1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng và sử dụng câu hỏi khách quan nhiều lựa chọn trong dạy học chương III Sinh trưởng và phát triển và chương IV Sinh sản, Sinh học 11, trung học phổ thông

11 468 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 347,28 KB

Nội dung

Xây dựng và sử dụng câu hỏi khách quan nhiều lựa chọn trong dạy học chương III Sinh trưởng và phát triển và chương IV Sinh sản, Sinh học 11, trung học phổ thông Tạ Thị Mai Linh Trường Đại học Giáo dục Luận văn ThS Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học; Mã số 60 14 10 Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Đình Trung Năm bảo vệ: 2013 Abstract. Góp phần hoàn thiện thêm cơ sở lí luận của việc xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trong dạy học kiến thức mới chương Sinh trưởng và phát triển và chương Sinh sản, Sinh học 11, trung học phổ thông. Xác định thực trạng của việc xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học ở trường trung học phổ thông. Xây dựng nguyên tắc, qui trình xây dựng và qui trình sử dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trong dạy học kiến thức mới chương Sinh trưởng và phát triển và chương Sinh sản, Sinh học 11, trung học phổ thong. Phân tích nội dung chương Sinh trưởng và phát triển và chương Sinh sản, Sinh học 11, trung học phổ thông làm cơ sở xây dựng bảng trọng số để xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn vào dạy học các chương nói trên. Đề xuất quy trình sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn vào dạy học nội dung chương Sinh trưởng và phát triển và chương Sinh sản, Sinh học 11, trung học phổ thông. Thực nghiệm sư phạm để khẳng định hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trong dạy học kiến thức mới để nâng cao chất lượng dạy học. Keywords. Phương pháp giảng dạy; Câu hỏi trắc nghiệm; Sinh học. Content MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Xuất phát từ tính cấp thiết của việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của người học Tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con người, bởi vì để tồn tại và phát triển con người luôn phải chủ động, tích cực cải biến môi trường tự nhiên, cải tạo xã hội. Vì vậy, hình thành và phát triển tính tích cực xã hội là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục. Chất lượng dạy học phụ thuộc vào nhiều thành tố trong hệ thống bao gồm: mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, thầy, trò Trong đó phương pháp dạy học là thành tố trung tâm quyết định nhiều đến chất lượng dạy học. Chính vì vậy, vấn đề cấp thiết được đặt ra là phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, nhằm phát huy tính chủ động của người học trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng; rèn luyện và phát triển các kĩ năng tư duy cần thiết cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học không phải là vấn đề mới với giáo dục Việt Nam. Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (1 - 1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12 - 1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (12 - 1998), được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 15 (4 - 1999). Luật Giáo dục, điều 24.2, đã ghi: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh".[9, tr.20]. Tuy nhiên, hiện tại đây vẫn là vấn đề thu hút sự quan tâm của toàn xã hội, khi ngày càng có nhiều yêu cầu cao hơn trong đào tạo con người thích ứng với thời đại mới. 1.2. Xuất phát từ tiềm năng ưu việt của câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn có thể được áp dụng có hiệu quả vào các khâu của quá trình dạy học Sinh học Phương pháp trắc nghiệm khách quan là một trong những dạng trắc nghiệm viết, kỹ thuật trắc nghiệm này được dùng phổ biến để đo lường năng lực của con người trong nhận thức, hoạt động và cảm xúc. Trong dạy học, với sự phối hợp của nhiều phương án trả lời để chọn cho mỗi câu hỏi, người dạy có thể dùng loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan với các mục đích khác nhau như: định nghĩa khái niệm, xác định mối tương quan nhân quả, so sánh điểm giống và khác nhau giữa hai hay nhiều vấn đề Dạy học kiến thức mới sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan có độ tin cậy cao hơn, khả năng đoán mò hay may rủi ít hơn so với các loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan khác. Đặc biệt là khi số phương án trả lời tăng lên, học sinh buộc phải xét đoán, nắm vững kiến thức, phân biệt rõ ràng trước khi trả lời câu hỏi. Qua đó, học sinh sẽ phải nắm được rõ bản chất của kiến thức. Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học kiến thức mới bảo đảm thông tin hai chiều giữa người dạy và người học, làm cơ sở cho việc uốn nắn, chỉnh sửa những sai lệch trong nhận thức của học sinh, là công cụ để kiểm tra, đánh giá khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh. 1.3. Xuất phát từ đặc trưng của chương trình Sinh học phổ thông, kiến thức có thể được hình thành qua lý thuyết và thực nghiệm Ở nhà trường trung học phổ thông hiện nay, Sinh học đề cập đến các hiện tượng, quy luật, khái niệm mới rất phức tạp ở các cấp tổ chức khác nhau. Đây là những kiến thức khó, vì vậy để học sinh thu nhận được kiến thức một cách chủ động, tích cực thì phương pháp dạy học cần được đổi mởi một cách toàn diện. Với những lí do trên đây, chúng tôi xin đề ra phương pháp: Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan là phương tiện tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh. Phương pháp này được nghiên cứu thực nghiệm trong đề tài: “Xây dựng và sử dụng câu hỏi khách quan nhiều lựa chọn trong dạy học chương III Sinh trưởng và phát triển và chương IV Sinh sản, Sinh học 11, trung học phổ thông”. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn đạt chuẩn để dạy kiến thức mới ở cấp độ cơ thể chương Sinh trưởng và phát triển và chương Sinh sản, Sinh học 11, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học Sinh học ở trường trung học phổ thông. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học chương Sinh trưởng và phát triển và chương Sinh sản, Sinh học 11 trên đối tượng học sinh trường THPT Hoàng Văn Thụ - Hoàng Mai, Hà Nội. - Đối tượng nghiên cứu: Quy trình xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn vào dạy học kiến thức mới ở cấp độ cơ thể chương Sinh trưởng và phát triển và chương Sinh sản, Sinh học 11, trung học phổ thông. 4. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu việc xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trong dạy học kiến thức mới ở cấp độ cơ thể chương Sinh trưởng và phát triển và chương Sinh sản, Sinh học 11, trung học phổ thông. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Góp phần hoàn thiện thêm cơ sở lí luận của việc xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trong dạy học kiến thức mới chương Sinh trưởng và phát triển và chương Sinh sản, Sinh học 11, trung học phổ thông. - Xác định thực trạng của việc xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học ở trường trung học phổ thông. - Xây dựng nguyên tắc, qui trình xây dựng và qui trình sử dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trong dạy học kiến thức mới chương Sinh trưởng và phát triển và chương Sinh sản, Sinh học 11, trung học phổ thông - Phân tích nội dung chương Sinh trưởng và phát triển và chương Sinh sản, Sinh học 11, trung học phổ thông làm cơ sở xây dựng bảng trọng số để xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn vào dạy học các chương nói trên. - Đề xuất quy trình sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn vào dạy học nội dung chương Sinh trưởng và phát triển và chương Sinh sản, Sinh học 11, trung học phổ thông. - Thực nghiệm sư phạm để khẳng định hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trong dạy học kiến thức mới để nâng cao chất lượng dạy học. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Nghiên cứu lý thuyết - Nghiên cứu những tài liệu liên quan làm cơ sở lí luận cho đề tài: tài liệu triết học, lôgic học, giáo dục học, các tài liệu phát triển giáo dục, phương pháp giáo dục, các luận văn, luận án có cùng hướng nghiên cứu. - Lý thuyết thực tiễn về câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học. - Nghiên cứu chương trình, SGK Sinh học lớp 11, các tài liệu tham khảo khác để làm rõ hơn kiến thức liên quan tới cơ thể sống. 6.2. Điều tra cơ bản Phỏng vấn và sử dụng phiếu điều tra các giáo viên dạy môn Sinh học ở các trường trung học phổ thông về tình hình xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn. 6.3. Thực nghiệm sư phạm Để kiểm định tính khả thi của giả thuyết đã nêu ra. 6.4. Phương pháp thống kê toán học 6.4.1. Phân tích định tính Ghi lại các quan sát và nhận xét chủ quan của người nghiên cứu, nhận xét của người tham gia thực nghiệm. 