Bài thi liên môn giới thiệu danh lam thắng cảnh địa phương: Thác Mây (Thạch Lâm Thạch Thành)

13 2.5K 3
Bài thi liên môn giới thiệu danh lam thắng cảnh địa phương: Thác Mây (Thạch Lâm   Thạch Thành)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC 1.Tình huống cần giải quyết : “ Thác Mây - vẻ đẹp hoang sơ, quyến rũ cần được bảo tồn và phát triển” Ngày nghỉ cuối tuần, em về thăm bà nội ở thôn Thượng. Em và bà đang hái rau trước cổng, bỗng từ xa hai người khách lạ tiến đến và hỏi: . - Bà ơi! Đường lên thác Mây còn xa không ạ! Bà em vui vẻ trả lời: - Không xa đâu cháu ! Chỉ còn khoảng hơn 500m nữa thôi! Hai người khách lạ đi rồi, bà liền nói: - Ngày nào cũng có người hỏi thăm đường lên Thác Mây đấy cháu! Rồi Bà nhìn em nói: - Cháu cố gắng học con chữ cho đầy cái bụng để giới thiệu cho mọi người biết đến vẻ đẹp của bản mình nhé! Em băn khoăn suy nghĩ: Từ nay, mình phải làm gì để cho mọi người biết đến Thác Mây, biết đến vẻ đẹp hoang sơ, quyến rũ của nó? Vẻ đẹp hoang sơ, quyến rũ của Thác Mây 1 2. Mục tiêu giải quyết tình huống: - Thứ nhất: Thác Mây thuộc xã Thạch Lâm – Huyện Thạch Thành là một trong những thác nước tự nhiên đẹp nhất tỉnh Thanh Hoá nhưng còn ít người biết đến.Vì vậy việc giới thiệu thác nước để mọi người biết là một việc làm cần thiết. - Thứ hai: Thông qua việc hiểu biết đầy đủ về Thác Mây, nhằm tuyên truyền, quảng bá vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng Thạch Lâm, cùng những phong tục tập quán của người Mường ở nơi đây đến mọi người, nhưng đồng thời tuyên truyền ý thức bảo vệ, bảo tồn thiên nhiên đến mọi người trước thực trạng môi trường và tài nguyên thiên nhiên đang bị tàn phá nghiêm trọng hiện nay. Từ đó xác định rõ trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. - Thứ ba: Khi giải quyết tình huống này, chúng em sẽ hiểu sâu hơn kiến thức các môn như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Sinh học, Hoá học, Âm nhạc Từ đó giúp các bạn học sinh có kĩ năng vận dụng kiến thức các môn học vào việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nhưng đồng thời có khả năng tuyên truyền cho mọi người xung quanh trong việc bảo vệ môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Toàn cảnh Thác Mây - thác Chín bậc tình yêu 3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống: 3.1. Giới thiệu khái quát về Thác Mây: Thác Mây vẻ đẹp hoang sơ nhưng đầy quyến rũ. 3.2. Nguồn gốc hình thành, đặc điểm của Thác Mây. 3.3. Cùng với Thác Mây là vẻ đẹp của những phong tục tập quán của người Mường như nhà sàn và ẩm thực… 3.4. Thực trạng của việc khai thác, sử dụng và bảo tồn Thác Mây 3.5. Những giá trị khi khai thác và bảo tồn có hiệu quả Thác Mây. 3.6. Trách nhiệm của mỗi người trong việc bảo tồn phát triển những giá trị của Thác Mây cùng những truyền thống tốt đẹp của người Mường ở Thạch Lâm. 2 4. Giải pháp giải quyết tình huống: Để giải quyết tình huống