1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LỚP VẬT LIỆU VÀ CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG GIAO THÔNG

14 523 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

NHÓM IV – LỚP VẬT LIỆU VÀ CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG GIAO THÔNG I - ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ. Trong quá trình thực hiện Dự án, việc giải toả, san ủi mặt bằng, vận chuyển vật liệu, xây dựng công trình sẽ có những tác động ảnh hưởng đến môi trường. Đánh giá các yếu tố tác động đến môi trường của dự án là việc làm cần thiết để xác định mức độ ảnh hưởng, đưa ra các biện pháp khống chế, giảm thiểu và xử lý ô nhiễm môi trường, hạn chế các tác động tiêu cực. Giai đoạn xây dựng có khối lượng công việc khá lớn với các hoạt động nạo vét bóc lớp đất mặt, đắp nền, đóng cọc, đào hố móng, vận chuyển tập kết nguyên vật liệu, thi công xây dựng và đổ thải đều có thể tạo ra các nguồn gây ô nhiễm môi trường: Bụi, khí thải, tiếng ồn, chất thải rắn… Đánh giá cụ thể các tác động của giai đoạn thi công công trình giao thông đường bộ đến môi trường như sau: ( Dựa trên báo cáo ĐTM dự án xây dựng đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng ): 1. Tác động đến yếu tố môi trường vật lý: 1.1. Chất lượng không khí: Chất lượng không khí thường là một vấn đề môi trường được xem là rất quan trọng đối với khu vực dân cư, các khu thương mại ở hai bên đường, đặc biệt trong các khu đô thị; các trung tâm kinh tế xã hội có mật độ xây dựng lớn. Giai đoạn thi công sẽ gây nên một số tác động đến môi trường không khí do phát sinh các yếu tố ô nhiễm sau: + Bụi: Do các hoạt động san ủi, lu đầm mặt bằng, đào đất, đắp nền, vận chuyển vật liệu…. Bụi bị cuốn lên từ đường giao thông do phương tiện, gió thổi qua bãi chứa vật liệu xây dựng như xi măng, đất cát… Môi trường trong xây dựng 1 NHÓM IV – LỚP VẬT LIỆU VÀ CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG GIAO THÔNG (Trong dự án xây dựng đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng sẽ phải thi công đào đắp và vận chuyển một khối lượng đất khổng lồ: +) Đắp: 18.155.329,26 m 3 đất +) Đào và vận chuyển đổ đi :3.033.897,84 m 3 đất yếu Trung bình khi sử dụng 1m 3 đất để đào đắp nền trong điều kiện khí hậu bình thường sẽ sinh ra 1,5 kg bụi, trong đó có 0,15kg bụi lơ lửng, Như vậy với một lượng đất đắp 18.155.329,26 m 3 như trong Dự án sẽ sinh ra 27.858 tấn bụi, trong đó có 2.785,8 tấn bụi lơ lửng. Lượng bụi còn tăng cao hơn do các có hàng trăm các phương tiện vận tải cỡ lớn đồng thời hoạt động trên toàn tuyến Trong giai đoạn thi công sẽ đòi hỏi một lượng bê tông lớn bao gồm bê tông asphalt và bê tông xi măng. Để đáp ứng điều này sẽ phải bố trí một loạt các trạm bê tông theo mẻ tại các vị trí gần các nút giao lớn . Hoạt động của các trạm này và các hoạt động có liên quan trên công trường luôn tạo một lượng bụi và khí độc có thể làm suy giảm chất lượng không khí. Ô nhiễm bụi trong giai đoạn thi công là nghiêm trọng, cần có các biện pháp để giảm tác động này xuống mức thấp nhất.) + Khí thải của các phương tiện vận tải, máy móc thi công, đốt nhựa đường chứa bụi, các khí: SO2, CO2, CO, NOx, THC, hợp chất chì từ khói xăng dầu. + Ô nhiễm không khí do đốt các chất thải có chứa dầu mỡ, hóa chất (túi nilon, cao su, nhựa, giẻ dầu, chất hữu cơ hoặc một số chất thải sinh hoạt ….khi đốt ngoài trời sinh ra khí độc dioxin gây nguy hại cho người và hệ sinh thái). + Ô nhiễm không khí từ các khu vực đốt nhựa đường. 1.2. Tác động đến môi trường nước • Môi trường nước mặt: Mọi sự hoạt động của quá trình thi công trên công trường có thể nói đều có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tới môi trường nước. Vấn đề quan tâm trước tiên là xử lý chất thải từ các khu lán trại thi công, tránh xả trực tiếp chất thải vào nguồn nước. Các hoạt động thi công làm xáo động mặt đất, biến đổi địa hình, việc đào đắp làm rãnh, tạo các taluy đều trực tiếp làm biến đổi chế độ dòng chảy và chất lượng nước. ( Trong dự án xây dựng đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng : + Ô nhiễm nguồn nước do chất hữu cơ và chất thải rắn: Môi trường trong xây dựng 2 NHÓM IV – LỚP VẬT LIỆU VÀ CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG GIAO THÔNG - Chất thải hữu cơ: Trong thi công, sẽ có những khu vực lưu giữ chất thải (đất hữu cơ, đất do đào và phá dỡ) và vật liệu. Tình trạng xói dưới dạng rửa trôi đất phủ khi có mưa lớn có thể xảy ra. Theo tính toán, Dự án thực hiện đắp khoảng 18 triệu m 3 cát và đất, đào khoảng 1,75 triệu m 3 đất không thích hợp. Như vậy tổng lượng đào đắp khoảng 20 triệu m 3 . Nếu ước tính 0,2% khối lượng đất đào đắp được chuyển thành bùn cát lơ lửng, thì lượng bùn cát lơ lửng tạo ra khoảng 4.000 tấn. Lượng bùn cát lơ lửng còn được gia tăng thêm do được tăng cường nước mưa chảy tràn. Chính vì vậy độ đục của nước trong sông sẽ tăng mạnh vào những năm thi công. Dòng bùn cát được chuyển vào trạng thái lơ lửng gây đục nước sông, làm giảm chất lượng nguồn nước. Ngoài ra, nước thải sinh hoạt của những công nhân làm việc trên sông chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD) và các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh thải xuống sông gây ô nhiễm môi trường nước Tuy nhiên, do trong khu vực Dự án nguồn nước mặt rất phong phú, khả năng pha loãng và tự làm sạch lớn nên mức độ tác động có hại được giảm đi đáng kể. - Chất thải rắn: Theo ước tính, mỗi cán bộ công nhân viên làm việc tại khu vực Dự án thải ra từ 0,3 – 0,5 kg rác thải sinh hoạt mỗi ngày. Lượng rác thải sinh hoạt của khoảng 400 lao động hàng ngày ước tính: 400 người/ngày x 0,4 kg/người = 160 kg/ ngày. Mặc dù khối lượng rác thải rắn sinh hoạt nhỏ, nhưng nếu không có biện pháp thu gom mang vào bờ xử lý mà thải xuống sông thì sau 2 năm thi công sẽ xảy ra hiện tượng tích tụ các chất không có khả năng phân hủy sinh học như nhựa, thủy tinh, bao bì kim loại tại đoạn sông của Dự án. Bao bì nhựa sẽ cuốn vào chân vịt của các tàu nhỏ gây ách tắc, sự cố cho hoạt động tàu thuyền. + Ô nhiễm do Dầu thải: Trong khuôn khổ Dự án, ô nhiễm dầu gây ra bởi hai nguồn chính: từ phương tiện thi công móng trụ cầu (tại các địa điểm xây dựng cầu) và các thiết bị thi công có sử dụng nhiên liệu như xe chuyển vật liệu, máy xúc, máy ủi, máy san nền, đổ nhựa, trộn bê tông Trong quá trình hoạt động chúng sẽ làm thất thoát rò rỉ một lượng dầu nhất định. Lượng rò rỉ dầu mỡ sẽ rất khó thu gom để xử lý vì thế chúng có thể gây ô nhiễm nguồn nước sông, ô nhiễm đất. Khi thi công mố và trụ cầu phải sử dụng các phương tiện thuỷ (như sà lan, tàu kéo ) Ngoài lượng dầu rò rỉ theo chân vịt, các chất thải chứa dầu không quản lý và thu gom sẽ là nguồn gây ô nhiễm dầu đáng kể cho sông các kênh mương tưới tiêu. Nước sông bị ô nhiễm dầu sẽ không chỉ ảnh hưởng đến hệ sinh thái trong khu vực Dự án mà còn ảnh hưởng đến hệ sinh thái môi trường. Tuy nhiên các yếu tố gây ô nhiễm nước trong thời gian thi công chỉ mang tính tạm thời do khả năng tự làm sạch của nước rất cao nên sau khi kết thúc công việc thi công chừng 6 tháng đến 1 năm, chất lượng nước sẽ dần dần trở lại trạng thái cân bằng ban đầu. Các tác động có hại do ô nhiễm dầu trong thời gian thi công là không lớn khi có các biện pháp giảm thiểu hợp lý ). • Môi trường nước ngầm: Các nguyên nhân cơ bản tác động đến chất lượng nguồn nước ngầm trong quá trình thi công, xây dựng cụ thể như sau: Môi trường trong xây dựng 3 NHÓM IV – LỚP VẬT LIỆU VÀ CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG GIAO THÔNG + Nước mặt là nguồn cung cấp nước cơ bản cho nước ngầm, vì thế sự ô nhiễm nước mặt sẽ dẫn đến ô nhiễm các tầng nước ngầm. + Quá trình thi công đóng cọc, khoan, đào hố xây dựng móng và trụ cầu gây thủng tầng đất mặt làm cho có sự trao đổi trực tiếp giữa nước mặt bị ô nhiễm và nước ngầm, gây ô nhiễm tầng nước ngầm. + Đối với các tầng nước ngầm nông, việc đào đắp, san ủi mặt bằng sẽ làm cho các mạch nước ngầm bị lộ ra, nước mặt và nước mưa chứa chất ô nhiễm xâm nhập vào tầng nước ngầm gây nên sự ô nhiễm tầng nước ngầm. Sự thay đổi của hệ thống các dòng chảy làm biến đổi quy luật dòng chảy kéo theo là mực nước ngầm có thể bị hạ thấp hoặc nâng cao tuỳ theo quá trình biến đổi của hệ thống dòng chảy mặt cũng là một nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi chất lượng và lưu lượng của các tầng nước. 1.3. Tác động đến môi trường đất Tác động đến môi trường đất do chất thải rắn:Trong giai đoạn xây dựng, một lượng lớn chất thải rắn được sinh ra: Vật liệu xây dựng bị thải bỏ: gạch ngói, đất cát, phế liệu sắt thép… Những nguồn này nếu không được thu gom, xử lý mà thải bừa bãi ra xung quanh sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường, làm mất cảnh quan khu vực. Ngoài ra nước thải sinh hoạt, nước mưa chảy tràn chứa đất cát, bùn thải, dầu mỡ nếu chảy trực tiếp xuống đất làm suy giảm chất lượng đất, năng suất cây trồng. Việc xây dựng con đường mới có thể làm thay đổi mực nước ngầm là cơ hội cung cấp các nguyên tố hóa học không mong muốn như Al, Fe và mang đi các hợp phần kiềm và kiềm thổ, phân hủy chất mùn giảm hoạt động các vi sinh vật trong đất, giảm độ phì của đất gây nguy cơ suy thoái đất. Khâu xử lý đất đá phế thải nếu không được kiểm soát chặt chẽ sẽ gây hậu quả không tốt tới đất trồng trọt đặc biệt là các loại Môi trường trong xây dựng 4 NHÓM IV – LỚP VẬT LIỆU VÀ CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG GIAO THÔNG cát sỏi, vữa bê tông, nước thải của các trạm trộn bê tông có độ kiềm cao và chứa cặn lắng xi măng sẽ làm suy thoái đất . Hậu quả của các tác động trên sẽ làm thay đổi đặc tính cơ lý của đất như chai cứng, kết vón. Làm thay đổi đặc điểm hóa học như chua hóa, đất bị nhiễm độc các kim loại nặng… làm cho đất bị suy thoái và giảm khả năng canh tác. . Nhìn chung tác động của Dự án tới môi trường đất là không lớn; tuy nhiên cũng cần có biện pháp giảm thiểu tác động này. 1.4. Tác động của tiếng ồn và độ rung: • Tác động của tiếng ồn: Các nguồn gây ồn bao gồm: Xe tải nặng vận chuyển vật liệu xây dựng, các thiết bị, máy móc xây dựng, trạm trộn bê tông, máy đóng