Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 49 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
49
Dung lượng
874,68 KB
Nội dung
Đồ án Quá trình & Thiết bị GVHD:Thầy Nguyễn Đình Thọ Trang 1 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN I. Lý thuyết về chƣng cất: 1. Khái niệm: Ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của nền công nghiệp thế giới và nước nhà, các ngành công nghiệp rất cần hóa chất có độ tinh khiết cao. Chưng cất là phương pháp tách hỗn hợp lỏng thành các cấu tử riêng biệt bằng cách đun sôi hỗn hợp, tách hơi tạo thành để ngưng tụ. Cơ sở của quá trình chưng dựa vào độ bay hơi khác nhau của các cấu tử trong hỗn hợp: Ở cùng một nhiệt độ, cấu tử nào có áp suất hơi lớn hơn sẽ dễ bay hơi hơn. Ở cùng một áp suất, cấu tử nào có nhiệt độ sôi thấp hơn sẽ dễ bay hơi hơn. Quá trình chưng cất khác quá trình cô đặc: Trong quá trình chưng cất, các cấu tử đều bay hơi nhưng với hàm lượng khác nhau. Trong quá trình cô đặc, chỉ có dung môi bay hơi còn chất tan không bay hơi. Quá trình chưng cất bắt đầu với việc sản xuất rượu từ thế kỷ XI. Ngày nay, quá trình chưng cất được sử dụng rộng rãi để tách các hỗn hợp: Dầu mỏ, tài nguyên được khai thác ở dạng lỏng. Không khí hóa lỏng được chưng cất ở nhiệt độ -190 o C để sản xuất Oxy và Nitơ. Quá trình tổng hợp hữu cơ thường cho sản phẩm ở dạng hỗn hợp chất lỏng, ví dụ như sản xuất methanol, etylen, propylene, butadiene… Dùng quá trình chưng để thu sản phẩm. Công nghệ sinh học thường cho sản phẩm là hỗn hợp chất lỏng như etylic – nước từ quá trình lên men. Khi chưng, ta thu được nhiều sản phẩm. Thường hỗn hợp chứa bao nhiêu cấu tử thì có bấy nhiêu sản phẩm. Trường hợp có hai cấu tử, theo sơ đồ chưng (hình 1.1) sẽ thu được: Sản phẩm đỉnh gồm cấu tử dễ bay hơi và một phần cấu tử khó bay hơi. Sản phẩm đáy gồm chủ yếu cấu tử khó bay hơi và một phần cấu tử dễ bay hơi. Đồ án Quá trình & Thiết bị GVHD:Thầy Nguyễn Đình Thọ Trang 2 Như vậy, khi chưng cất hệ methanol – nước sản phẩm đỉnh chủ yếu là methanol, sản phẩm đáy là nước. Để có thể thu được sản phẩm đỉnh tinh khiết sẽ tiến hành chưng nhiều lần (còn gọi là chưng luyện hay chưng cất). 2. Các phƣơng pháp chƣng cất: Phân loại theo áp suất làm việc: Áp suất cao. Áp suất thường. Áp suất thấp. Phân loại theo nguyên lý làm việc: Chưng cất đơn giản. Chưng cất trực tiếp bằng hơi nước. Chưng đẳng phí. Phân loại theo phương thức làm việc: Chưng cất liên tục. Chưng cất gián đoạn. Hình 1.1: Sơ đồ chưng: 1-Nồi đun ; 2-TB ngưng tụ ; 3-Bình chứa sản phẩm đỉnh; 4-Nồi đun Đồ án Quá trình & Thiết bị GVHD:Thầy Nguyễn Đình Thọ Trang 3 Phân loại theo số cấu tử có trong hệ: Hệ hai cấu tử. Hệ có ba hoặc ít hơn mười cấu tử. Hệ nhiều cấu tử (nhiều hơn mười cấu tử). 3. Thiết bị chƣng cất: Trong sản xuất thường dùng nhiều loại thiết bị khác nhau để thực hiện quá trình chưng cất. Tất cả các thiết bị chưng cất đều có cùng yêu cầu cơ bản là diện tích bề mặt tiếp xúc pha phải lớn, điều này phụ thuộc vào mức độ phân tán của các cấu tử từ pha này sang pha kia. Nếu pha khí phân tán vào pha lỏng ta có thể sử dụng các loại tháp mâm, nếu pha lỏng phân tán vào pha khí thì ta dùng tháp chem., tháp phun,… Tháp mâm xuyên lỗ: Ưu điểm: chế tạo đơn giản, vệ sinh dễ dàng, trở lực thấp hơn tháp chóp, ít tốn kim loại chế tạo hơn tháp chóp. Nhược điểm: yêu cầu lắp đặt cao: mâm lắp phải thật phẳng, đối với những tháp có đường kính quá lớn (>2,4m) ít dùng mâm xuyên lỗ vì chất lỏng phân phối không đều trên mâm. Tháp chóp: Ưu điểm: hiệu suất truyền khối cao, ổn định, ít tiêu hao năng lượng hơn nên có số mâm ít hơn. Nhược điểm: chế tạo phức tạp, trở lực lớn. Tháp đệm: Ưu điểm: chế tạo đơn giản, trở lực thấp. Nhược điểm: hiệu suất thấp, kém ổn định do sự phân bố các pha theo tiết diện tháp không đều, sử dụng tháp đệm không cho phép ta kiểm soát quá trình chưng cất theo không gian trong tháp trong khi đó ở tháp mâm thì quá trình thể hiện qua từng mâm một cách rõ ràng, tháp đệm khó chế tạo được kích thước lớn ở quy mô công nghiệp. So sánh ưu nhược điểm của các loại tháp: Tháp đệm Tháp mâm xuyên lỗ Tháp mâm chóp Ƣu điểm - Đơn giản. - Trở lực thấp. - Hiệu suất tương đối cao. - Hoạt động khá ổn định. - Có thể làm việc với chất lỏng bẩn. - Hiệu suất cao. - Hoạt động ổn định. Nhƣợc điểm - Hiệu suất thấp. - Độ ổn định kém. - Thiết bị nặng. - Trở lực khá cao. - Yêu cầu lắp đặt khắc khe: mâm lắp phải thẳng. - Cấu tạo phức tạp. - Trở lực lớn. - Không làm việc với chất lỏng bẩn. Đồ án Quá trình & Thiết bị GVHD:Thầy Nguyễn Đình Thọ Trang 4 II. Giới thiệu về nguyên liệu: 1. Methanol: Methanol có công thức hóa học là CH 3 OH, là chất lỏng không màu, dễ bay hơi, có mùi đặc trưng, tan trong nước. Methanol là một dung môi phân cực, cháy với ngọn lửa không phát sáng. Một vài thông số vật lý của methanol: Nhiệt độ sôi: 65 o C. Nhiệt độ nóng chảy: -93,9 o C. Phân tử khối: 32,04 g/mol. Khối lượng riêng: 0,79 g/ml. Độ nhớt: 0,59 Pa.s ở 20 o C. Methanol là một chất độc, hỗn hợp rượu có chứa methanol gây nhiều trường hợp bị mù hay tử vong. Methanol là đại diện đơn giản nhất của dãy đồng đẳng ancol no, đơn chức. Nó có một vài tính chất hóa học đặc trưng: Tác dụng với kim loại kiềm tạo muối ancolat: CH 3 OH + Na CH 3 ONa + H 2 Tác dụng với axit tạo este: CH 3 OH + CH 3 COOH CH 3 COOCH 3 + H 2 Bị Oxy hóa hoàn toàn tạo thành hơi nước và khí cacbonic: CH 3 OH + O 2 CO 2 + H 2 O 1.1.Ứng dụng: Methanol được sử dụng làm chất chống đông, làm dung môi, làm nhiên liệu cho động cơ đốt trong, nhiên liệu tên lửa. Methanol có chỉ số octan cao, nhiên liệu đốt cháy sạch, có tiềm năng thay thế cho xăng trong động cơ xe ôtô. Ứng dụng quan trọng nhất của methanol là nguyên liệu để sản xuất các hóa chất khác. Khoảng 40% methanol được chuyển hóa thành formaldehyde, từ đó sản xuất ra nhựa tổng hợp, thuốc nhuộm tổng hợp, chất dẻo, sơn… Đồ án Quá trình & Thiết bị GVHD:Thầy Nguyễn Đình Thọ Trang 5 ánh sáng 1.2.Sản xuất: 1.2.1. Tổng hợp methanol từ khí thiên nhiên: Methnol được chuyển hóa từ khí tổng hợp theo những phản ứng sau: CO + 2H 2 CH 3 OH CO 2 + 3H 2 CH 3 OH + H 2 O 1.2.2. Tổng hợp methanol từ gỗ: Methanol được sinh ra từ sự trao đổi nhiệt yếm khí của một vài loại vi khuẩn. Kết quả là có một lượng nhỏ methanol được tạo thành trong không khí. Sau vài ngày không khí có chứa methanol sẽ bị Oxy hóa bởi Oxy dưới tác dụng của ánh sáng chuyển thành CO 2 và H 2 O theo phương trình: 2CH 3 OH + 3O 2 2CO 2 + 4H 2 O Hiện nay, methanol được sản xuất bằng cách tổng hợp trực tiếp từ H2 và CO có gia nhiệt ở áp suất thấp có mặt chất xúc tác. Sản xuất Methanol Khí tổng hợp: CO, CO 2 , H 2 … Methanol tổng hợp: (98%) Gỗ Methanol sinh học: (2%) Khí thiên nhiên Khí tổng hợp Methanol thô Methanol tinh Đồ án Quá trình & Thiết bị GVHD:Thầy Nguyễn Đình Thọ Trang 6 2. Nƣớc: Nước chiếm phần lớn trên trái đất (3/4 diện tích bề mắt trái đất là nước biển), và là hợp chất rất cần thiết cho sự sống. Trong điều kiện bình thường, nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị nhưng khối nước dày có màu xanh nhạt. Nước là dung môi phân cực mạnh, có khả năng hòa tan nhiều chất và là dung môi quan trọng trong công nghệ hóa học. Một vài thông số vật lý của nước: Khối lượng phân tử: 18 g/mol. Khối lượng riêng ở 4 o C: 1 g/ml. Nhiệt độ nóng chảy: 0 o C. Nhiệt độ sôi: 100 o C. 3. Hỗn hợp methanol – nƣớc: Bảng cân bằng lỏng – hơi của hỗn hợp methanol – nước ở 1atm: t o C 100 92,3 87,7 81,7 78 75,3 73,1 71,2 69,3 67,6 66 64,5 x 0 5 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 y 0 26,8 41,8 57,9 66,5 72,9 77,9 82,5 87 91,5 95,8 100 x: thành phần pha lỏng. y: thành phần pha hơi. 60 65 70 75 80 85 90 95 100 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 T x,y Đồ thị T - x,y T - y T - x Hình 1.2: Đồ thị T – x,y hỗn hợp methanol – nước ở 1atm. Đồ án Quá trình & Thiết bị GVHD:Thầy Nguyễn Đình Thọ Trang 7 III. Quy trình công nghệ chƣng cất hỗn hợp methanol – nƣớc: Hỗn hợp methanol – nước có nồng độ methanol 30% (theo khối lượng), nhiệt độ ban đầu t 1 = 30 o C được đưa vào bồn chứa nguyên liệu (2) được bơm (1) bơm lên bồn cao vị (3). Từ bồn cao vị, hỗn hợp nguyên liệu được đưa đến thiết bị trao đổi nhiệt với sản phẩm đáy (4). Sau đó, hỗn hợp nguyên liệu được gia nhiệt đến nhiệt độ trung gian t’ = 59,6 o C . Hỗn hợp nguyên liệu tiếp tục đi qua thiết bị gia nhiệt dòng nhập liệu (5) để đun sôi đến trạng thái lỏng sôi (t s = 82 o C) rồi vào tháp chưng cất (6) ở đĩa nhập liệu. Trên đĩa nhập liệu chất lỏng được trộn với phần lỏng hoàn lưu từ đoạn cất của tháp chảy xuống. Trong tháp, hơi đi từ dưới lên tiếp xúc với chất lỏng đi từ trên xuống. Ở đây xảy ra sự trao đổi giữa hai pha với nhau. Pha lỏng chuyển động trong phần chưng càng xuống đáy tháp nồng độ cấu tử dễ bay hơi càng giảm vị bị pha hơi từ nồi đun (11) lôi cuốn đi theo lên đỉnh tháp. Càng đi lên đỉnh tháp, nhiệt độ càng giảm nên khi hơi đi qua các đĩa từ dưới lên thì cấu tử có nhiệt độ cao là nước sẽ ngưng tụ lại. Cuối cùng trên đỉnh tháp ta thu được hỗn hợp có nồng độ cấu tử methanol chiếm nhiều nhất (95% khối lượng hỗn hợp). Hơi này đi vào thiết bị ngưng tụ hoàn lưu (7) và được ngưng tụ hoàn toàn thành lỏng. Một phần chất lỏng ngưng tụ đi qua thiết bị làm nguội sản phẩm đỉnh (9), được làm nguội đến 40 o C, rồi được đưa vào bồn chứa sản phẩm đỉnh (10). Một phần chất lỏng ngưng tụ được hoàn lưu về tháp ở đĩa trên cùng với tỉ số hoàn lưu R = 1,48. Một phần cấu tử có nhiệt độ sôi thấp được bốc hơi, còn lại cấu tử có nhiệt độ sôi cao 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 y x Đồ thị x - y Hình 1.3: Đồ thị x - y hỗn hợp methanol – nước ở 1atm. Đồ án Quá trình & Thiết bị GVHD:Thầy Nguyễn Đình Thọ Trang 8 tăng dần. Cuối cùng, ở đáy tháp ta thu được hỗn hợp lỏng hầu hết chứa cấu tử khó bay hơi là nước. Hỗn hợp lỏng ở đáy tháp có nồng độ methanol 5% (khối lượng), còn lại là nước. Hỗn hợp này đi ra khỏi đáy tháp vào nồi đun (11). Trong nồi đun một phần hỗn hợp sẽ bốc hơi cung cấp cho tháp tiếp tục làm việc, phần còn lại ra khỏi nồi đun dẫn vào thiết bị trao đổi nhiệt với dòng nhập liệu (4). Hệ thống làm việc liên tục, tại đỉnh tháp thu được methanol, sản phẩm đáy chủ yếu là nước sau khi trao đổi nhiệt với dòng nhập liệu có nhiệt độ t = 59,6 o C , rồi được đưa vào bồn chứa sản phẩm đáy (13). Các kí hiệu sử dụng trong sơ đồ công nghệ: STT Tên gọi Số lƣợng 1 Bơm 2 2 Bồn chứa nguyên liệu 1 3 Bồn cao vị 1 4 Thiết bị trao đổi nhiệt 1 5 Thiết bị gia nhiệt dòng nhập liệu 1 6 Tháp chưng cất 1 7 Thiết bị ngưng tụ hoàn lưu 1 8 Lưu lượng kế 2 9 Thiết bị làm nguội sản phẩm đỉnh 1 10 Bồn chứa sản phẩm đỉnh 1 11 Nồi đun 1 12 Bẫy hơi 2 13 Bồn chứa sản phẩm đáy 1 14 Bộ phận phân dòng 1 Đồ án Quá trình & Thiết bị GVHD:Thầy Nguyễn Đình Thọ Trang 9 Đồ án Quá trình & Thiết bị GVHD:Thầy Nguyễn Đình Thọ Trang 10 CHƢƠNG II: CÂN BẰNG VẬT CHẤT I. Số liệu ban đầu: Chọn tháp mâm xuyên lỗ vì hiệu suất tương đối cao, hoạt động ổn định. Tháp hoạt động liện tục. Trong quá trình chưng cất, methanol là cấu tử dễ bay hơi, thu ở đỉnh tháp, nước là cấu tử khó bay hơi ở đáy tháp. Hỗn hợp methanol – nước: Methanol: CH 3 OH, M R = 32 g/mol. Nước: H 2 O, M N = 18 g/mol. Giả thiết: Thiết bị ngưng tụ sản phẩm đỉnh là ngưng tụ hoàn toàn hơi thành lỏng ở nhiệt độ sôi. Thiết bị đun sôi đáy tháp không làm thay đổi thành phần hỗn hợp. Nguyên liệu đưa vào tháp ở trạng thái lỏng sôi. Ẩn nhiệt hóa hơi theo mol của các chất hữu cơ gần bằng nhau. Thông số ban đầu: Năng suất nhập liệu: G F = 1500 kg/h. Nồng độ nhập liệu: x F = 30% (kg methanol/kg hỗn hợp). Nồng độ sản phẩm đỉnh: x D = 95% (kg methanol/kg hỗn hợp). Nồng độ sản phẩm đáy: x W = 5% (kg methanol/ kg hỗn hợp). Chọn: Nhiệt độ nhập liệu ban đầu: t bđ = 25 o C. Nhiệt độ sản phẩm đỉnh sau khi làm nguội: t DR = 40 o C. Nhiệt độ dòng nước lạnh đi vào: t V = 25 o C. Nhiệt độ dòng nước lạnh đi ra: t R = 35 o C. Trạng thái nhập liệu vào tháp chưng cất là hỗn hợp lỏng sôi. Các ký hiệu quy ước: G F , F: lưu lượng dòng nhập liệu tính theo kg/h, kmol/h. [...]... Trang 11 Đồ án Quá trình & Thiết bị GVHD:Thầy Nguyễn Đình Thọ Đồ thị T - x,y T 100 T-y 95 T-x 90 85 80 75 70 65 60 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 x,y Hình 2.1: Đồ thị T – x,y hỗn hợp methanol – nước ở 1atm Trạng thái nhập liệu vào tháp chưng cất là hỗn hợp methanol – nước ở dạng lỏng sôi, từ đồ thị T – x,y hỗn hợp methanol – nước (hình 2.1), tại xF = 0,194 suy ra nhiệt độ dòng nhập liệu vào tháp... Trang 30 Đồ án Quá trình & Thiết bị αW = GVHD:Thầy Nguyễn Đình Thọ ∗ yW 1 − xW 0,18 1 − 0,029 = × = 7,35 ∗ × 1 − yW xW 1 − 0,18 0,029 Ở nhiệt độ tW = 96oC, ta có: Độ nhớt của methanol: R = 0,2 (cP), toán đồ hình I.18 [1] Độ nhớt của nước: N = 0,2962 (cP), bảng 6 [7] Độ nhớt của hỗn hợp đáy: lgμW = xR × lgμR + xN × lgμN (IV 20) Với: xR = xW = 0,029: nồng độ methanol trong hỗn hợp xN = 1 – xW =... nhớt của nước: N = 0,4293 (cP), bảng 6 [7] Độ nhớt của hỗn hợp đỉnh: lgμD = xR × lgμR + xN × lgμN (IV 21) Với: xR = xD = 0,914: nồng độ methanol trong hỗn hợp xN = 1 – xD = 0,086: nồng độ nước trong hỗn hợp Từ công thức, ta tính được độ nhớt hỗn hợp đỉnh: D = 0,34 (cP) D x D = 2,26 x 0,34 = 0,77 Vậy: hiệu suất tại đĩa nhập liệu: ED = 0,52 Trang 31 (hình IX.11 [2]) Đồ án Quá trình & Thiết bị. .. phụ thuộc vào khoảng cách giữa 2 đĩa và sức căng bề mặt Tính sức căng bề mặt của hỗn hợp methanol – nước: 1 1 1 = + ςhh ςR ςN (IV 5) Với: σR = 20,9 (dyn/cm): sức căng bề mặt của methanol σN = 69,6 (dyn/cm): sức căng bề mặt của nước (bảng I.242 [1]) (bảng I.242 [1]) Từ (III.5), sức căng bề mặt của hỗn hợp methanol – nước: σhh = 16 (dyn/cm) Chọn khoảng cách giữa 2 đĩa thực là Δh = 0,3m Từ đồ thị hình... 70 80 90 100 x Hình 2.2: Đồ thị cân bằng lỏng hơi hỗn hợp methanol – nước ở 1atm Dựa vào đồ thị cân bằng lỏng hơi hỗn hợp methanol – nước (hình 2.2), với xF = 0,194 ta suy ra y*F = 0,58 Tỉ số hoàn lưu tối thiểu: R min ∗ xD − yF 0,914 − 0,58 = ∗ = = 0,87 yF − xF 0,58 − 0,194 Tỉ số hoàn lưu thích hợp: Khi R tăng số mâm sẽ giảm nhưng đường kính tháp, thiết bị ngưng tụ, nồi đun và công để bơm cũng sẽ tăng... đối và độ nhớt của hỗn hợp lỏng: Eo = f(,) 1 Số đĩa lý thuyết: Số đĩa lý thuyết được xác định bằng đồ thị: Trang 29 Đồ án Quá trình & Thiết bị GVHD:Thầy Nguyễn Đình Thọ Dựa vào đồ thị, ta có số đĩa lý thuyết là 8 Vì nồi đun được xem như một đĩa lý thuyết nên trong tháp: Đoạn chưng: 4 đĩa Đoạn cất: 4 đĩa Đĩa nhập liệu: đĩa số 4 2 Hiệu suất trung bình của tháp: Độ bay hơi tương đối của cấu tử dễ... (1 – 0,05) + 2,94 x 0,05 = 4,15 (kJ/kg.độ) Trang 17 (bảng I.147 [1]) (bảng I.154 [1]) Đồ án Quá trình & Thiết bị GVHD:Thầy Nguyễn Đình Thọ Từ công thức (II.2), ta có : t* = 56,8oC Nhiệt do hỗn hợp nhập liệu mang vào nồi đun: Qf = Cf x GF x t* Ở t* = 56,8oC: CN = 0,99995 (kcal/kg.độ) = 4,19 (kJ/kg.độ) CR = 2,76 (kJ/kg.độ) Cf = 4,19 x (1 – 0,3) + 2,76 x 0,3 = 3,76 (kJ/kg.độ) Lượng nhiệt do hỗn hợp. .. [7] Độ nhớt của hỗn hợp nhập liệu: lgμF = xR × lgμR + xN × lgμN (IV 19) Với: xR = xF = 0,194: nồng độ methanol trong hỗn hợp xN = 1 – xF = 0,806: nồng độ nước trong hỗn hợp Từ công thức, ta tính được độ nhớt hỗn hợp nhập liệu: F = 0,328 (cP) F x F = 5,1 x 0,328 = 1,67 Vậy: hiệu suất tại đĩa nhập liệu: EF = 0,43 Tại vị trí đáy tháp: (hình IX.11 [2]) xW = 0,029 ta tra đồ thị cân bằng của hệ : y*W... căng bề mặt của nước: σN = 63,6.10-3 N/m Sức căng bề mặt của methanol: σR = 18.10-3 N/m Sức căng bề mặt của hỗn hợp ở phần cất: 1 1 1 1 1 = + = + ςhh ςR ςN 0,0636 0,018 σhh = 0,014 (N/m) Trở lực do sức căng bề mặt ở phần cất: ∆Psc ất = 4 × 0,014 = 18,7(N/m2 ) 0,003 Phần chưng: Nhiệt độ làm việc trung bình của phần cất: Trang 34 (bảng I.242 [1]) (bảng I.242 [1]) Đồ án Quá trình & Thiết bị GVHD:Thầy... 1,48 91,4 x+ = x+ R+1 R + 1 1,48 + 1 1,48 + 1 𝐲 = 𝟎, 𝟔𝐱 + 𝟑𝟔, 𝟗 Phương trình đường làm việc phần chưng: y= R+f f−1 1,48 + 5,36 5,36 − 1 x− xW = x− × 2,9 R+1 R+1 1,48 + 1 1,48 + 1 𝐲 = 𝟐, 𝟕𝟔𝐱 − 𝟓, 𝟏 Trang 15 Đồ án Quá trình & Thiết bị GVHD:Thầy Nguyễn Đình Thọ CHƢƠNG III: CÂN BẰNG NĂNG LƢỢNG Cân bằng nhiệt lƣợng của thiết bị đun sôi hỗn hợp nhập liệu: I Theo định luật bảo toàn năng lượng, ta có: Q f + Q . (kg/kmol) Đồ án Quá trình & Thiết bị GVHD:Thầy Nguyễn Đình Thọ Trang 12 Trạng thái nhập liệu vào tháp chưng cất là hỗn hợp methanol – nước ở dạng lỏng sôi, từ đồ thị T – x,y hỗn hợp methanol. 100 y x Đồ thị x - y Hình 1.3: Đồ thị x - y hỗn hợp methanol – nước ở 1atm. Đồ án Quá trình & Thiết bị GVHD:Thầy Nguyễn Đình Thọ Trang 8 tăng dần. Cuối cùng, ở đáy tháp ta thu được hỗn hợp. 90 100 T x,y Đồ thị T - x,y T - y T - x Hình 1.2: Đồ thị T – x,y hỗn hợp methanol – nước ở 1atm. Đồ án Quá trình & Thiết bị GVHD:Thầy Nguyễn Đình Thọ Trang 7 III. Quy trình công nghệ