1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Rủi ro suy thoái toàn cầu

20 152 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 511,8 KB

Nội dung

Rủi ro suy thoái kép toàn cầu và những tác động đối với nền kinh tế Việt Nam. Những tác động và các biện pháp đối phó của Chính Phủ

Rủi ro Suy thoái kép (tham luận hội thảo) Bùi Ngọc Sơn 1 RỦI RO SUY THOÁI KÉP KINH TẾ TOÀN CẦU VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆT NAM Bùi Ngọc Sơn Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới (Tham luận hội thảo do Văn phòng Quốc hội và VASS tổ chức ngày 23/9/2011 tại Thành phố Hồ Chí Minh) Qua chín tháng đầu năm 2011 nền kinh tế thế giới cho thấy sự phục hồi sau khủng hoảng 2008-2009 đang chậm lại rõ rệt. Đồng thời xuất hiện nhiều nguy cơ lớn đe doạ nền kinh tế thế giới có thể rơi vào suy thoái một lần nữa. Bài viết này sẽ xem xét những động thái cơ bản của tăng trưởng kinh tế toàn cầu, những nguy cơ đe doạ suy thoái lần thứ hai và đưa ra nhận định về triển vọng tiếp theo của nền kinh tế thế giới. Đồng thời bài viết cũng sẽ đề cập một bối cảnh nếu suy thoái trở thành hiện thực thì Việt Nam liệu có thể bị tác động gì nếu nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái? Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại Biểu đồ 1 ở dưới cho thấy tăng trưởng GDP của Mỹ quý II chỉ tăng có 1% so với mức 0,4% của quý I. Đó là những mức tăng trưởng thấp đáng lo ngại. Biểu đồ 1: Tăng trưởng GDP của Mỹ Rủi ro Suy thoái kép (tham luận hội thảo) Bùi Ngọc Sơn 2 Mức tăng trưởng khá thấp như vậy là không đủ để giảm mức thất nghiệp cao vẫn ở mức 9,1%. Ước tính để giảm được 1% mức thất nghiệp nước Mỹ cần phải có mức tăng trưởng khoảng 3,5% năm. Sự giảm sút trong trong tăng trưởng như vậy chủ yếu là do chi tiêu tiêu dùng chỉ tăng 0,4 phần trăm trong quí II so với mức 2,1 phần trăm trong quý I. Trong điều kiện mức thất nghiệp không được cải thiện thì khó có thể tăng được chi tiêu tiêu dùng, để từ đó tăng trưởng GDP được bền vững. Bởi vì tiêu dùng chiếm 72% GDP của nước Mỹ. Tất nhiên sự giảm sút của tăng trưởng ở Mỹ (cũng như của nhiều nền kinh tế chủ chốt khác được trình bày ở dưới) như vậy còn bị ảnh bởi các tác động tồi tệ từ cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu; thiên tai và khủng hoảng hạt nhân ở Nhật; những biến động chính trị ở Trung Đông khiến giá dầu tăng cao đã xảy ra hồi cuối quí I và đầu quý II. Thị trường nhà ở vẫn trì trệ chưa có dấu hiệu phục hồi. Mặc dù quý II giá nhà ở Mỹ tăng được 3,5% so với mức sụt giảm 4,1% trong quý I, xét theo năm thì giá nhà ở Mỹ vẫn giảm tới 5,9 so với năm ngoái. Khuynh hướng này vẫn chưa có dấu hiệu giảm (xem biểu đồ 2 ở dưới). 1 Biểu đồ 2 : Chỉ số giá nhà ở S&P/Case-Shiller ở Mỹ (so với năm ngoái) 1 www.standardandpoors.com, 30/8/2011, S&P Indices Rủi ro Suy thoái kép (tham luận hội thảo) Bùi Ngọc Sơn 3 Ông Greenspan, nguyên chủ tịch của Fed, từng nói rằng chừng nào thị trường nhà ở chưa ổn định và phục hồi chắc chắn thì đừng nghĩ đến sự phục hồi kinh tế thực sự. Mức thất nghịêp cao và sự thiếu ổn định trong phục hồi là những nguyên nhân chính giải thích sự trì trệ trong thị trường nhà ở ở Mỹ. Thất nghiệp là hệ quả của suy thoái kinh tế, tuy nhiên, mức thất nhiệp cao và kéo dài như hịên nay lại trở thành nguyên nhân của suy thoái. Khi vòng xoáy xuất hiện trên thực tế thì việc xoay ngược nó lại là rất tốn kém. Trong bối cảnh đó, cùng với nguy cơ khủng hoảng nợ châu Âu trở lại, và sắp bầu cử, chính phủ Mỹ của tổng thống Obama đưa ra gói kích cầu lần 3 trị giá 447 tỷ đôla nhắm trực tiếp vào việc tạo thêm việc làm. Tuy nhiên, việc này còn chờ phê duyệt. Hơn nữa, nguồn quỹ này chưa được công bố rõ, mà sơ bộ được biết là cắt giảm một số chi tiêu ngân sách (chưa rõ cắt từ đâu), và khoản 230 tỷ dự kiến là được lấy từ tăng thuế trong thập kỷ tới (nhưng tăng thuế ở khu vực nào cũng chưa rõ). 2 Trong bối cảnh cuộc bầu cử tổng thống năm 2012 sự những khác biệt chính trị có thể làm cho sự phê duyệt sẽ diễn ra không dễ dàng. . 2 http://www.nytimes.com, 9/9/2011, “Obama challenges Congress on Job Plan” Rủi ro Suy thoái kép (tham luận hội thảo) Bùi Ngọc Sơn 4 Trong khi đó, Fed vẫn gặp khó khi đưa ra các chính sách tiền tệ mở rộng mới vì lạm phát có dấu hiệu tăng. Chỉ số CPI đã luôn tăng cao hơn dự kiến. Chỉ số này trong tháng 8 cho thấy mức tăng 0,4%, cao mức dự kiến 0,2%. và tính theo năm thì chỉ số này đã ở mức 3,8% (so với dự kiến là 3,6%). Đó là lý do làm cho Fed gặp khó nếu muốn đưa ra những chương trình kích thích mới. Hôm 22/9/2011 Fed đưa ra chương trình hoán đổi trái phiếu kho bạc của mình. Theo đó, Fed sẽ bán ra 400 tỷ đôla trái phiếu ngắn hạn của Mỹ và mua vào cũng số tiền đó những trái phiếu dài hạn. Lập luận của Fed cho rằng bằng cách này Fed muốn giảm lãi suất cho vay dài hạn và đặc biệt giảm các mức lãi suất cho vay cầm cố bất động sản. Nhờ đó, thị trường nhà ở và việc đầu tư dài hạn sẽ được kích thích, kết quả làm cho triển vọng kinh tế tốt hơn. 3 Tuy nhiên, đa số đều nhận thấy rằng chương trình trên là không có thay đổi đáng kể nào. Việc này cho thấy Fed đang gặp khó như thế nào trong việc đưa ra những nới lỏng tiền tệ mới. Các chỉ số chứng khoán trên thế giới đồng loạt giảm mạnh vì các nhà đầu tư tỏ ra thất vọng với hành động này của Fed khi cho rằng nó quá xa so với kỳ vòng của họ. Tóm lại, nền kinh tế Mỹ cho thấy những dấu hiệu suy giảm rõ rệt về tăng trưởng cùng với những nguy cơ lạm phát xuất hiện. Trong bối cảnh đó, Fed còn rất ít dư địa để hành động, cách duy nhất lúc này là trông đợi vào chính phủ. Tuy nhiên, như chúng ta đã thấy, vấn đề nợ công của Mỹ đang nổi lên, nên điều đó lại trở thành cản trở đối với bất kỳ chương trình kích thích kinh tế mới nào từ phía chính phủ. Mặc dù vậy, người ta vẫn có thể hy vọng vào một gói kích thích từ chính phủ vì không còn cách nào khác. Mặt khác, chính phủ Mỹ không phải là chính phủ phải đối mặt với nguy cơ vỡ nợ như các chính phủ khác bất kể là số nợ của nó lớn thế nào. Nhưng, như đề cập ơ trên, việc có được một gói kích thích mới (gọi là “kế hoạch việc làm”) cũng cần phải có thời gian để thông qua. Các nền kinh tế chủ chốt khác tăng trưởng kém 3 http://www.businessweek.com, 22/9/2011, “Fed Sees ‘Singificant’ Risks to the Economy as It Eases Policy”. Rủi ro Suy thoái kép (tham luận hội thảo) Bùi Ngọc Sơn 5 Đức sụt giảm mạnh tăng trưởng Đức là nền kinh tế chủ chốt ở châu Âu, khu vực đang gặp nhiều khó khăn khủng hoảng nợ công, đồng thời đóng vai trò lớn nhất trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng này lại có mức tăng trưởng sụt giảm đáng thất vọng. Biểu đồ 3 cho thấy tăng trưởng GDP của nước này trong quý II giảm mạnh từ từ mức 1,3% trong quý I xuống chỉ còng 0,1%, gần như không có tăng trưởng. Biểu đồ 3: tăng trưởng GDP của Đức Trong khi đó mức lạm phát có khuynh hướng tăng nhanh. Biểu đồ 4 cho thấy khuynh hướng lạm phát gia tăng liên tiếp và ở mức khá cao là 2,5% (biểu đồ 4). ECB đã nhiều lần phải tính đến chuyện nâng lãi suất đồng euro là vì mức CPI ở Đức và ở nhiều nước khu vực eurozone khác. Biểu đồ 4: Chỉ số CPI của Đức Rủi ro Suy thoái kép (tham luận hội thảo) Bùi Ngọc Sơn 6 Pháp cũng tồi tệ Nền kinh tế Pháp còn đáng lo ngại hơn, luôn tăng trưởng ở mức dưới 1% thậm chí chỉ xoay quanh mức 0,5%, đã có mức tăng trưởng bằng không trong quý II (biểu đồ 5). Pháp cũng là một nền kinh tế chủ chốt ở châu Âu và có vai trò chủ chốt cùng với Đức trong việc giải cứu cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu. Biểu đồ 5: Tăng trưởng GDP của Pháp Kinh tế Anh trồi sụt cùng với lạm phát cao Nền kinh tế Anh vốn không phải là một nền có mức tăng trưởng tốt cũng đang gặp không ít khó khăn. Mức tăng trưởng trồi sụt và luôn ở mức thấp. Quý IV năm 2010 nền kinh tế này thậm chí có mức tăng trưởng âm. Quý II năm nay mức tăng trưởng chỉ là 0,2% so với mức không cao 0,5% trong quý I (biểu đồ 6). Biểu đồ 6: Tăng trưởng GDP của Anh Rủi ro Suy thoái kép (tham luận hội thảo) Bùi Ngọc Sơn 7 Trong khi đó lạm phát ở Anh được coi là cao nhất trong khối các nước phát triển. CPI những tháng gần đây cho thấy khuynh hướng tăng cao ở mức 4,5% (biểu đồ 7) gây lo ngại tình trạng vừa trì trệ vừa lạm phát ở quốc gia này. Biểu đồ 7: Chỉ số CPI của Anh Nhật Bản vẫn phải vật lộn với khủng hoảng Đến quý II năm nay Nhật Bản có ba quý tăng trưởng âm liên tiếp (biểu đồ 8). Nền kinh tế này vẫn chưa có lối thoát ra khỏi những trì trệ kéo dài hơn một thập kỷ do dân số già đi, cấu trúc kinh tế chưa được cải thiện. Vừa qua Nhật còn phải hứng chịu khủng hoảng nặng nề do thiên tai động đất, sóng thần và sau đó là khủng hoảng hạt nhân. Rủi ro Suy thoái kép (tham luận hội thảo) Bùi Ngọc Sơn 8 Biểu đồ 8: Tăng trưởng GDP của Nhật Lạm phát không đáng kể nhưng đồng yên tăng mạnh làm tổn hại đến xuất khẩu, trụ cột chính của tăng trưởng. Đồng yên tăng mạnh trong tuần trước từ ngày 4/9 đến 11/9/2011 tăng tới 3,3 phần trăm so với các đồng tiền khác do các nhà đầu tư tìm nơi trú ẩn vì lo sợ khủng hoảng nợ châu Âu. 4 Nếu so với đôla, kể từ đầu năm ở mức cao là khoảng 85 yên đổi 1 đôla, thì thời điểm hiện nay chỉ còn hơn 75 yên đổi 1 đôla (biểu đồ 9 ở dưới). Mức tăng giá này lên tới hơn 10 phần trăm. Hiện tượng này gây tổn hại không nhỏ cho xuất khẩu, và là mối lo lớn đối tăng trưởng của Nhật trong năm nay và sang năm. Biểu đồ 9: Tỷ giá yên/đôla Mỹ Nguồn: http://www.x-rates.com/d/JPY/USD/graph120.html ________________________ 4 http://www.bloomberg.com/news/2011-09-14, “Euro falls against dollar on Greece concern”. Rủi ro Suy thoái kép (tham luận hội thảo) Bùi Ngọc Sơn 9 Nhìn chung, triển vọng kinh tế Nhật vẫn chưa có nhiều sáng sủa kể cả trong trung hạn. Khủng hoảng nợ công châu Âu lại trở nên nguy hiểm Sau thành công lần trước hồi tháng bảy 5 với sự tham gia của khu vực tư nhân góp sức giải cứu cuộc khủng hoảng Hy Lạp phần nào giải toả được nỗi lo khủng hoảng thực sự ở Hy Lạp. Đến đầu tháng 9 này, nỗi lo khủng hoảng Hy lạp lại trở lại do Hy-lạp không chứng tỏ cho thế giới thấy rằng họ có thể thực hiện được những cam kết như bán bớt các tài sản nhà nước, tư nhân hoá mạnh mẽ, tự do hoá thị trường lao động, nâng thuế, cắt giảm lương công chức, cắt giảm chi tiêu công. Việc không thực hiện được những cam kết này làm cho việc giải ngân gói cứu trợ tiếp theo gặp khó khăn khi mà Hy-lạp sẽ phải trả khoản nợ 11 tỷ đôla đến hạn trong tháng 10. 6 Nguy cơ không trang trải nổi những khoản nợ sắp đến hạn trở thành hiện thực. Trước những diễn biến này, một số phát ngôn cho rằng Hy-lạp có thể phải chấp nhận vỡ nợ, và châu Âu sẽ buộc phải để Hy-lạp vỡ nợ và loại nước này ra khỏi khu vực eurozone. Bên cạnh đó, nước Đức, nước đóng vai trò chính trong cuộc giải cứu này, đã cho tiến hành những xem xét mức độ tổn hại của hệ thống của mình nếu Hy-lạp vỡ nợ. Tất cả những điều này làm dấy lên nỗi lo Hy-lạp sẽ thực sự vỡ nợ trong nay mai. Các chuyên gia cho rằng Hy lạp không thể trả hết được núi nợ hơn 300 tỷ euro (441 tỷ đôla) trong khi đất nước này đang chìm trong suy thoái nặng nề, không thể nâng thuế được, và nếu giảm thuế thì thâm hụt lại chìm sâu hơn. Trong khi đó, các nước châu Âu giúp Hy-lạp vẫn chưa thoả thuận được xong giải pháp cứu Hy-lạp. Tuần trước quốc hội Áo không thể đưa ra được thời điểm bỏ phiếu phê duyệt giải pháp cứu Hy-lạp, khiến thị trường châu Âu và Mỹ sụt giảm. Căn cứ vào điểm số của nghiệp vụ hoán đổi rủi ro vỡ nợ, một nghiệp vụ rào chắn rủi ro vỡ nợ giữa các tổ chức tài chính và ngân hàng, thì khả năng vỡ nợ của Hy-lạp là 100%. Tiếp đến, theo hiệu ứng từ Hy-lạp, rủi ro vỡ nợ của Bồ Đào Nha, Ai-len, Italy và Tây Ban Nha nằm trong khoảng 28% đến 66%. 5 www.ft.com, 2/8/2011, “Eurozone moves to pop up rescue fund” 6 http://www.bloomberg.com, 27/9/2011, “Papandreou Wins Vote on Property Tax” Rủi ro Suy thoái kép (tham luận hội thảo) Bùi Ngọc Sơn 10 Cộng vào số hơn 300 tỷ nợ công Hy-lạp (người ta tin rằng hầu hết số nợ này do các ngân hàng ở châu Âu nắm giữ), với mức nợ công của bốn nước kia, thì tổng mức nợ lên tới 2,8 nghìn tỷ euro (3,8 nghìn tỷ đôla). Và nếu các nước này phá sản thì rõ ràng châu Âu không có đủ tiền để trợ giúp. Jay Bryson, nhà kinh tế quốc tế của Wells Fargo Securities cho rằng “họ có thể cứu được Hy-lạp. Họ có thể bằng cách nào đó sống sót được nếu Bồ Đào Nha và Ai-len sụp đổ theo. Nhưng nếu bạn gộp cả Italy và Tây Ban Nha vào thì chúng ta sẽ phải nói đến việc loại bỏ 1 nghìn tỷ euro (nợ xấu). Đó là một thảm hoạ”. 7 Nếu điều này trở thành hiện thực, nền tài chính toàn cầu sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn và tê liệt hoàn toàn giống hệt tình trạng khi mà Leman Brothers phá sản hồi năm 2008. Hiệu ứng đáng lo ngại là khi nỗi lo khủng hoảng tăng lên, các nhà đầu tư sẽ thu hẹp đầu tư của mình và tìm nơi trú ẩn an toàn. Điều này là rất tồi tệ khi mà nền kinh tế thế giới đang rất cần mở rộng đầu tư để tiếp tục phục hồi. Nói cách khác, sự phục hồi kinh tế thế giới sau khủng hoảng sẽ bị tổn hại nặng nề, nếu không muốn nói là sẽ trở lại suy thoái một lần nữa. Chỉ số Ted Spread 8 biểu thị sự khan hiếm tiền tệ trên thị trường tài chính toàn cầu đã tăng lên rõ rệt khi các nhà đầu tư trú ẩn tài sản của mình vào các trái phiếu chính phủ thay vì đem ra đầu tư (biểu đồ 10 ở dưới). Biểu đồ 10: Chỉ số Ted-Spread 7 http://money.cnn.com, 19/9/2011, “Greek default: What it would mean” 8 Chỉ số này đo mức chênh lệch giữa lãi suất trái phiếu chính phủ 3 tháng và lãi suất LIBOR ba tháng. Khi bất ổn các nhà đầu tư trú ẩn vào trái phiếu làm cho lãi suất trái phiếu giảm xuống. Trong khi đó, tiền trên thị trườn khan hiếm và các nhà đầu tư phải trả lãi suất cao hơn do rủi ro lớn hơn. Kết quả, mức chênh lệch này gia tăng và ngược lại. Do vậy chỉ số này tăng lên phản ánh tình trạng căng thẳng và khan hiếm tiền tệ tăng lên và ngược lại. Về dài hạn, mức điểm trong khoảng từ 10 đến 20 điểm phản ánh tình trạng bình thường của thị trườn tài chính. Trong thời điểm phá sản Leman Brothers, chỉ số này lên tới 600 điểm. [...]... “Timeline-Greece’s debt crisis” 15 Bùi Ngọc Sơn Rủi ro Suy thoái kép (tham luận hội thảo) Trong khi giá lương thực và các hàng nguyên liệu khác cũng tăng cao làm chi phí sản xuất dẫn đến lạm phát có nguy cơ bùng phát trên toàn cầu Nguy cơ lạm phát rõ rệt nhất là ở các nền kinh tế đang nổi (cộng với hậu quả của của các gói kích cầu trước đó) Kết quả là sức mua toàn cầu giảm sút đáng kể Đặc biệt, sức mua ở... thế giới rơi vào suy thoái thì tác động đến tăng trưởng của Việt Nam là không lớn Tuy nhiên, trong trường hợp Hy-Lạp bị cho vỡ nợ thì sẽ xuất hiện tượng khan hiếm tín dụng giống như khi Leman Brothers sụp đổ thì sẽ có những tác động xấu Đó là vì hệ thống tài chính toàn cầu khi đó bị rơi vào tình trạng hỗn loạn và tê liệt Các nhà nhập khẩu 15 Bùi ngọc Sơn, 2008, Nguy cơ Suy thoái Toàn cầu và Tác động... có thể làm hài lòng các nhà cho vay 14 Trong khi đó người ta hy vọng quốc hội Đức, nước chủ chốt trong việc giải quyết vấn đề này, cũng sẽ bỏ phiếu thông qua kế hoạch giải cứu Hy-lạp vào ngày 30 tháng 9 này Nói tóm lại nguy cơ Hy-lạp vỡ nợ có thể không xảy ra trong hiện tại Đối với nguy cơ thứ hai là sự suy thoái của kinh tế Mỹ dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu nếu tình trạng thất nghiệp cao và tăng... ở Mỹ mà thôi 16 Bùi Ngọc Sơn Rủi ro Suy thoái kép (tham luận hội thảo) Cho tới thời điểm này ba nguyên nhân sau cùng nêu ở trên cơ bản đã qua Có lẽ những tác động xấu đã thể hiện ra dưới những tăng trưởng chậm hẳn lại từ các quốc gia chủ chốt như trình bày ở trên Duy vấn đề khủng hoảng nợ công châu Âu vẫn là nguy cơ lớn và trực tiếp có thể dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu Nếu cuộc khủng hoảng này... 22/8/2011, 19 Bùi Ngọc Sơn Rủi ro Suy thoái kép (tham luận hội thảo) hàng của Việt Nam và, phần nào, các nhà đầu tư vào Việt Nam không tiếp cận được nguồn vốn thì họ sẽ buộc phải cắt giảm hợp đồng hoặc kế hoạch kinh doanh Xuất khẩu của Việt Nam khi đó sẽ bị tác động giảm mạnh và đột ngột Trong trường hợp này cần phải có kế hoạch dự phòng khuyến khích cầu trong nước bù lại phần sụt giảm cầu từ bên ngoài Nhưng... lại làm cho kỳ vọng của các nhà đầu tư thêm tăm tối Nguy cơ suy thoái và triển vọng Rõ ràng nền kinh tế thế giới tám tháng đầu năm 2011 cho thấy sự giảm sút mạnh trong tăng trưởng và có nhiều dấu hiệu nguy cơ trở lại suy thoái một lần nữa Trong khi đó các chính phủ và các ngân hàng trung ương các nước lại đang ở vào thế vô cùng khó khăn trong việc đưa ra một sự kích thích kinh tế nào Bởi vì, nạn lạm... tăng từ 1,5 đến 1,9 triệu việc làm Mặc dù còn nhiều cản trở trong việc thông qua kế hoạch này, nhưng người ta tin rằng nó sẽ được thông qua vì đó được xem là cách duy nhất và khẩn cấp nhất lúc này giúp nước Mý (và thế giới) tránh được suy thoái Tuy nhiên, nhìn tổng thể thì nền kinh tế toàn cầu vẫn sẽ trong tình trạng bấp bênh và nhiều khó khăn trong vài quý tới Bởi vì, cho dù Hy-lạp không bị vỡ nợ, thì... quyết thì chắc chắn nền kinh tế thế giới sẽ rơi vào suy thoái Bên cạnh đó, phải kể đến một nguy cơ xuất phát từ chính sự trì trệ của kinh tế Mỹ và triển vọng giảm thất nghiệp ở nền kinh tế này Như được đề cập ở trên, nếu tình trạng này không được giải quyết, thì chính nó lại trở thành nguyên nhân có thể làm cho nền kinh tế toàn cầu quay trở lại suy thoái Về nguy cơ thứ nhất, mặc dù mức độ nguy hiểm... những kỳ 14 http://gantdaily.com,28/9/2011, “Papandreou Secures Greece Parliament Vote on Property Tax” 18 Bùi Ngọc Sơn Rủi ro Suy thoái kép (tham luận hội thảo) vọng về giải quyết nợ Hy-lạp và kế hoạch việc làm ở Mỹ được thông qua là lấy lại lòng tin cho các nhà đầu tư, một điều đang bị tổn hại nghiêm trọng trong vài tháng gần đây Thậm chí, người ta còn cho rằng bây giờ lòng tin của các nhà đầu tư... toả được những nỗi lo của họ, nền kinh tế thế giới có thể tránh được cuộc suy thoái đang dần hiện hữu Với tình hình trên, các dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu cho những quý còn lại của năm 2011 đều điều chỉnh giảm so với những lần trước là điều dễ hiểu Việt Nam có bị tác động gì? Giả định nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái thì câu hỏi đặt ra là Việt Nam có bị tác động không và như thế nào? Hai . 3,5% năm. Sự giảm sút trong trong tăng trưởng như vậy chủ yếu là do chi tiêu tiêu dùng chỉ tăng 0,4 phần trăm trong quí II so với mức 2,1 phần trăm trong quý I. Trong điều kiện mức thất nghiệp. 0,5% trong quý I (biểu đồ 6). Biểu đồ 6: Tăng trưởng GDP của Anh Rủi ro Suy thoái kép (tham luận hội thảo) Bùi Ngọc Sơn 7 Trong khi đó lạm phát ở Anh được coi là cao nhất trong. Hy-lạp sẽ thực sự vỡ nợ trong nay mai. Các chuyên gia cho rằng Hy lạp không thể trả hết được núi nợ hơn 300 tỷ euro (441 tỷ đôla) trong khi đất nước này đang chìm trong suy thoái nặng nề, không

Ngày đăng: 03/04/2015, 20:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w