Toàn cảnh về bán phá giá

29 259 0
Toàn cảnh về bán phá giá

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Toàn cảnh về bán phá giá Trước đây, “bán phá giá” (dumping) và “chống bán phá giá” (anti-dumping) là những thuật ngữ xa lạ. Nhưng giờ đây, hai thuật ngữ kinh tế này đang được nhắc đến ngày một nhiều tại khắp nơi trên thế giới, đặc biệt trong xu thế toàn cầu hóa trong các hoạt động kinh doanh như hiện nay. Bán phá giá là gì? Từ trước đến nay, người ta thường hiểu một cách đơn giản, “bán phá giá” nghĩa là bán dưới giá thị trường, tuy nhiên, đối với thực trạng quan hệ thương mại quốc tế hiện nay, cách hiểu trên là không đúng. Ở Mỹ, bán phá giá được hiểu là việc bán hàng tại thị trường Mỹ với mức giá thấp hơn mức giá hàng hoá so sánh tại thị trường nội địa của nước xuất khẩu và việc bán các mặt hàng đó gây ra thiệt hại vật chất đối với ngành sản xuất trong nước của Mỹ. Còn theo quan điểm của Liên minh châu Âu (EU) thì việc bán phá giá liên quan đến bất cứ hàng hoá nhập khẩu nào với giá thấp hơn chi phí. Quy chế chống bán phá giá của EU năm 1996 cho phép áp dụng thuế chống phá giá dựa trên các điều kiện: Thứ nhất, giá hàng hoá bán trên thị trường EU thấp hơn giá trên thị trường của nước sản xuất; thứ hai, hàng hoá nhập khẩu đe dọa ngành sản xuất của EU như chia sẻ thị phần, lợi nhuận, việc làm…Một định nghĩa khác: bán phá giá là tình trạng mà ở đó doanh nghiệp nước ngoài bán hàng hóa thấp hơn mức chi phí. Theo định nghĩa mở rộng của một số chuyên gia kinh tế Mỹ từ những năm 1980 và vẫn được thừa nhận đến ngay hôm nay, bán phá giá được hiểu là hành vi bán một mặt hàng với giá thấp hơn giá hiện hành của mặt hàng đó trên thị trường, nhằm làm ảnh hưởng đến các mặt hàng tương tự trên cùng thị trường đó. Hành vi này có thể dẫn đến một trong hai trường hợp bất lợi sau đây đối với doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng tương tự với mặt hàng được bán phá giá: Thứ nhất, các doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng tương tự muốn cạnh tranh và giữ được thị phần thì buộc phải hạ giá bán sản phẩm của mình xuống ngang bằng với mức giá của những hàng hóa được bán phá giá. Tuy nhiên, làm như vậy thì các nhà sản xuất sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ, bởi vì, có thể nhà sản xuất sẽ phải bán hàng hoá của mình với mức giá thấp hơn chi phí sản xuất ra mặt hàng đó. Thứ hai, nếu nhà sản xuất không chấp nhận giảm giá bán thì hàng hóa của họ không thể tiêu thụ được trên thị trường. Như vậy, hoạt động kinh doanh sẽ bị tê liệt và nhà sản xuất có nguy cơ rơi vào tình trạng phá sản. Điều VI, khoản 1 của Hiệp định chung về thương mại và thuế quan (GATT) coi bán phá giá là việc “sản phẩm của một nước được đưa vào kinh doanh trên thị trường của một nước khác với giá thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm”. Cụ thể hơn, điều II, khoản 1 của Hiệp định chống bán phá giá của WTO định nghĩa: “Một sản phẩm bị coi là bán phá giá nếu như giá xuất khẩu của sản phẩm được xuất khẩu từ một nước này sang một nước khác thấp hơn mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường”. Ðịnh nghĩa này không nói gì về bán hàng hóa dưới chi phí, một yếu tố vốn được xem là nội hàm của việc bán phá giá. Ở đây, những chuyên gia kinh tế chỉ muốn nói tới hình thức phân biệt giá cả, khi một doanh nghiệp bán cùng một sản phẩm trong những thị trường khác nhau với những mức giá khác nhau. Như vậy, theo quy định của luật thương mại quốc tế, yếu tố then chốt để xác định hành vi bán phá giá là sự so sánh biên độ chênh lệch giữa giá xuất khẩu với giá thông thường của sản phẩm tại nước xuất khẩu. Việc so sánh phải được tiến hành đối với sản phẩm cùng loại hoặc đối với sản phẩm tương tự (like product trong tiếng Anh hay produit similaire trong tiếng Pháp). Theo điều II, khoản 6 của Hiệp định chống bán giá, “sản phẩm tương tự” trong trường hợp bán phá giá được hiểu theo nghĩa rất hẹp là sản phẩm phải giống hệt, tức là có tất cả các yếu tố tương đồng với sản phẩm đang được xem xét, hoặc nếu không có sản phẩm nào như vậy thì phải sử dụng sản phẩm có những đặc tính rất giống (closely resembling trong tiếng Anh và ressemblant étroitement trong tiếng Pháp) với sản phẩm đang được xem xét. Chỉ có vài dòng định nghĩa như vậy nhưng đã làm nảy sinh vô số tranh cãi, chẳng hạn thế nào là giá trị bình thường, thế nào là thấp hơn, công ty tôi có giá của công ty tôi, làm sao có thể so sánh với giá của một công ty khác được, thế nào là sản phẩm tương tự?… Bên cạnh đó, việc xác định mức giá bị coi là “phá giá” rất phức tạp, vì nó liên quan đến hàng loạt vấn đề như xác định chi phí sản xuất, xác định mức độ thiệt hại dự tính và thiệt hại thực tế. Tại sai việc bán phá giá xảy ra? Bán phá giá luôn đi liền với cạnh tranh và là một trong những hình thức cạnh tranh bất chính. Việc cạnh tranh dựa trên cơ sở chất lượng và giá thành là hình thức cạnh tranh lành mạnh, trong đó yếu tố giá được chú trọng hơn cả. Tuy nhiên, thay vì nghiên cứu nhằm đưa ra được các chiến lược hạ giá thành sản phẩm để cạnh tranh lành mạnh thì có những công ty lại dùng chiêu bài bán phá giá để hạ bệ đối thủ. Những năm gần đây, khi hoạt động kinh doanh toàn cầu lớn mạnh, mọi khía cạnh của vấn đề giao thương quốc tế phải được giải quyết trong khuôn phép của luật lệ, người ta mới bàn đến tính công bằng và trung thực trong cạnh tranh. Cạnh tranh cũng phải tuân thủ những nguyên tắc ấy, cụ thể là cạnh tranh phải trung thực và lành mạnh (fair competition) trong một nền thương mại đa phương, phải tạo ra sân chơi bình đẳng (level playing field) đối với mọi thành viên, trong đó, sự cố ý làm sai lệch mối tương quan cạnh tranh để giành lợi thế không công bằng (unfair advantage) đều đáng lên án và có thể bị trừng phạt. Một cá nhân hoặc tổ chức chỉ bị kết luận vi phạm bán phá giá nếu hội đủ hai điều kiện: đang bán phá giá và mục tiêu của hành động bán phá giá là nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh. Những hành động bán phá giá không nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh thì không bị coi là bán phá giá (ví dụ: bán hàng tươi sống, bán hàng thanh lý, bán hàng hạ giá theo mùa, bán hàng tồn kho đã lỗi thời về kiểu dáng và công nghệ nhưng vẫn còn thời hạn sử dụng; bán hàng sắp hết hạn sử dụng ) Các loại bán phá giá và một số vấn đề liên quan Theo thông lệ quốc tế, người ta chia hành động bán phá giá thành 2 loại: bán phá giá hàng sản xuất trong nước trên thị trường nội địa và bán phá giá hàng nhập khẩu. Hai trường hợp này thường được tách riêng và được giải quyết theo hai bộ luật riêng biệt. - Bán phá giá hàng sản xuất trong nước trên thị trường nội địa là việc cá nhân hoặc tổ chức sản xuất đặt giá tiêu thụ thấp hơn giá thành tại thị trường trong nước. Mục tiêu của hành động bán phá giá này là nhằm loại bỏ khỏi thị trường, hoặc ngăn cản sự thâm nhập thị trường, của một doanh nghiệp hay một sản phẩm của doanh nghiệp. - Bán phá giá hàng nhập khẩu là việc doanh nghiệp nước ngoài bán hàng hóa dưới chi phí tại nước nhập khẩu. Trong thời gian đàm phán dẫn tới Hiến chương Havana về quan hệ thương mại quốc tế, những nước tham gia đã chia việc phá giá thành 4 loại: - Phá giá về giá: Là hành vi được quy định trong điều VI của Hiệp định GATT (“sản phẩm của một nước được đưa vào kinh doanh trên thị trường của một nước khác với giá thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm”). - Phá giá dịch vụ: Là hành vi tạo ra lợi thế về giá do có phá giá cung cấp dịch vụ vận tải biển. - Phá giá hối đoái: Là hành vi dựa trên cơ sở khống chế tỷ giá hối đoái để đạt được lợi thế cạnh tranh. - Phá giá xã hội: Là hành vi xuất phát từ việc nhập khẩu hàng hoá với giá thấp do tù nhân hay lao động khổ sai sản xuất. Đôi khi một công ty có thể bán ra nước ngoài với giá cao hơn, tình trạng đó gọi là phá giá ngược. Năm 1990, Deardorff đã chỉ ra sự liên kết chặt chẽ giữa phá giá và mức độ cạnh tranh trên thị trường trong nước. Ông còn nói thêm rằng, trong trường hợp cả thị trường và công ty đều được bảo hộ thì hầu như chắc chắn các công ty nước ngoài phải bán với giá thấp hơn giá thị trường, nếu họ muốn xuất khẩu hàng hoá. Điều VI Hiệp định GATT giải quyết vấn đề chống phá giá và thuế đối kháng thực sự không ngăn cấm hành vi phá giá. Điều này chỉ quy định các thành viên của GATT công nhận rằng phá giá chỉ bị kết án, nếu nó gây ra hay đe doạ gây ra tổn hại vật chất cho một ngành công nghiệp đã thành lập, hoặc làm chậm lại việc thành lập một ngành công nghiệp nội địa tại lãnh thổ của thành viên khác. Nếu việc thẩm tra ở nước nhập khẩu chỉ ra rằng việc phá giá đang xảy ra và gây ra thiệt hại về mặt vật chất đối với một ngành công nghiệp, thì khi đó chính phủ có thể áp dụng các biện pháp chống bán phá giá. Trong thực tế, vấn đề khó khăn là việc xác định loại phá giá nào đã được nêu ở trên đang xảy ra trên thị trường. Không có một nhà kinh tế nào có khả năng xác định một cách đúng đắn về động lực phía sau của việc bán phá giá. Những biến tướng của bán phá giá Khái niệm về phá giá đang được nhiều chuyên gia kinh tế tiếp tục hoàn chỉnh để giải quyết một thực tế là có những hành vi bán phá giá, mặc dù bề ngoài biểu hiện là không có sự phá giá theo đúng như công thức so sánh giá, nhưng công ty đó lại có những hành động khác có thể dẫn đến những hậu quả tương tự. Đó chính là những biến tướng của bán phá giá. Các loại biến tướng của phá giá được phân chia chi tiết hơn, bao gồm: - Phá giá ẩn, được định nghĩa trong bản phụ lục của điều VI của Hiệp định GATT, là nhà nhập khẩu bán hàng với giá thấp hơn giá ghi trên hoá đơn của nhà xuất khẩu có mối liên kết với nhà nhập khẩu, đồng thời giá cũng thấp hơn giá ở nước xuất khẩu. Loại phá giá này là phá giá thông qua chuyển giá. - Phá giá gián tiếp là việc nhập khẩu thông qua một nước thứ ba mà tại đó sản phẩm không bị coi là bán phá giá. - Phá giá thứ cấp là việc xuất khẩu sản phẩm có chứa đựng các bộ phận được nhập khẩu với giá thường được xem là phá giá. Tác động của bán phá giá Bản thân khái niệm bán phá giá đã cho thấy tác động lớn nhất của bán phá giá là việc gây ra thiệt hại vật chất cho các ngành kinh doanh trong nước. Tổn thất này rất lớn xét trên cả góc độ vĩ mô và vi mô. - Trên góc độ vĩ mô: một ngành sản xuất bị đe dọa sẽ kéo theo việc phá sản của nhiều doanh nghiệp thuộc ngành đó, đồng thời dẫn đến tình trạng mất việc làm của nhân viên và gây ra các tác động dây chuyền tới những ngành kinh doanh khác. Trên góc độ vi mô: khi đối mặt với hiện tượng bán phá giá, doanh nghiệp sẽ bị mất thị trường và mất lợi nhuận. Đây thực sự là mối lo ngại không chỉ của các nước phát triển mà của cả các nước đang phát triển, vì lợi thế so sánh của các nước luôn thay đổi và cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn trên thị trường quốc tế. Chính vì lẽ đó, các doanh nghiệp sản xuất nội địa đều muốn chính phủ bảo vệ họ trước hiện tượng bán phá giá. Nhìn chung, các chuyên gia kinh tế đều nhìn nhận rằng bán phá giá là hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong quan hệ kinh doanh quốc tế. Mặc dù người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi vì được mua hàng hóa với mức giá rẻ hơn mức giá thông thường, nhưng bán phá giá có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự của nước nhập khẩu. Chính vì vậy, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều tìm mọi cách, mà trước tiên là bằng việc thỏa thuận thông qua các điều ước quốc tế và xây dựng pháp luật quốc gia, để chống lại hành vi bán phá giá, nhằm bảo vệ thị trường và nền sản xuất trong nước của mình. Toàn cảnh về bán phá giá (tiếp theo) Tình hình chống bán phá giá trên thế giới và các luật liên quan Mặc dù sẽ bị xử phạt theo thông lệ quốc tế, bán phá giá vẫn là yếu tố thường gặp trong giao thương quốc tế và gây thiệt hại cho các ngành sản xuất. Để bảo vệ các doanh nghiệp, mỗi quốc gia đều cố gắng đề ra những biện pháp chống bán phá giá (anti-dumping) nhất định. Các biện pháp chống bán phá giá nhằm mục đích tái lập trật tự trong cạnh tranh theo đúng tinh thần tự do thương mại, đồng thời cũng là công cụ bảo vệ ngành sản xuất nội địa đối trước sự xâm chiếm của hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, cũng có người cho rằng việc sử dụng các biện pháp chống bán phá giá để cản trở hàng hoá nhập khẩu là không hợp lý. Thật ra, các biện pháp chống bán phá giá còn đóng vai trò một loại “van an toàn” cho chính sách tự do kinh doanh: càng mở rộng cửa cho hàng hoá bên ngoài vào thì càng cần phải giữ chắc tay nắm để có thể đóng cửa ngay lại được khi cần thiết, càng chủ trương hội nhập vào khuynh hướng toàn cầu hoá thì càng phải có những biện pháp phòng thủ để trấn an các nhà sản xuất nội địa và tạo được sự ủng hộ của doanh nghiệp trong nước. Do đó, không phải ngẫu nhiên mà các nước và khu vực công nghiệp phát triển trên thế giới, như Mỹ, Liên minh châu Âu, Úc và Canada, một