này, nhóm chúng em đã tìm hiểu và vận dụng nhiều kiến thức các môn đã học trong nhà trường để giải quyết cho thấu đáo, cặn kẽ tình huống mà chúng em đã đưa ra ở trên. Cụ thể là: - Môn Ngữ văn: Thuyết minh vẻ đẹp của Thác Mây cùng với vẻ đẹp truyền thống của người mường Thạch Lâm… - Môn Lịch sử : Nguồn gốc, lịch sử về văn hoá, truyền thống - Môn Địa lí: Lịch sử, nguồn gốc hình thành, địa chất, địa hình, tài nguyên… - Môn Sinh học : Sự đa dạng về sinh học - Môn Hoá học: Công thức hoá học của các chất… - Môn Giáo dục công dân – Bài học về lòng yêu quê hương, giáo dục truyền thống, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên… - Môn Âm nhạc : Bài hát được phổ nhạc 5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống: Viết các ý chính -> Tìm hiểu -> Trao đổi -> Viết thành bài văn. * Tư liệu sử dụng: Tài liệu địa phương. * Ứng dụng công nghệ thông tin: Máy tìm kiếm google Từ các kiến thức đó, viết thành bài văn thuyết minh: “ Thác Mây - vẻ đẹp hoang sơ, quyến rũ cần được bảo tồn và phát triển” Hàng ngày, có hàng trăm du khách đến du lịch tại Thác Mây 3 Về thăm vùng đất Thanh Hóa với nhiều thắng cảnh thiên nhiên, bạn sẽ được chiêm ngưỡng nét đẹp hoang sơ, quyễn rũ của dòng thác mang tên Thác Mây hay thác“chín bậc tình yêu”. Thác Mây là một trong những con thác đẹp nhất xứ Thanh nằm trong vùng đệm Rừng Quốc gia Cúc Phương, Thác Mây thuộc xã Thạch Lâm (huyện Thạch Thành, Thanh Hóa) đã từ rất lâu, dòng thác có chín bậc này được nhiều người biết đến với nét đẹp nguyên sơ, mạnh mẽ, mờ ảo, kiêu sa và huyền bí như chốn thần tiên. Chỉ cần nghe kể thôi cũng đủ khiến người nghe trầm trồ về vẻ đẹp và sự hùng vĩ để rồi khao khát được một lần được ngắm vẻ đẹp hoang sơ của nó. Với diện tích đất tự nhiên là 6516.04 ha, dân số 2639 người, với 618 hộ. Thạch Lâm nằm trọn trong vùng đệm của vườn quốc gia Cúc Phương thuộc địa phận Thanh Hóa. Thác Mây cách trung tâm thị trấn Kim Tân khoảng 45 Km, cách Hà Nội chỉ hơn 100 km. Từ đường Hồ Chí Minh vào thác chưa đến 10 km. Đường gồ ghề nên phương tiện thích hợp nhất chỉ có thể là xe máy. Đây là con đường quen thuộc của người dân thôn Thượng, xã Thạch Lâm, Thạch Thành mỗi lần ra huyện giao lưu buôn bán. Đường chưa được nâng cấp xây dựng nhiều mà chỉ là con đường “bạt núi, đi mòn” từ bao đời với một bên là núi, một bên là vực suối. Nhưng đổi lại, ngay từ ngoài đường lớn bạn đã nhìn thấy một dòng sông xanh ngắt uốn lượn với cái tên từng đi vào nhiều sự tích của bà con dân tộc nơi đây: dòng sông Ngang với tiếng nước chảy tí tách, rì rào nhẹ nhàng như tiếng ru của rừng xanh vỗ về . Khung cảnh thi vị khi một bên đường là đồi cao cây cối um tùm, một bên là dòng sông xanh mượt, bãi cỏ sàn sàn xuống tận mặt nước. Nhiều đoạn trên đường đi có những cây cổ thụ khổng lồ hay những chiếc cầu tre lắt lẻo vắt ngang và bạn hoàn toàn có thể dừng lại chụp những bức ảnh làm duyên với nó. Thấp thoáng 2 bên đường là những ngôi nhà sàn, nhà đất mang đậm chất cổ kính và hoang sơ của núi rừng. Càng đi sâu vào, càng thấy những bản làng còn khá nguyên sơ. Và thác Mây nằm ở cuối thôn Thượng, nơi hoang sơ nhất. Thác Mây tọa ở vĩ độ 20 0 20 / 46 // Bắc, Kinh độ 105 0 29 / 7 // Đông. Thác Mây là hiện sinh của sự hiền hòa, gần gũi giữa con người với thiên nhiên. Thác Mây gồm 9 bậc, 9 bậc núi rừng, hay có người trìu mến với cái tên 9 bậc tình yêu bởi được nhân cách hóa từ những câu chuyện kể dân gian huyền thoại. ChÝn bậc xếp lên nhau, gối lên nhau tạo nên những con nước mềm mại như những đường lượn sóng của một dải lụa trắng. Thật đúng là: Hùng thiêng sông núi tụ về đây Nghiêng mình e ấp dưới tán cây Bốn trăm mét bọt tung trắng xóa. Cứ ngỡ Ngân hà hạ chốn đây! Đúng như tên gọi của nó, thác Mây trùng trùng, điệp điệp hết tầng này đến tầng khác. Từ xa nhìn thấy bạn đã không khỏi ngỡ ngàng. Dài độ 400 m, hàng chục thác nước được xếp tự nhiên như những con ruộng bậc thang, xung quanh là cây cối xanh mướt. Điểm đặc biệt ở đây là thác không trơn, dễ đi lại. Thác Mây được đổ xuống từ đỉnh núi đá vôi giáp giữa xã Ân Nghĩa (Hoà Bình) và Thạch Lâm (Thạch Thành), ở độ cao khoảng 600m so với mực nước biển, với 9 chín bậc thác mỗi bậc chỉ cao từ 1,5 -3 m, bậc cao nhất cũng chỉ cao 4 đến 5m gối lên nhau tạo thành những con nước mềm mại như đường lượn sóng của một dải lụa trắng. Truyền thuyết kể lại rằng, xưa kia có 9 nàng tiên đã giáng trần và tắm tại thác này. Khi các nàng tiên đang tắm thì có “lệnh Trời” gọi về, 9 nàng tiên bay lên trời để lại dấu chân là chín bậc thác, bốn mùa vẫn róc rách, rì rầm tiếng thác đổ. Mỗi bậc thác tượng trưng cho một nàng tiên, chín bước chân, chín bậc tình yêu…Không biết có phải từ câu chuyện tương truyền huyền bí mà thác Mây đã trở thành điểm đến của hàng trăm du khách thập phương mỗi ngày để được thả hồn, ngâm mình và vui đùa với dòng thác tình yêu, thưởng ngoạn một vẻ đẹp kỳ thú, sơn thủy hữu tình của thiên nhiên, để gột bỏ những lo toan, tất bật đời thường. Từ bao đời nay, người dân ở đây vẫn truyền tai nhau rằng, những đôi lứa đang yêu nhau cùng nhau lên tắm thác “Chín bậc tình yêu”, thì tình yêu sẽ ngày càng mặn nồng và nên vợ thành chồng. Thác Mây nơi đầu nguồn Ngoài chín bậc thác chính, còn có bậc thác cha, thác mẹ và thác con. Hai bên là những cây cổ thụ to luôn tỏa bóng mát xuống dòng thác. Tiếng nước chảy róc rách, nhẹ nhàng như tiếng ru của rừng xanh vỗ về cuộc sống bình yên của con người, nuôi dưỡng cho những ruộng lúa, cây ngô. Thác Mây được hình thành do nước từ những đỉnh núi quanh năm mây mù tích tụ đổ về, gặp địa hình dốc hình thành con thác theo những cung bậc xuống dần, nguồn nước dường như vô tận ngày đêm reo hát, hòa với âm hưởng núi rừng kỳ bí sẽ là điểm đến cho nhưng ai muốn khám phá, muốn trải nghiệm. Thác Mây ngự trị trên dải núi núi đá vôi trùng điệp sừng sững, vách dựng đứng ghồ ghề, hiểm trở, thuộc hệ thống núi trường Sơn Bắc (hay dãy núi Hoà Bình – Ninh Bình). Lịch sử hình thành vùng núi này bắt đầu từ cách đây 5 500 triệu năm và đến bây giờ vẫn tiếp tục. Thuở ban đầu, vùng này là biển .Biển liên tục rút ra xa rồi lại lấn vào suốt hàng trăm triệu năm. Trong quá trình ấy, đã có những sự sụt lún mạnh, góp phần hình thành các tầng đá phiến và đá vôi. Vào cuối đại Cổ sinh (cách đây chừng 300 triệu năm), nó đã được nâng hẳn lên. Cho đến cách đây 150 triệu năm, chu kỳ tạo núi Indochina làm cho hai bờ địa máng từ từ tiến lại gần nhau, khiến cho trầm tích trong địa máng uốn lên thành những nếp uốn khổng lồ, đồng thời làm cho tầng đá vôi có tuổi cổ hơn lại trồi lên trên tầng đá phiến, tạo thành những cao nguyên đá vôi ngày nay. Thành phần chính của đá vôi (CaCO 3 ) là nguyên tốCanxi (Ca) và khí cácboníc (CO 2 ). Hoa Lan - loài hoa đẹp giữa núi rừng Thác Mây thả mình duyên dáng bên những cánh rừng già cây lá rộng, với hệ thực vật phong phú, đa dạng về họ, loài. Có nhiều loài quí hiếm như lát, lim xanh, táu, sến, nghiến, mài lái, vàng tâm, các loài Lan hiếm…Đồng thời rừng nơi đây cũng là nơi quần tụ và sinh sống của nhiều loài động vật như: hươu, nai, hoẵng, vượn, khỉ, lợn rừng, các loài bò sát và các loài chim. Vào mùa khô, lượng nước ở thác có giảm nhưng dòng nước thì chưa bao giờ ngưng đổ xuống. Đến chiêm ngưỡng dòng thác, thả hồn mình trong một khoảng không và lắng nghe thật kỹ bạn sẽ cảm nhận được tiếng nhạc ngân lên du dương, từ tiếng thác chảy vang dội vào vách đá. Thác Mây chỉ thực sự đẹp từ tháng 7 đến tháng 12. Khi ấy dòng thác hiền hòa mộc mạc lại nồng nàn như người con gái Mường nơi đây. Có nơi thác đổ rào rào có nơi lại khẽ khàng róc rách, có nơi thác nước mềm mại, nơi lại có thác nước cao vút trút nước cuồn cuộn bọt trắng xóa. Xen lẫn những thác nước lớn nhỏ là những khu rừng nguyên sinh với nhiều cây cổ thụ đường kính 2-3 người ôm. Thêm vào đó, con đường đến thác quanh co uốn lượn rất thơ mộng. Bà con dân tộc Mường nơi đây, hàng bao đời nay sống nép mình bên dòng sông Ngang, bên con Thác Mây. Vào những tháng có mùa nước, thác Mây đổ xuống ầm ào. Nhiều người dân và du khách thường tìm đến thôn Thượng vui chơi, chiêm 6 ngưỡng thác nước được xếp tự nhiên như những ruộng bậc thang, xung quanh là màu xanh mướt của cây cối. Nhiều người đến tham quan đã tỏ ra thích thú bởi vẻ đẹp hoang sơ, tự nhiên của thác, của những nếp nhà sàn và những người con xứ Mường chân chất, thật thà. Dưới chân thác thấp thoáng những ngôi nhà sàn tựa lưng vào thế núi. Hiện nay Thạch Lâm có 7 ngôi nhà cổ trên 200 năm tuổi được dựng theo lối kiến trúc Mường xưa là chôn cột làm trụ đỡ. Ông Bùi Văn Khương - người sở hữu ngôi nhà sàn cổ nhất của Làng Thượng, nằm ngay dưới chân thác cho biết, ngôi nhà đã hơn 200 năm tuổi, được dựng theo kiểu hình mai rùa với ba khoang chính (trong, ngoài và giữa). Ông cho hay: “Xưa kia, ở xứ Mường cổ, hình thái tổ chức xã hội đặc thù là chế độ Lang đạo, các dòng họ Lang đạo như: Đinh, 7 Những người con xứ Mường chân chất, dịu dàng, duyên dáng. Quách, Bùi… chia nhau cai quản các vùng. Đứng đầu mỗi Mường có các Lang cun, dưới Lang cun có các Lang xóm hoặc Đạo xóm, cai quản một xóm. Trong áng mo “Đẻ đất, đẻ nước” của người Mường cũng có đoạn kể: Một hôm Lang Đá Cần, vị Lang đầu tiên cai quản đất Mường đi bẫy và bắt được một con rùa. Con rùa van nài Lang đừng giết thịt, bù lại rùa mách bảo cho cách làm nhà sàn. Rùa dạy: “Bốn chân tôi là bốn cột cái. Hai mai tôi là hai mái nhà. Xương sống tôi là đòn nóc. Chặt cây lim làm cột. Lạt buộc bằng cây giang. Cỏ gianh dùng để lợp”. Câu chuyện gắn liền với những phong tục tập quán, sinh hoạt thường ngày của người dân bản. Trong truyền thống văn hoá của dân tộc Mường thì không cho phép dựng nhà thành hàng, lối nhưng bao giờ, nhà sàn cũng đều ở vị trí dựa lưng vào thế đất cao như sườn đồi, sườn núi để đón nhận tiết trời trong lành và tiện cho việc sinh hoạt, săn bắn, đi rừng. Ở giữa màu xanh thiên nhiên núi rừng, những nếp nhà sàn vẫn tồn tại như một minh chứng rõ nét nhất về sức sống lâu bền của văn hoá Mường hàng nghìn năm qua. Nhà sàn cổ truyền của người Mường thường cấu trúc một gian hai chái, hai gian hai chái, ba gian hai chái (tương đương ba gian, năm gian, bảy gian ). Các cửa số, kể cả cửa voóng toong (cửa sổ chính) chỉ làm ở phía trước của ngôi nhà. Trong nhà sàn của người Mường, không gian được chia theo cả chiều dọc và chiều ngang. Cầu thang thường là 9 bậc. Từ cầu thang chính bước vào phần giữa sàn nhà, phía ngoài là nơi thờ tổ tiên, là nơi để tiếp khách, phía trong là bếp cũng là nơi sinh hoạt của cả gia đình. Theo quy định, những người lớn tuổi hay khách quan trọng thường được ngồi bên trên gần bàn thờ gia tiên. Những người có vị thế thấp hơn ngồi bên dưới gần cầu thang chính.Trong nhà, theo chiều dọc, phía trên có các cửa sổ gọi là cửa voóng, chỗ ngồi gần cửa voóng thường dành cho người cao tuổi, còn phía dưới dành cho lớp trẻ. Theo chiều ngang, phía ngoài dành cho nam giới, phía trong dành cho nữ giới. Thiếu nữ Mường e lệ bên nếp nhà sàn. 8 Nhà sàn đã trở thành nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Mường. Có nhiều ngôi nhà sàn khách đã đến trả giá vài trăm triệu đồng nhưng người dân trong xã kiên quyết không bán. Xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, định hướng, chỉ đạo nhân dân gìn giữ thật tốt các nếp nhà sàn, đặc biệt là không được bán. Cùng với vẻ đẹp của Thác Mây và nhà sàn cổ trong tương lai xã Thạch Lâm là điểm đến hấp dẫn của khách du lịch trong và ngoài nước. Ngoài ra, đồng bào ở đây vẫn còn giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc truyền thống đậm chất của người Mường như: Sắc bùa, cồng chiêng, hát giao duyên, đánh mảng, ném còn, đánh cù, khua luống , với những món ăn truyền thống như: Xôi nếp nương, canh đắng, ốc đá, thịt cuốn lá lốt, lá bưởi nướng, gà đồi, thịt trâu lá lồm, nem thính, cá thính Sông Ngang, thịt lợn Mường Và hơn cả là những thiếu nữ Mường e lệ, với nụ cười tỏa nắng. Các món ăn truyền thống của đồng bào Thạch Lâm Đến Thác Mây, được thưởng thức những món ăn truyền thống, được ở lại qua đêm, nằm ngay bên cửa sổ căn nhà sàn, lắng nghe tiếng nước chảy, cảm nhận làn nước li ti phả nhẹ vào không gian để sáng hôm sau thức giấc đã thấy bên ngoài nắng chan hòa, núi cao và cỏ cây xanh rì đậm chất thiên nhiên. Đó là những trải nghiệm mà không phải ai cũng có được trong cuộc sống tấp nập, ồn ào giữa chen, lấn bon chen. Chỉ tìm về với thiên nhiên hoang sơ như vậy chúng ta mới thấy tâm hồn mình được gột rửa khỏi khói bụi, bọn chen, vồ vập. Được ngắm Thác mây, ngắm những ngôi nhà sàn thơ mộng, hình ảnh “Chín bậc cầu thang” của nhà thơ Trần Văn An lại tràn về trong lòng bao du khách: Chiếc cầu thang chín bậc nghiêng nghiêng Nối mặt đất với ngôi nhà miền núi Lên - xuống khoan thai hay bước vội Mọi vui buồn qua chín bậc cầu thang Đầu cầu thang đợi mẹ xốn xang 9 Cây muỗm xanh, quả hồng quân chín đỏ Tuổi ấu thơ ta lớn lên từ đó Chiếc cầu thang chênh chếch chín bậc thang Chín bậc thang chín nhớ chín thương Đầu cầu thang ta ngồi tình tự Cây đàn tính so dây anh đánh thử Cho em hát lượn, hát then Qua cầu thang chúng mình lớn lên Anh vào bộ đội chốt trên biên giới Vẫn nhớ từng dấu chân em chờ đợi Nơi cầu thang chín bậc nhà mình Những bậc thang níu buộc chân tình Bằng tre mai nhà mình mảnh dẻ Hay gỗ lim của rừng ra quý thế Dù thấp cao cũng đủ chín bậc lên. Chín bậc thang - như chín tháng mẹ hiền Nuôi trong mình giọt máu yêu trăn trở Hạnh phúc, lo âu, chịu thương, chịu khó Chiếc cầu thang nhắc nhở nỗi vui buồn. Cảm ơn mẹ cho em nét hoa tươi Đi làm dâu cũng dùng dằng từng bước Và ngập ngừng đi lên phía trước Chiếc cầu thang chín bậc nhà người. Sự gần gũi giữa thác chín bậc tình yêu và chín bậc cầu thang của ngôi nhà sàn 10 [...]... Qua bài viết này một lần nữa nhắc nhở chúng ta phải biết bảo vệ môi trường, bảo vệ Thác Mây - nguồn tài nguyên thi n nhiên vô cùng quý giá đã được thi n thi n ban tặng Trên đây là một tình huống thực tiễn ở địa phương mà nhóm học sinh chúng em đã gặp và giải quyết Trong quá trình giải quyết tình huống đang còn có những hạn chế nhất định rất mong được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn Thạch Lâm, ... những việc làm thi t thực đó chắc rằng nguồn nước Thác Mây sẽ được ổn định, bọt trắng sẽ mãi tung và Thác Mây thực sự sẽ là điểm du lịch đầy quyến rũ 11 Trước kia, rừng bị chặt phá - đồi trơ trui Ngày nay, người dân tích cực trồng và chăm sóc rừng 6 Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống: Với tình huống trên, chúng em thi t nghĩ nếu được tuyên truyền, quảng bá rộng rãi đến mọi người thì Thác Mây thực sự... tiết kiệm tài nguyên thi n nhiên… Hiện nay với việc tuyên truyền của chính quyền địa phương, của các tuyên truyền viên Câu lạc bộ Vườn quốc gia Cúc phương, trạm Kiểm lâm số 4 tình trạng chặt phá rừng đã giảm đi rõ rệt Người dân đã ý thức được việc bảo vệ rừng đầu nguồn là bảo vệ nguồn tài nguyên thi n nhiên, phòng chống được thi n tai, lũ lụt Bảo vệ rừng đầu nguồn chính là bảo vệ Thác Mây, là bảo vệ chính... dẫn, thu hút được nguồn đầu tư và Thạch Lâm sẽ trở thành địa điểm du lịch có sự phát triển bền vững Bên cạnh đó, việc giải quyết tình huống trên còn có ý nghĩa khẳng định vai trò của việc vận dụng kiến thức liên môn trong quá trình giải quyết những vấn đề từ thực tiễn cuộc sống Đứng trước bất kỳ tình huống nào từ thực tiễn, chúng em cần phải biết huy động kiến thức nhiều môn học được học tại nhà trường... với rừng Quốc gia Cúc Phương, Thác Mây cùng với hệ sinh thái phong phú, hang động đẹp, những nếp nhà sàn cổ độc đáo, phong tục, nét văn hóa của người Mường là những ưu thế để xã Thạch Lâm có thể phát huy được thế mạnh, phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn thi n nhiên “Năm 2011, Ban Giám đốc dự án Ngọc Sơn - Ngổ Luông tổ chức FPSC đã có văn bản đề nghị với UBND huyện Thạch Thành về việc triển khai... thôn Thượng nói riêng và xã Thạch Lâm nói chung quảng bá được hình ảnh của mình với khách du lịch trong và ngoài nước Tuy nhiên, đến nay việc thực hiện dự án vẫn còn chậm, do đường sá vào thôn khó khăn Em tin rằng cùng với sự cố gắng của chính quyền địa phương, sự quan tâm của các cấp chính quyền trong tương lai không xa dự án gần 80 tỉ đồng làm đường sẽ được thực hiện và Thác Mây sẽ là điểm đến vô cùng... cùng hấp dẫn với du khách Một giải pháp lâu dài và bền vững là không ngừng quảng bá về Thác Mây, nhà sàn cổ; tập huấn, hướng dẫn cho bà con sống gần Thác Mây, sống trên những ngôi nhà sàn biết cách làm “du lịch” mà vẫn giữ nguyên được phong tục, tập quán Tuy nhiên một thực tế trong những năm gần đây là hiện tượng khai thác rừng bừa bãi , đốt rừng làm nương rẫy, săn bắt động vật hoang dã đã và đang làm...Từ lời bài thơ đã được nhạc sĩ An Thuyên cho ra đời bài hát nổi tiếng “Chín bậc tình yêu” Chín bậc núi rừng chín bậc nghiêng nghiêng Bước ngập ngừng chín bậc tình yêu Là người con được sinh ra và lớn lên từ chính mảnh đất Thạch Lâm, từ sâu thẳm trong trái tim em đã có sự gắn bó máu thịt và tự hào về vẻ đẹp của quê hương Được thi n nhiên ưu đãi với không gian khoáng... Vì vậy khai thác tài nguyên thi n nhiên nhiên cần phải gắn liền với sự phát triển bền vững tức là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau Tức là phải có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hoà giữa yếu tố: Phát triển kinh tế, phát triển xã hội, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy và chặt phá rừng khai thác hợp lý

Ngày đăng: 03/04/2015, 21:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan