5. Kết cấu của đề tài
3.2.1. Đổi mới công tác quản lý, đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường than và tổ
tổ chức hoạt động xuất khẩu
- Trong công tác tổ chức quản lý
Công tác đổi mới trong hoạt động quản lý nghành than theo hướng nhạy cảm và bắt kịp với tiến trình phát triển của nền kinh tế xã hội cũng chính là nên công tác đào tạo và phát huy nhân tố con người. Mọi biện pháp thúc đẩy kinh doanh rốt cuộc cũng chỉ xoay quanh yếu tố con người mà thôi. Do vậy nghệ thuật sử dụng con người chính là yếu tố đầu tiên và cơ bản nhất để nghành than mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ của mình.
Công ty cần phải sử dụng hết tài năng của các cán bộ, nhân viên, đó là một nguồn vốn, tài sản quý giá của nghành. Vì vậy nghành cần đầu tư và bồi dưỡng kiến thức mới cho cán bộ các cấp, tuyển chọn và rèn luyện đội ngũ cán bộ kế cận, đào tạo đội ngũ có năng lực quản lý, kiên định và định hướng với kế hoạch phát triển. Đây chính là đầu tư để bồi dưỡng vun đắp cho lợi thế lâu dài của Công ty.
Để có thể làm ăn và kinh doanh có hiệu quả trên thị trường nước ngoài thì Công ty phải có một đội ngũ cán bộ kinh doanh giỏi về chuyên môn, thông tin về nghiệp vụ, có đầu óc kinh doanh tốt và linh hoạt, tinh thông ngoại ngữ... Để có đội ngũ cán bộ đáp ứng được yêu cầu đó thì việc đào tạo và đào tạo mới cán bộ công nhân viên trong thời gian tới phải tiến hành theo một số định hướng như:
+ Khuyến khích cán bộ học khóa dài hạn như học tại chức văn bằng (II) khối kinh tế về nghiệp vụ kinh doanh thương mại quốc tế, nhóm các nghành làm việc liên quan đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
+ Mở trung tâm đào tạo ngắn hạn về kinh tế thị trường, đồng thời nâng cao trình độ ngoại ngữ cho lực lượng nhân viên hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu
+ Có chế độ khuyến khích những cán bộ có điều kiện theo học các lớp ngắn hạn do các chuyên gia nước ngoài tổ chức giảng dạy về nghệ thuật đàm phán trong thương mại quốc tế. Cùng với việc đào tạo và đào tạo lại chế độ khuyến khích đối với cán bộ công nhân viên. Công ty nên có chế độ ưu đãi đối với những người có cống hiến lâu năm nhưng đặc biệt quan tâm đến lực lượng cán bộ nhân viên trẻ. Vì đây chính là lực lượng có vai trò quan trọng đối với lực lượng kinh doanh, có hay không hiệu quả của Công ty.
- Trong công tác nghiên cứu thị trường
Nghành than của Công ty cần nghiên cứu và tìm hiểu các quy luật vận động của thị trường than trên thế giới một cách có hiệu quả và công tác nghiên cứu đẩy mạnh thị trường là nhiệm vụ cần thiết nhất trong giai đoạn hiện nay đối với hoạt động than khoáng sản, nhằm thu về một lượng ngoại tệ lớn cho Công ty. Hoạt động này giúp nghành than của Công ty nói chung nắm bắt được các nhu cầu nhân tố ảnh hưởng đến giá cả, lượng tiêu thụ của mỗi thị trường riêng biệt. Nhờ nắm rõ được các yếu tố về cung cầu trên thị trường, từ đó có chiến lược sản xuất và kinh doanh phù hợp, nhằm tránh tình trạng lượng than sản xuất ra không đủ đáp úng nhu cầu thị trường hoặc có hiện tượn dư cung. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và các nhân tố ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh trong nghành than là một việc làm thường xuyên nhằm xuất khẩu than có hiệu quả. Muốn vậy Công ty phải nắm bắt, thu thập xử lý thông tin từ các nguồn tài liệu, các hội nghị thương mại quốc tế và tăng cường gặp gỡ trao đổi, thảo luận với khách hàng.
Bám sát diễn biến tình hình thị trường và khách hàng để có những phương án sản xuất và xuất khẩu hiệu quả đối với từng thị trường và bạn hàng riêng biệt. Nghiên cứu tiếp cận thị trường phải đáp ứng các thông tin về:
+ Chính sách xuất khẩu về tình hình cạnh tranh trên thị trường + Luật pháp của quốc gia có quan hệ buôn bán
+ Giá cả, quy luật biến động giá cả, các nhân tố ảnh hưởng giá cả trong thời gian tới + Các thông tin về điều kiện phương tiện vận chuyển, bảo hiểm, thuế quan.
Trên cơ sỏ các thông tin đó Công ty tiến hành lựa chọn thị trường để kinh doanh.
- Trong công tác hoạt động kinh doanh xuất khẩu
Tổ chức tốt hoạt động kinh doanh cũng là một trong những biện pháp nhằm nâng cao giá trị hoạt động xuất khẩu của Công ty. Sau khi ký kết các hợp đồng xuất khẩu than, Công ty phải nhanh chóng triển khai và thực hiện ngay những điều khoản đã ghi trong hợp đồng. Công ty phải chủ động kết hợp với các đơn vị vận tải để giao than đúng thời gian quy địn. Công ty phải đề ra phương hướng và mục tiêu dúng đắn, chương trình hành động trước mắt cũng như lâu dài. Trong đó cần chú trọng những vấn đề sau đây: + Luôn luôn phải cho rằng thị trường là yếu tố quan trọng nhất trong khâu lưu thông. Phải biết tận dụng triệt để tiềm năng của thị trường bất kì đó là thị trường có kim nghạch lớn hay nhỏ. Phải luôn đề cao vai trò của khách hàng trong quá trình hoạt động kinh doanh. Biết tận dụng mọi khả năng để phục vụ tốt khách hàng nước ngoài, không nên coi thường bất kì thị trường nào
+ Thường xuyên theo dõi và nắm bắt thông tin kinh tế thị trường trong và ngoài nước về diễn biến thị trường và giá cả để cạnh tranh thủ thời cơ thuận lợi kinh doanh có hiệu quả và tránh rủi do.
3.2.3. Đảm bảo chất lượng sản phẩm và nâng cao hàm lượng công nghệ chế biến trong sản phẩm than xuất khẩu.
- Đảm bảo chất lượng hàng hóa
Để làm được điều này một mặt Công ty phải đôn đốc các đơn vị sản xuất đặc biệt quan tâm chú ý đến chất lượng than giao cho tàu xuất khẩu. Mặt khác cùng với sự chỉ đạo của Công ty các đơn vị thành viên cử cán bộ điều hành trực tiếp đo lường giám sát việc rót than lên tàu, kiểm soát chặt chẽ chất lượng than giao cho khách hàng, kiên quyết không đưa than kém phẩm chất có lẫn tạp chất lên tàu.
Kiểm tra chất lượng hàng hóa là một nguyên tắc không thể thiếu được. Việc kiểm tra chất lượng dựa theo các chỉ tiêu chất lượng sau:
+ Chỉ tiêu về độ ẩm của than: Đó là lượng nước chứa trong than, độ ẩm càng thấp thì than càng tốt.
+ Chỉ tiêu về độ tro: tro là thành phần không cháy ở trong than, nó là chất vô cơ ở trong than do quá trình hình thành, quá trình khai thác, vận chuyển gây nên. Độ tro trong than càng thấp càng tốt.
+ Chỉ tiêu về nhiệt lượng của than: đó là nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn một đơn vị khối lượng than.
Khi kiểm tra chất lượng than đòi hỏi người kiểm tra lô hàng đó phải kiểm tra xem lô hàng đó có đúng chỉ tiêu về độ tro, độ ẩm và nhiệt lượng như trong hợp đồng đã kí kết không. Việc kiểm tra chất lượng giám định được kiểm tra thường xuyên tại Công ty, một mặt kiểm tra hàng hóa xuất để từ đó có những kinh nghiệm điều chỉnh chất lượng của mình và loại trừ sản phẩm không đạt chất lượng. Còn hầu hết các khách hàng nước ngoài khi mua than đều yêu cầu than phải được giám định qua các Công ty giám định trung gian độc lập để có kết quả khách quan. Từ trước đến nay than Antraxit được khách sử dụng Vinacontrol, Quacontrol để làm nhiệm vụ này.
Khi xem xét việc làm cho sản phẩm đáp ứng với các tiêu chuẩn của thị trường nước ngoài cần phân biệt hai loại tiêu chuẩn
+ Một là loại tiêu chuẩn quốc tế đã được tất cả các nước thừa nhận như một chuẩn mực quốc tế.
+ Hai là tiêu chuẩn riêng của một thị trường khác biệt với các thông lệ quốc tế và đã hình thành theo truyền thống song vì nó là thị trường quan trọng thuộc các nước công nghiệp phát triển nên cũng phải được thỏa mãn.Điều này rất có ý nghĩa đối với các sản phẩm của các nước đang phát triển mà ở đây là than.
Nhận thức được tầm quan trọng của tiêu chuẩn về việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, những cố gắng theo kịp sự tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng những tiêu chuẩn của thị trường trọng điểm là cơ hội để sản phẩm chấp nhận tại thị trường ấy.
- Nâng cao hàm lượng công nghệ trong sản phẩm
Nghành than cần dịch chuyển cơ cấu than khoáng sản xuất khẩu theo hướng giảm tỷ trọng sản phẩm thô và sơ chế, tăng tỷ trọng sản phẩm qua chế biến và tinh. Hàng xuất khẩu được chế biến có tác dụng giảm bớt tốc độ khai thác tài nguyên khoáng sản của
quốc gia, tiết kiệm nhiên liệu cho đất nước. Mặt khác, than khoáng sản qua chế biến sẽ thu được lượng ngoại tệ lớn hơn do sự phân loại trong cơ cấu sản phẩm sát với các tiêu chuẩn đặt ra. Vấn đề nâng cao hàm lượng công nghệ sản phẩm mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nâng cao giá trị doanh thu, uy tín và giá trị của mỗi đơn vị sản phẩm than của Công ty. Để thực hiện quá trình đó, nghành than cuả Công ty phải đầu tư một cách đúng hướng và có hiệu quả, phải áp dụng các dây chuyền sản xuất hiện đại nhằm giảm sự lãng phí ngay trong những công đoạn đầu tiên cho ra sản phẩm là khai thác.
Trong giai đoạn khai thác, nghành than cần đầu tư áp dụng các băng chuyền có hiệu suất làm việc phù hợp với các mỏ khai thác, bên cạnh đó cần thay cọc trống trong lò hầm lâu nay bằng gỗ dần chuyển sang các cọc chống thủy lực, không những an toàn cho thợ mỏ mà nó còn có tác dụng giảm tạp chất là mùn gỗ trong than khai thác. Mặt khác công nghệ khai thác cũng được đổi mới cho các công nghệ cũ hiện nay đang áp dụng đã lạc hậu gây lãng phí và sản phẩm khai thác không đều.
Trong công đoạn sàng tuyển và phân loại than là giai đoạn quan trọng nhất quyết định hàm lượng công nghệ hàm chứa trong mỗi đơn vị sản phẩm. Trước tiên là quá trình nghiên cứu và phân loại than và sau đấy là quá trình tuyển chọn than phù hợp với các tiêu chuẩn đã được quốc tế và Việt Nam quy định đối với than khoáng sản xuất khẩu.
- Giải pháp về sản phẩm và công nghệ
Chất lượng và phẩm cấp than sẽ quyết định trực tiếp đến hiệu quả xuất khẩu than. Đặc biệt, trong những năm sắp tới, khi sản lượng than cho xuất khẩu khó có khả năng tăng lên thì việc nâng cao chất lượng của than để gia tăng giá trị của than xuất khẩu là vấn đề then chốt nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu than đối với Công ty cổ phần Tứ Đỉnh.
+ Phải tăng cường đổi mới, hiện đại hóa công nghệ, thiết bị trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất, chế biến than. Khi tỷ lệ khai thác lộ thiên giảm dần do diện tích các vỉa than lộ thiên ngày càng bị thu hẹp, thì Công ty sẽ phải nâng cao tỷ lệ khai thác hầm lò. Điều này đòi hỏi các đơn vị sản xuất trong Công ty phải đẩy mạnh cơ giới hoá ở tất cả nơi nào có điều kiện cơ giới hoá được để hoạt động khai thác có năng suất cao hơn. Làm được như vậy, không những sản lượng than khai thác được đảm bảo mà chất lượng than cũng được nâng dần lên (vì than càng khai thác xuống sâu thì chất lượng
+ Đẩy mạnh nghiên cứu công nghệ chế biến than, bao gồm: chế biến than cám thành than cục, chế biến than antraxít dùng cho luyện kim, chế biến hoá lỏng than và khí hoá than nhằm đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị và giá trị sử dụng của than và đảm bảo thân thiện với môi trường.
Bê tông hóa toàn bộ nền các kho than, tiến tới xây dựng các kho than kín để chống giảm phẩm cấp than thành phần.
- Giải pháp về thị trường
+ Trong hoạt động xuất khẩu than, Công ty cổ phần Tứ Đỉnh gặp phải một số hạn chế và khó khăn nhất định như : số lượng thị trường xuất khẩu còn ít, chỉ hạn chế ở một số thị trường quen thuộc, gần như khó mở rộng thị trường do đặc thù của sản phẩm. Những khó khăn này sẽ phần nào được khắc phục khi Công ty giải quyết và tìm ra được hướng đi đối với vấn đề sản phẩm và công nghệ. Bên cạnh đó, tôi cũng có một số giải pháp đề xuất nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác thị trường của Công ty :
+ Khuyến khích xuất khẩu vào các thị trường lớn như Nhật Bản, Trung quốc và những quốc gia không có hoặc có ít tiềm năng phát triển ngành công nghiệp than nhằm ổn định lượng than tiêu thụ, hạn chế rủi ro hay biến động mạnh về nhu cầu.
+ Ưu tiên xuất khẩu than cho những quốc gia có chương trình, dự án hợp tác liên quan đến việc phát triển khai thác than của Việt Nam.
+ Tiếp tục duy trì và củng cố mối quan hệ với những bạn hàng truyền thống như Trung Quốc, Dành nhiều ưu đãi về giá cả, đảm bảo tối đa số lượng hàng giao, cùng các dịch vụ đi kèm cho các thị trường này.
Trên cơ sở quán triệt 3 nguyên tắc:
+ Việc thận trọng trong quan hệ là tất yếu nhưng cần thiết phải có sự tin tưởng trong kinh doanh. Sự tin tưởng sẽ đảm bảo rằng: quan hệ có thể phát triển rất tốt nếu chúng ta biết cách xử sự hợp lý trong quan hệ lợi ích kinh tế.
+ Quan hệ bạn hàng trong kinh doanh dựa trên cơ sở quan trọng nhất là sự hòa đồng về lợi ích kinh tế, cả hai bên đều được thỏa mãn lợi ích trong mối quan hệ kinh doanh với nhau.
+ Trong mối quan hệ này cần phải giữ chữ “Tín”, không vì lợi ích trước mắt mà bỏ đy chữ “ Tín” của doanh nghiệp trên thương trường.
- Song song với các hoạt động trên Công ty cần tích cực, chủ động tìm kiếm đối tác và những thị trường mới trong tường lai. Duy trì sự cân bằng giữa các thị trường để giảm thiểu rủi do là một việc nên làm trong thời gian tới. Hiện nay hình thức xuất khẩu chủ yếu của Công ty là xuất khẩu gián tiếp qua các Công ty thương mại. Vì vậy để phát huy hơn nữa hiệu quả của kênh phân phối này Công ty cần tăng cường phối hợp hoạt động với thương vụ Việt Nam tại nước ngoài phòng thương mại, cục xúc tiến thương mại để tìm hiểu thông tin về hoạt động trung gian tại các khu vực thị trường tiềm năng, qua đó lựa chọn kênh trung gian phân phối, hiệu quả thực sự uy tín.
- Giải pháp về xúc tiến thương mại
Hoạt động xuất khẩu than là hoạt động tạo lợi thế cạnh tranh cho Công ty. Hoạt động này không chỉ nhằm lôi cuốn sự chú ý quan tâm của người mua đối với sản phẩm mà quan trọng hơn, còn nhằm nâng cao uy tín, hình ảnh cũng như danh tiếng của Công ty. Họat động xúc tiến thương mại của Công ty hiện nay chưa phát triển mạnh và chưa được quan tâm sâu sát. Trong tương lai, khi kinh doanh trong môi trường quốc tế, Công ty cần chú trọng hơn nữa trong việc phát triển hoạt động này, cụ thể như:
+ Dành một khoản vốn thích hợp trong doanh thu hàng năm để đầu tư cho hoạt động xúc tiến thương mại và hỗ trợ kinh doanh. Một sự đầu tư thích đáng sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho hoạt động xuất khẩu nói riêng, hoạt động kinh doanh của Công ty nói chung trong tương lai.
+ Tăng cường quảng cáo trên Internet. Với tính ưu việt của hệ thống quảng cáo điện tử trên Internet hiện nay, sản phẩm than sẽ dễ dàng được giới thiệu tới các khách hàng