TIỂU LUẬN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC chuyên đề GIỚI TRẺ TRƯỚC CĂN BỆNH VÔ CẢM

10 923 1
TIỂU LUẬN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC chuyên đề GIỚI TRẺ TRƯỚC CĂN BỆNH VÔ CẢM

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HCM KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC Chủ đề: Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Liên Lớp : Tâm lý giáo dục 3 Giáo viên : Th.s Nguyễn Đắc Thanh Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 12 năm 2012 1 GIỚI TRẺ TRƯỚ C CĂN BỆNH VÔ CẢM Đề bài: Thiết kế hoạt động của câu lạc bộ Câu lạc bộ: NHỊP SỐNG TRẺ Chủ đề của tháng : GIỚI TRẺ TRƯỚC CĂN BỆNH VÔ CẢM I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG: Sau khi tham gia buổi sinh hoạt này, các thành viên có khả năng: 1. Kiến thức: − Nêu được biểu hiện của bệnh vô cảm − Phân tích nguyên nhân dẫn đến bệnh vô cảm − Phân tích tác hại của bệnh vô cảm − Trình bày biện pháp giảm bớt, ngăn chặn bệnh vô cảm ở giới trẻ 2. Kỹ năng − Phát triển kỹ năng làm việc nhóm − Kỹ năng nói trước đám đông − Kỹ năng lắng nghe 3. Thái độ − Tích cực chống lại “bệnh vô cảm” − Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc: “Lá lành đùm lá rách”, “Thương người như thể thương thân”; phải yêu thương, kính trọng và sống hết lòng với mọi người chung quanh II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG 1. Nội dung − Biểu hiện của bệnh vô cảm − Nguyên nhân dẫn đến bệnh vô cảm − Tác hại của bệnh vô cảm − Biện pháp để giảm bớt bệnh vô cảm ở giới trẻ 2 1 Hình thức tổ chức − Tổ chức diễn đàn, giao lưu giữa các nhóm − Văn nghệ hát về tình yêu thương  Phương pháp: o Thảo luận nhóm (nhóm nhỏ, nhóm lớn) o Thuyết trình  Thời gian: 1 giờ 30 phút  Địa điểm tại nhà văn hóa thanh niên Tp. HCM III. CHUẨN BỊ − Phương tiện: máy chiếu, máy tính, loa, micro − Trang trí phòng: hoa, khăn bàn, bong bóng treo trên tường 1 Ban tổ chức − Thông báo cho các thành viên của câu lạc bộ chủ đề của tháng, thời gian, địa điểm tổ chức − Tổ chức tập hát bài hát “Chung một nhà”- Nhạc sĩ: Anh Khang − In lời bài hát phát cho các thành viên. − 8 tờ giấy A3, 4 tờ giấy A0 − Cắt giấy thành hình chiếc lá không nguyên vẹn − Bút màu, băng keo, hồ dán − 4 giỏ hoa (màu sắc hoặc hoa khác nhau); bên trong mỗi giỏ có một lá thăm ghi gia đình hoặc nhà trường hoặc xã hội, bản thân. − 3 hộp quà (1 hộp nhỏ, 2 hộp to trong đó 1 hộp có giá trị tinh thần (bong bóng), 1 hộp có giá trị vật chất (bánh kẹo) và 1 hộp không có gì) − 1 hộp giấy đựng các con số tương ứng với những con số thứ tự phát cho các thành viên − Phát mỗi bạn một số thứ tự 4. Thành viên − Tìm hiểu tài liệu liên quan đến chủ đề − Tập hát bài hát: “ Chung một nhà” IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU: Đất nước đang trong thời kỳ hội nhập, công nghiệp hóa- hiện đại hóa, giới trẻ có nhiều cơ hội học hỏi, trau dồi kiến thức hơn các thế hệ đi trước, 3 nhiều trường công và trường tư mở ra để đào tạo những con người có tri thức, có đạo đức, hầu phục vụ cho nhân quần xã hội, dẫn đưa đất nước đến một nền văn minh tiên tiến, theo kịp đà tiến bộ của các nước trên thế giới. Đáng tiếc là một bộ phận giới trẻ hiện nay chỉ biết yêu thương chính bản thân mình, thiếu sự quan tâm, sẻ chia, vị tha đối với những người xung quanh, thậm chí với cả những người thân. Con người hầu như trở nên vô tình trước cuộc sống của người khác, để “Mạnh ai nấy sống”, “Phải ai tai nấy.”Đó chính là căn bệnh nan y đang hoành hành rộng lớn không những chỉ dừng lại ở một cá nhân mà đang len lỏi vào mọi tầng lớp xã hội - bệnh vô cảm. Buổi sinh hoạt hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về “Bệnh vô cảm”, tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân, tac hại từ đó mỗi người có chất đề kháng đôi với căn bệnh này. Lời dẫn: Trong mỗi chúng ta ngồi đây hôm nay, chắc hẳn ai cũng đã từng nghe, chứng kiến hoặc có thể đã trải qua những tình huống vô cảm giữa người-người. Các bạn có thể chia sẻ một số tình huống. Hoạt động 1(20 phút): Chia sẻ − Mời các bạn lên chia sẻ tình huống (10 phút) − Xem clip về sự vô cảm giữa người với người trong xã hội ngày nay .(3 phút) − Sau khi nghe các tình huống và xem clip, các bạn có cảm xúc gì?  Tổng kết: Thực trạng của “bệnh vô cảm” này đang diễn biến hết sức phức tạp. Một lần nữa, tiếng chuông báo động về sự vô cảm lại được rung lên, đặc biệt đối với giới trẻ.  Chia 4 nhóm (10 phút) Phát cho mỗi người 1 mẩu giấy với 4 màu khác nhau. Chơi trò chơi bão thổi (3 lần) để những người có cùng màu lại với nhau thành một nhóm. Nếu thành viên nào không tìm được nhóm sẽ bị phạt: Trò chơi “Bơm xe”: Người bị phạt đóng vai xe bị hết hơi. Người quản trò là người bơm hơi. Khi người quản trò bơm thì người bị phạt từ từ đứng lên. Hoăc khi 4 căng quá, người quản trò xì thì người bị phạt từ từ ngồi xuống. Tùy theo tốc độ mức độ nhanh chậm của người bơm mà người bị phạt làm theo cho đúng. Các thành viên đặt tên nhóm và giới thiệu thật ân tượng về nhóm của mình Lời dẫn: Bệnh vô cảm ngày càng lan rộng đặc biệt đối với giới trẻ. Vậy do đâu, nguyên nhân nào dẫn đến bệnh vô cảm ở giới trẻ?.Có rất nhiều nguyên nhân, ở đây, chúng ta sẽ xét nguyên nhân từ phía bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội. Hoạt động 2: (15 phút) − Phát mỗi nhóm một tờ giấy A3, bút lông − Phân công việc: nhóm 1 tìm hiểu nguyên nhân từ bản thân, nhóm 2: gia đình, nhóm 3: nhà trường, nhóm 4: xã hội. − Sau 10 phút thảo luận, các nhóm dán sản phẩm của nhóm mình lên bảng và cử đại diện trình bày kết quả thảo luận − Nhóm khác lắng nghe và bổ sung (nếu có)  Tổng kết các ý kiến. Lời dẫn: Chúng ta đã tìm hiểu ở hoạt động trên, nguyên nhân dẫn đến bệnh vô cảm từ chính bản thân, chịu sự tác động gia đình, nhà trường, xã hội. Khi chịu nhiều sự chi phối như vậy, bệnh vô cảm gây ra những tác hại gì? Hoạt động 3:(15 phút) Thử tài của bạn − Bạn hãy tưởng tượng đất nước Việt Nam là một vườn hoa đang nở. Bệnh vô cảm là những con sâu tàn phá vườn hoa đó. Những chiếc lá bị sâu ăn chính là tác hại của bệnh vô cảm. − Các nhóm hãy vẽ một vườn hoa, ghi tác hại của bệnh vô cảm vào những chiếc lá sâu và dán vào vườn hoa đó. − Phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy Ao, bút màu, hồ dán Sau 10 phút thảo luận, nhóm cử đại diện lên trình bày.  Nhận xét và tổng kết Sau hoạt động này, nhóm nào được nhiều phiếu bầu chọn là vẽ đẹp và ghi đúng, đủ nhất sẽ được nhận quà. Nhóm chọn 1 trong 3 hộp quà. Trên bàn có 3 hôp quà, 2 hộp lớn và 1 hộp nhỏ trong đó 1 hộp quà có giá trị tinh thần, 1 hộp quà có giá trị vật chất, 1 hôp không có quà.(MC có thể cho 5 tất cả mọi người vỗ tay khen thưởng hoặc nhóm được nhận quà có thể yêu cầu baatf kì ai trong hội trường hát 1 bài hát) Lời dẫn: Thật vậy, đất nước Việt Nam là một đất nước đang phát triển giống như một vườn hoa đang chuẩn bị khoe sắc. Thế nhưng, nếu một con sâu xâm nhập được vào vườn hoa đó nó sẽ sinh sản và lây rất nhanh. Ban đầu chỉ là một cây hoa bị sâu ăn nhưng không lâu sau nó đã là một khóm và cuối cùng cả vườn hoa bị sâu tàn phá. Hậu quả để lại: vườn hoa chỉ còn trơ những thân cây hoa, lá bị sâu ăn gần hết, những bông hoa chuẩn bị khoe sắc cũng không còn cơ hội để mọi người nhận biết được vẻ đẹp, hương thơm của mình. Nhiệm vụ bức bách lúc này là tìm ra một phương thuốc có thể trị tận gốc, giúp cho mỗi cây hoa có chất đề kháng đối với loại sâu độc hại này. Hoạt động 4:( 15 phút) Bốc thăm dân chủ − Trên bàn có bốn giỏ hoa khác nhau, trong mỗi giỏ chứa một lá thăm (bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội). Mỗi nhóm chọn một giỏ hoa và sẽ tìm hiểu biện pháp đối với đối tượng đã chọn. − Phát mỗi đội một tờ giấy A3, bút lông − Thảo luận 5 phút, sau đó các nhóm cử đại diện lên trình bày  Tổng kết Hoạt động 5: Con số may mắn. MC bốc trong thùng giấy 1 con số bất kì. Bạn nào có con số trùng với con số MC bốc được sẽ được nhận một phần quà. (1 chiếc áo) Hoạt động 6 : Nào ta cùng hát!!! (5 phút) − Phát giấy ghi lời bài hát − Mở nhac bài hát không lời bài “Chung một nhà”- Nhạc sĩ: Anh Khang. Bạn à, tình cảm của con người với con người không thể đánh đổi bằng những vật chất tầm thường, mà chỉ có sự chân thành quan tâm mới có thể duy trì một mối quan hệ bền vững. “nơi lạnh nhất không phải là bắc cực mà là nơi không có tình thương”, Trao đi thật nhiều yêu thương, quan tâm và sẻ chia, bạn sẽ không phải thấy hối hận đâu, vì bạn cũng sẽ nhận được ngay sự trìu mến, ân cần của những người khác. Hãy “tiêu diệt” căn bệnh vô cảm một cách triệt để, hãy trao yêu thương và nhận thật nhiều yêu thương; phải sống có tình thương, có trách nhiệm với cộng 6 đồng và đặc biệt là phải mở lòng mình ra với cuộc sống. Chúng ta nên có một “trái tim nóng” để biết khóc, biết cười, biết lắng nghe, biết yêu thương, biết rung cảm với mọi người. Hãy phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc: “Lá lành đùm lá rách”, “Thương người như thể thương thân”; phải yêu thương, kính trọng và sống hết lòng với mọi người chung quanh; phải biết: “Vui cùng người vui, khóc cùng kẻ khóc. Đó là liều thuốc đặc hiệu để chữa “bệnh vô cảm” V. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Biểu hiện bệnh vô cảm. − Biểu hiện của bệnh vô cảm cũng thật đa dạng. Nhẹ nhất là người mắc bệnh, không biết nói lời “xin lỗi” khi làm sai và “cám ơn” khi được giúp đỡ. Họ tiếc một tràng vỗ tay khi xem xong một tiết mục thể thao, văn nghệ (có lẽ chẳng ở đâu như nước mình tiếng vỗ tay trong khán phòng thường rời rạc và tẻ nhạt đến thế!). − Bệnh vô cảm nặng hơn khi người bệnh quên đi trách nhiệm cứu người, giúp người bị nạn. − Không có cảm xúc trước bất kì sự vật sự việc gì. − Nhìn thấy cái xấu, cái ác mà không thấy bất bình, không căm tức, không phẫn nộ. Nhìn thấy cái đẹp mà không ngưỡng mộ, không say mê, không thích thú . Thấy cảnh tượng bi thương lại thờ ơ, không động lòng chua xót, không rung động tâm can − Không sẵn lòng giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn, mặc dầu mình có điều kiện có thể giúp đỡ được. − Thấy người tàn tật không giúp đỡ, trên xe buýt, ở nơi công cộng, không nhường chỗ cho người tàn tật, có khi lại còn cười trước những khuyết tật của họ 1 Nguyên nhân dẫn giới trẻ đến bệnh vô cảm 1.1 Nguyên nhân từ bản thân − Do bản thân họ thiếu tình yêu thương, thiếu lòng quảng đại; họ sống bằng thứ lý trí sắt đá, tình cảm khô cằn của mình 7 − Sự kích động tinh thần của thế hệ trẻ hiện nay khi xem phim hành động hay chơi game – trò chơi bạo lực − Do tâm lý sống ‘chỉ biết mình”. Họ dẫm đạp lên người khác để đạt được mục đích, bất chấp mọi thủ đoạn. Họ không cần biết điều đó là tốt hay xấu, chỉ cần biết thu lợi về cho bản thân mình. 1.2 Nguyên nhân từ gia đình − Cha mẹ không quan tâm đến việc dạy con phải có sự đồng cảm, yêu thương, giúp đỡ và biết tha thứ cho người khác − Cha mẹ thiếu gương mẫu về đạo đức, về lối sống, cũng không quan tâm dạy bảo con cái − Nhiều phụ huynh vì cưng chiều con nên đáp ứng tất cả những yêu cầu vô lối của con một cách vô điều kiện. Một số cha mẹ chỉ biết đưa tiền cho con mà chẳng để ý xem con cái cần gì hay làm gì 1.3 Nguyên nhân từ nhà trường − Trong một số trường học, người ta chỉ chú tâm đến việc nhồi nhét tri thức, còn vấn đề đạo đức dường như đang bị bỏ ngỏ, thậm chí có những trường chỉ dạy môn giáo dục công dân cho qua lần chiếu lệ. − Một số thầy cô chưa hoàn thiện nhân cách. “Có thầy cô gọi học sinh là mày xưng tao, có thầy cô chêm cả những câu chửi tục vào lời nói của mình, có thầy cô quát mắng học sinh như kiểu dân chợ búa, 1.4 Nguyên nhân từ xã hội − Do ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, với những ứng dụng hiện đại của công nghệ thông tin − Do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường đến đạo đức truyền thống − Căn bệnh vô cảm là kết quả của một lối sống thực dụng ngày càng ăn sâu vào văn hóa của xã hội ngày nay 5. Tác hại của căn bệnh vô cảm − Đối với bản thân làm cho chính mình mất đi sự cảm nhận tất cả mọi điều xung quanh, làm cho con người trở nên vô độ, vô ý thức, cảm thấy cô đơn, thiếu vắng tình thương, mất đi người thân gia đình 8 o Ví dụ như một học sinh nam học sinh lớp 7 là một “ con nghiện game”. Một hôm vì quá nghiện nên học sinh ấy đã giết chết cha mình vì không cho tiền chơi game o Nhiều trường hợp của các sinh viên nữ lỡ lầm, đã làm một việc làm vô nhân đạo là phá thai, nạo thai,…gây nguy hiểm cho bản thân và giết đi một sinh linh. − Đối với đất nước, với xã hội, đã làm mất đi một tương lai, một tế bào mới của xã hội, làm mất đi nguồn nhân lực cho đất nước (Thầy cô giáo được xem là “kỹ sư tâm hồn”, là “cha mẹ thứ hai” của học sinh. Nhưng nếu “vô cảm” sẽ thiếu tình thương dành cho những đứa con của mình, thiếu nhiệt tình trong việc giảng dạy, không có trách nhiệm trong việc giáo dục, hờ hững trong việc truyền đạt kiến thức cho học sinh, không quan tâm đến chất lượng giảng dạy, chỉ biết dạy hết giờ là ra về còn kết quả ra sao không quan tâm! Vì “vô cảm” họ sẽ “đào tạo” ra những lớp học trò thiếu trình độ, thậm chí cũng… “vô cảm” như họ). 6. Biện pháp giảm bớt, ngăn chặn bệnh vô cảm ở giới trẻ 6.1 Về phía bản thân − Bản thân của mỗi người trẻ phải biết kiềm chế được những cảm xúc bất ngờ − Mỗi bạn trẻ hãy sống đúng chuẩn mực đạo đức của con người, biết đồng cảm với mọi người, biết trau dồi, học hỏi những bài học trong cuộc sống về sự công bằng, bác ái, yêu thương những người xung quanh và phải có quyết tâm muốn thay đổi chính bản thân mình − Cần phải học hỏi những tấm gương của những người đạo đức, đồng cảm trong xã hội. 6.2 Về phía gia đình − Gia đình phải là nơi mọi người sống yêu thương, nâng đỡ và đùm bọc lẫn nhau. Các thế hệ cùng chung sống phải biết quan tâm tới nhau, thì người trẻ mới biết học hỏi, noi gương nếp sống đạo đức. − Gia đình phải tích cực, bằng cách quan tâm giáo dục cảm xúc một cách thực tế cho con cái ngay từ nhỏ. “Không chỉ dạy trẻ nhận biết cảm xúc của người khác mà còn hướng dẫn trẻ hiểu nguồn gốc những cảm xúc đó, cũng như ảnh 9 hưởng của cảm xúc đó đến mọi người để từ đó điều chỉnh cảm xúc, hành vi của mình − (Bố mẹ cũng không nên trang bị cho con quá nhiều đồ chơi hiện đại và đóng khung cho các con trong không gian ngôi nhà mà cần mở rộng tầm nhìn cho con về cuộc sống thông qua những cuộc tiêp xúc, những chuyến hành hương, dã ngoại) − Gia đình phải thay đổi thói quen dạy con kiểu Á Đông: Chỉ ra lệnh mà không quan tâm đến suy nghĩ độc lập của con. Học cách lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ cảm xúc với con cái là việc mà cha mẹ là những người đầu tiên phải làm − Đối với những gia đình có Internet, cần tăng cường quản lý các trò chơi cũng như giờ chơi của các em để các em có điều kiện đọc sách văn học, tham gia các trò chơi dân gian, các sinh hoạt tập thể của nhà trường, bạn bè và xã hội. 1 Về phía nhà trường − Nhà trường không nên chú tâm vào việc dạy kiến thức mà quên đi việc dạy các em nên người. − Hơn nữa, mỗi thầy cô giáo phải là tấm gương đạo đức cho các em noi theo − Nhà trường nên dạy học sinh biết cách ứng xử, biết quan tâm giúp đỡ mọi người và giáo dục kỹ năng sống có chất lượng, thiết thực, sinh động, bằng cách khơi dậy mạnh mẽ tinh thần dám đấu tranh trong mọi học sinh 6.3 Về phía xã hội − Tạo những cơ hội cho giới trẻ, giúp họ sống theo chuẩn mực đạo đức của xã hội, nhất là giúp họ biết quan tâm, yêu thương, hy sinh và biết giúp đỡ mọi người. − Phát động các phong trào người trẻ tình nguyện, sống vì cộng đồng − Mở những lớp học về cách ứng xử trong cuộc sống − Những người có trách nhiệm phải làm gương cho giớ trẻ noi theo • Báo Tuổi trẻ, ngày 15/11/2011, Điều trị ngay bệnh vô cảm ở một số bạn trẻ. • Báo Người lao động, Bệnh vô cảm ngày càng nặng, vì sao? • Báo Dân trí, ngày 3/5/2011, Phải chăng giới trẻ mắc bệnh vô cảm 10 . THỨC HOẠT ĐỘNG 1. Nội dung − Biểu hiện của bệnh vô cảm − Nguyên nhân dẫn đến bệnh vô cảm − Tác hại của bệnh vô cảm − Biện pháp để giảm bớt bệnh vô cảm ở giới trẻ 2 1 Hình thức tổ chức − Tổ chức. CĂN BỆNH VÔ CẢM Đề bài: Thiết kế hoạt động của câu lạc bộ Câu lạc bộ: NHỊP SỐNG TRẺ Chủ đề của tháng : GIỚI TRẺ TRƯỚC CĂN BỆNH VÔ CẢM I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG: Sau khi tham gia buổi sinh hoạt này, các. được biểu hiện của bệnh vô cảm − Phân tích nguyên nhân dẫn đến bệnh vô cảm − Phân tích tác hại của bệnh vô cảm − Trình bày biện pháp giảm bớt, ngăn chặn bệnh vô cảm ở giới trẻ 2. Kỹ năng − Phát

Ngày đăng: 02/04/2015, 09:06

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Kiến thức:

  • 2. Kỹ năng

  • 3. Thái độ

  • 1 Hình thức tổ chức

  • 1 Ban tổ chức

  • 4. Thành viên

  • 1. Biểu hiện bệnh vô cảm.

  • 1 Nguyên nhân dẫn giới trẻ đến bệnh vô cảm

  • 5. Tác hại của căn bệnh vô cảm

  • 6. Biện pháp giảm bớt, ngăn chặn bệnh vô cảm ở giới trẻ

  • 1 Về phía nhà trường

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan