Tổ chức lại sản xuất ngành chăn nuôi lợn, cách nào

26 222 0
Tổ chức lại sản xuất ngành chăn nuôi lợn, cách nào

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NÔNG THÔN ĐỔI MỚI 1 Một góc trang trại nuôi lợn của gia đình ông Nguyễn Trọng Long, xã TânƯớc (Thanh Oai - Hà Nội). Tổ chức lại sản xuất ngành chăn nuôi lợn, cách nào? Người ta có thể đổ lỗi cho dịch bệnh, chất cấm mới khiến ngành chăn nuôi lao đao từ đầu năm đến nay. Nhưng có lẽ, đó chỉ là "giọt nước làm tràn ly" vì trên thực tế, những bất ổn nội tại của ngành như giá bán bấp bênh, người chăn nuôi khó tiếp cận vốn ưu đãi thì đã được chỉ ra từ nhiều năm trước nhưng dường như vẫn chưa có giải pháp khắc phục. Để ngành chăn nuôi vượt qua giai đoạn khó khăn này, giải pháp trước mắt là "bơm" vốn kịp thời và về lâu dài cần có quy hoạch cụ thể. Tìm lại vị thế cho ngành chăn nuôi lợn: Vì đâu nên nỗi? Nhiều bất cập Nhận định trên sẽ khiến nhiều người đặt câu hỏi, chả lẽ một lĩnh vực có đóng góp nhiều cho ngành nông nghiệp lại phát triển không theo quy hoạch. Nhưng thực tế là, thời gian qua, chúng ta đã quá chú trọng cho hình thức chăn nuôi gia trại, trang trại (chủ yếu là gia công cho các doanh nghiệp nước ngoài) mà quên đi chăn nuôi quy mô hộ gia đình và không có chính sách hỗ trợ phát triển. Vậy nên mới có chuyện, sau khi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT hỏi Cục Chăn nuôi về số hộ nuôi lợn sau khi có thông tin chăn nuôi nông hộ đã "chết", lãnh đạo cục mới lập tức cử cán bộ đi khảo sát ở các địa phương. Vì vậy, cứu ngành chăn nuôi không còn là trách nhiệm của riêng Bộ Nông nghiệp và PTNT mà nó đòi hỏi sự vào cuộc của nhiều cấp, ngành, địa phương và một chiến lược dài hơi, thay vì những chính sách hỗ trợ dù đã có nhưng đến với người chăn nuôi một cách ì ạch và không đầy đủ như hiện nay. Nếu nhìn vào số lượng đàn heo giảm ở các địa phương (Đồng Tháp, Long An,… đàn heo giảm từ 30-50%), người ta sẽ không khỏi đau lòng và lo lắng tình trạng thiếu thực phẩm sẽ diễn ra. Điều này rõ ràng là một nghịch lý không thể chấp nhận ở một nước có đến hơn 70% nông dân làm nông nghiệp và heo, gà là những con vật quen thuộc, đã đi vào ca dao, tục ngữ. Nguyên nhân khiến tất cả các trang trại nuôi heo phải đóng cửa, giảm đàn, khiến những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ cũng chả dám tơ tưởng là thiếu vốn trầm trọng, là giá bán thấp. Vậy tại sao ngân hàng vẫn đủng đỉnh, thờ ơ đến lạnh lùng khi không bơm vốn, tại sao người tiêu dùng ở các chợ trên thành phố vẫn phải mua thực phẩm với giá cao? Trong chuỗi sản xuất - cung ứng này, ai là người được lợi và vai trò của quản lý thị trường, ngành chức năng ở đâu khi để sự vô lý này tồn tại từ năm này sang năm khác? NÔNG THÔN ĐỔI MỚI 2 Nhiều ý kiến cho rằng, thời điểm này, điều người chăn nuôi cần nhất là vốn. Tuy nhiên, dù Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo nhưng các ngân hàng vẫn tiến hành chậm chạp, nhiều nông dân vẫn than không vay được. Ông Trần Minh Trí ở phường 2 (TX. Sa Đéc - Đồng Tháp) cho biết: "Nghe thông tin giãn nợ, khoanh nợ và tiếp tục cho vay chăn nuôi với lãi suất ưu đãi, người dân rất mừng. Thế nhưng, khi đề nghị vay vốn chăn nuôi thì ngân hàng nào cũng lắc đầu". Còn ngân hàng lại có cái lý của mình khi cho rằng, các hộ, cơ sở chăn nuôi, doanh nghiệp phải chứng minh được phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, tính khả thi cao thì mới giải ngân. Xem ra, quy định này chẳng khác gì cái vòng luẩn quẩn trói chân người chăn nuôi, vì để đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng không hề đơn giản. Cần phải liên kết Trên thực tế, Việt Nam là nước sản xuất thịt lợn đứng thứ ba thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ, với sản lượng đạt khoảng 3,7 triệu tấn/năm nhưng bất ổn lớn nhất của ngành là vẫn sản xuất theo kiểu tận dụng; chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, thiếu quy hoạch; hệ thống sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thiếu tính liên kết. Ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi cho rằng, các địa phương cần tạo điều kiện thuận lợi để các hộ gia đình, trang trại tái đàn, mở rộng chăn nuôi nhưng không nên tái đàn một cách ồ ạt, mua con giống trôi nổi không rõ nguồn gốc. Việc tái đàn phải đi đôi với việc áp dụng triệt để các biện pháp phòng dịch. Về lâu dài, chúng ta cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật để tăng năng suất vật nuôi. Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng tăng trang trại công nghiệp, hạn chế chăn nuôi nhỏ lẻ. Trong khi đó, ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam cho rằng, để chăn nuôi phát triển bền vững, cần coi trọng việc phòng dịch. Nên thành lập ban quản lý chăn nuôi cấp xã, không chỉ quản lý vấn đề phòng trừ dịch bệnh mà còn đưa ra các quyết định phát triển chăn nuôi tại địa phương. Một số ý kiến khác thì cho rằng, ngành chăn nuôi cần giải quyết 4 vấn đề cơ bản là dịch bệnh, quy hoạch vùng, thức ăn chăn nuôi và giá bán thì mới mong phát triển bền vững. Để bình ổn từ gốc, cần tạo ra chuỗi cung ứng từ chăn nuôi đến thị trường, thông qua đó, Nhà nước hỗ trợ vốn, lãi suất, đặc biệt là hai khâu con giống và nhà máy giết mổ. Ngoài ra, giải pháp hạn chế thực phẩm nhập lậu, đưa thuế giá trị gia tăng (VAT) thức ăn chăn nuôi về mức 0% thay vì 5% như hiện nay cũng đã được các chuyên gia đề cập đến. Trước những khó khăn của chăn nuôi nhỏ lẻ, Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam đã đề xuất một mô hình liên kết giữa các nhóm hộ với nhau hoặc giữa doanh nghiệp cùng nhiều hộ nông dân. Doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, tìm kiếm thị trường, ký hợp đồng với nông dân, còn nông dân góp sức lao động, đất đai, chuồng trại… Trên thực tế, một số hộ chăn nuôi ở Đồng Nai đã áp dụng theo mô hình này và bình yên vượt qua cơn sóng gió, chăn nuôi vẫn phát triển. Khi tham gia liên kết này, hộ chăn nuôi được công ty sản xuất thức ăn NÔNG THÔN ĐỔI MỚI 3 chăn nuôi hỗ trợ thủ tục vay vốn ngân hàng nên thời gian vay vốn nhanh chóng hoàn tất và không phải mất những chi phí không cần thiết. Ngoài ra, mỗi bao thức ăn mua trực tiếp từ công ty rẻ hơn so với giá trị trường từ 10.000-12.000 đồng. Các hộ dân, sau khi mua thức ăn của công ty, họ không phải trả tiền ngay mà mang hóa đơn đến ngân hàng, ngân hàng căn cứ vào đó chuyển tiền cho công ty nên ngân hàng yên tâm đồng vốn được giải ngân đúng mục đích, đúng đối tượng và an toàn. Được biết, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai đang xây dựng sự liên kết không chỉ có 3 nhà (nhà nông, doanh nghiệp, ngân hàng) mà là 5 nhà (thêm Nhà nước và cơ sở giết mổ) để hoàn tất chu trình sản xuất, tiêu thụ khép kín. Tuy mới đang ở giai đoạn thử nghiệm nhưng nếu thành công thì đây có thể là hướng mở cho ngành chăn nuôi trong giai đoạn khó khăn này. Khánh Phương http://www.kinhtenongthon.com.vn/ Kinh tế nông thôn XDNTM ở Nga Sơn, nhiều tín hiệu vui Để chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) thực sự hiệu quả, mang lại luồng gió mới cho các vùng nông thôn, huyện Nga Sơn (Thanh Hoá) đã phát động phong trào thi đua "Chung tay XDNTM". Đến nay, 25/25 xã đã hoàn thành quy hoạch NTM, có 10 xã đạt 7 - 11/19 tiêu chí… Hoàn thành quy hoạch Thực hiện chương trình XDNTM, cấp ủy, chính quyền huyện