1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP PHẦN HIỂU BIẾT VẬT LÍ

14 592 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 127,5 KB

Nội dung

HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP PHẦN HIỂU BIẾT VẬT LÍ 1 I. Sự kiện Vật lí, các nhà Vật lí Câu 1. Nhà bác học Vật Lý đầu tiên nào đưa ra lý thuyết với nội dung Trái Đất chuyển động quay quanh Mặt Trời? A. Nhà Bác học Copernic B. Nhà bác học Conrad Rontgen C. Nhà bác học Micheal Faraday D. Nhà bác học Edixơn Câu 2. Nhà vật lý và thiên văn Galilê (1564-1642) là người nước nào ? A. Nước Ý B. Nước Anh C. Nước Pháp D. Nước Đức Câu 3. Người đầu tiên đo vận tốc ánh sáng là ai? A. Galile B. Olaus Roemer C. Armand Fizeau D. Albert Einstein Câu 4. Isaac Newton đã tìm ra “ Định luật vạn vật hấp dẫn ’’vào năm nào? A. 1667 B. 1566 C. 1665 D: 1666 Câu 5. "Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nâng quả đất lên". Câu nói nổi tiếng này là của ai? A. Clerk Maxwell B. Marie Curie C. Archimedes D. Albert Einstein Câu 6. Ông là 1 nhà vật lí học người Nga (1804 -1865) , người phát hiện ra quy tắc xác định chiều của dòng điện cảm ứng đồng thời cùng Faraday thiết kế định luật cơ bản của điện phân vào năm 1833. Ông là ai? A. Jun C. Ôm B. Mắc - xoen D. Len - xơ Câu 7. Ông là 1 nhà toán học, 1 nhà vật lí học nổi tiếng tại đại học Lây- đen. Ông cùng với nhà vật lí học Đề- các đã cùng nhau khám phá ra định luật khúc xạ ánh sáng. Ông là ai? A. Newton C. Faraday B. Snell D. Heri Câu 8. Bà là một trong các nhà bác học tiên phong nghiên cứu về chất phóng xạ. Các thành tích của bà rất lớn lao, đã ảnh hưởng tới các nhà vật lý nguyên tử sau này và đã được xác nhận bằng hai giải thưởng Nobel lừng danh. Việc khám phá ra Neutron của Sir James Chadwick và tính phóng xạ nhân tạo của Irène và Fréderic Jolio Curie đều bắt nguồn từ các công trình khảo cứu của bà. Bà là ai? A.Marie Curie B. Winifred Edgerton C. Irene Joliot-Curie D. Dorothy Crowfoot Hodgkin Câu 9. Không chỉ là cha đẻ của phương pháp thực nghiệm mà ông còn là người sáng tạo ra kính thiên văn đầu tiên. Ông là ai? 2 A. Huyghens B. Copecnic C. Newton D. Galile Câu 10. Ông là người khởi xướng phương pháp dạy học "Bàn tay nặn bột" cũng đồng thời là người đạt giải Nobel về Vật lí năm 1992. Ông là ai A. Yves Quéré B. Pierre Léna C. Georges Charpak D. Chavarlard Câu 11. Trong hệ đo lường đơn vị quốc tế có bao nhiêu đơn vị cơ bản của Vật lí A. 6 B. 7 C. 8 D.9 Câu 12. Bejamin Franklin đã sử dụng vật dụng nào dưới đây để kiểm tra kiểm tra lý thuyết rằng các tia lửa tạo do sự phóng điện của các quả cầu thủy tinh khi quay cũng giống như các tia sét. A. Con diều B. Cây gậy C. Bóng đèn D. Quả cầu tích điện. Câu 13. Thuyết này được ra đời dựa trên cơ sở quan sát chuyển động của các hạt phấn hoa khi thả vào nước A. Thuyết động học phân tử B. Thuyết lượng tử ánh sáng C. Thuyết electron D. Thuyết động học phân tử khí Câu 14. Giải Nobel vật lí năm 2010 được trao cho phát minh (nghiên cứu) nào? A. có đóng góp quan trọng đối với phát minh siêu dẫn trong các vật liệu gốm B. những phát hiện đột phá chất graphene hai chiều C. làm sáng tỏ cấu trúc lượng tử của các tương tác điện yếu trong vật lý D. phát hiện Hiệu ứng Hall lượng tử Câu 15. Đây là một cuốn sách khoa học phổ thông được viết bởi Stephen W. Hawking trong đó tác giả có cố gắng giải thích nhiều chủ đề của Vũ trụ học như thuyết Bigbang, lỗ đen, lý thuyết siêu dây,… Tên của cuốn sách là A. A Brief History of Time (Lược sử thời gian) B. The Universe In A Nutshell (vũ trụ trong vỏ hạt dẻ) C. The Grand Design (bản thiết kế vĩ đại) D. George's Secret Key to the Universe (chìa khóa vũ trụ của George) Câu 16. Lí thuyết này cho thấy lực điện, lực từ và ánh sáng là những hiện thân của cùng một hiện tượng, đó là trường điện từ. Sự ra đời của radio, ti vi và radar là những hệ quả trực tiếp. A. thuyết điện từ học B. thuyết tương đối C. Thuyết hấp dẫn D. Thuyết lượng tử Câu 17. Ông là người đã phát triển một mô hình hiện đại của nguyên tử, nó có một hạt nhân ở trung tâm cùng với các electron quay xung quanh nó. Khi các electron chuyển từ một mức này sang mức khác, chúng phát ra những lượng tử năng lượng rời rạc. Công trình này đã mang về cho ông giải Nobel năm 1922. Ông là ai? 3 A. James Clerk Maxwell B. Niels Bohr C. Richard Feynman D. Ernest Rutherford Câu 18. Loại bức xạ này được sử dụng phổ biến trong y học, và là một ẩn số về bức xạ khi mới khám phá ra. A. Tia hồng ngoại B. Tia tử ngoại C. Tia Rơnghen D. Tia gamma Câu 19. Loại phản ứng này tạo ra một năng lượng rất lớn nếu không kiểm soát được trong các nhà máy điện hạt nhân sẽ là mối nguy hại cho con người. A. Phản ứng nhiệt hạch B. Phản ứng phân hạch C. Phản ứng dây chuyền D. Phản ứng tổng hợp hạt nhân Câu 20. Đây là mô hình vũ trụ học nổi bật miêu tả giai đoạn sơ khai của sự hình thành Vũ trụ được nhiều người chấp nhận? A. Mô hình vũ trụ đồng nhất và đẳng hướng B. Mô hình vũ trụ lạnh B. Mô hình vũ trụ nóng - Bigbang D. Mô hình lạm phát Câu 21. Sự ra đời của thuyết này đã phá vỡ sự bế tắc trong việc giải thích sự bức xạ của vật đen tuyệt đối. Đó là A. Thuyết lượng tử B. Thuyết tương đối C. Thuyết electron D. Thuyết động học phân tử Câu 22. Vônta phát minh ra chiếc máy phát dòng điện đầu tiên trên thế giới vào ngày tháng năm nào? A. 20 tháng 3 năm 1801 B. 20 tháng 4 năm 1801 C. 20 tháng 3 năm 1800 D. 20 tháng 5 năm 1806 Câu 23. Mỗi khi điện trường biến thiên sinh ra xung quanh nó một từ trường biến thiên (từ trường xoáy). Quan điểm này là do ai đưa ra? A. Thomas Edison B. James Clerk Maxwell C. Richard Feynman D. Ernest Rutherford Câu 24. Đây là một trong 10 thành tựu Vật lí nổi bật được tạp chí Physics World bình chọn năm 2010 A. Đường hầm cho laser B. Các hiệu ứng lượng tử vĩ mô C. Tiến bộ quan trọng trong nhiệt hạch laser D. Chẩn đoán bệnh qua vật lí thống kê Câu 25. Năm 1981, Nicolas Bloembergen và Arthur Schawlow đã cùng nhận giải thưởng Nobel vì đã A. nghiên cứu thành công quang phổ laser B. phát minh ra các điôt phát ánh sáng lam có hiệu quả dùng làm các nguồn ánh sáng trắng sang chói tiết kiệm năng lượng C. phát hiện Hiệu ứng Hall lượng tử 4 D. có đóng góp quan trọng đối với phát minh siêu dẫn trong các vật liệu gốm Câu 26. Bằng chứng nào dưới đây chứng tỏ Trái đất tự quay xung quanh mình nó? A. Sự lệch về đông của các vật rơi tự do B. Sự lệch các tia sáng mặt trời C. Phương nhìn các ngôi sao trên bầu trời từ trái đất thay đổi trong một năm. D. Hiện tượng nhật, nguyệt thực Câu 27. Ông sinh ngày 19 tháng 1 năm 1736 tại một thị trấn ven biển Greenock ở Scotland của nước Anh. Đồng thời ông cũng là người nhận bằng độc quyền về cải tiến máy hơi nước năm 1769. Ông là ai? A. James Watt B. Thomas Savory C. Thomas Watt D. George Stephenson Câu 28. Giải Nobel vật lí năm 2008 được trao cho phát minh (nghiên cứu) nào? A. phát minh nguồn gốc của sự phá vỡ đối xứng mà nó dự đoán sự tồn tại của ít nhất ba họ quac trong tự nhiên B. những phát hiện đột phá chất graphene hai chiều C. làm sáng tỏ cấu trúc lượng tử của các tương tác điện yếu trong vật lý D. phát hiện Hiệu ứng Hall lượng tử Câu 29. Isamu Akasaki, Hiroshi Amano và Shuji Nakamura với phát minh một nguồn ánh sáng thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng đã đạt giải Nobel Vật lý năm nào? A. năm 2010 B. năm 2012 C. năm 2014 D. năm 2013 Câu 30. Sự kiện vật lí nào dưới đây được tạp chí Scientific American bình chọn là một trong 10 sự kiện khoa học và công nghệ quốc tế nổi bật năm 2014 A. Các sóng hấp dẫn của Vụ nổ lớn B. Xác nhận sự tồn tại của hạt Higgs C. Quan sát sự biến đổi của hạt neutrino D. Đường hầm cho laser II. Phương pháp dạy học Vật lý, chương trình Vật lí PT Câu 31. Nó là những khái niệm vật lý được đặc trưng bởi sự thống nhất của những dấu hiệu định tính và định lượng, trong đó những dấu hiệu định lượng nổi lên hàng đầu. Nó là gì? A. Hiện tượng vật lý B. Đại lượng vật lý C. Định luật vật lý D. Thuyết vật lý Câu 32. Nó thường phản ánh các mối liên hệ định lượng giữa các đại lượng vật lý xác định trong những điều kiện nhất định. Chúng hoạch định, chi phối sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng vật lý cụ thể. Nó là gì? A. Hiện tượng vật lý B. Đại lượng vật lý 5 C. Định luật vật lý D. Thuyết vật lý Câu 33. Nó là một tập hợp các kiến thức vật lý trong việc giải thích, tiên đoán, ứng dụng các hiện tượng vật lý trong một lĩnh vực nhất định dựa trên sự thừa nhận một hoặc một số luận đề cơ bản (coi như tiên đề). Nó là gì? A. Hiện tượng vật lý B. Đại lượng vật lý C. Định luật vật lý D. Thuyết vật lý Câu 34. Trong các kĩ năng sau, kĩ năng nào không phải là kĩ năng chính cần hình thành ở học sinh trong học tập vật lý: A. Quan sát, mô tả, giải thích các hiện tượng vật lý; B. Mô tả, giải thích cấu tạo và nguyên tắc vật lí của hoạt động và ứng dụng của các dụng cụ, thiết bị kĩ thuật; C. Thực hiện các thí nghiệm cơ bản theo giáo trình vật lí; D. Ghi nhớ các sự kiện lịch sử liên quan đến vật lý. Câu 35. Khi hướng dẫn học sinh giải bài toán vật lý mà chỉ rõ cho học sinh những hành động cụ thể cần thực hiện và trình tự thực hiện các hành động đó để đạt kết quả mong muốn, thì kiểu hướng dẫn đó là: A. Hướng dẫn theo mẫu (algorit) B. Hướng dẫn tìm tòi C. Định hướng khái quát chương trình hóa D. Hướng dẫn gợi mở Câu 36. Các khả năng trí tuệ cần phát triển ở học sinh trong học tập vật lý: Óc quan sát và năng lực nhận ra bản chất trong các hiện tượng vật lí; tư duy logic, tư duy vật lý và tư duy khoa học – công nghệ; Năng lực áp dụng các phương pháp nhận thức khoa học và…? A. Phát triển ngôn ngữ của học sinh B. Phát triển khả năng thực hành của học sinh C. Khả năng xử lí các thông tin D. Tư duy biện chứng Câu 37. Phương pháp nhận thức đặc trưng trong dạy học vật lý là: A. Phương pháp nghiên cứu lí luận B. Phương pháp mô hình hóa C. Phương pháp tương tự D. Phương pháp nghiên cứu và khái quát hóa kinh nghiệm Câu 38. Có mấy con đường hình thành các định luật vật lý? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 39. Đặc điểm của một thuyết vật lý gồm: tính thực tiễn, tính trừu tượng, tính hệ thống, và? A. Tính phổ biến B. Tính gián tiếp C. Tính khái quát D. Tính khách quan 6 Câu 40. Đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; vv… là nội dung của phương pháp dạy học nào sau đây? A. Dạy học liên môn B. Dạy học tích hợp C. Dạy học theo chủ đề D. Dạy học chọn lọc Câu 41. Phương pháp thực nghiệm trong dạy học vật lí gồm mấy giai đoạn? A. 3 B. 4 C. 5 D.6 Câu 42. Nhóm năng lực chuyên biệt có thể kiểm tra đánh giá trong dạy học môn Vật lí gồm: A. Năng lực sử dụng kiến thức, Năng lực về phương pháp, Năng lực trao đổi thông tin, Năng lực hợp tác B. Năng lực sử dụng kiến thức, Năng lực về phương pháp, Năng lực trao đổi thông tin, Năng lực cá thể C. Năng lực sử dụng kiến thức, Năng lực tự học, Năng lực trao đổi thông tin, Năng lực cá thể D. Năng lực sáng tạo, Năng lực về phương pháp, Năng lực trao đổi thông tin, Năng lực cá thể Câu 43. Nhóm năng lực về phương pháp có thể kiểm tra đánh giá trong dạy học vật lí gồm mấy năng lực thành phần? A. 6 B. 7 C. 8 D.9 Câu 44. Nhóm năng lực sử dụng kiến thức có thể kiểm tra đánh giá trong dạy học vật lí gồm mấy năng lực thành phần? A. 3 B. 4 C. 5 D.6 Câu 45. Nhóm năng lực trao đổi thông tin có thể kiểm tra đánh giá trong dạy học vật lí gồm mấy năng lực thành phần? A. 3 B. 4 C. 5 D.6 Câu 46. Chọn câu sai: Các loại thí nghiệm biểu diễn được sử dụng trong dạy học vật lý là: A. Thí nghiệm mở đầu B. Thí nghiệm củng cố C. Thí nghiệm nghiên cứu hiện tượng D. Thí nghiệm thực hành Câu 47. Nhóm năng lực cá thể có thể kiểm tra đánh giá trong dạy học vật lí gồm mấy năng lực thành phần? A. 4 B. 5 C. 6 D.7 Câu 48. "Tại sao bát đũa thường được làm bằng sành sứ, nồi xong làm bằng kim loại?" Học sinh sẽ giải thích được câu này sau khi học bài A. Dẫn nhiệt - Vật lí 8 B. Sự nở vì nhiệt của chất rắn - Vật lí 6 C. Các phân tử chuyển động hay đứng yên - Vật lí 8 7 D. Nhiệt năng - Vật lí 8 Câu 49. "Tại sao ở chỗ nối của các thanh ray xe lửa lại có những khe hở?" Học sinh sẽ giải thích được câu này sau khi học bài A. Dẫn nhiệt - Vật lí 8 B. Sự nở vì nhiệt của chất rắn - Vật lí 6 C. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng - Vật lí 6 D. Nhiệt năng - Vật lí 8 Câu 50. "Tại sao trong các nhà máy dệt người ta lại phải bố trí các tấm tích điện?" Học sinh sẽ giải thích được câu này sau khi học bài A. Dòng điện, nguồn điện - Vật lí 7 B. Sự nhiễm điện do cọ xát - Vật lí 7 C. Tác dụng từ của dòng điện – Từ trường- Vật lí 9 D. Hai loại điện tích - Vật lí 7 Câu 51. " Tại sao trong truyền tải điện năng cần phải dùng đến máy biến thế?" Học sinh sẽ giải thích được câu này sau khi học bài A. Truyền tải điện năng đi xa - Vật lí 9 B. Định luật Jun – Len-xơ - Vật lí 9 C. Điện năng – Công của dòng điện - Vật lí 9 D. Máy biến thế - Vật lí 9 Câu 52. Khái niệm về lực và phép đo lực học sinh đã được làm quen trong chương trình lớp mấy? A. Lớp 6 B. Lớp 7 C. Lớp 8 D. Lớp 9 Câu 53. Khái niệm về nguồn sáng, tia sáng học sinh đã được làm quen từ lớp mấy? A. Lớp 7 B. Lớp 8 C. Lớp 9 D. Lớp 10 Câu 54. Điều kiện để vật nổi, vật chìm học sinh đã học từ lớp mấy? A. Lớp 6 B. Lớp 7 C. Lớp 8 D. Lớp 9 Câu 55. Hiện tượng cảm ứng điện từ học sinh đã được làm quen từ lớp mấy? A. Lớp 7 B. Lớp 8 C. Lớp 9 D. Lớp 10 Câu 56. Khái niệm về từ trường học sinh đã được làm quen từ lớp mấy? A. Lớp 8 B. Lớp 9 C. Lớp 10 D. Lớp 11 Câu 57. Trong các cách làm cho vật nhiễm điện sau, cách nào mà học sinh đã được làm quen ở THCS? A. Nhiễm điện do tiếp xúc B. Nhiễm điện do hưởng ứng C. Nhiễm điện do cọ xát D. Cả C và D 8 Câu 58. Trong chương trình vật lí THCS học sinh đã được làm quen các hình thức truyền nhiệt nào? A. Dẫn nhiệt B. Thực hiện công C. Đối lưu - Bức xạ nhiệt D. A và C Câu 59. Trong chương Cơ học (Vật lí 6), bài nào sau đây có nội dung được điều chỉnh so với sách giáo khoa? A. Lực – Hai lực cân bằng B. Trọng lực – Đơn vị lực C. Khối lượng. Đo khối lượng D. Lực đàn hồi Câu 60. Trong chương trình Vật lí 7 bài học nào sau đây có nội dung được điều chỉnh so với sách giáo khoa? A. Nhận biết ánh sáng – Nguồn sáng và vật sáng B. Độ cao của âm C. Phản xạ âm – Tiếng vang D. Dòng điện – Nguồn điện Câu 61. Trong chương trình Vật lí 8 bài học nào sau đây có nội dung được điều chỉnh so với sách giáo khoa? A. Chuyển động cơ học B. Lực đẩy Acsimét C. Các chất được cấu tạo như thế nào D. Nhiệt năng Câu 62. Trong chương trình Vật lí 9 bài học nào sau đây có nội dung được điều chỉnh so với sách giáo khoa? A. Đoạn mạch nối tiếp B. Công suất điện C. Động cơ điện một chiều D. Máy phát điện xoay chiều Câu 63. Sách giáo khoa Vật lí 10 Cơ bản gồm có mấy phần và bao nhiêu chương? A. 2 phần, 7 chương B. 3 phần, 7 chương C. 2 phần, 8 chương D. 3 phần, 8 chương Câu 64. Sách giáo khoa Vật lí 10 Nâng cao gồm có mấy phần và bao nhiêu chương? A. 2 phần, 7 chương B. 3 phần, 7 chương C. 2 phần, 8 chương D. 3 phần, 8 chương Câu 65. Trong bài thế năng Vật lí 10 (SGK cơ bản) nội dung nào dưới đây đã chuyển sang phần đọc thêm A. Thế năng trọng trường B. Thế năng đàn hồi C. Liên hệ giữa biến thiên thế năng và công của trọng lực D. Công của lực đàn hồi 9 Câu 66. Trong bài Lực hướng tâm SGK Vật lí 10 (cơ bản) nội dung nào sau đây đã chuyển sang phần đọc thêm A. Lực hướng tâm B. Chuyển động li tâm C. Vệ tinh nhân tạo của trái đất D. Ví dụ về lực hướng tâm Câu 67. Quỹ đạo của một vật bị ném ngang có dạng là A. Một nhánh của parabol B. Một nhánh của hypebol C. Một nhánh của parabol có bề lõm quay lên trên D. Một đường thẳng Câu 68. Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu nào đúng ? Chuyển động cơ là: A.sự thay đổi khoảng cách của vật này so với vật khác theo thời gian. B. sự thay đổi chiều của vật này so với vật khác theo thời gian. C. sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian . D. sự thay đổi phương của vật này so với vật khác theo thời gian Câu 69. Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều A. Có phương, chiều và độ lớn không đổi. B. Tăng đều theo thời gian. C. Bao giờ cũng lớn hơn gia tốc của chuyển động chậm dần đều. D. Chỉ có độ lớn không đổi. Câu 70. Trong các câu dưới đây câu nào sai? Véctơ gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều có đặc điểm: A. Đặt vào vật chuyển động. B. Phương tiếp tuyến quỹ đạo. C. Chiều luôn hướng vào tâm của quỹ đạo D. Có phương chiều không thay đổi Câu 71. Trong các câu dưới đây câu nào sai? Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều thì: A. Vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc. B. Vận tốc tức thời tăng theo hàm số bậc nhất của thời gian. C. Gia tốc là đại lượng không đổi. D. Quãng đường đi được tăng theo hàm số bậc hai của thời gian Câu 72. Điều kiện áp dụng các định luật thực nghiệm của chất khí là A. Nhiệt độ không đổi B. Áp suất không đổi C. Thể tích không đổi D. Khối lượng khí không đổi Câu 73. Đồ thị của đường đẳng nhiệt trong hệ tọa độ p-V có dạng A. Một hypebol B. Một parabol C. Một đường thẳng D. Một đường tròn 10 [...]... học và điện từ học Câu 76 Sách giáo khoa Vật lí 11 Cơ bản gồm có mấy phần và bao nhiêu chương? A 2 phần, 7 chương B 3 phần, 7 chương C 2 phần, 8 chương D 3 phần, 8 chương Câu 77 Sách giáo khoa Vật lí 11 Nâng cao gồm có mấy phần và bao nhiêu chương? A 2 phần, 8 chương B 2 phần, 7 chương C 2 phần, 8 chương D 3 phần, 8 chương Câu 78 Trong chương trình Vật lí 11 Cơ bản, bài nào sau đây không có sự giảm tải... Định luật Cu-lông D Dòng điện trong chất điện phân Câu 79 Bài "Từ trường" trong Sách giáo khoa Vật lí 11 Cơ bản có liên hệ chặt chẽ với bài học nào mà học sinh đã học ở THCS? A Tác dụng từ của dòng điện – Từ trường - Vật lí 9 B Từ phổ - Đường sức từ - Vật lí 9 C Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua - Vật lí 9 D Cả A, B, C Câu 80 Trong chương Dòng điện trong các môi trường (Vật lí 11 cơ bản)... 11 chương Câu 88 Nội dung nào sau đây trong Sách giáo khoa Vật lí 12 cơ bản không có? A Dao động cơ B Dao động và sóng điện từ C Động lực học vật rắn D Dòng điện xoay chiều Câu 89 Trong bài SGK Vật lí 12 CB, bài nào có nội dung giảm tải? 12 A Dao động điều hoà B Con lắc đơn C Đặc trưng vật lý của âm D Sóng điện từ Câu 90 Để chứng minh một vật dao động điều hòa có thể dùng phương pháp A Phương pháp... thuần B Mạch chỉ có cuộn cảm thuần, mạch chỉ có tụ điện C Mạch R,L, C mắc nối tiếp, mạch chỉ có điện trở thuần D Cả B, C Câu 100 Những đặc trưng của âm học sinh được học trong chương trình Vật lí 12 gồm A Đặc trưng vật lí của âm B Đặc trưng sinh lí của âm C Đặc trưng vật lí và sinh lí của âm D Đặc trưng năng lượng của âm 14 .. .Câu 74 Bài "Cấu tạo chất Thuyết động học phân tử khí" trong SGK Vật lí 10 Cơ bản có liên hệ chặt chẽ với bài học nào mà học sinh đã học ở lớp 8 A Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên? B Các chất được cấu tạo như thế nào? C Đối lưu - Bức xạ nhiệt D Cả A và B Câu 75 Nội dung của chương trình sách giáo khoa Vật lý lớp 11 chia thành những phần nào sau đây? A Cơ học và... đúng Câu 84 Khi ghép các nguồn điện thành bộ có thể ghép theo một trong những cách nào? A Bộ nguồn nối tiếp B Bộ nguồn song song C Bộ nguồn hỗn hợp đối xứng D A, B, C đều đúng Câu 85 So với Vật lí 9, hiện tượng khúc xạ ánh sáng ở lớp 11 có gì khác biệt A khảo sát hiện tượng về mặt định tính B khảo sát hiện tượng về mặt định lượng C A và B D Chỉ bổ sung thí nghiệm Câu 86 Nội dung thực hành nào không... lắc C Phát hiện ảnh hưởng của lực căng dây đối với chu kì con lắc D A và B Câu 94 Chương "Dòng điện xoay chiều" trong SGK Vật lí 12 cơ bản được bố trí A Sau chương Dao động và sóng điện từ B Sau chương sóng cơ và sóng âm C Sau chương sóng ánh sáng D A, B, C đều sai Câu 95 Trong bài "Đại cương về dòng điện xoay chiều" SGK Vật lí 12 nội dung nào dưới đây được giảm tải? A Mục I - Khái niệm về dòng điện... trình Vật lí 11 cơ bản? A Thực hành xác định tiêu cự của thấu kính phân kì B Thực hành xác định tiêu cự của thấu kính hội tụ C Thực hành xác định suất điện động và điện trở trong của một pin điện hóa D Thực hành khảo sát đặc tính chỉnh lưu của điot bán dẫn và đặc tính khuếch đại của tranzito Câu 87 Sách giáo khoa Vật lí 12 Nâng cao gồm có bao nhiêu chương? A 9 chương B 10 chương C 8 chương D 11 chương Câu. .. đó" 11 A Cường độ dòng điện B Hiệu điện thế C Dòng điện không đổi D Dòng điện xoay chiều Câu 82 Dòng điện trong môi trường nào có đặc điểm sau đây: "là dòng ion dương và ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau" A Dòng điện trong kim loại B Dòng điện trong chất điện phân C Dòng điện trong không khí D Dòng điện trong chân không Câu 83 Chiều của lực từ tác dụng lên hạt mang điện chuyển động... hạt D Tính tuần hoàn Câu 98 Các tiên đề của Bohr về cấu tạo nguyên tử gồm có A Tiên đề về các trạng thái dừng B Tiên đề về sự bức xạ và hấp thụ năng lượng của nguyên tử C Tiên đề về sự bức xạ của vật đen tuyệt đối D Tiên đề về các trạng thái dừng và Tiên đề về sự bức xạ và hấp thụ năng lượng của nguyên tử Câu 99 Các mạch điện xoay chiều học sinh được học trong chương trình Vật lí 12 gồm có A Mạch chỉ . History of Time (Lược sử thời gian) B. The Universe In A Nutshell (vũ trụ trong vỏ hạt dẻ) C. The Grand Design (bản thiết kế vĩ đại) D. George's Secret Key to the Universe (chìa khóa vũ trụ của. của vật này so với vật khác theo thời gian. B. sự thay đổi chiều của vật này so với vật khác theo thời gian. C. sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian . D. sự thay đổi. Feynman D. Ernest Rutherford Câu 18. Loại bức xạ này được sử dụng phổ biến trong y học, và là một ẩn số về bức xạ khi mới khám phá ra. A. Tia hồng ngoại B. Tia tử ngoại C. Tia Rơnghen D. Tia gamma Câu

Ngày đăng: 06/04/2015, 10:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w