6.4.2. Phân tích định lượng [10, tr. 22- 23] * Xác định độ khó (FV) của các câu hỏi lựa chọn Công thức để tính độ khó (độ dễ): Số thí sinh trả lời đúng FV (hoặc P) = x 100% (1) Tổng số thí sinh dự thi Thang phân loại Độ khó (độ dễ) qui ước như sau: - Câu dễ: 70% - 100% số thí sinh trả lời đúng - Câu trung bình : 30% - 70% số thí sinh trả lời đúng. - Câu khó: 0%- 30% số thí sinh trả lời đúng. Nên dùng câu hỏi trắc nghiệm có FV nằm trong khoảng: 25% < FV< 75% * Độ phân biệt Phân bố tỉ lệ thí sinh trả lời đúng hoặc sai của các thi sinh thuộc nhóm khá và nhóm kém cho ta số đo tương đối về độ phân biệt của câu trắc nghiệm. Công thức để tính độ phân biệt: Số thí sinh khá làm đúng – số thí sinh yếu làm đúng Tổng số thí sinh khá và yếu Thang phân loại độ phân biệt quy ước như sau: - Tỉ lệ thí sinh nhóm khá và nhóm kém trả lời đúng như nhau thì: DI = 0 - Tỉ lệ thí sinh nhóm khá trả lời đúng nhiều hơn nhóm kém thì: DI > 0 - Tỉ lệ thí sinh nhóm khá trả lời không đúng nhiều hơn nhóm kém thì: DI < 0 Đề chọn nhóm cao và nhóm thấp, có thể lấy từ 25% đến 35% tổng số thí sinh tham gia làm bài tùy từng trường hợp, song chỉ số 27% là tỉ lệ lớn nhất cho nhóm cao và nhóm thấp để xác định chỉ số phân biệt. Bởi vì “ 27% là sự dung hòa tốt nhất giữa hai mục đích mà ta mong muốn đạt được nhưng không nhất quán với nhau: Một mặt ta muốn có hai nhóm cao và thấp càng đông càng tốt, mặt khác ta lại muốn cho hai nhóm ấy càng khác biệt về khả năng lại càng hay. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng khi ta sử dụng hai nhóm cao thấp, mỗi nhóm gần xấp xỉ 27% của toàn nhóm, thì ta có thể nói một cách chắc chắn rằng: Những người trong nhóm cao có khả năng cao hơn là những người trong nhóm thấp” Số thí sinh khá làm đúng (27%) – Số thí sinh yếu làm đúng (27%) Tổng số thí sinh (27%) Quy ước thang phân loại độ phân biệt: + DI<0: Không đạt yêu cầu (loại bỏ) + 0 ≤ DI < 0.2: Kém cần loại bỏ hoặc điều chỉnh + 0.2 ≤ DI < 0.3: Tạm được, có thể phải sửa đổi để hoàn thiện thêm + 0.3 ≤ DI < 0.4: Khá tốt, nhưng có thể làm cho tốt hơn + 0.4 ≤ DI < 1: Rất tốt. Độ phân biệt liên quan mật thiết với độ khó và số lượng câu hỏi trong đề thi trắc nghiệm. Nếu FV trong 25% < FV< 75% thì DI khoảng 10% là bài trắc nghiệm có độ phân biệt tốt. * Độ tin cậy của bài trắc nghiệm ( t d ): Để xác định độ đáng tin cậy sai khác giữa hai giá trị trung bình của thực nghiệm và đối chứng DI = x 100 DI = 12 22 12 12 d XX t SS nn    Trong đó: + 1 X , 2 X : Là điểm số trung bình của lớp ĐC và lớp TN. + 2 1 S : Là phương sai của lớp đối chứng + 2 2 S : Là phương sai của lớp thực nghiệm + n 1 , n 2 : Là số học sinh được kiểm tra ở các khối lớp ĐC và TN. Giá trị tới hạn của t d và t α tra trong bảng phân phối Student với α = 0,05 và bậc tự do f = n 1 + n 2 – 2. Nếu d t > t α thì sự sai khác của các giá trị trung bình của TN và ĐC là có ý nghĩa. * Điểm trung bình: Là tham số xác định giá trị trung bình của dãy thống kê, được xác định theo công thức sau: 1 1 1 n i i X n X n    Với: + X i : Là giá trị của một số nhất định + n i : là số bài có điểm số X i + n: là tổng số bài làm * Độ lệch chuẩn (S): Khi có hai giá trị trung bình như nhau chưa kết luận hai kết quả giống nhau, mà còn phụ thuộc vào các giá trị của hai đại lượng phân tán ít hay nhiều xung quanh giá trị trung bình cộng, sự phân tán được mô tả bởi độ lệch chuẩn (S), được tính theo công thức sau: S = 2 1 1 1 () n i i n X X n    với n > 30 Độ lệch chuẩn nhỏ thì số liệu càng ít phân tán, kết quả càng đáng tin cậy. * Phương sai (S 2 ): Đặc trưng cho sự sai biệt của các số liệu trong kết quả nghiên cứu. Phương sai càng lớn, sai biệt càng lớn và ngược lại. Phương sai còn biểu diễn độ phân tán của tập số liệu kết quả nghiên cứu đối với giá trị trung bình. Phương sai càng lớn, độ phân tán xung quanh giá trị trung bình càng lớn và ngược lại. Trong đó : + n : tổng số học sinh tham gia khảo sát + : điểm số theo thang điểm 10 + : Số bài kiểm tra có điểm số là + : Điểm trung bình của các bài trắc nghiệm * Sai số trung bình cộng (m): Sai số trung bình cộng có thể hiểu là trung bình phân tán của các giá trị kết quả nghiên cứu, được tính theo công thức sau: S m n  * Hệ số biến thiên (C v ): Khi có hai trung bình cộng khác nhau, độ chênh lệch chuẩn khác nhau thì phải xét hệ số biến thiên, được tính theo công thức sau: .100% v S C X  Hệ số biến thiên càng nhỏ thì kết quả có độ tin cậy càng cao Trong đó: + C v từ 0% - 1%: Dao động nhỏ, đột tin cậy cao + C v từ 10% - 30%: Dao động trung bình + C v từ 30% - 100%: Dao động lớn, độ tin cậy thấp 7. Giả thuyết nghiên cứu Nếu xây dựng được hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn đáp ứng chuẩn mực và lựa chọn được quy trình sử dụng phù hợp thì sẽ góp phần nâng cao được chất lượng dạy học kiến thức cấp độ cơ thể chương Sinh trưởng và phát triển và chương Sinh sản, Sinh học 11, trung học phổ thông. 8. Những đóng góp mới của luận văn - Góp phần hoàn thiện thêm cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trong dạy học kiến thức mới chương Sinh trưởng và phát triển và chương Sinh sản, Sinh học 11, trung học phổ thông. - Xây dựng nguyên tắc, vai trò và qui trình xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn vào dạy học chương Sinh trưởng và phát triển và chương Sinh sản, Sinh học 11, trung học phổ thông. - Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan để đưa vào dạy học kiến thức mới chương Sinh trưởng và phát triển và chương Sinh sản, Sinh học 11, trung học phổ thông. - Xây dựng các giáo án thực nghiệm và đề xuất quy trình sử dụng câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn để tổ chức dạy học chương Sinh trưởng và phát triển và chương Sinh sản, Sinh học 11, trung học phổ thông để bước đầu khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết nêu ra. 10. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu Chương 2: Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trong dạy học kiến thức mới ở cấp độ cơ thể chương Sinh trưởng và phát triển và chương Sinh sản, Sinh học 11, trung học phổ thông Chương 3: Thực nghiệm sư phạm Reference TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Cao Đàm (1993), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản Khoa học kĩ thuật, Hà Nội 2. Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên) (2008), Sinh học 11 – Sách giáo viên. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 3. Nguyễn Thành Đạt (Chủ biên) (2007), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 4. Vũ Thị Thu Hằng (2012), Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trong dạy học kiến thức mới chương cuyển hóa vật chất và năng lượng, Sinh học 11, trung học phổ thông. Luận văn thạc sĩ sư phạm Sinh học. 5. Nguyễn Thị Thu Huyền (2012), Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn vào dạy học Sinh học 10 – THPT. Luận văn tiến sĩ. 6. Ngô Văn Hưng (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Sinh học 11. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 7. Trần Bá Hoành (1995), Đánh giá trong giáo dục. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 8. Luật giáo dục 2005. 9. Lê Đức Ngọc (2012), Đo lường và đánh giá thành quả học tập. 10. Phan Thị Hồng The (2013), Xây dựng các phương án nhiễu trong xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn bằng cách phân tích nội dung trả lời câu hỏi tự luận của HS trong dạy học Sinh học 6. Luận văn tiến sĩ. 11. Lâm Quang Thiệp (2000), Giáo dục học đại học. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội. 12. Lê Đình Trung - Trịnh Nguyên Giao (2002), Tuyển tập sinh học 1000 câu và bài tập. NXB ĐHQG Hà Nội. 13. Lê Đình Trung (2004), Chuyên đề câu hỏi bài tập trong dạy học sinh học. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 14. Lê Đình Trung (2007), Quy trình sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trong dạy học kiến thức mới chương trình Sinh học 9, tạp chí GD số 180 quý IV. 15. Lê Đình Trung (chủ biên) (2010), Dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng. Nhà xuất bản [...]...Đại học Sư phạm, Hà Nội 16 Lê Đình Trung (chủ biên), Nguyễn Thị Hiền (2012), Đổi mới phương pháp dạy học và những bài dạy minh họa Sinh học 11 Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội . trò và qui trình xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn vào dạy học chương Sinh trưởng và phát triển và chương Sinh sản, Sinh học 11, trung học phổ thông. - Xây dựng. Xây dựng và sử dụng câu hỏi khách quan nhiều lựa chọn trong dạy học chương III Sinh trưởng và phát triển và chương IV Sinh sản, Sinh học 11, trung học phổ thông Tạ Thị. xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trong dạy học kiến thức mới chương Sinh trưởng và phát triển và chương Sinh sản, Sinh học 11, trung học phổ thông. - Xây dựng

Ngày đăng: 05/04/2015, 17:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w