Nga Sơn đã thành lập Ban chỉ đạo từ huyện đến các xã, thị trấn, từ đó triển khai hàng loạt công tác như tuyên truyền, phổ biến văn bản pháp luật của các bộ, ngành Trung ương, soạn thảo tài liệu hướng dẫn về XDNTM, tổ chức tham quan mô hình XDNTM cho cán bộ cơ sở… Để thực hiện hiệu quả chương trình, huyện xác định công tác quy hoạch là yếu tố quan trọng hàng đầu. Theo đó, Ban chỉ đạo XDNTM của huyện đã chỉ đạo, hướng dẫn các xã điểm rà soát thực trạng đất đai, sản xuất nông nghiệp, cơ cấu dân cư, lao động, tiềm năng thế mạnh của từng vùng, miền, địa phương. Qua đó cùng với đơn vị tư vấn tiến hành lập quy hoạch, xây dựng đề án NTM một cách phù hợp, sát thực trên cơ sở cùng bàn bạc, thảo luận với nhân dân. Nhờ đó mà đến tháng 6/2012, toàn bộ 25/25 xã đã hoàn thành quy hoạch NTM. Trao đổi với phóng viên, ông Mai Văn Hải, Phó bí thư Huyện uỷ Nga Sơn chia sẻ: "XDNTM là nhiệm vụ dài hơi, chính vì thế việc lập quy hoạch NTM, dồn điền đổi thửa, hiến đất… là những việc làm rất thiết thực, có vai trò mấu chốt để hoàn thành công cuộc XDNTM. Tuy nhiên, khi XDNTM phải lấy dân làm gốc, dân là chủ thể". Theo báo cáo của Ban chỉ đạo XDNTM huyện Nga Sơn, đến nay địa phương đã hoàn thành quy hoạch NTM ở tất cả các xã, trong đó Nga An (xã điểm của tỉnh) đã hoàn thành 11/19 tiêu chí, 9 xã hoàn thành 7-9 tiêu chí, gồm Nga Thành, Nga Yên, Nga Phú, Nga Mỹ, Nga Lĩnh, Nga Thái, Nga Liên Các xã NÔNG THÔN ĐỔI MỚI 4 này phấn đấu hoàn thành XDNTM vào năm 2015. Các xã còn lại hoàn thành 4 - 6 tiêu chí. Bình quân thu nhập toàn huyện đạt 15,8 triệu đồng/người/năm. Ghi nhận ở các xã điểm Theo chân cán bộ Huyện uỷ Nga Sơn đi thăm Nga An, được tận mắt thấy đường liên thôn hoành tráng, đường trục chính rộng 5m được bê - tông hóa kiên cố, chúng tôi cũng vui lây với bà con. Hầu hết các làng đều quy hoạch quỹ đất rộng 1.000 - 1.500m 2 cho sinh hoạt cộng đồng, xây dựng nhà văn hóa theo kiến trúc đình làng xưa, nhìn vừa cổ kính, vừa trang nhã. Hiện, Nga An đang tích cực đưa các giống cây trồng, vật nuôi có tiềm năng năng suất cao vào sản xuất, khuyến khích nông dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật, từ đó nâng cao trình độ sản xuất và tăng thu nhập. Chị Mai Thị Minh, người dân trong xã hồ hởi cho biết: "Vụ đông này, gia đình tôi cùng một số hộ cùng nhận thầu, dồn đất để trồng dưa bao tử. Đến khi thu hoạch, việc tiêu thụ sản phẩm kịp thời nên ai cũng hào hứng tham gia". Để giúp bà con phát triển sản xuất, huyện Nga Sơn đã ban hành chính sách hỗ trợ 300 triệu đồng, xã hỗ trợ 150 triệu đồng/trang trại chăn nuôi lợn quy mô từ 500 - 1.000 con/lứa. Theo đó, trong thời gian qua, có 6 trang trại chăn nuôi công nghiệp được xây dựng mới và đưa vào hoạt động. Ngoài các mô hình trên, nông dân trong huyện còn tham gia nuôi dê Bách Thảo, trồng rau an toàn, trồng nấm ăn, nấm dược liệu…, Nga Lĩnh cũng đang có bước tiến rõ rệt trong công cuộc XDNTM, cụ thể là xã đã hoàn thành 9/19 tiêu chí, một số chỉ tiêu cũng sắp đạt. Ông Ngô Trường Sơn, Chủ tịch UBND xã cho hay: "Công cuộc XDNTM ở Nga Lĩnh hiện đang có những bước tiến vững chắc, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, có được điều đó là nhờ sự quan tâm của Huyện uỷ, Tỉnh uỷ, đặc biệt là sự đồng thuận trong nhân dân. Hiện, xã đang du nhập một số giống cây - con mới, nhân rộng các mô hình trang trại làm ăn có hiệu quả. Đơn cử là trong năm 2012, xã xây dựng được 6 trang trại nuôi lợn quy mô công nghiệp, 75 trang trại tổng hợp, xây dựng vùng lúa năng suất, chất lượng cao với tổng diện tích 280ha, hiện đã có 90ha đưa vào sản xuất. Phấn đấu đến năm 2015, xã hoàn thành chương trình XDNTM". Tuy nhiên, việc XDNTM ở Nga Sơn hiện cũng đang gặp nhiều khó khăn, thách thức. Về vấn đề này, ông Hải cho rằng: "Do khâu tuyên truyền, vận động chưa tốt nên chương trình XDNTM chưa có sự hưởng ứng, tham gia nhiệt tình trong nhân dân. Một số chương trình, dự án khác còn nhiều bất cập, việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào địa phương còn hạn chế Vì thế, việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động, ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân là bài toán quan trọng. Do vậy mà Nga Sơn rất cần sự quan tâm nhiều hơn nữa của các ban ngành trong tỉnh cũng như của Chính phủ". Tân Thành - Thanh Tuấn http://www.kinhtenongthon.com.vn/ Theo Kinh tế nông thôn NÔNG THÔN ĐỔI MỚI 5 Nông thôn mới ở vùng gò đồi Hải Lệ Là vùng đất gò đồi, trơ cằn sỏi đá nên cuộc sống của người dân xã Hải Lệ (trước đây thuộc huyện Hải Lăng, nay nhập vào thị xã Quảng Trị - Quảng Trị) vẫn gặp khá nhiều khó khăn. Tuy nhiên, từ khi được tỉnh chọn làm xã điểm xây dựng nông thôn mới (XDNTM), bộ mặt nông thôn Hải Lệ có những đổi thay đáng kể. Quê nghèo Hải Lệ có gần 1.100 hộ (4.500 khẩu), trong đó có gần 1.350 người trong độ tuổi lao động. Trước đây, đời sống của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, ngoài những sào ruộng khoán ít ỏi, phần lớn thời gian trong năm bà con phải xa nhà để đi làm thuê hoặc vào rừng đốn củi. Khó khăn là thế, nhưng Đảng bộ, chính quyền, nhân dân xã luôn thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, vận động bà con tích cực tham gia phát triển kinh tế nên nhiều năm liền, Đảng bộ xã Hải Lệ được công nhận đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh. Trao đổi với phóng viên, ông Ngô Hữu Truyện, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: “Khó khăn thì hầu như xã gò đồi nào ở Quảng Trị cũng gặp phải, nhưng nếu biết vận dụng chủ trương, chính sách, tập trung xây dựng và phát triển quê hương, đáp ứng lòng mong mỏi của bà con thì sẽ vượt qua tất cả. Để làm được điều đó, chúng tôi luôn quán triệt cán bộ, đảng viên phải gương mẫu trong mọi công việc, mình phải làm trước thì dân mới tin tưởng làm theo…”. Ông Phạm Cường, Chủ tịch UBND xã Hải Lệ nhấn mạnh: “Chúng tôi không dừng ở việc tuyên truyền hay bằng những báo cáo văn bản mà chú trọng vào những việc làm cụ thể. Khi xây dựng một công trình nào đó, lãnh đạo xã đều ngồi lại với nhau trao đổi các phương án, sau khi nhất trí thì đưa ra họp dân công khai để lấy ý kiến mọi người. Nếu bà con đồng tình hưởng ứng, chúng tôi tiến hành làm ngay, còn chưa nhất trí thì tiếp tục vận động, nhờ vậy mà từ xã nghèo, Hải Lệ trở thành xã khá trên nhiều lĩnh vực, vinh dự là 1/8 xã được tỉnh Quảng Trị chọn làm điểm XDNTM giai đoạn 2010-2015”. Đổi thay toàn diện Bây giờ, Hải Lệ đã khác xưa rất nhiều, dù đang là mùa mưa nhưng đường sá tại đây khá sạch sẽ, thông thoáng chứ không lầy lội như trước; các tuyến đường liên xã còn được lắp hệ thống đèn chiếu sáng hiện đại. “Chỉ sau gần 2 năm triển khai XDNTM, bộ mặt xã đã đổi thay rất nhiều. Đường sá rộng rãi, thông thoáng, hơn 80% tuyến đường được trải nhựa hoặc bê-tông hóa. Năm 2011, chúng tôi vận động bà con hiến 7.000m 2 đất để mở hơn 2km đường nông thôn; năm nay, bà con tiếp tục hiến hơn 10.000m 2 đất và cuối tháng 10, chúng tôi làm lễ ra quân bàn giao đất và làm đường…”, ông Ngô Văn Châu, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hải Lệ, người được xã giao nhiệm vụ vận động nhân dân hiến đất làm đường hồ hởi nói. Ông Cường cho biết thêm, sau khi có quyết định của UBND tỉnh và văn bản hướng dẫn của các cấp, UBND xã đã tham mưu cùng Đảng ủy và các ban ngành tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng để bắt tay vào xây dựng đề án NTM. Ngoài ra, UBND xã cũng khẩn trương chỉ đạo, hướng dẫn thành lập 5 ban phát triển thôn và tổ chức 8 hội nghị ở thôn, xã để bà NÔNG THÔN ĐỔI MỚI 6 con cùng tham gia vào dự thảo báo cáo quy hoạch XDNTM. Song song với đó, Hải Lệ đã tổ chức quán triệt, phân công nhiệm vụ cho các ban, ngành, đoàn thể xây dựng kế hoạch cụ thể. Theo đó, Hội Nông dân được giao nhiệm vụ vận động bà con hiến đất làm đường, phát triển kinh tế trang trại gò đồi; Hội Phụ nữ giúp nhau vay vốn không lấy lãi; Hội Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh dạy bảo con cháu không vi phạm pháp luật, giữ gìn đạo đức, lối sống; Đoàn Thanh niên đẩy mạnh các phong trào văn hóa - văn nghệ, tích cực tham gia công tác tình nguyện… Những việc làm cụ thể này giúp Hải Lệ đạt được một số thành công bước đầu. Cụ thể là đến tháng 10/2012, Hải Lệ đạt 7 tiêu chí (điện, hình thức tổ chức sản xuất, văn hóa, hệ thống chính trị, an ninh trật tự xã hội, nhà ở cho hộ nghèo và quy hoạch). Hải Lệ phấn đấu đến cuối năm nay hoàn thành thêm 3 tiêu chí về bưu điện, tỷ lệ hộ nghèo và y tế. Anh Võ Văn Dương (45 tuổi) ở thôn Như Lệ chỉ tay theo tuyến đường nhựa Nguyễn Hoàng chạy ngang qua cửa nhà vui vẻ nói: “Mừng lắm anh ơi, từ đời ông nội tui đến hôm nay mới thấy được con đường nhựa bóng loáng thế này. Chỉ năm ngoái thôi, đây vẫn là con đường đất đỏ, mùa mưa lầy lội như ruộng cấy, còn mùa nắng bụi mù mịt. Chừ thì sướng lắm rồi, đường sá khang trang đi lại thuận lợi, cuộc sống cũng được nâng lên”. “Tuy đã đạt được một số kết quả quan trọng nhưng nhìn chung, tiến độ XDNTM của xã vẫn còn chậm, cái khó hiện nay là cuộc sống của bà con chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, các ngành thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp còn nhỏ lẻ, phân tán nên khó tăng thu nhập; nhiều hạng mục đang cần được đầu tư sớm như hệ thống thuỷ lợi nội đồng, trong khi nguồn thu của xã hạn hẹp, cần sự hỗ trợ của Nhà nước. Mặc dù vậy, chúng tôi vẫn phấn đấu hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM trước năm 2015”, ông Cường khẳng định. Gia Thi Theo Báo điện tử Báo Kinh tế nông thôn Xã Long Tân (huyện Đất Đỏ): Nỗ lực chuyển đổi cơ cấu lao động Là xã thuần nông, đa số lao động ở xã Long Tân (huyện Đất Đỏ) hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Sau 2 năm triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Long Tân đã từng bước chuyển đổi cơ cấu lao động và nâng cao thu nhập cho người dân. Ông Nguyễn Nhất Trường, Phó Chủ tịch UBND xã Long Tân cho biết, có 2 tiêu chí khó hoàn thành trong chương trình xây dựng NTM trên địa bàn xã là: Thu nhập và cơ cấu lao động. Để thực hiện tiêu chí này, trong 2 năm triển khai thực hiện xây dựng NTM, xã đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mở rộng sản xuất, nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Bên cạnh đó, chú ý phát huy vai trò cầu nối của doanh nghiệp trong gắn kết nông thôn, tăng cường vận động người dân tham gia các lớp đào tạo để nâng cao chất lượng lao động tại địa phương, từng bước chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp và nâng cao thu nhập cho người dân. NÔNG THÔN ĐỔI MỚI 7 Đan giỏ lục bình đã giúp nhiều lao động nhàn rỗi có việc làm và cải thiện thu nhập Đan giỏ lục bình, là một mô hình tiêu biểu góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động ở xã Long Tân, đã giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho hơn 50 hộ dân trên địa bàn, đặc biệt là lao động nhàn rỗi và người cao tuổi với mức thu nhập bình quân trên dưới 2 triệu đồng/tháng/người. Đã bước vào tuổi 60, sức khỏe yếu do bị bệnh tim nhưng bà Cao Thị Ngọc Vàng (ấp Tân Thuận) vẫn say mê với việc đan giỏ hàng ngày để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Với công việc này, hàng tháng bà Vàng thu nhập thêm được khoảng 2 triệu đồng, điều mà trước đây bà không dám nghĩ tới. “Trước đây, tôi ở nhà và không có thu nhập, nhưng từ đầu năm 2012 tới nay, nhờ đan giỏ lục bình cho Công ty Than Việt Tiến (thị trấn Long Hải, huyện Long Điền) mà có thêm thu nhập, cuộc sống gia đình bớt khó khăn”, bà Cao Thị Ngọc Vàng phấn khởi nói. Lãnh đạo UBND xã Long Tân cho biết, hiện nay các doanh nghiệp trên địa bàn như: Công ty TNHH Đông In, Công ty TNHH Việt Kim, Công ty Sản xuất phân bón hữu cơ Tấn Phát, Doanh nghiệp tư nhân cao su Tân Xuân… cũng đã giúp giải quyết việc làm cho gần 1.000 lao động tại địa phương với mức thu nhập ổn định. Theo báo cáo của UBND xã Long Tân, từ năm 2011 đến nay, xã đã chuyển đổi được 390 lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Trong đó có 50 lao động đan giỏ lục bình, 59 lao động chuyển sang buôn bán, 108 lao động được tuyển dụng vào các doanh nghiệp… Hiện lao động nông nghiệp trên địa bàn xã chỉ chiếm khoảng 19,96%, trong khi con số này trước đây chiếm đến 80%. Thu nhập theo đầu người ở xã Long Tân đạt 33,97 triệu đồng/người/năm, bằng 1,56 lần thu nhập bình quân khu vực nông thôn của tỉnh. Trước đây, con số này chỉ khoảng 18,71 triệu đồng/người/năm, và chỉ bằng 1,2 lần thu nhập bình quân khu vực nông thôn. Ông Nguyễn Nhất Trường cho biết, xây dựng NMT là mục tiêu lâu dài và liên tục, đòi hỏi phải thực hiện với nhiều quyết tâm và nỗ lực của toàn xã hội. Để các tiêu chí NTM được duy trì và phát triển bền vững, nhất là tiêu chí về cơ cấu lao động và thu nhập của người dân nông thôn, trong thời gian sắp tới xã sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đóng tại địa bàn hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhằm giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương. Đồng thời, sẽ tăng cường đạo tào nghề, nâng cao chất lượng cho lao động nông thôn. Bài, ảnh: VIẾT CHÂN http://www.baobariavungtau.com.vn/ Báo Bà Rịa - Vũng Tàu NÔNG THÔN ĐỔI MỚI 8 Thi công đường ống dẫn nước sạch về xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc) Gỡ “nút thắt” môi trường trong xây dựng nông thôn mới Thứ tư, 24/10/2012 Bà Rịa - Vũng Tàu có khoảng 70% dân số sống ở khu vực nông thôn. Thời gian qua, tỉnh đã có những thành công trong việc thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới như: giảm tỷ lệ hộ nghèo và lao động nông nghiệp, xây dựng hệ thống giao thông hiện đại Tuy nhiên vấn đề môi trường hiện có một số khó khăn, gây cản trở cho quá trình xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương. Bảo vệ môi trường là một trong 19 tiêu chí thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Mục tiêu chung của tiêu chí này là bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường khu vực nông thôn. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát mới đây của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho thấy, hơn 80% khối lượng rác thải, nước thải sinh hoạt, sản xuất và hầu hết các loại vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật chưa được thu gom xử lý hợp vệ sinh và nước thải vẫn xả trực tiếp ra môi trường. Vì vậy, bảo vệ môi trường là một trong những tiêu chí chưa được giải quyết rốt ráo trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới. Đây cũng chính là trở ngại lớn nhất mà nhiều tỉnh, thành trong cả nước, trong đó có Bà Rịa – Vũng Tàu, chưa thực hiện được, mặc dù các tiêu chí khác đã đạt. Theo ông Lê Tuấn Quốc, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hình