hoạt động than xuất khẩu tăng chậm. Công nghệ đầu

tư vào hoạt động khai thác, chế biến được triển khai trên các mỏ nhưng chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu than tại Công ty Cổ phần Tứ Đỉnh

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hoạt động xuất khẩu than ở công ty cổ phần Tứ Đỉnh (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w