cọc, hoạt động ủi đất, máy phát điện. Mức ồn trong các hoạt động xây dựng đặc biệt được đánh giá như sau: a) Các hoạt động trộn bê tông: Mức ồn lớn nhất tại vị trí cách trạm trộn bê tông 15m là 90 dBA, trong điều kiện không có vật che chắn; mức ồn tại khoảng cách xa gấp đôi bị giảm 6 dBA so với mức ồn trước đó. Vì vậy, mức ồn tại vị trí cách trạm trộn bê tông 30m, 60m, 120m tương ứng sẽ là 84 dBA, 78 dBA và 72 dBA. b) Các hoạt động đóng cọc: Hoạt động đóng cọc có thể tạo nên tiếng ồn vượt quá 105 dBA trong phạm vi15m tính từ nguồn gây ồn. . c) Các hoạt động đào đắp đất, san lấp mặt bằng: Để đào đất và san lấp mặt bằng, cần có một số máy móc thiết bị như máy xúc, máy ủi, máy kéo, máy san và ô tô tải. Các máy móc thiết bị này có thể tạo nên mức ồn 90 dBA ở khoảng cách 15 m. Nếu chúng cùng hoạt động thì mức ồn sẽ được cộng hưởng, ví dụ 6 máy cùng làm việc có thể gây mức ồn 97 - 98 dBA. d) Máy phát điện: Mức ồn tạo nên từ các máy phát điện có thể đạt 82 dBA tại vị trí cách xa 15 m. Như vậy, mức ồn lớn nhất ở khoảng cách 60 m sẽ khoảng 70 dBA. Môi trường trong xây dựng 5 NHÓM IV – LỚP VẬT LIỆU VÀ CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG GIAO THÔNG Trong khu vực xây dựng, các máy móc sẽ tạo ra tiếng ồn cao, gây nên những tác động tiêu cực đối với đến sức khỏe của công nhân làm việc gần bên máy phát điện Tác động này được đánh giá là các tác động gây bất lợi nhưng chỉ mang tính địa phương và tạm thời do mức ồn cao có thể giảm nhanh chóng trong khoảng cách ngắn tới các khu dân cư. • Tác động của độ rung: Việc sử dụng các xe tải nặng để vận chuyển vật liệu xây dựng và các thiết bị, máy móc xây dựng như xe lu, đầm, cần cẩu sẽ không chỉ gây ô nhiễm tiếng ồn mà còn gây ra độ rung đáng kể tại khu vực thi công cũng như các vùng lân cận trong giai đoạn xây dựng cầu và đường. . + Cọc tấm liên kết có chiều dài 5-7,5m với mặt cắt hình chữ U được đóng đến độ sâu cần thiết tạo thành tấm panel thép liên kết với nhau. Một búa máy 8 tấn với công suất đầu vào khoảng 80KJ có thể gây chấn động 12,9mm/s2ở cự ly 10m. + Đóng cọc vào lớp đất bùn với xung năng đầu khoảng 30KJ có thể gây chấn động 4,3mm/s2 ở cự ly 10m. + Máy búa diesel hoạt động trên lớp đất sét có thể gây chấn động 7mm/s2 ở cự ly 10m. Trong quá trình xây dựng cầu thì đóng cọc và chuyên chở vật liệu là hai nguồn gây chấn động chính. Như vậy với khoảng cách từ 100m trở lên, tác động do rung của các hoạt động đến các khu dân cư là không đáng kể. 1.5. Tác động của xây dựng cầu - Máy móc thi công hoạt động ở khu vực sát mép nước sẽ gây nhiễu loạn dòng nước ở bờ sông. - Việc phá dỡ lớp cây cỏ và lớp đất màu sẽ làm mất thảm thực vật, trôi các trầm tích và các chất hữu cơ xuống nước, gây nhiễu loạn dòng chảy, tắc nghẽn dòng chảy… ảnh hưởng tới các thủy sinh vật, gây thiệt hại tài nguyên thủy sản. Môi trường trong xây dựng 6 NHÓM IV – LỚP VẬT LIỆU VÀ CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG GIAO THÔNG - Việc nổ mìn dưới nước sẽ gây mất ổn định trong mặt cắt của dòng nước, tạo ra các mảnh vụn và các hạt trầm tích, gây hại cho loài thủy sinh vật. - Việc làm đê quai có thể gây xói lở, lắng đọng. - Chất thải trong quá trình thi công rơi xuống gây tắc nghẽn, ô nhiễm dòng nước, gây hại tới các loài thủy sinh vật ( mảnh vụn, xi măng, vữa, xăng dầu… - Việc đào hầm để xây dựng hầm cầu đường bộ sẽ gây ra chấn động, ảnh hưởng đến nước ngầm, gây ô nhiễm không khí trong hầm và dễ xảy ra tai nạn laao động…. ( Dự án xây dựng đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng: Với phương án lựa chọn là phương án 2 thì tổng số cầu phải xây dựng là 30 cầu bao gồm: 9 cầu lớn, 21 cầu trung, phương án thi công xây dựng trụ và mố cầu là phương án cọc khoan nhồi. Trường hợp cọc khoan nhồi: Công nghệ của cọc khoan nhồi là một trong những công nghệ thường được áp dụng trong việc thi công móng và trụ cầu của các công trình giao thông. Với công nghệ này thì khả năng xâm nhập nước mặt vào các mạch nước ngầm ở các lỗ khoan rất lớn. Đây là một tác động không thể tránh khỏi đối với việc thi công các cọc khoan nhồi làm móng, trụ cầu. Con đường vượt qua 06 con sông lớn là: Sông Bắc Hưng Hải, sông Thái Bình, sông Thanh Hồng, sông Văn Úc, sông Đa Đô, sông Lạch Tray việc đào đắp đóng cọc xây dựng cầu cống ảnh hưởng rất lớn tới chế độ dòng chảy mặt, gây quá trình xói mòn sụt lở làm tăng đột ngột độ đục của dòng nước. Độ đục của hệ thống nước mặt chịu ảnh hưởng nhiều nhất, tại những nơi gần dòng chảy hoặc tại công trường thi công cầu, độ đục có thể tăng cao tới hơn 10 lần so với bình thường. Độ đục lớn tới mức có thể tiêu diệt toàn bộ các loài động vật sống dưới lớp bùn đáy. Vào mùa mưa lũ, cả một vùng rộng lớn phía hạ lưu cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi độ đục này. Trong quá trình hoạt động xây dựng các cầu qua sông sẽ làm thất thoát rò rỉ một lượng dầu mỡ nhất định tờ các thiết bị như: xe chuyển đất, máy xúc ủi, máy san nền đường, đổ nhựa đường, máy đóng cọc, xà lan Lượng rò rỉ dầu mỡ rất khó thu gom để xử lý, chúng sẽ ngấm xuống theo các tầng thấm nước dễ gây nên ô nhiễm nước ngầm trong quá trình thi công, nhất là trong thi công các cầu lớn vượt các sông các sông Bắc Hưng Hải, Thái Bình, Văn Úc, Lạch Tray. Tác động này cần có các biện pháp giảm thiểu phù hợp ). 1.6. Úng ngập hoặc đọng nước Vùng thực hiện Dự án có chế độ thuỷ văn phụ thuộc vào đặc điểm thuỷ văn của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Tuy các hệ thống thuỷ nông ngày càng được nâng cấp và hoàn thiện (hệ thống Bắc Hưng Hải), nhưng nếu mưa lớn kéo dài khu vực vẫn xảy ra lũ (ngập úng) nội đồng như các năm 1984, 1985, 1994 đoạn km0 – km65; năm 1975, 1978, 1990 đoạn km 65 – km72; năm 1978, 1990 đoạn km75 – km95. Như vậy, có thể nói rằng khu vực nghiên cứu là vùng vẫn còn nguy cơ ngập úng. Đặc biệt khi xuất hiện những trận mưa lớn kéo dài…. Môi trường trong xây dựng 7 NHÓM IV – LỚP VẬT LIỆU VÀ CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG GIAO THÔNG Việc xây dựng một tuyến đường hoàn toàn mới, cao hơn hẳn so với ban đầu dài hơn 105 km, chạy qua các con sông lớn có khả năng tiêu thoát nước cho Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, đồng thời chạy qua nhiều kênh mương và các hồ đầm làm hạn chế khả năng tiêu thoát nước mang tính chất cục bộ cho các khu vực. Việc nâng cao mặt đường, việc chặn dòng chảy tự nhiên để san lấp mặt bằng mở tuyến vận chuyển vật liệu, việc xây dựng các cầu, cống vượt sông, kênh làm thu hẹp dòng chảy tự nhiên, sẽ là những nguyên nhân gây ngập úng, ứ đọng nước. Hệ quả của nó là làm thay đổi diện tích ngập nước, thời gian ngập úng và cũng là nguyên nhân tạo ra khu vực chứa nước mới dẫn theo hàng loạt những sự thay đổi như gây sình lầy đất, gleihóa đất, mặn hóa đất và mất diện tích canh tác, gây ô nhiễm môi trường nước, đất vàtrầm tích. Tác động gây ngập úng là nghiêm trọng, cần có các biện pháp giảm thiểu hữu hiệu. 2. Tác động đến hệ sinh thái: 2.1. Hệ sinh thái dưới nước: Hoạt động xây dựng làm giảm chất lượng nguồn nước mặt, từ đó gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của các loài động thực vật thủy sinh cũng như làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dân trong khu vực Dự án. 2.2. Hệ sinh thái trên cạn: Phá hủy hoặc gây thiệt hại cho hệ thực vật, động vật, đặc biệt gây ảnh hưởng tới hệ sinh thái nhạy cảm, các loài động, thực vật đang bị đe dọa tuyệt diệt … (Trong Dự án: Các yếu tố bị tác động gồm các hệ động thực vật như: Mất một số diện tích cây trồng và cây ăn quả trong các khu dân cư, Mất thảm thực vật gồm các loại cây trồng trên đất nông nghiệp - Làm ảnh hưởng tới vùng sống và vùng hoạt động của một số nhóm, - Làm ảnh hưởng tới nơi kiếm ăn và nguồn thức ăn của một số nhóm, - Làm ô nhiễm môi trường sống của một số loài, Dự án thực hiện trong khu vực có hệ sinh thái nông nghiệp là chủ yếu, động thựcvật gồm cây trồng vật nuôi là chính do vậy tác động của dự ấn tới chúng là không đáng kể) Môi trường trong xây dựng 8 NHÓM IV – LỚP VẬT LIỆU VÀ CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG GIAO THÔNG 3. Tác động các giá trị sử dụng của con người: 3.1. Hoạt động kinh tế : Dự án tuyến đường đã chiếm dụng một số diện tích đất sử dụng cho phát triển kinh tế nông nghiệp. Sự tập trung một lượng lớn vật liệu, phương tiện, xe, máy và nhân lực để thi công tuyến đường không những gây ô nhiễm không khí, nước và đất làm ảnh hưởng tới sự phát triển của cây cối mà còn làm cản trở các hoạt động sản xuất, chăm sóc và thu hoạch cây. Nghĩa là, hoạt động nông nghiệp sẽ bị ảnh hưởng trong quá trình thi công tuyến đường. Việc thi công các nút giao thông của tuyến sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động lưu thông xe trên các tuyến đường nằm trong khu vực thi công. 3.2. Chia cắt Tuyến đường Dự án cắt qua 12 quận huyện và 37 xã. Hoạt động thi công ở những khu vực này thường gây ắc tách giao thông. Hơn nữa sự xuất hiện của con đường cao trung bình 3m sẽ tách đôi cộng đồng dân cư, quan hệ làng xóm, tính chất cộng đồng sẽ không còn được gắn bó như trước. Nhiều hộ dân chịu tác động trực tiếp bị chiếm dụng đất và nhà ở, ngoài ra các hộ dân gần đường chịu nhiều tác động khác trong giai đoạn thi công. Sự tách biệt giữa một bộ phận dân cư với trường học và với đồng ruộng do sự xuất hiện của con đường sẽ ảnh hưởng đến sự đi lại của học sinh tới trường, của nhân dân đi làm đồng cũng như mọi sinh hoạt khác của người dân. Tác động này cần có các biện pháp giảm thiểu. 3.3. Mất nguồn sống Với diện tích chiếm dụng là 10.145.388 m2 đất nông nghiệp và đất mặt nước sẽ có một bộ phận người dân bị mất đất canh tác, mất nguồn sống buộc phải chuyển sang làm nghề khác. 4. Tác động đến chất lượng cuộc sống: 4.1. Di tích lịch sử văn hóa: Hoạt động thi công sẽ lấn đất, gây ảnh hưởng đến các công trình văn hóa, lịch sử gần đường giao thông. Môi trường trong xây dựng 9 NHÓM IV – LỚP VẬT LIỆU VÀ CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG GIAO THÔNG ( Dự án xây dựng đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng: Mặc dù có nhiều di tích, đền và chùa nằm dọc tuyến nhưng chỉ nằm gần chỉ giới giải phóng mặt bằng nên hầu như không có tác động ). 4.2. Sức khỏe của người dân và công nhân: - Chất lượng cuộc sống của dân cư và của công nhân ở các tụ điểm đông dân cư bị ảnh hưởng do bụi, tiếng ồn, độ rung và có thể còn có khí độc phát thải từ các thiết bị thi công. - Các khu lán, trại ở tạm của công nhân sẽ là nơi cư trú, sinh sản do các loài vi khuẩn gây bệnh, tăng khả năng truyền bệnh giữa công nhân và dân cư địa phương. - Ngoài ra có thể phát sinh các tệ nạn xã hội; tình hình an ninh trật tự, vệ sinh môi trường không đảm bảo do tập trung một lượng lớn công nhân. - Sự tập trung một lượng xe lớn để thi công: Như máy xúc, xe san gạt, xe lăn đường, xe trải nhựa….và đặc biệt là một lượng lớn xe tải để vận chuyển phế thải và vật liệu làm đường, từ đó nguy cơ tai nạn sẽ tăng do tập trung quá nhiều xe, đặc biệt là ở những khu vực dân cư. 4.3. Cảnh quan tự nhiên: Việc đào và lấp đất, việc khai thác đá,… tại những nơi có phong cảnh đẹp sẽ phá vỡ cảnh quan, địa hình, địa mạo. Tuy nhiên ảnh hưởng của Dự án về vấn đề cảnh quan là không lớn do sẽ được khắc phục sau khi hoạt động xây dựng công trình hoàn thành và đưa vào khai thác. II – CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ. 1. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí: Lập kế hoạch và biện pháp cụ thể đối với những xe vận chuyển đất nhằm hạn chế phát thải bụi trong quá trình vận chuyển và làm nền. Tưới nước thường xuyên bề mặt thi công vào mùa khô đặc biệt tại các đoạn cắt qua khu dân cư. Trong mọi trường hợp Môi trường trong xây dựng 10 [...]...NHÓM IV – LỚP VẬT LIỆU VÀ CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG GIAO THÔNG công trường thi công phải được làm vệ sinh và giữ được trạng thái tự nhiên sau khi công việc thi công hoàn tất Chủ Dự án thông qua các điều khoản hợp đồng kinh tế buộc các đơn vị tham gia xây dựng phải sử dụng xe máy và các thiết bị xây dựng đạt TCVN về lượng khí độc xả thải.Thực hiện chế độ giám sát và kiểm tra thường xuyên và chặt chẽ trong... việc đổ cát, đá, sỏi và các thùng chứa được tiến hành lúc ban ngày, xếp dỡ hàng ở xe tải, việc trộn vữa và bơm vữa cần tiến hành vào giờ làm việc ban ngày hoặc cách xa khu dân cư 3 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước : Môi trường trong xây dựng 11 NHÓM IV – LỚP VẬT LIỆU VÀ CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG GIAO THÔNG Để đảm bảo chất lượng nước của các con sông và kênh mương, trong quá trình thi công chủ Dự án sẽ bắt... Không chọn vị trí đặt kho nhiên liệu gần bờ sông, nhiên liệu sẽ được lưu kho tại những khu vực được đánh giá là an toàn và xa nguồn nước ít nhất 200m - Làm sạch và khôi phục lại vị trí kho trở về tình trạng ban đầu Những vấn đề như hạn chế làm đục nước, ngăn ngừa ô nhiễm nước, vị trí kho bãi, công Môi trường trong xây dựng 12 NHÓM IV – LỚP VẬT LIỆU VÀ CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG GIAO THÔNG trường… sẽ được thể hiện... đến đa dạng sinh học và tài nguyên sinh cần thực hiện các chương trình sau: Môi trường trong xây dựng 13 NHÓM IV – LỚP VẬT LIỆU VÀ CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG GIAO THÔNG + Phổ cập kiến thức cơ bản về môi trường cho các học sinh và cư dân trong khu vực nhằm nâng cao sự hiểu biết về môi trường cũng như ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường + Tổ chức các chương trình môi trường cho dân địa phương nhằm giữ gìn môi... suốt giai đoạn thi công Khuyến khích sử dụng các thiết bị tiêu chuẩn ít gây ảnh hưởng đến môi trường, ít phát thải khói, khí độc và độ gây ồn nhỏ Các tuyến đường chuyên chở phải được phun nước và hạn chế tối đa việc làm rơi vãi vật liệu Các xe chuyên chở vật liệu phải có bạt che phủ kín Trạm trộn bê tông nhựa sẽ bố trí nơi rộng rãi, thoáng gió cách xa những khu dân cư và tiện đường giao thông Các thiết... giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm dầu từ công trường thi công, từ các thiết bị thi công và từ các trạm nhiên liệu, các phương án đề xuất bao gồm: - Vị trí tập trung thiết bị thi công để xa sông và các đầm ao tránh cho dầu thải thâm nhập trực tiếp vào nguồn nước do dòng nước chảy tràn - Các phế thải chứa dầu đều được thu gom, xử lý và chôn lấp xa nguồn nước - Khi thi công mố trụ cầu, cặn dầu thải sẽ được... thải rắn (chất thải xây dựng, cát, đá ) và chất thải dầu cặn của thiết bị xuống dòng chảy; mọi loại chất thải phải được thu gom, phân loại và chuyển đến vị trí đổ thải theo qui định - Các vật liệu thải ra cũng được coi như chất thải rắn do đó sẽ được chuyển đến những nơi qui định theo hướng dẫn của kỹ sư hiện trường sau khi có sự đồng ý của chính quyền địa phương Để phòng ngừa và giảm thiểu các nguồn... bảo tiêu chuẩn Việt Nam về mức ồn giao thông Tính toán để đặt các thiết bị thi công ở những vị trí sao cho tại các khu dân cư, các cơ sở văn hoá - hành chính nằm gần khu vực Dự án, giá trị mức ồn phải nhỏ hơn giới hạn cho phép Trong trường hợp khả năng này không thực hiện được, sẽ sử dụng tấm chắn ồn (đối với công trường thi công) Giảm thiểu tác động của tiếng ồn vào ban đêm Đối với các trạm trộn bê... bức tường chống ồn và hệ thống cây xanh xung quanh các khu di tích văn hóa lịch sử cần phải được thiết lập Trong trường hợp tuyến đường thiết kế xâm phạm vào khu vực các công trình phải có phương án làm đường vòng tránh 6 Các biện pháp giảm thiểu tác động đến đa dạng sinh học và tài nguyên sinh vật: Trong giai đoạn vận hành, để giảm thiểu các tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học và tài nguyên sinh... được hoạt động Vật liệu dư thừa hoặc phế thải tại các trạm trộn bê tông phải được thu gom chuyển đến nơi chôn lấp được quy định, được sự đồng ý của địa phương Bố trí nơi đun nấu nhựa đường ở cuối chiều gió chủ đạo và xa khu dân cư (tối thiểu xa 150m) Tuyệt đối không dùng củi gỗ và cao su để đun nhựa đường 2 Các biện pháp thiểu tiếng ồn và độ rung: Xe cơ giới, xe tải nặng, thiết bị thi công mà Dự án . NHÓM IV – LỚP VẬT LIỆU VÀ CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG GIAO THÔNG I - ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ. Trong. thi công sẽ lấn đất, gây ảnh hưởng đến các công trình văn hóa, lịch sử gần đường giao thông. Môi trường trong xây dựng 9 NHÓM IV – LỚP VẬT LIỆU VÀ CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG GIAO THÔNG ( Dự án xây dựng. vật liệu . Bụi bị cuốn lên từ đường giao thông do phương tiện, gió thổi qua bãi chứa vật liệu xây dựng như xi măng, đất cát… Môi trường trong xây dựng 1 NHÓM IV – LỚP VẬT LIỆU VÀ CÔNG NGHỆ XÂY

Ngày đăng: 05/04/2015, 17:45

Xem thêm: LỚP VẬT LIỆU VÀ CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG GIAO THÔNG

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w