thức khai thác thủy sản ven bờ bằng lưới cào, xung điện… mang tính hủy diệt ở một số địa phương ven biển là một vấn nạn lớn kéo dài nhiều năm qua, gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Từ năm 1998 đến nay, thanh tra Sở này cùng với các đơn vị chức năng thường xuyên phối hợp tuần tra, kiểm soát những đối tượng khai thác thủy sản theo hình thức tận diệt nên đã giảm đến 60% số vụ vi phạm so với trước, nhưng vấn nạn này khó xử lý triệt để. Để chấm dứt tình trạng này, Sở đang kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có những chính sách hỗ trợ ngư dân chuyển đổi ngành nghề, thay đổi phương thức đánh bắt phù hợp nằm bảo vệ môi trường sinh thái. Nói về việc thực hiện tiêu chí bảo vệ môi trường, ông Nguyễn Hồng Dưỡng, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã An Ngãi (huyện Long Điền) cho biết: Để giải quyết “gánh nặng” môi trường, đặc biệt là ở các xã xây dựng nông thôn mới, mới đây, UBND tỉnh đã xử lý 5 doanh nghiệp xây dựng cơ sở chế biến hải sản không phép, gây ô nhiễm môi trường tại An Ngãi. Tình trạng này không chỉ riêng ở xã An Ngãi mà phổ biến ở nhiều địa phương khác, tuy nhiên, do tỉnh chưa quy hoạch xây dựng khu chế biến hải sản tập trung nên rất khó xử lý dứt điểm. Ông Trần Minh Sanh, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, với đặc thù là tỉnh phát triển mạnh về NÔNG THÔN ĐỔI MỚI 9 Cần tây cho thu nhập cao kinh tế biển nên chương trình xây dựng nông thôn mới phải xoáy sâu vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ và công nghiệp, giảm nhanh tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái và thân thiện với môi trường. Do vậy, nhiệm vụ tập trung nhất của tỉnh là cùng với việc đào tạo dạy nghề đáp ứng nhu cầu chuyển dịch ngành nghề thì công tác bảo vệ môi trường cũng đặc biệt quan tâm. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tiêu chí về tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn của cả nước chỉ đạt khoảng 65%. Riêng Bà Rịa - Vũng Tàu, tại 58 xã và thị trấn vùng nông thôn đã có hơn 90% hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh, gần 60% số hộ dân sử dụng nước máy do Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh cung cấp. Để khuyến khích người dân nông thôn sử dụng nước sạch, tỉnh đã thực hiện cấp và lắp đặt miễn phí đồng hồ nước, ống dẫn nước vào nhà và hỗ trợ một phần giá nước hàng tháng. Theo kế hoạch, đến năm 2015 có 79% hộ dân nông thôn có nước sạch đạt quy chuẩn, 99% sử dụng nước hợp vệ sinh… QUANG NGUYỄN http://www.baobariavungtau.com.vn/ Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Trồng cần tây vốn ít, lời cao Thứ Sáu, 26/10/2012 Cần tây là một loại rau ăn lá phổ biến, được nông dân trồng nhiều vì vốn đầu tư thấp nhưng hiệu quả kinh tế cao. Rau cần tây rất dễ trồng, có thể sống trên nhiều loại đất (trừ đất phèn, quá mặn). Rau cần tây thuộc dạng thảo có thân mọc đứng. Thân nhẵn có nhiều rãnh dọc, chia nhiều cành mọc đứng. Lá hình thuôn dài có 3 cạnh. Rau cần tây rất dễ trồng, có thể sống trên nhiều loại đất (trừ đất phèn, quá mặn). Đất làm kỹ, tơi xốp, thiết kế mương liếp cân đối để chủ động tưới tiêu. Mặt liếp rộng 1,2- 1,5m, cao 20-30cm. Khi làm đất nên rải 70 - 100kg vôi bột/1.000m 2 để hạn chế nấm bệnh phát triển. Nếu chủ động được nước tưới có thể gieo trồng rau cần tây bất cứ mùa nào trong năm. Nên chọn thời tiết mát mẻ để gieo hạt, gieo 1-1,2kg hạt/1.000m 2 . Trước khi gieo nên ngâm hạt trong nước ấm khoảng 15-20 giờ để hạt hút đủ nước, kích thích hạt nảy mầm. Sau đó vớt ra, trộn với tro bếp rải đều trên mặt liếp (mùa nắng có thể gieo hạt khô trộn với tro bếp, đất bột). Gieo xong rải một NÔNG THÔN ĐỔI MỚI 10 ít Basudin 10H để trừ kiến, mối tha hạt, rồi phủ liếp bằng rơm rạ hay tro trấu, đất bột và tưới nước thật đẫm. Tùy theo độ phì nhiêu của đất mà bón phân hợp lý. Với diện tích 1.000m 2 có thể bón 1-1,5 tấn phân hữu cơ cùng 15-20kg ure, 15-20kg DAP và 10kg super lân. Có thể sử dụng các loại phân hỗn hợp có hàm lượng NPK tương ứng. Bón lót toàn bộ phân hữu cơ và 8kg super lân khi làm đất. Sau khi hạt nảy mầm, ngâm 2kg super lân còn lại tưới cho cây để phát triển bộ rễ. Bón thúc lượng DAP, ure chia làm 3 lần để bón vào ngày thứ 20, 30, 40 sau khi hạt mọc mầm. Bón bằng cách rải đều trên liếp rồi tưới nước. Khi bón phân cần chừa lại một ít ure để pha tưới giặm những nơi cây mọc yếu, lá xanh nhợt nhạt. Lưu ý do là cây thân thảo, rau cần tây dễ bị giập nát, khi gieo hạt nên phủ rơm rạ tươi lên trên. Lúc cây mọc phải bỏ bớt rơm rạ để cây phát triển. Dùng vòi hoa sen lỗ nhỏ tưới nước để cây không bị giập nát và không làm đất bị váng. Cần tỉa bớt nếu cây mọc quá dày. Rau cần tây là cây ngắn ngày nên ít bị sâu bệnh phá hại, quá trình chăm sóc chỉ cần cung cấp đủ nước, song không quá ẩm hoặc ngập nước, nấm bệnh dễ phát triển làm chết cây. Nếu ruộng rau có sâu bệnh nên dùng thuốc trừ sâu vi sinh để phòng trừ. Nên dừng phun thuốc, bón phân trước thu hoạch 7-10 ngày để tránh tồn đọng dư lượng thuốc, phân, không gây độc hại cho người tiêu dùng. Theo danviet Từ kinh nghiệm của nông dân đến tiến bộ kỹ thuật ô hình ghép nhãn trên vải đang được Hội Làm vườn Việt Nam triển khai ở huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã khẳng định được mối liên kết giữa nhà khoa học và nông dân là thực sự cần thiết, quyết định rất lớn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, từ đó hình thành vùng sản xuất hàng hóa. Từ kinh nghiệm của nhà vườn Cách đây vài năm, khi diện tích vải thiều trên địa bàn huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) tăng chóng mặt khiến việc tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, ông Lê Thế Hơn ở xã Hồng Giang đã "liều" ghép nhãn lên những cây vải thoái hóa, năng suất thấp. Ông Hơn bộc bạch: "Tôi làm việc này trước hết vì áp lực tiêu thụ vải thiều vào chính vụ quá lớn. Công sức cả năm trời chăm sóc nhưng thu nhập chẳng được bao nhiêu vì vào chính vụ trên trời dưới đất ở Lục Ngạn đâu đâu cũng thấy vải. Có thời điểm nhà tôi để vải chín trên cành, vì có thu hái cũng không đủ tiền trả nhân công". Trước khi cho nhãn và vải "bén duyên", ông Hơn đã từng tận dụng gốc vải cũ để ghép giống vải chín sớm nhưng không thành công, thế là ông nghĩ đến việc ghép nhãn lên gốc vải chỉ với một suy luận đơn giản: "Vải và nhãn có họ với nhau, lại cùng ăn cùi, chắc ghép sẽ hợp". Giống nhãn ông chọn để ghép là nhãn Hương Chi, nhãn muộn Hà Tây. Sau 20 ngày ghép, mầm nhãn trên 30 gốc vải ghép đã bật lên non tơ, mang lại cho ông Hơn niềm hy vọng. M . trại nuôi lợn của gia đình ông Nguyễn Trọng Long, xã TânƯớc (Thanh Oai - Hà Nội). Tổ chức lại sản xuất ngành chăn nuôi lợn, cách nào? Người ta có thể đổ lỗi cho dịch bệnh, chất cấm mới khiến ngành. với sản lượng đạt khoảng 3,7 triệu tấn/năm nhưng bất ổn lớn nhất của ngành là vẫn sản xuất theo kiểu tận dụng; chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, thiếu quy hoạch; hệ thống sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. vật nuôi. Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng tăng trang trại công nghiệp, hạn chế chăn nuôi nhỏ lẻ. Trong khi đó, ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam cho rằng, để chăn

Ngày đăng: 05/04/2015, 17:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan