phân tích tác phẩm Tương tư (Nguyễn Bính)

4 1.7K 4
phân tích tác phẩm Tương tư (Nguyễn Bính)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nguyễn Bính làm thơ năm 13 tuổi, năm 1937 sáng tác bài Tâm hồn tôi được giải khuyến khích của Tự lực văn đoàn. Hai năm sau 1939 ông cho ra đời tập thơ Lỡ bước sang ngang. Bài thơ tương tư thuộc tập thơ này.

I. Hoàn cảnh sáng tác: **Nguyễn Bính(1918-1966): nhà thơ, tên thật là Nguyễn Trọng Bính, quê gốc tại xóm Trại, thôn Thiện Vịnh, xã Cộng Hòa, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Trong phong trào thơ mới, Ng Bính là một trong những đại diện xuất sắc của nhóm thơ đồng quê. Làm thơ từ năm 13 tuổi. Năm 1937, Nguyễn Bính đã có tập thơ “Tâm hồn tôi” được nhận giải thưởng khuyến khích của Tự lực văn đoàn. Hai năm sau ông viết tập “Lỡ bước sang ngang”, được đăng báo “Tiểu thuyết thứ năm”, tác phẩm Tương tư được trích từ tập thơ này. **Lỡ bước sang ngang: nhà xuất bản Lê Cường in lần đầu năm 1940 gồm 34 bài, phần nhiều là thơ lục bát, còn lại là thơ thất ngôn. Thơ Nguyễn Bính đã cuốn hút độc giả không phải bằng giọng thơ đậm chất phương Tây như Xuân Diệu, Chế Lan Viên, hay đậm phong vị Đường thi như Thâm Tâm, Thái Can, mà bằng âm hưởng đậm chất ca dao dân ca mang nặng tâm hồn Việt. Chủ đề trong Lỡ bước sang ngang không nằm ngoài những chủ đề quen thuộc trong thơ ca lãng mạn hồi đó như tình yêu, cái chết, vẻ đẹp của mùa xuân nhưng cái đặc sắc là nó được thể hiện bằng điệu thơ dân tộc với lối ví von mộc mạc, duyên dáng của ca dao dân ca. Chủ đề của Tương tư là giãi bày nỗi lòng mong nhớ của đôi trai gái đang yêu nhau, đang cùng mắc bệnh của trời – bệnh tương tư. II. Tìm hiểu tác phẩm: Nhưng chỉ đến Nguyễn Bính, tương tư mới trở thành một thứ khí quyển bao bọc thơ ca. Ông phổ quát hóa tương tư, gán cho nó bản chất tự nhiên, thiên nhiên: Gió mưa là bệnh của trời Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng. Đồng nhất tương tư với tình yêu, coi nó là bản chất của tình yêu là đặc điểm riêng biệt của thơ tình Nguyễn Bính: tha thiết, nhuần nhị, kín đáo. Đầu tiên là nhớ nhung trai gái, sau đó là cây cối nhớ nhau, sau cùng là miền không gian này nhớ miền không gian khác: Nhà em có một giàn giầu Nhà tôi có một hàng cau liên phòng. Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào? Con người, đất đai, cây cối hòa quyện vào nhau. Tuy vẫn có một không gian nhất định giữa nhà em và nhà tôi để tạo nên không gian thương nhớ và giấc mơ hợp nhất. Bởi vậy, tương tư thuở ấy, trong hoàn cảnh mất nước, đã trở thành bệnh thời đại. Ý thức hoặc không ý thức, ai cũng cảm thấy mình thương nhớ, nhớ nhung, vương vấn một cái gì đó hoặc vô hình, hoặc hiện diẹn cụ thể trong hình hài một làng quê, một con người, một kỉ niệm chỉ có vậy mới giải thích được hiện tượng nhập tâm thơ Nguyễn Bính. Người ta thuộc thơ ông lúc nào chẳng biết. Như ca dao tục ngữ, như nó nằm sẵn trong tâm thức mỗi người. Nỗi nhớ ở đây là nỗi nhớ của tình yêu lứa đôi trai gái với hai yếu tố đồng đẳng, bình đẳng. Trạng thái nhớ thương trong tình yêu thường diễn ra bình lặng mà xôn xao, thậm chí cồn cào, như những đợt sóng dâng lên. Chỉ vì có một chàng trai thôn Đoài đang gửi lòng say cô gái thôn Đông mà cả thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông. Cách nói bóng gió mang hiệu quả là hai miền không gian đang nhớ nhau. Điều này không hề vô lí vì nó có còn khách quan nữa đâu! Cảnh vật cũng đã nhuốm màu tương tư rồi. Cũng như Nguyễn Công Trứ, Vũ Hoàng Chương nói về sự nhớ thương: “Tương tư không biết cái làm sao Muốn vẽ mà chơi, vẽ được nào?” “Đêm thường mơ đêm, ngày đợi ngày Nhưng không hề nói cho nhau hay.” Hay Hàn Mặc Tử: “Nhớ hàm răng, nhớ hàm răng, Mà ngày nào đó vẫn khăng khít nhiều.” Câu hai dày đặc số từ: “Một người chín nhớ mười mong một người”. Mỗi người đứng ở một đầu câu thơ, không gian vời vợi thăm thẳm xa cách nhớ thương. Nỗi tương tư bắc nhịp cầu chín nhớ mười mong, khởi lên từ đầu này, chấp chới, mơ màng tới đầu kia. So sánh ngông thế mà vẫn chấp nhận được vì cả 2 đều chung căn bệnh: tương tư. Từ khi tôi yêu nàng tôi mới bị căn bệnh vô phương cứu chữa này. Tôi là nạn nhân tự nguyện rước bệnh, khổ sở vào thân! Tiếp theo là chàng trách móc, hờn dỗi, khát khao đòi hỏi. Nghĩa là bệnh tương tư ngày thêm trầm trọng. Khi kể lể nỗi khổ của mình thì nó bỗng dài ra vô tận, khi trách móc đối phương thì nó lại bị thu hẹp lạ lùng: “Hai thôn chung lại một làng, Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?” Mở ra là hai thôn nghìn trùng cách trở, đến đây họ lại trở thành người cùng làng, khoảng cách ấy hoàn toàn bị triệt tiêu. Nhưng hay nhất là sự kể lể về thời gian: “Ngày qua ngày lại qua ngày, Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng.” Nguyễn Bính giữ nguyên sự sốt ruột, khắc khoải y như người đang ngồi bóc lịch đếm từng ngày chậm chạp, rề rà trôi qua một cách vô tình, như cố tình trêu ngươi vậy! Những điệp từ chứa đựng sự ngán ngẩm, vừa hi vọng vừa thất vọng. Câu sau vẽ cảnh một người đang nóng lòng chờ đợi với một cái cây, thời gian bỗng có màu: vàng héo của lá cây. Đợi chờ làm cây héo úa, làm người héo hon! Tương tư là gánh nặng đơn phương, càng nặng bao nhiêu càng nghĩ đối phương vô tình bấy nhiêu. Cung bậc tương tư chuyển tự nhiên từ kể lể thở than sang trách móc? Lời trách móc thành lời quy kết khó mà chạy tội: “Bảo rằng cách trở đò giang Không sang là chẳng đường sang đã đành. Nhưng đây cách một đầu đình Có xa xôi mấy mà tình xa xôi?” Người con trai tự đẩy mình tới chân tường, không tìm được lí do giải thích, biện minh cho cảnh ngộ. Băn khoăn không biết người tình có hiểu được nỗi lòng và cảnh ngộ của mình không: “Tương tư thức mấy đêm rồi Biết cho ai, hỏi ai người biết cho?” Chưa phải đã tuyệt vọng, vẫn yêu, vẫn đợi, vẫn mong, vẫn khát khao: “Bao giờ bến mới gặp đò Hoa khuê ác, bướm giang hồ gặp nhau?” Cuối cùng khẳng định đinh ninh: “Nhà em có một giàn giầu, Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?” Tất cả đã sẵn sàng và nóng lòng chờ đợi. Chờ đợi em. Cau thôn Đoài rồi sẽ nhớ giầu không thôn nào đây? Khát khao hạnh phúc lứa đôi được Nguyễn Bính đưa từ xa xôi, dần dần xích gần lại: Thôn Đoài – Thôn Đông Một người – một người Tôi – nàng Bên ấy – bên này Bến – đò Hoa – bướm Nhà em – nhà anh Và kết thật khéo: giầu – cau. Nghĩa là nhân duyên. Thực ra những hình ảnh trên vẫn chưa thực sự thành đôi, mới chỉ ở thế tiềm năng, để ngỏ và chờ đợi. Chờ đợi vị cứu tinh duy nhất: đó là em! Em mà đến, trầu cau sẽ thắm lại, ta sẽ thành đôi, tất cả sẽ nên đôi. Bệnh tương tư tự khắc sẽ khỏi. Nỗi khổ sở sẽ hết giày vò Nhưng, khi tất cả những điều kia đã thành thì tương tư cũng hết ! . ca. Chủ đề của Tư ng tư là giãi bày nỗi lòng mong nhớ của đôi trai gái đang yêu nhau, đang cùng mắc bệnh của trời – bệnh tư ng tư. II. Tìm hiểu tác phẩm: Nhưng chỉ đến Nguyễn Bính, tư ng tư mới trở. bọc thơ ca. Ông phổ quát hóa tư ng tư, gán cho nó bản chất tự nhiên, thiên nhiên: Gió mưa là bệnh của trời Tư ng tư là bệnh của tôi yêu nàng. Đồng nhất tư ng tư với tình yêu, coi nó là bản. có còn khách quan nữa đâu! Cảnh vật cũng đã nhuốm màu tư ng tư rồi. Cũng như Nguyễn Công Trứ, Vũ Hoàng Chương nói về sự nhớ thương: Tư ng tư không biết cái làm sao Muốn vẽ mà chơi, vẽ được

Ngày đăng: 05/04/2015, 01:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan