Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 17 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
17
Dung lượng
42,16 KB
Nội dung
MỤC LỤC 1 MỞ ĐẦU Chức năng sinh đẻ hay tái sản xuất con người là chức năng quyết định trong việc đảm bảo duy trì, phát triển các thế hệ tương lai – một trong những yếu tố quyết định sự tồn vong của một dân tộc, một quốc gia và của loài người. Từ chức năng này, quyền được sinh con, quyền được thừa nhận là cha, mẹ, con, quyền nuôi con nuôi, quyền được hưởng các chế độ phúc lợi về thai sản… đã được hình thành và được công nhận và bảo vệ. Chính vì vậy, vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sinh luôn là vấn đề được các cấp, ban ngành cũng như toàn xã hội quan tâm. Tuy nhiên, phụ nữ với những đặc trưng riêng biệt, là đối tượng cần được đặc biệt quan tâm trong vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản. Bài tiểu luận dưới đây sẽ trình bày một số vấn đề liên quan đến đề tài: “phụ nữ với vấn đề đảm bảo sức khỏe sinh sản dưới góc độ bình đẳng giới”. NỘI DUNG 1. Một số vấn đề lý luận chung 1.1. khái niệm sức khỏe sinh sản và chăm sóc sức khỏe sinh sản Sức khoẻ sinh sản (SKSS) là trạng thái khoẻ mạnh, hoàn hảo về thể chất, tinh thần và xã hội trong tất cả mọi khía cạnh liên quan đến hệ thống sinh sản, chức năng sinh sản và quá trình sinh sản chứ không phải chỉ là không có bệnh tật hay tổn thương ở bộ máy sinh sản. Với khái niệm trên, SKSS luôn cần thiết cho con người, dù đó là nam hay nữ. 1 Việc chăm sóc sức khỏe sinh sản là một tổng thể các biện pháp kỹ thuật và dịch vụ góp phần nâng cao sức khỏe và hạnh phúc bằng cách phòng ngừa và giải quyết các vấn đề về sức khỏe sinh sản. 2 Các nội dung của sức khỏe sinh sản: Kế hoạch hoá gia đình. Làm mẹ an toàn và chăm sóc trẻ sơ sinh. 1 http://sldtbxhnghean.gov.vn/VN/News.aspx?tabmid=11&tabid=1101 2 http://tondodongholequang.net/?a=kienthuc&idkt=259 2 Phòng trách thai và phá thai an toàn. Phòng trách nhiễm khuẩn đường sinh sản, nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục là HIV/AIDS. Phát hiện và điều trị sớm các bệnh ung thư đường sinh sản. Dự phòng và điều trị vô sinh. Chăm sóc SKSS Vị thành niên/ thanh niên 3 1.2. Quan điểm bình đẳng giới về bảo đảm sức khỏe sinh sản Bình đẳng giới trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản (CSSKSS) được hiểu là cả nam và nữ đều có quyền, nghĩa vụ và được hưởng lợi ngang nhau trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản. 4 Tuy nhiên, trên cơ sở tính đến những sự khác biệt về sức khoẻ thể chất giữa nam và nữ, chú trọng đến những đòi hỏi đặc biệt về chăm sóc sức khoẻ để người phụ nữ thực hiện thiên chức làm mẹ. Đồng thời, phụ nữ phải dành phần không nhỏ cuộc sống của mình để thực hiện vai trò của người mẹ (nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ, chăm sóc con cái ). Vì vậy, để phụ nữ có thể bình đẳng với nam giới, cần có các biện pháp đặc biệt ưu đãi dành riêng cho phụ nữ trong các trưòng hợp cụ thể khi phụ nữ đóng vai trò làm mẹ. 2. Quy định của pháp luật về bảo đảm sức khỏe sinh sản ở phụ nữ 2.1. Quyền và nghĩa vụ của phụ nữ trong việc bảo đảm sức khỏe sinh sản Chức năng sinh sản của phụ nữ có vai trò rất lớn, để đảm bảo quyền này của phụ nữ tại khoản 1 Điều 17 Luật Đình đẳng giới quy định: “1. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động giáo dục, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khoẻ sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế”. Có thể thấy vấn đề này được các nhà làm luật rất 3 http://namdinh.gov.vn/Home/danso/thongtindanso/2011/2559/Loi-ich-cua-viec-thuc-hien-binh-dang- gioi-trong-cham-soc.aspx 4 http://namdinh.gov.vn/Home/danso/thongtindanso/2011/2559/Loi-ich-cua-viec-thuc-hien-binh-dang- gioi-trong-cham-soc.aspx 3 quan tâm, cụ thể việc quy định chế độ nghỉ thai sản theo quy định tại Điều 157 Bộ luật lao động năm 2012, lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng. Điều 240 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về hiệu lực của Bộ luật lao động năm 2012 như sau: “1. Bộ luật lao động năm 2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5/2013. 2. Kể từ ngày Bộ luật lao động năm 2012 có hiệu lực thi hành: quy định về thời gian hưởng chế độ khi sinh con tại Luật BHXH số 71/2006/QH11 được thực hiện theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012. Lao động nữ nghỉ sinh con trước ngày Bộ luật lao động năm 2012 có hiệu lực, mà đến ngày 1/5/2013 vẫn đang trong thời gian nghỉ sinh con theo quy định tại Luật BHXH số 71/2006/QH11 thì thời gian hưởng chế độ khi sinh con được thực hiện theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012.” Như vậy nếu đến ngày 1/5/2013 mà phụ nữ vẫn còn đang trong thời gian nghỉ sinh con theo quy định tại Luật BHXH, thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi sinh con được thực hiện theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012 đương nhiên là 6 tháng. Thứ nhất: Đối tượng áp dụng chế độ thai sản Đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 2 của Luật BHXH. Cụ thể các điểm như sau: a)Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên; b) Cán bộ, công chức, viên chức; c)Công nhân quốc phòng, công nhân công an; d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân. Thứ hai: Điều kiện hưởng chế độ thai sản 4 1.Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Lao động nữ mang thai; b) Lao động nữ sinh con; c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi; d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản. 2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c ở trên phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Thứ ba: Thời gian hưởng chế độ khi khám thai Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai năm lần, mỗi lần một ngày; trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ hai ngày cho mỗi lần khám thai. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Thứ tư: Thời gian hưởng chế độ khi sảy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu Khi sảy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản mười ngày nếu thai dưới một tháng; hai mươi ngày nếu thai từ một tháng đến dưới ba tháng; bốn mươi ngày nếu thai từ ba tháng đến dưới sáu tháng; năm mươi ngày nếu thai từ sáu tháng trở lên. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Thứ năm: Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai 1. Khi đặt vòng tránh thai người lao động được nghỉ việc bảy ngày. 2. Khi thực hiện biện pháp triệt sản người lao động được nghỉ việc mười lăm ngày. 3. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại điểm 1 và 2 ở trên tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Thứ sáu: Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi thì được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con. 5 Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết khi sinh con thì cha được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con. Thứ bảy: Mức hưởng chế độ thai sản 1.Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định, mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc. 2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội. Thứ tám: Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con 1.Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của Luật BHXH khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Sau khi sinh con từ đủ sáu mươi ngày trở lên; b) Có xác nhận của cơ sở y tế về việc đi làm sớm không có hại cho sức khoẻ của người lao động; c) Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý. 2.Ngoài tiền lương, tiền công của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của Luật BHXH Thứ chín: Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản 1. Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 30, khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của Luật BHXH mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ năm ngày đến mười ngày trong một năm. 2. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình; bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung. Vậy chiếu theo quy định nêu trên, khi sinh con bạn được: - Trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung; - Bạn được hưởng chế độ thai sản là 6 tháng x 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc. 6 - Ngoài ra, sau thời gian hưởng chế độ khi sinh con theo quy định tại Điều 31 Luật BHXH mà sức khỏe của bạn còn yếu, bạn còn được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe, với mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe như nêu trên. 2.2. Trách nhiệm của nhà nước, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm sức khỏe sinh sản ở phụ nữ Theo quy định của luật bình đẳng giới tại Điều 32 về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức khác trong việc thực hiện bình đẳng giới tại cơ quan, tổ chức mình “…đ) Tổ chức hệ thống nhà trẻ phù hợp để lao động nam, nữ kết hợp hài hoà giữa lao động sản xuất và lao động gia đình; e) Hỗ trợ lao động nữ khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi; g) Tạo điều kiện cho lao động nam nghỉ hưởng nguyên lương và phụ cấp khi vợ sinh con” cho thấy sự quan tâm của các cơ quan, tổ chức đã có bước tiến bộ rõ rệt đối với sức khỏe sinh sản của phụ nữ, cố gắng tạo mọi điều kiện cho phụ nữ có thể yên tâm làm việc mà vẫn đảm bảo được sức khỏe và cuộc sống. Ngoài ra quy định tại Điều 30 khoản 4 Luật Bình đẳng giới: trách nhiệm của Hội Liên Hiệp phụ nữ Việt Nam: “4. Thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em gái theo quy định của pháp luật.” quy định này còn chưa nêu rõ các quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ nhưng cũng góp phần củng cố thêm quyền lợi. Một mặt hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là tổ chức trực tiếp phát triển và bảo vệ lợi ích cho phụ nữ do đó cần cụ thể hóa vai trò của Hội trong vấn đề sức khỏe sinh sản bởi lẽ vấn đề này không chỉ liên quan đến vấn đề sinh sản hiện tại mà còn ảnh hưởng tới cuộc sống sau này của phụ nữ cũng như việc phát triển nòi giống của đất nước. Theo quy định tại Điều 33 luật Bình đẳng giới về Trách nhiệm của gia đình “3. Chăm sóc sức khoẻ sinh sản và tạo điều kiện cho phụ nữ thực hiện làm mẹ an toàn. 7 4. Đối xử công bằng, tạo cơ hội như nhau giữa con trai, con gái trong học tập, lao động và tham gia các hoạt động khác.” Việc chăm sóc sức khỏe và tạo điều kiện cho phụ nữ thực hiện làm mẹ an toàn trước tiên cần sự quan tâm của nam giới. Bởi người chồng, người cha là người thân thiết nhất và có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của phụ nữ khi sinh sản. Nam giới chính là một phần giải pháp để tăng cường bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ. Nhằm một lần nữa nhấn mạnh vai trò của nam giới trong đời sống xã hội cũng như trong công tác bảo vệ, chăm sóc SKSS, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và thực hiện KHHGĐ, năm nay chủ đề mà Ngày Dân số Thế giới 11/7 hướng tới là: “Nam giới là bạn đồng hành trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ”. Sức khỏe sinh sản bắt đầu với việc bình đẳng giới. Nam giới là nhân tố đóng vai trò chủ đạo trong SKSS vì họ là bạn tình, là người chồng, đồng thời cũng chính là nhân tố thay đổi. Khi nam giới chủ động tham gia vào các nỗ lực chăm sóc SKSS như: sử dụng các dịch vụ cần thiết, vận động mọi người, nhất là những người cùng giới hiểu và cùng sử dụng các dịch vụ chăm sóc SKSS để bảo vệ bản thân và bạn tình thì ngay khi đó, công tác chăm sóc SKSS, sức khỏe cộng đồng đã bước đầu có kết quả. Hàng năm, trên thế giới có hơn nửa triệu phụ nữ tử vong do các nguyên nhân liên quan đến thai sản (trong đó, các nước đang phát triển chiếm 99%). Để có thể đạt được mục tiêu toàn cầu về chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ, phòng chống HIV/AIDS và thực hiện bình đẳng giới, nam giới cần tích cực tham gia hơn nữa trong việc đưa ra các cam kết cá nhân và chính trị về sử dụng vai trò, sức mạnh và quyền chủ động của họ cho sự thay đổi theo chiều hướng tích cực. Sự tham gia của nam giới chính là cơ sở trong việc hỗ trợ SKSS của phụ nữ và làm suy yếu các nhân tố gây cản trở đến việc này. Trong đời sống xã hội, sự tham gia của nam giới có thể tạo ra mọi sự khác biệt cho cuộc sống của phụ nữ. Là người cha trong gia đình, họ thường có tiếng nói trong việc định hướng cho tương lai của con cái, đặc biệt là con gái. Là người chồng, nam giới đóng vai trò chính trong việc quyết định về tài chính, số con và thời điểm họ sẽ 8 có con. Những quyết định này có thể định đoạt tương lai cho cả gia đình. Với vai trò là những người chiếm đa số trong việc nắm giữ các vai trò lãnh đạo về chính trị, tôn giáo, sự ủng hộ của họ về sức khỏe và phúc lợi của phụ nữ có thể tác động tới sự chăm sóc thai sản cho phụ nữ. Và đặc biệt, nhận thức, hành vi của nam giới có vai trò rất quan trọng trong việc ngăn chặn sự lan tràn của căn bệnh HIV/AIDS - một hiểm họa đang ngày càng gia tăng trong cộng đồng. Do vậy, chúng ta cần có những nỗ lực đặc biệt để nhấn mạnh trách nhiệm chia sẻ của nam giới và khuyến khích sự tham gia tích cực của họ trong trách nhiệm làm cha; trong hành vi tình dục và SKSS/KHHGĐ; chăm sóc thai sản, sức khỏe bà mẹ, trẻ em; phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS, phòng chống có thai ngoài ý muốn và các trường hợp mang thai có nguy cơ cao; cùng nhau kiểm soát và đóng góp vào thu nhập chung của gia đình; giáo dục, chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ em Thay đổi về kiến thức, thái độ và hành vi của cả nam giới và phụ nữ là điều kiện cần thiết để đạt được mối quan hệ hài hòa giữa nam giới và phụ nữ. Việc tăng cường công tác truyền thông về sức khỏe sinh sản, tình dục an toàn và hiểu biết về những trách nhiệm chung là rất cần thiết để nam giới và phụ nữ thực sự bình đẳng cả trong gia đình và xã hội. 3. Thực trạng và giải pháp bảo đảm sức khỏe sinh sản ở phụ nữ 3.1. Thực trạng Thực tiễn của đời sống xã hội đã chứng minh bất bình đẳng giới vừa là một trong những căn nguyên chính gây ra nghèo đói cũng vừa là yếu tố cản trở lớn đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Do vậy, mục tiêu hướng tới bình đẳng giới vừa là nhân quyền, vừa là đòi hỏi cơ bản nhằm đảm bảo sự phát triển công bằng, hiệu quả và bền vững. Bởi vậy, ở Việt Nam, bình đẳng giới cũng được xác định là một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Điều này được thể hiện qua việc Đảng và Nhà nước trong những thập kỷ qua đã liên tục ban hành nhiều chính sách và giải pháp nhằm nâng cao địa vị của phụ nữ, đặc biệt ngày 21/1/2002, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 19/2002/QĐ-TTg phê duyệt Chiến 9 lược quốc gia vì sự tiến bộ phụ nữ Việt Nam đến năm 2010 với mục tiêu tổng quát của chiến lược là: Nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ. Tạo mọi điều kiện để thực hiện có hiệu quả các quyền cơ bản và phát huy vai trò của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội. 3.1.1. Những điểm tích cực Với sự nỗ lực to lớn của Đảng và Nhà nước, các cơ quan chức năng và cộng đồng xã hội, thời gian qua chúng ta đã thu được khá nhiều kết quả khả quan trong lĩnh vực chăm sóc SKSS và KHHGĐ. Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh sản được chăm sóc sức khoẻ trước và sau khi sinh có xu hướng ngày càng tăng. Cụ thể, theo số liệu điều tra của Liên hợp quốc Tại Việt Nam (năm 2002), tỷ lệ sinh đẻ có sự chăm sóc của cơ sở y tế được đào tạo tăng từ 55% trong giai đoạn 1990 - 1994 lên tới 71% trong giai đoạn 1995 - 1997. Tỷ lệ tử vong do tai biến trong quá trình sinh sản nhìn chung đã giảm trên quy mô toàn quốc. Trong những năm gần đây vấn đề SKSS và các biện pháp tránh thai đã được ngành y tế đầu tư một cách thích đáng nhằm cung cấp các dịch vụ SKSS có chất lượng cao cho phụ nữ, đặc biệt là đối với nhóm phụ nữ sống ở các vùng nông thôn, miền núi và hải đảo. Theo số liệu thống kê chính thức năm 2012 của Vụ sức khỏe sinh sản – Bộ y tế cho thấy các chỉ tiêu đặt ra đã thực hiện được và có xu hướng tăng dần qua các năm. cụ thể: tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai nhiều hơn 3 lần trong 3 thời kì là 86,5% năm 2011 và 87,4% năm 2012; tỷ lệ bà mẹ đẻ được chăm sóc sau khi sinh là 92,5% năm 2011 và 92,6% năm 2012. Chính sự chăm sóc và quan tâm của xã hội, số trẻ tử vong đã giảm đi, đồng thời các ca phá thai cũng giảm do việc áp dụng các biện pháp tránh thai hiệu quả. Cụ thể, tỷ số tử vong/ 100,000 trẻ đẻ sống là 66 trẻ năm 2011 và 64 trẻ năm 2012; tỷ số phá thai (trên 100 ca đẻ sống) là 0,27 năm 2011 và 0,19 năm 2012. Tỷ lệ phụ nữ đẻ do cán bộ y tế đỡ tăng từ 97,4% năm 2011 lên 97,7% năm 2012; 88% phụ nữ khi có thai được tiêm 2 mũi phòng uốn ván 5 . 3.1.2. Những hạn chế còn tồn tại 5 Báo cáo tổng kết công tác y tế năm 2012 – Bộ y tế 10 [...]... vấn đề chăm sóc SKSS, đảm bảo bình đẳng giới trong lĩnh vực CS SKSS nói riêng và các lĩnh vực khác nói riêng KẾT LUẬN Tóm lại, dưới góc độ bình đẳng giới, chăm sóc sức khỏe sinh sản vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của cả nam và nữ, nam giới và nữ giới bình đẳng với nhau trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đó Bên cạnh những quy định bình đẳng chung cho cả hai giới trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, ... cho sức khỏe của mình, đặc biệt là về sức khỏe sinh sản Song, thực tế cho thấy, vấn đề chăm sóc và đảm bảo sức khỏe sinh sản đã được chị em phụ nữ quan tâm song chưa nhiều Đặc biệt, ở vùng sâu, vùng xa phụ nữa có tầm nhận thức về chăm sóc, đảm bảo về sức khỏe sinh sản càng bị hạn chế.Đặc biệt những hiểu biết, nhận thức của đa số chị em phụ nữ hiện nay về nội dung, ý nghĩa của chăm sóc sức khỏe sinh sản. .. điều kiện cho nữ giới và nam giới chủ động việc lựa chọn các biện pháp tránh thai hiện đại và chăm sóc SKSS Tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi để phụ nữ và nam giới trong độ tuổi sinh sản dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ đó Cải thiện tình hình sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục của vị thành niên, thông qua việc giáo dục, tư vấn và cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản phù hợp với lứa tuổi... khuẩn đường sinh sản và các bệnh lây qua đường tình dục Nâng cao nhận thức của phụ nữ và nam giới về giới tính và tình dục để thực hiện đầy đủ về quyền và trách nhiệm sinh sản, xây dựng quan hệ tình dục an toàn, có trách nhiệm, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau nhằm nâng cao sức khỏe sinh sản và chất lượng cuộc sống Vận động nam giới vào chương trình kế hoạch hóa gia đình và sức khỏe sinh sản nhằm nâng... 69/100.000 Trình độ học vấn và điều kiện kinh tế có thể giải thích điều này, học vấn của phụ nữ có ảnh hưởng và tác động rất lớn đến việc quyết định sử dụng các dịch vụ sức khoẻ sinh sản Thông thường phụ nữ có trình độ học vấn cao hơn thì có kinh nghiệm và ý thức cao hơn trong chăm sóc sức khoẻ trước khi sinh và sử dụng các biện pháp tránh thai Ngược lại đối với nhóm phụ nữ có trình độ học vấn thấp và điệu... sóc sức khỏe sinh sản, cần phải bảo đảm cho phụ nữ được hưởng các chế độ ưu đãi nhằm đảm bảo bình đẳng giới trên thực tế 16 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 2 3 4 5 Giáo trình luật bình đẳng giới, Trường đại học Luật Hà Nội; Luật bình đẳng giới 2007; Luật bảo hiểm xã hội 2006; Bộ luật lao động 2012; Quyết định số 19/2002/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ phụ nữ Việt Nam đến năm 2010; 6 Báo... Luật Bình đẳng giới đã quy định: “Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động giáo dục, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khoẻ sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế Nam, nữ bình đẳng trong lựa chọn, quyết định sử dụng biện pháp tránh thai, biện pháp an toàn tình dục, phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục” nhưng trong thực tế tình trạng bất bình đẳng giới trong... phát cho phụ nữ thông qua hệ thống công tác viên dân số.mạng lưới cung cấp dịch vụ tránh thai chưa được phát triển rộng, chất lượng hoạt động chưa cao Thứ ba, sự bất bình đẳng giới trong vấn đề chăm sóc SKSS cũng một phần bởi vấn đề chăm sóc SKSS mặc dù không có quy định chỉ dành riêng cho nữ giới, nhưng chúng ta thường chỉ nghiêng về phía nữ giới và phần nào coi nhẹ vấn đề này đối với nam giới Vì vậy,... 12 phụ nữ Việt Nam đang ở độ tuổi sinh sản hiện nay có ảnh hưởng lớn tới mức sinh. Tỷ lệ phụ nữ biết cách bảo vệ, sử dụng các biện pháp tránh thai trên cả nước là khoảng 67% , song nhận thức về các biện pháp phòng tránh này đối với họ còn khá sơ đẳng Như chúng ta đã biết, nhận thức về chăm sóc sức khỏe tùy thuộc vào những điều kiện cụ thể, trước hết là do trình độ học vấn. Nhận thức của người phụ nữ phụ. .. bất bình đẳng trong hưởng thụ các dịch vụ y tế giữa các vùng, miền và giữa các nhóm xã hội Kết quả điều tra cho thấy 62% phụ nữ nông thôn được chăm sóc trước khi sinh so với 81% phụ nữ thành thị Tỷ lệ phụ nữ nông thôn sinh con tại nhà là 44%, trong khi đó tỷ lệ này của phụ nữ thành thị chỉ là 7% Theo kết quả nghiên cứu của Vụ sức khoẻ sinh sản - Bộ Y tế (2001 -2002) ứơc tính tỷ suất chết mẹ trung bình . sóc sức khỏe sinh sản. Bài tiểu luận dưới đây sẽ trình bày một số vấn đề liên quan đến đề tài: phụ nữ với vấn đề đảm bảo sức khỏe sinh sản dưới góc độ bình đẳng giới . NỘI DUNG 1. Một số vấn đề. cho phụ nữ trong các trưòng hợp cụ thể khi phụ nữ đóng vai trò làm mẹ. 2. Quy định của pháp luật về bảo đảm sức khỏe sinh sản ở phụ nữ 2.1. Quyền và nghĩa vụ của phụ nữ trong việc bảo đảm sức khỏe. niên/ thanh niên 3 1.2. Quan điểm bình đẳng giới về bảo đảm sức khỏe sinh sản Bình đẳng giới trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản (CSSKSS) được hiểu là cả nam và nữ đều có quyền, nghĩa vụ và được hưởng