1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quyền giám sát tối cao của quốc hội

11 846 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 55 KB

Nội dung

quyền giám sát tối cao của quốc hội

I. Lời mở đầu Trong bộ máy nhà nớc Quốc hội có vị trí đặc biệt quan trọng, Hiến pháp năm 1992 dã xác định: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nớc cao nhất. Với vị trí quan trọng nh vậy Điều 83 Hiến pháp năm 1992 đã quy định chức năng của Quốc hội bao gồm những phơng diện lớn sau đây: - Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. - Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại, nhiệm vụ Kinh tế Xã hội, Quốc phòng, An ninh của đất nớc, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nớc, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. - Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nớc nhằm đảm bảo cho những quy định của Hiến pháp và pháp luật đợc thi hành triệt để và thống nhất, bộ máy nhà nớc hoạt động đồng bộ, có hiệu lực và có hiệu quả. Trong các chức năng đó thì quyền lực cao nhất của Quốc hội vẫn là ở vai trò lập hiến và lập pháp, nhng làm sao để cho chức năng lập hiến và lập pháp đó đ- ợc thi hành triệt để, có hiệu lực, hiệu quả và đồng bộ thì phải do chức năng giám sát tối cao của Quốc hội quyết định. Có thể nói quyền giám sát tối cao của Quốc hội là rất quan trọng. Giám sát thực hiện Hiến pháp và pháp luật do nhiều cơ quan nhà nớc tiến hành nh: Hội đồng nhân dân, Viện kiểm sát Nhân dân . Nhng Quốc hội vẫn có quyền giám sát cao nhất. Quốc hội thực hiện quyền giám sát thông qua việc xem xét báo cáo hoạt động của Chủ tịch nớc, ủy ban thờng vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thông qua hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội và hoạt động chất vấn tại các kì họp của Quốc hội. 1 II - Cơ sở lý luận của quyền giám sát tối cao. 1- Bản chất của quyền giám sát Bản chất của quyền giám sát tối cao của Quốc hội thể hiện bằng quyền lực của Quốc hội tức là thể hiện ý chí của nhân dân. Quyền giám sát tối cao của Quốc hội có mối quan hệ hữu cơ với quyền lập pháp và quyền quyết định các vấn đề quan trọng của nhà nớc. Nó còn thể hiện ở những dặc điểm để thực hiện bản chất của mình. - Giám sát mang tính quyền lực nhà nớc cao nhất Quốc hội có thể giám sát ở mức độ cao nhất trong hoạt động của bộ máy Nhà nớc ở bất kỳ phơng diện nào, lĩnh vực nào trong hoạt động quản lý Nhà nớc đối với các đối t- ợng. - Hoạt động giám sát mang tính tổng quát, bao trùm nhất, mang tính định hớng nhất định đối với những vấn đề thuộc tầm vĩ mô, những vấn đề cần quan tâm của cả nớc. - áp dụng các biện pháp mang tính quyền lực nhà nớc cao nhất để sử lý những vấn đề nảy sinh trong giám sát và chịu trách nhiệm pháp lýđối với những ngời bị giám sát. - Hoạt động giám sát của Quốc hội có quan hệ trực tiếp và tác động trực tiếp đến hoạt động của các cơ quan quyền lực Nhà nớc cao nhất trong hoạt động lập pháp và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nớc. 2- Chủ thể và các đối tợng của hoạt động giám sát. a) Chủ thể thực hiện quyền giám sát tối cao, Theo điều 83 Hiến pháp 1992 thì Quốc hội là cơ quan có chức năng giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nớc và cũng theo nguyên tắc tập chung dân chủ và quyền lực của Nhà nớc thuộc về nhân dân, nhân dân thực hiện quyền lực nhà nớc thông qua cá cơ quan đại biểu cao nhất và cơ quan quyền lực Nhà nớc cao nhất là Quốc hội. Quốc hội là chủ thể duy nhất của quyền giám sát tối cao. b) Đối tợng của hoạt động giám sát. - Đối tợng quan trọng nhất thuộc quyền giám sát của Quốc hội là chính phủ, thủ tớng chính phủ và các thành viên của chính phủ. Bởi một chính sách nóng vội và sai lầm sễ ảnh hởng tới hệ phát triển của một đất nớc. - Các cơ quan khác mà quốc hội trực tiếp giám sát là: Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và những ngời đứng đầu các cơ quan 2 này. Việc giám sát của Quốc hội đối với các cơ quan này chỉ mang chừng mực nhất định vì đây là các cơ quan đặc biệt thực hiện theo nguyên tắc độc lập chỉ tuân theo pháp luật. - Chủ tịch nớc là một trong những đối tợng quan trọng chịu sự giám sát của Quốc hội. - Ngoài ra Quốc hội còn giám sát các cơ quan và chức danh quan trọng nh: ủy ban thờng vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội và chủ tịch Quốc hội. Đây chỉ là hình thức giám sát của Quốc hội với các cơ quan của mình nên không đồng nhất với việc Quốc hội giám sát các cơ quan Nhà nớc khác. Các cơ quan này tuy có chức năng nhiệm vụ độc lập nhng ngời đứng đầu cơ quan đó chịu trách nhiệm và báo cáo công tác của các cơ quan mình trớc Quốc hội, tại các kì họp Quốc hội hoặc khi Quốc hội đề nghị phải trả lời chất vấn Quốc hội. 3- Phơng thức thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội. a) Những cơ quan và ngời có thẩm quyền thực hiện việc giám sát của Quốc hội là: - ủy ban thờng vụ Quốc hội đợc quy định tại điều 11, 12, 13 của luật tổ chức Quốc hội.Với t cách là cơ quan thờng trực của Quốc hội, ủy ban th- ờng vụ Quốc hội theo quy định của luật tổ chức Quốc hội , tự mình thực hiện chức năng giám sát, điều hòa hoạt động giám sát. ủy ban thờng vụ Quốc hội giám sát hoạt động của chính phủ, tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao trong việc thi hành Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết của Quốc hội, ủy ban thờng vụ Quốc hội. - Hội đồng dân tộc và các ủy ban của quốc hội. Thẩm quyền thực hiện giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật của hội đồng và các ủy ban của Quốc hội đợc luật tổ chức Quốc hội quy định từ điều 23 đến điều 24. - Đại biểu Quốc hội: Thẩm quyền thực hiện giám sát đợc quy định tại điều 47 của luật tổ chức Quốc hội và điều 98 của Hiến pháp 1992 có quy định đại biểu Quốc hộiquyền chất vấn chủ tịch nớc, chủ tịch Quốc hội, Thủ tớng chính phủ, Bộ trởng và cá thành viên khác của chính phủ, chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trởng viện kiểm sát nhân dân tối cao. b) Những phơng thức thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội. 3 Là những cách thức của Quốc hội thực hiện việc giám sát tuân thủ Hiến pháp và Pháp luật theo quy định của Hiến pháp năm 1992, đ- ợc sửa đổi bổ sung năm 2001 và Luật tổ chức Quốc hội, Luật về hoạt động giám sát của Quốc hội, thì Quốc hội có những phơng thức giám sát sau: - Xét báo cáo của chủ tịch nớc, ủy ban thờng vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân. Theo điều 67 luật tổ chức Quốc hội. - Chất vấn, một phơng pháp giám sát rất quan trọng của Đại biểu Quốc hội. - Giám sát bằng hoạt động kiểm tra thực tế việc tuân thủ theo Hiến pháp và pháp luật ở cơ sở địa phơng của ủy ban thờng vụ Quốc hội, các Hội đồng và ủy ban của Quốc hội hoặc ủy ban kiểm tra dặc biệt, ủy ban lâm thời của Quốc hội( các ủy ban của của Quốc hội) - Giám sát qua việc xét đơn th khiếu nại của nhân dân, qua các phơng tiện thông tin đại chúng. III- Sự phát triển của quyền giám sát trong 4 bản Hiến pháp của nớc ta. 1- Hiến pháp (1946) Vị trí pháp lý của Hiến pháp (1946) quy định tại điều 22, Nghị viện có quyền cao nhất. Đã thể hiện sẽ quan điểm quyền lực nhà nớc nằm trong tay nhân dân. Hiến pháp năm 1946 không dùng thuật ngữ giám sát nhng nội dung của hoạt động giám sát của nghị viện đối với chính phủ đợc quy định rất chặt chẽ. Để kiểm tra tính hợp pháp của các văn bản pháp qui do chính phủ ban hành, theo quy định của Hiến pháp năm 1946, điều 36, Ban thờng vụ nghị viện có quyền: Biểu quyết những đề án, sắc luật của chính phủ, những dự án đó phải đem trình Nghị viện vào phiên họp gần nhất đề nghị Viện ng chuẩn hoặc phế bỏ và theo quy định của điều 23, Hiến pháp 1946 Nghị viện có quyền chuẩn y các hiệp ớc mà chính phủ ký với nớc ngoài. Để kiểm tra tính hợp hiến hợp pháp trong hoạt động của Chính phủ(điều 36,HP 1946) quy định rất chặt chẽ quyền Kiểm soát phê bình chính phủ và quy định rất chặt chẽ quyền chất vấn Chính phủ của Nghị Viện( điều 55). Đây là hình thức thực hiện quyền giám sát quan trọng nhất của Nghị viện với Chính phủ. 4 Để đảm bảo cho mọi Nghị quyết của Nghị viện đợc Chính phủ nghiêm chỉnh chấp hành(HP 1946) còn quy định Bộ trởng nào không đợc Nghị viện tín nhiệm thì phải từ chức Toàn thể nội các không phải chịu liên quan tới trách nhiệm về hành vi của một bộ trởng. Thủ tớng phải chịu trách nhiệm về con đờng chính trị của nội các. Nhng Nghị viện chỉ có thể biểu quyết vấn đề tín nhiệm khi thủ tớng, ban thờng vụ hoặc một phần t tổng số Nghị viện nêu vấn đề ấy ra. Quy định trên thể hiện quyền lực của nghị viện trong việc giám sát hoạt động của chính phủ. Trong các bản Hiến pháp về sau không có quy định về vấn đề bỏ phiếu tín nhiệm đối vớ chính phủ mà chỉ qui định quyền bãi miễn các chức vụ cao nhất của cơ quan đó mà thôi. 2- Hiến pháp 1960 ( thông qua ngày 31/12/1959) kế thừa và phát huy tính - u việt, tiến bộ và dân chủ của Hiến pháp 1946. Hiến pháp 1960 cũng không có điều nào nói về quyền giám sát tối cao của Quốc hội nhng có nhiều quy định hơn về những quyền hạn của Quốc hội để đảm bảo cho những quyền hạn của Quốc hội thực hiện việc giám sát hoạt động của chính phủ và các cơ quan nhà nớc khác và giám sát đợc tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản phải quy định do các quan nhà nớc ban hành. Lần đầu tiên thuật ngữ giám sát đợc sử dụng để xác định chức năng và quyền hạn của Quốc hội. Sự mở rộng này dwowcj quy định tại điều 52 hiến pháp 1960. Ngoài ra Quốc hội có thể giao cho ủy ban thờng vụ Quốc hội những quyền hạn khác xét khi thấy cần thiết. - Quốc hội thực hiện quyền giám sát của mình thông qua các ủy ban của Quốc hội. - Quốc hội thực hiện quyền giám sát của mình thông qua quyền chất vấn của đại biểu. - Quốc hội thực hiện quyền giám sát của mình thông qua xét bản báo cáo của hội đồng Chính phủ; Tòa án nhân dân tối cao và viện kiểm sát nhân dân tối cao. Qua các quy định trên Hiến pháp 1960 quyền giám sát của Quốc hội đợc mở rộng và quy định chặt chẽ hơn Hiến pháp 1946. 3- Hiến pháp 1980. Thông qua ngày 18/12/1980. Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 8. Lần đầu tiên trong 3 bản Hiến pháp, thuật ngữ quyền giám sát tối cao của Quốc hội đợc sử dụng để quy định chức năng, quyền hạn của Quốc hội với quy 5 định đó, Hiến pháp 1980 xác định mặt pháp lý về quyền qiám sát tối cao là một bộ phận cấu thành quyền lực Nhà nớc của Quốc hội. Để kiểm tra tính hợp hiến hợp pháptrong hoạt động của các cơ quan Nhà nớc nói trên. Hiến pháp 1980 quy định Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn tại 83 điểm 9, điều 100 điểm 7 và điều 95. Hiến pháp 1980 không quy định vấn đề Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm chính phủ và không dặt ra vấn đề nội các phải từ chức nếu không đợc Quốc hội tín nhiệm( Do tình hình Kinh tế- Chính trị- Xã hội nớc ta bấy giờ đã có nhiều biến đổi, những chức vụ quan trọng của Nhà nớc đợc những đảng viên u tú của Đảng đợc Quốc hội cử giữ. Hiến pháp 1980 còn quy định hình thức và phơng pháp thực hiện quyền giám sát nếu giám sát nếu Hiến pháp 1946 chỉ quy định quyền giám sát của Nghị viện, ban thờng trực của nghị viện, thì Hiến pháp 1980 chú trọng đến hoạt động giám sát của Hội đồng và ủy ban thờng trực của Quốc hội theo quy định của điều 82(Hiến pháp 1980) Quốc hội còn giao cho Viện kiểm sát nhân dân việc giám sát tuân theo Hiến pháp và Pháp luật, việc đảm bảo chấp hành thì đợc giao cho tòa án, Chính phủ thì đảm bảo việc chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và Pháp luật trong hoạt động quản lý nhà nớc. So với hiến pháp 1946 và 1960 thì Hiến pháp 1980 đã có nhiều quy định về quyền giám sát tối cao của Quốc hội, một cách đầy đủ và mở rộng hơn về thẩm quyền nh đã trình bày ở phần trên. 4- Hiến pháp 1992 (Thông qua ngày 15/04/1992 và công bố ngày 18/04/1992. Ra đời trong hoàn cảnh nớc ta tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống Kinh tế- Xã hội. Kế thừa tính u việt của 3 bản Hiến pháp trớc. Hiến pháp 1992 đã thể chế hóa đờng lối Cách mạng đổi mới của Đảng ta mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII đề ra thành những quy định của Hiến Pháp, trong đó có quy định về quyền giám sát tối cao của Quốc hội. Tại điều 83 (Hiến pháp 1992) về chức năng của Quốc hội có phần Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của đất nớc Và theo Hiến pháp 1992 Quốc hội vẫn là cơ quan quyền lực Nhà nớc cao nhất và quyền giám sát tối cao vẫn là một bộ pận cấu thành quyền lực Nhà nớc. Để thực hiện quyền giám sát, Quốc hội không thể tự mình trực tiếp giám sát tính hợp hiến hợp pháp trong hoạt động tất cả các cơ quan Nhà nớc, Tổ chức xã hội, tổ chức Kinh tế, đơn vị vũ trang và công nhân. Do đó bằng quy định của 6 Hiến pháp và Luật, Quốc hội phân định thẩm quyền giám sát cho những cơ quan Nhà nớc pháp quyền giám sát cho những cơ quan Nhà nớc khác nhau. Đó cũng là bớc tiến mới để xây dựng một Nhà nớc pháp quyền ở Việt Nam. Quốc hội chỉ giữ lại quyền giám át ủa mình đối với hoạt động của chủ tịch nớc, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Hiến pháp 1992 cũng không quy định Quyết định bỏ phiếu tín nhiệm nội các nh đã trình bày ở những phần trớc. Hiến pháp 1992 về quyền giảm sút của Quốc hội đã đa quyền giám sát của Quốc hội đúng vị trí và tầm quan trọng của nó trong hệ thống các quyền của Quốc hội. (*) Điểm chung của các bản Hiến pháp: - Đều quy định cho Quốc hội có những quyền hạn để giám sát tính hợp Hiến hợp pháp cuả các văn bản pháp quy. - Nó cũng quy định cho Quốc hội trong việc xử lý những văn bản pháp quy trái với Hiến pháp và luật do Chính phủ ban hành và quyền bầu và bãi miễn các chức vụ cao cấp của nhà nớc. - Tuy nhiên do điều kiện lịch sử và sự phát triển của nhà nớc ta nêncác quyền giám sát của Quốc hội ngày càng đợc mở rộng, thể hiện rõ ràng và đầy đủ hơn trong các bản Hiến pháp về sau. đó cũng là biểu hiện bản chất của Nhà nớc ta, một Nhà nớc Do dân vì dân. IV- Thực tế về hoạt động giám sát 1- Thực tại của hoạt động giám sát. 1.1- Thành tựu. Hoạt động giám sát của Quốc hội trong những nhiệm kỳ vừa qua đã đạt đợc những bớc tiến đáng kể. Quốc hội khoá XIđã có nhiều đổi mới đạt đợc nhiều thành tựu đáng kể trong tất cả các lĩnh vực lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của các lĩnh vực, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nớc. Nhiều đại biểu quốc hội khoá XI khi đánh giá về chức năng giám sát của Quốc hội đã cho rằng hoạt động này đợc đẩy mạnh trong nhiệm kỳ vừa qua. Việc giám sát tối cao tại các kỳ họp toàn thể của quốc hội cũng đợc tăng cờng hơn. Trong những nhiệm kỳ vừa qua QH đã có nhiều sáng tạo trong chức năng giám sát, bên cạnh công tác lập pháp đã có nhiều đổi mới, khắc phục đợc tình trạng làm văn tập thể trong làm luật. Công tác giám sát đã khơi gợi đợc những vấn đề đợc ngời dân bức xúc, nhiều lĩnh vực còn trì trệ đã có những biện pháp giải quyết. 7 a. Trong những năm (1992 1997). Tăng cờng giám sát tình hình thực hiện nghị quyết của QH về nhiệm vụ năm 1992, Nghị quyết ngân sách nhà nớc là công việc thờng xuyên. Hội đồng dân tộc tổ chức đoàn khảo sát ở những xã huyện khó khăn, từ đó đề xuất, kiến nghị những vấn đề quan trọng thực hiện chơng trình phát triển kinh tế xã hội ở vùng cao, vấn đề phát triển giáo dục, y tế, chăm sóc sức khoẻ. Quốc hội tiến hành thẩm tra báo cáo của chính phủ, TAND tối cao, VKSNDTC về tình hình thi hành pháp luật, đấu tranh chống tham nhũng . Giám sát việc triển khai thực hiện nghị quyết của QH về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng buôn lậu. Tại các kỳ họp tiếp tục bàn về tình hình xét xử, kết quả xét xử các vụ án tham nhũng tại địa phơng. hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của các đại biểu QH đợc tiến hành th- ờng xuyên, nghiêm túc thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của đại biểu quốc hội, của chính phủ và các cơ quan hữu quan trớc nhân dân, từ năm 1994 đến nay, các kỳ họp của QH đợc truyền hình trực tiếp tạo không khí cởi mở, đàm thoại giữa ngời hỏi và trả lời đợc nhân dân quan tâm theo dõi. Những vấn đề phát triển kinh tế xã hội của đất nớc đợc trao đổi công khai để mọi ngời dân đều có cơ hội hiểu biết. b.Trong những năm (1997 2002). Quốc hội tập trung giám sát việc thi hành pháp luật, Hiến pháp, hoạt động của các cơ quan nhà nớc trong việc thực hiện những nhiệm vụ quan trọng về kinh tế, NSNN. Hoạt động giám sát tại kỳ họp đợc đổi mới theo đó nhân dân giám sát ngày càng phong phú. Thời gian dành cho việc xem xét các báo cáo cung đợc bố trí thoả đáng hơn, các phiên chất vấn đều đợc phát thanh trực tiếp. c. Trong những năm (2002 2007) Hoạt động giám sát đợc đẩy mạnh, công tác giám sát đã đợc chú trọng trong những vấn đề ngời dân bức xúc, những lĩnh vực còn trì trệ đã có những biện pháp giải quyết. Quốc hội đã nghe báo cáo giám sát chuyên đề do uỷ ban thờng vụ Quốc hội tiến hành và các vấn đề gây bức xúc nh lãng phí trong đầu t, xây dựng cơ bản quốc hội đã ban hành Luật giám sát quốc hội (tháng 6/2003) nhằm cụ thể hoá chức năng giám sát tối cao của QH, của các cơ quan của QH, đại biểu QH . 8 Qua gần hai kỳ họp, hiện nay đã tiến hành kỳ họp thứ hai của QH khoá XII, hoạt động giám sát tập trung chủ yếu vào việc nghe báo cáo của chính phủ, TAND, VKSND . giám sát việc giải quyết đơn th khiếu nại của nhân dân, hoạt động chất vấn của các đại biểu QH về tình hình khiếu nại tố cáo của nhân dân ngày càng tăng. 1.2. Những hạn chế. Trong hoạt động giám sát của mình ,bên cạnh những thành tựu đã đạt đợc thì hoạt động giám sát của QH còn có nhiều tồn tại, hạn chế nh: - Hoạt động giám sát của QH chỉ dừng lại ở mức độ phát hiện và phân tích vấn đề vụ việc, rồi động viên đôn đốc nhắc nhở chứ cha có biện pháp thực sự hữu hiệu. Hay nói đúng hơn chỉ mang tính hình thức. - Trong thực tế chỉ có uỷ ban của QH đi giám sát còn các đại biểu quốc hội, các đoàn đại biểu QH vẫn đứng ngoài việc thực hiện chức năng này, cha có sự phối hợp giữa các Uỷ ban của QH với HĐND các cấp. - Trong hoạt động chất vấn trả lời tại các kỳ họp thì từ lời nói đến việc làm còn một khoảng cách khá xa. Trong các kỳ chất vấn nhiều khi ngời bị chất vấn trả lời một cách chung chung cha nêu những giải pháp cụ thể để thực hiện trong thực tế. - Theo ý kiến của nhiều đại biểu QH cho rằng: hiệu lực giám sát của QH cha cao, chế tài cha đủ mạnh, những vấn đề đợc giám sát nhiều, chất vấn nhiều nhng việc khắc phục lại chậm. - Việc giải quyết đơn th khiếu nại của nhân dân cha phát huy đợc hiệu quả, thực trạng nhân dân khiếu nại còn nhiều. 2. Phơng hớng hoàn thiện. - Xây dựng chơng trình giám sát hàng năm, tập trung giám sát ở một số lĩnh vực đại đa số nhân dân quan tâm, đa ra biện pháp giải quyết cụ thể. - Thành lập các cơ quan kiểm toán độc lập để giám sát trong lĩnh vực tài chính một cách thực chất và có chất lợng hơn. - Quốc hội cần ban hành quy chế rõ ràng hơn về việc chất vấn và trả lời chất vấn. - Nâng cao hiệu quả việc thực hiện chức năng giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nớc . - Tăng cờng giám sát theo chuyên đề, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện pháp luật. - Đoàn đại biểu QH nên làm việc với từng ngành có liên quan để chủ động giải quyết nhanh chóng, chính xác những thắc mắc của cử tri. 9 - Đồng thời cũng cần tăng cờng điều kiện vật chất, phơng tiện thông tin để đảm bảo chức năng giám sát quốc hội đợc thực hiện có hiệu quả trên thực tế. Tài liệu tham khảo 1, Giáo trình luật Hiến pháp Tr ờng ĐH Luật HN 2, Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung 3, Bình luận khoa học về Hiến pháp 4, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số5-2002 5, Về quyền giám sát tối cao của QH Phạm Ngọc Kì (NXB CTQG) 6, Giáo trình luật Hiến pháp - ĐHQG 7, Tạp chí luật học năm 2005 8, Tạp chí nghiên cú lập pháp năm 2 10 [...]...Mục lục I Lời mở đầu 1 II Cơ sở lý luận của quyền giám sát tối cao 2 1 Bản chất của quyền giám sát .2 2 Chủ thể và các đối tợng của hoạt động giám sát .2 3.Phơng thức thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội 3 III Sự phát triển của quyền giám sát trong 4 bản hiến pháp của nớc ta 4 1 Hiến pháp (1946) .4 2 Hiến pháp (1960) ... 4 1 Hiến pháp (1946) .4 2 Hiến pháp (1960) .5 3 Hiến pháp (1980) .6 4 Hiến pháp (1992) .6 * Đặc điểm chung của các bản Hiến pháp .7 IV Thực tế về hoạt động giám sát 7 1 Thực tại của hoạt động giám sát 7 2 Phơng hớng hoàn thiện .9 baitap luat.doc 11 . chất của quyền giám sát tối cao của Quốc hội thể hiện bằng quyền lực của Quốc hội tức là thể hiện ý chí của nhân dân. Quyền giám sát tối cao của Quốc hội. phải do chức năng giám sát tối cao của Quốc hội quyết định. Có thể nói quyền giám sát tối cao của Quốc hội là rất quan trọng. Giám sát thực hiện Hiến

Ngày đăng: 03/04/2013, 11:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w