mặt vẫn khẳng định ủng hộ tự do mậu dịch, mặt khác lại là những quốc gia dùng đến các biện pháp chống bán giá nhiều nhất. Theo báo cáo mới nhất của Ban thư ký WTO, chỉ tính riêng nửa đầu năm 2005 đã có trên 20 nước thành viên của tổ chức này tiến hành 62 vụ kiện chống bán phá giá, với sản phẩm xuất khẩu đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ. Số vụ chống bán phá giá không tăng, nhưng xu hướng các nước giàu áp dụng rào cản đối với hàng hoá nhập khẩu đến từ các nước nghèo lại tăng mạnh. Nếu năm 2003 chỉ có 7 vụ kiện bán phá giá do các nước phát triển khởi xướng, thì năm nay con số đó đã lên trên 20. Liên minh châu Âu, Ấn Độ và Mỹ đứng đầu danh sách các nước áp dụng biện pháp chống bán phá giá, còn Trung Quốc luôn đứng đầu danh sách các nước có hàng bị kiện bán phá giá, tiếp theo là Hàn Quốc, Malaysia, Nga và Thái Lan. Các vụ kiện bán phá giá tập trung chủ yếu vào ngành hóa chất, tiếp đến là các nguyên vật liệu cơ bản như sắt, thép, nhôm và nhựa. Hiện nay, nhiều thành viên của WTO như Trung Quốc, Ấn Độ và Hồng Kông đã lên tiếng bày tỏ mối lo ngại rằng Liên minh Châu Âu có thể sử dụng nhiều hơn các biện pháp chống phá giá đối với hàng dệt may nhập khẩu, khi hệ thống hạn ngạch dệt may chấm dứt vào đầu năm 2005. Từ trước đến nay, EU là khu vực nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới và cũng là khu vực xuất khẩu sản phẩm dệt lớn nhất thế giới, đồng thời đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu sản phẩm may mặc. Theo WTO, kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của EU năm 2002 lên tới 71,6 tỷ euro, tức là khoảng 91 tỷ USD, còn kim ngạch xuất khẩu đạt được 43,8 tỷ euro, tức là vào khoảng 55,7 tỷ USD. Đại sứ Trung Quốc tại WTO đã phát biểu: EU luôn đi đầu trong việc áp dụng các biện pháp thương mại, đặc biệt chống phá giá. Còn đại diện thương mại Mỹ tại WTO cho biết, luật chống bán phá giá là một quy định cố hữu trong chính sách thương mại của Mỹ và hoàn toàn nhất quán với các quy định của WTO. Trong số 351 phán quyết có hiệu lực về chống phá giá, một nửa trong số đó được Mỹ áp dụng với các đối tác thương mại châu Á, 8- với hàng hóa từ Thái Lan, 7- với các sản phẩm từ Indonesia, 18- với Đài Loan, 29- đối với Hàn Quốc, 33- với Nhật và 57- với Trung Quốc. Các doanh nghiệp tại một số quốc gia đang phát triển đã có rất nhiều tiến bộ trong việc tự bảo vệ mình trước các đối thủ cạnh tranh dày dạn kinh nghiệm, thậm chí dành lợi thế trong các vụ kiện chống bán phá giá. Tuy nhiên, có những doanh nghiệp được áp mức thuế bằng 0% trong các vụ kiện chống bán phá giá đã vội nghĩ rằng mình thắng cuộc, nhưng thực tế không phải như vậy. Được hưởng thuế suất 0% chưa hẳn sẽ vĩnh viễn được xem là không bán phá giá, vì mức thuế này chỉ được áp dụng tạm thời trong một thời hạn nhất định và sẽ được xem xét hàng năm sau cuộc điều tra ban đầu. Điều quan trọng là các doanh nghiệp phải hợp tác tham gia điều tra và chuẩn bị trả lời thật tốt các câu hỏi để được hưởng mức thuế thấp nhất. Đây mới là mục tiêu chủ yếu, bởi vì việc chứng minh không bán phá giá để mong có một chiến thắng tuyệt đối trong những vụ kiện chống phá giá ở nước ngoài là điều rất khó xảy ra. Pháp luật quốc tế về chống bán giá Các quy định hiện hành của WTO về phá giá và chống bán phá giá có thể được nhìn nhận qua các vấn đề như: hiểu thể nào về hành vi bán phá giá, các biện pháp chống bán phá giá nào có thể được áp dụng, thủ tục áp dụng các biện pháp này ra sao. Vấn đề chống bán phá giá lần đầu tiên Hiệp hội các quốc gia (League of Nations) nghiên cứu ngay từ năm 1922. Đến năm 1947, với sự ra đời của tổ chức GATT (General Agreement of Tariffs and Trade - Hiệp ước chung về thuế quan và thương mại), các biện pháp chống bán giá chính thức được đặt dưới sự chi phối của pháp luật quốc tế. Lúc ấy, đề tài này chưa được chú ý nhiều mà chỉ về sau, khi thương mại phát triển ngày càng nhanh, sự cạnh tranh trở nên ráo riết hơn, và các nước thành viên của GATT cũng ngày càng đông đảo hơn, thì chống bán phá giá mới trở thành một mối quan tâm thật sự. Năm 1967, một số quy định về chống bán phá giá tại GATT được chuẩn hoá trong Hiệp định về thi hành điều VI của GATT (Agreement on the Implementation of Article VI), thường được gọi tắt là Hiệp định chống bán phá giá. Hiệp định này không chỉ quy định về chống phá giá, mà còn qui định các biện pháp chống tài trợ đối với hàng nhập khẩu đã được tài trợ tại nơi sản xuất. Thời gian sau đó, Hiệp định về chống bán phá giá được bổ sung thêm nhiều nội dung quan trọng. Là một trong những hiệp định thương mại đa biên của WTO, Hiệp định chống bán phá giá có hiệu lực bắt buộc đối với tất cả các nước thành viên của WTO. Các quy định trong Hiệp định là cơ sở pháp lý giúp các nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của các ngành sản xuất trong nước khi xảy ra hiện tượng bán phá giá. Năm 1995, WTO đã thành lập Uỷ ban về chống bán phá giá để giám sát việc điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá đối với các nước thành viên. Sau khi phát hiện ra hàng hoá bị bán phá giá có khả năng ảnh hưởng đến sản xuất trong nước, các ngành đó đề nghị những cơ quan hữu trách thực hiện việc điều tra và đưa ra kết luận về việc có thực hiện hay không thuế chống bán phá giá để bảo vệ sản xuất trong nước. Hiệp định chống bán phá giá của WTO quy định các biện pháp chống bán phá giá [...]... ngăn ngừa việc bán phá giá đối với sản phẩm đó (điều VI.2 của Hiệp định GATT) Mục tiêu chính của thuế chống bán phá giá là nhằm vô hiệu hóa việc bán phá giá, bù đắp những tổn thất do bán phá giá và cạnh tranh không lành mạnh gây ra cho các doanh nghiệp của nước nhập khẩu hàng bán phá giá Luật chống bán phá giá của Mỹ Mỹ là quốc gia vô địch về số lần áp dụng các biện pháp chống bán phá giá cũng như số... của Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam, thì “biên độ bán phá giá không đáng kể là biên độ bán phá giá không vượt quá 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam” Như vậy, theo quy định này thì biên độ phá giá hàng nhập khẩu vào Việt Nam nếu ở mức 2% vẫn được xem là không bán phá giá vào thị trường Việt Nam Chỉ khi biên độ này vượt quá 2% thì mới bị coi là vi phạm luật bán phá giá. .. nhập khẩu bị bán phá giá gây ra DOC và ITC sẽ phối hợp làm việc với nhau trong những thời hạn qui định, và sau đó công bố kết luận trong những bản phán quyết sơ bộ và cuối cùng Về giai đoạn điều tra, pháp luật chống bán phá giá của Mỹ quy định các bước điều tra như sau: Pháp luật về bán phá giá của Việt Nam Mặc dù chưa chính thức là thành viên của WTO, nhưng nhìn chung các quy định về bán phá giá trong... có hiệu quả Và cho tới khi điều này xảy ra, các quy tắc về chống phá giá chỉ tạo nên một cơ chế pháp lý hiệu quả chống lại cạnh tranh bất chính nếu nó hợp pháp và công bằng, nhằm giải quyết những lo ngại do cộng đồng thương mại đưa ra Toàn cảnh về bán phá giá (tiếp theo và hết) Một số vụ kiện chống bán phá giá điển hình 1 Vụ kiện chống bán phá giá ngũ cốc từ Mỹ Bên khởi kiện: Hiệp hội các sản phẩm nông... nghị cơ quan này xem xét lại tính hợp pháp của việc áp thuế chống bán phá giá Hiệp định chống bán phá giá của WTO cho phép áp thuế chống bán phá giá, nếu việc phá giá là có thật và gây thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước Lập luận của phía Mỹ là các cơ quan chức năng của Mexico đã không tiến hành điều tra chống bán phá giá theo đúng trình tự, những phân tích về khả năng gây thiệt hại cho ngành... của bán phá giá: - Thứ nhất là tình trạng bị các quốc gia nhập khẩu khiếu kiện bán phá giá và bị áp thuế chống bán phá giá khiến hàng hoá giảm sức cạnh tranh do giá thành cao - Thứ hai là tình trạng nhiều doanh nghiệp nước ngoài thực hiện những hành vi bán phá giá ngay tại Việt nam, khiến doanh nghiệp không thể cạnh tranh nổi về mặt giá cả, dẫn đến thị trường cứ ngày một thu hẹp dần Trong bối cảnh. .. hưởng tới cộng đồng rộng lớn Thuế chống bán phá giá Thuế chống phá giá được ra đời từ những năm đầu của thế kỷ 20, trước hết tại Canada (1904), sau đó đến New Zealand (1905), Australia (1906), Mỹ (1914) Thuế chống bán phá giá là loại thuế đặc biệt đánh vào hàng nhập khẩu, khi một doanh nghiệp sản xuất bị nhận định là đã bán phá giá Về bản chất, thuế chống bán phá giá là khoản thuế bổ sung đánh vào hàng... dụng vào pháp luật Việt Nam Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật cạnh tranh, Pháp lệnh về chống phá giá và một số Nghị định hướng dẫn thi hành hai văn bản luật quan trọng này nhằm điều chỉnh các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, bán phá giá Theo Điều 3, Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam năm 2004, thì “hàng hoá có xuất xứ từ nước hoặc vùng lãnh thổ bị coi là bán phá giá khi... các biện pháp chống bán phá giá Sau đó, Ban hội thẩm của WTO đã ra phán quyết rằng việc Mexico đánh thuế chống bán phá giá lên các sản phẩm ngũ cốc giàu hàm lượng đường là không đúng với các quy định và nguyên tắc của Hiệp định chống bán phá giá trong khuôn khổ WTO Ban hội thẩm cũng khước từ quyền kháng cáo tiếp theo của Mexico và buộc quốc gia này phải hủy bỏ các biện pháp chống bán phá giá đối với... này Có thể nói, hệ thống pháp luật chống bán phá giá tại Mỹ bao gồm: Luật chống bán phá giá năm 1916, Luật chống bán phá giá năm 1921, Chương 7 của Luật thuế quan năm 1930, Điều lệ của Bộ thương mại (DOCs Regulations) và nhiều điều lệ sửa đổi và bổ sung khác, trong đó gần đây nhất là Bộ luật CDSOA Năm 2000, Quốc hội Mỹ thông qua Bộ luật về các biện pháp tài trợ và bán phá giá tiếp diễn (Continued Dumping

Ngày đăng: 04/04/2015, 18:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan