Trang bị cho sinh viên những kiến thức cần thiết vế nội dung, ý nghĩa của các chính sách kinh tế chủ yếu trong nông nghiệp. Giúp sinh viên vận dụng mô hình kinh tế học trong việc xem xét tác động của các chính sách nông nghiệp đến các đối tượng thụ hưởng khác nhau. Sử dụng thành thạo một số phương pháp phân tích làm công cụ trong nghiê cứu chính sách kinh tế nông nghiệp
1 ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT 1. Tên môn học: Phân tích chính sách nông nghiệp 2. Giảng viên : Nguyễn Quốc Vũ 3. Bậc đào tạo: Đại học Hệ đào tạo : Chính quy 4. Thời lượng: 45 tiết, tương đương 3 tín chỉ. 5. Điều kiện tiên quyết (các môn học phải học trước): Kinh tế học vi mô Kinh tế học vĩ mô Kinh tế nông nghiệp đại cương 6. Mô tả môn học: Có tất cả 5 bài giảng, 2 bài nghiên cứu tình huống chính sách sẽ được thảo luận trên lớp nhằm giúp sinh viên nắm vững lý thuyết các vấn đề được học. Các bài giảng được thiết kế nhằm giúp sinh viên vận dụng những kiến thức dã học vào phân tích chính sách kinh tế trong nông nghiệp, chủ yếu là những phương pháp phân tích phúc lợi kinh kiển và ma trận phân tích chính sách (mô hình PAM). Những công cụ phân tích này cho phép đánh giá định tính và định lượng ở mức độ nhất định những tác động của chính sách đến các đối tượng thụ hưởng khác nhau. 7. Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cần thiết vế nội dung, ý nghĩa của các chính sách kinh tế chủ yếu trong nông nghiệp. Giúp sinh viên vận dụng mô hình kinh tế học trong việc xem xét tác động của các chính sách nông nghiệp đến các đối tượng thụ hưởng khác nhau. Sử dụng thành thạo một số phương pháp phân tích làm công cụ trong nghiê cứu chính sách kinh tế nông nghiệp. 8. Phương pháp giảng dạy : Giảng bài trên lớp kết hợp với việc thảo luận các tình huống chính sách cụ thể. Sinh viên được khuyến khích tích cực chủ động trong việc đặt các câu hỏi và tham gia thảo luận ở các tình huống của chính sách. 2 9. Phương pháp đánh giá: Sinh viên tham dự lớp học đầy đủ, tích cực tham gia thảo luận trên lớp và làm đầy đủ các bài tập cá nhân, bài tập nhóm. Sinh viên đọc tài liệu trước khi đến lớp và nộp bài theo đúng thời gian quy định. Điểm được tính dựa trên trọng số sau: - Phương pháp đánh giá quá trình (chuyên cần, bài tập, làm việc nhóm, thảo luận, kiểm tra giữa kỳ…): (50%) Hai bài tập 30% Thi giữa kỳ 20% - Thi hết môn (50%) Tổng cộng : 100% 10. Tài liệu đọc bắt buộc (giáo trình, tài liệu tham khảo chính, tài liệu dịch, …): Đại học Kinh tế Quốc dân. (2001). Giáo trình Phân tích chính sách nông nghiệp, nông thôn. NXB Thống Kê. Hà Nội. M. Mazoyer, Dumufier. (1993). Phương pháp phân tích chính sách kinh tế trong nông nghiệp. Tạp chí Kinh tế và Dự báo. Hà Nội. David Colman và Trevor Young. (1004). Nguyên lý kinh tế nông nghiệp. NXB Nông nghiệp. Hà Nội. C.Peter Timmer – Walter P. Falcon – Scott R. Pearson. (1995). Phân tích chính sách lương thực. Đại học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh. Frank Ellis. (1995). Chính sách nông nghiệp trong các nước đang phát triển. NXB Nông nghiệp. Hà Nội. Lê Đình Thắng. (2000). Chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn sau Nghị Quyết 10 của Bộ Chính Trị. NXB Chính trị Quốc gia. 3 11. Nội dung môn học (lịch giảng dạy; các chương, phần; thời lượng cho mỗi chương, phần): Ngày (số tiết) Nội dung giảng dạy (tên chương, phần, phương pháp giảng dạy) Tài li ệu đọc (chương, phần) Chuẩn bị của sinh viên (bài tập, thuyết trình, giải quyết tình huống…) Ngày 1 (4 tiết) Chương 1. Nhập môn phân tích chính sách nông nghiệp Chương 1 (GT Phân tích chính sách nông nghiệp nông thôn – ĐH Kinh tế quốc dân) Nghiên cứu các câu hỏi thảo luận và ôn tập cuối chương 1 Ngày 2 (4 tiết) Chương 2. Chính sách thị trường và giá cả nông sản. - Cung cầu nông sản và yếu tố đầu vào. Chương 2 (GT Phân tích chính sách nông nghiệp nông thôn – ĐH Kinh tế quốc dân) Nghiên cứu các câu hỏi thảo luận và ôn tập cuối chương 2 Ngày 3 (4 tiết) Chương 2. Chính sách thị trường và giá cả nông sản. - Thị trường và giá cả Chương 4 (GT Phân tích chính sách nông nghiệp nông thôn – ĐH Kinh tế quốc dân) Làm việc nhóm và thảo luận tại lớp Ngày 4 (4 tiết) Chương 2. Chính sách thị trường và giá cả nông sản. - Chính sách yếu tố đầu vào - Chính sách giá đầu ra Chương 4 (GT Phân tích chính sách nông nghiệp nông thôn – ĐH Kinh tế quốc dân) Làm việc nhóm và thảo luận tại lớp Ngày 5 (4 tiết) Chương 3. Phương pháp phân tích hiệu quả chính sách nông nghiệp - Phương pháp chính sách trợ giá đầu vào. - Chính sách thuế nhập khẩu thay đổi. Chương 4 (GT Phân tích chính sách nông nghiệp nông thôn – ĐH Kinh tế quốc dân) - Làm việc nhóm và thảo luận tại lớp. - Chuẩn bị ở nhà phương pháp phân tích các chính sách khác theo gợi ý của giáo viên. Ngày 6 (4 tiết) Chương 3. Phương pháp phân tích hiệu quả chính sách nông nghiệp - Phương pháp chính sách trợ cấp tiêu dùng. - Chính sách trợ giá sản xuất. Chương 6 (Phương pháp phân tích chính sách kinh tế trong nông nghiệp – M. Mayozer ) - Các nhóm trình bày phần chuẩn bị của mình. - Thảo luận giữa các nhóm và hướng dẫn của giáo viên. Ngày 7 (4 tiết) Chương 3. Phương pháp phân tích hiệu quả chính sách nông nghiệp - Phương pháp chính sách mua theo trợ giá. - Nghiên cứu chính sách thuế xuất khẩu gạo của Thái lan. Chương 6 (Phương pháp phân tích chính sách kinh tế trong nông nghiệp – M. Mayozer ) - Các nhóm trình bày phần chuẩn bị của mình. - Thảo luận giữa các nhóm và hướng dẫn của giáo viên. 4 Ngày (số tiết) Nội dung giảng dạy (tên chương, phần, phương pháp giảng dạy) Tài li ệu đọc (chương, phần) Chuẩn bị của sinh viên (bài tập, thuyết trình, giải quyết tình huống…) Ngày 8 (4 tiết) Chương 4. Phân tích ngành hàng nông nghiệp - Khái niệm - Các bước tiến hành Chương 3 (GT Phân tích chính sách nông nghiệp nông thôn – ĐH Kinh tế quốc dân) Chuẩn bị theo nhóm lập sơ đồ ngành hàng một số sản phẩm nông nghiệp. Ngày 9 (4 tiết) Kiểm tra giữa kỳ Ngày 10 (4 tiết) Chương 4. Phân tích ngành hàng nông nghiệp - Nội dung phân tích ngành sản phẩm. - Ma trận phân tích chính sách. Chương 4 (Phương pháp phân tích chính sách kinh tế trong nông nghiệp – M. Mayozer ) Báo cáo của các nhóm Ngày 11 (4 tiết) Chương 5. Chính sách lương thực và an ninh lương thực - Vị trí, mục tiêu, công cụ của chính sách lương thực - Các chính sách kinh tế vĩ mô và hệ thống lương thực Chương 9 (GT Phân tích chính sách nông nghiệp nông thôn – ĐH Kinh tế quốc dân) Chương 5, 6 (Phân tích chính sách lương thực, C. Peter Timmer – Walter P. Falcon – Scott R. Pearson) Đọc, tóm tắt và giới thiệu tài liệu. Thảo luận các nội dung liên quan. Cộng : 45 tiết Cộng: 15 tiết