1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

pháp luật - vai trò và giá trị xã hội

9 404 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 110,5 KB

Nội dung

pháp luật - vai trò và giá trị xã hội

I.ĐẶT VẤN ĐỀ Trong hội, để tồn tại phát triển, các cá nhân buộc phải liên kết với nhau thành những cộng đồng lớn nhỏ khác nhau. Đời sống cộng đồng đòi hỏi phải phối hợp, quy tụ hoạt động của những cá nhân riêng rẽ trong hội theo những hướng nhất định. Để đạt được mục đích đó, loài người đã sử dụng rất nhiều các công cụ điều chỉnh khác nhau, trong đó có pháp luật . Pháp luật là sản phẩm của sự phát triển hội, nó không chỉ là công cụ quản lý Nhà nước hữu hiệu mà còn xây dựng một hội có trật tự, kỷ cương, văn minh. Vậy pháp luậtvai trò giá trị hội như thế nào? II.ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Khái niệm pháp luật Pháp luật là hệ thống các quy tắc có tính chất bắt buộc chung, do nhà nước ban hành (hoặc thừa nhận), thể hiện ý chí bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế; là công cụ có hiệu lực nhất để điều chỉnh các quan hệ hội cơ bản phù hợp với ý chí lợi ích của giai cấp thống trị trong hội có giai cấp. 2.Vai trò giá trị hội của pháp luật. 2.1- Vai trò hội của pháp luật. Pháp luật là phương tiện thể chế hóa đướng lối, chủ trương của Đảng. Đảng được nhân dân trao cho sứ mệnh vẻ vang là người lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo hội, không ngừng củng cố nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng là quy luật khách quan của cách mạng Việt Nam. Sự lãnh đạo của Đảng được thực hiện trước hết bằng việc đề ra các đường lối, chủ trương đúng đắn, sử dụng các hình thức, phương tiện, phương pháp khác nhau để thực hiện trong thực tế các chủ trương đó.Thể chế hóa đường lối, chủ trương thành pháp luật chính là phương thức thông qua nhà nước làm cho đường lối, chủ trương của Đảng trở thành những quy tắc chung đối với mọi thành viên của hội. Do được thể chế hóa thành pháp luật, đường lối, chủ trương của Đảng trở thành những mệnh lệnh, chỉ thị mang tính chất quyền lực nhà nước, được thực hiện một cách trực tiếp, chính xác thống nhất trong cả nước. Cũng qua đó quần chúng lao động hiểu biết được cụ thể đường lối, chủ trương của Đảng pháp luật của nhà nước. 1 Nếu gắn với các lĩnh vực hoạt động của đời sống với việc thực hiện các chức năng của nhà nước thì vai trò của pháp luật được thực hiện ở những điểm sau: a) Pháp luật góp phần tích cực vào việc tổ chức, quản lý điều tiết nền kinh tế. Nhà nước là đại diện chính thức của toàn hội, vì vậy, nhà nước có chức năng, nhiệm vụ quản lý hội. Để quản lý hội, nhà nước có thể dùng nhiều phương tiện, biện pháp khác nhau, trong đó pháp luật là phương tiện quan trọng nhất. Pháp luật có khả năng triển khai các chủ trương, chính sách của nhà nước một cách nhanh nhất, đồng bộ hiệu quả nhất, trên quy mô rộng nhất. Cũng nhờ có pháp luật, nhà nước có cơ sở để phát huy quyền lực của mình kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các tổ chức, cơ quan, các nhân viên nhà nước mọi công dân. Trong hoạt động tổ chức quản lý kinh tế pháp luậtvai trò vô cùng quan trọng. Việc tổ chức, quản lý điều tiết nền kinh tế của nhà nước có phạm vi rộng phức tạp bao gồm nhiều vấn đề, nhiều mối quan hệ mà nhà nước cần xác lập, điều hành kiểm soát như: hoạch định chính sách kinh tế, quy định các chế độ tài chính, thuế, tiền tệ, giá cả, đầu tư, thu nhập, các phương pháp quản lý kinh tế,…Do tính chất phức tạp phạm vi rộng của chức năng quản lý kinh tế, nhà nước không thể tham gia trực tiếp vào các hoạt động kinh tế cụ thể, mà chỉ thực hiện việc quản lý ở tầm vĩ mô mang tính chất hành chính – kinh tế. Quá trình quản lý kinh tế không thể thực hiện được nếu không dựa vào pháp luật. Qua đó góp phần tích cực vào việc sắp xếp, cơ cấu các ngành kinh tế, tác động đến sự tăng trưởng sự ổn định, cân đối nền kinh tế. Pháp luật xác định rõ chủ thể tham gia hoạt động kinh tế, quyền nghĩa vụ của bên tham gia hoạt động kinh tế. Đồng thời, pháp luật củng cố bảo vệ những nguyên tắc vốn có của nền kinh tế thị trường như: tính quy định của lợi ích, nhu cầu của người tiêu dùng đối với sản xuất, bảo đảm tôn trọng sự cạnh tranh, cạnh tranh lành mạnh,…Ngoài ra pháp luật còn là phương tiện bảo vệ lợi ích kinh tế tốt nhất đối với các bên tham gia hoạt động kinh tế trong trường hợp xảy ra tranh chấp kinh tế, vi phạm hợp đồng kinh tế. Nhờ các quy định đó mà nhà nước có thể tổ chức quản lý được nền kinh tế, tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng trong sự ổn định, cân đối điều tiết nền kinh tế theo chiều hướng mà nó mong muốn. 2 b) Pháp luật là cơ sở cho việc tổ chức, hoạt động giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước. Pháp luật do nhà nước ban hành, song khi có hiệu lực pháp lý thì pháp luật lại tạo ra cơ sở pháp lý cho việc tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước. Nhà nước không thể tồn tại nếu thiếu pháp luật. Pháp luật quy định các loại cơ quan nhà nước, trình tự thành lập, cơ cấu tổ chức của từng loại, từng cấp từng cơ quan, những quy định đó trở thành cơ sở để tổ chức bộ máy nhà nước. Để quản lý toàn bộ hội, nhà nước dùng nhiều phương tiện, biện pháp, nhưng pháp luật là phương tiện quan trọng nhất. Với những đặc điểm riêng có của mình, pháp luật có khả năng triển khai những chủ trương chính sách của nhà nước một cách nhanh nhất, đồng bộ có hiệu quả nhất, trên quy mô rộng lớn nhất. Nhà nước cũng dựa vào pháp luật để phát huy quyền lực kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các tổ chức, các cơ quan, các nhân viên nhà nước mọi công dân. Ngoài ra, thông qua việc quy định bằng pháp luật các nguyên tắc tổ chức hoạt động, quyền hạn nghĩa vụ, các chế độ, thể lệ, quy chế của các cơ quan quản lý nhà nước, quy chế viên chức nhà nước, tổ chức bộ máy nhà nước…mà nhà nước tự hoàn thiện bản thân mình, Căn cứ vào các quy định pháp luật có thể xác định các hoạt động trong thực tế của các cơ quan nhân viên nhà nước là đúng thẩm quyền hay vượt quá thẩm quyền, là hoàn thành hay không hoàn thành nhiệm vụ của mình. Nhờ đó các hiện tượng như: lạm quyền, quan liêu, nhũng nhiễu, bao biện,…của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước dễ dàng được phát hiện loại trừ. c) Pháp luật là cơ sở để giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn hội. Sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nhà nước ta đã nhanh chóng xây dựng một nhà nước kiểu mới, hệ thống pháp luật mới.Để củng cố, bảo vệ phát triển những thay đổi cơ bản của hội về kinh tế, chính trị - hội từ phương diện pháp lý. Để hạn chế, loại bỏ những hình thức kinh tế cũ, tác động làm xuất hiện phát triển những hình thức kinh tế mới hội chủ nghĩa, chuyển đổi hội cũ thành một hội mới tốt đẹp, văn minh, hạnh phúc…Bên cạnh đó, pháp luật sẽ giúp giữ gìn trật tự hội, giải quyết các xung đột, tranh chấp trong hội, chống lại mọi biểu hiện chống đối hội, bảo vệ hạnh phúc gia đình, giáo dục thế hệ trẻ, xây dựng phát triển mối quan hệ đồng chí, tính lương thiện, thật thà,… 3 Pháp luật là phương tiện giáo dục con người mới, giáo dục cán bộ, nhân dân trách nhiệm của người công dân, ý thức sống, làm việc theo Hiến pháp pháp luật, giữ gìn thuần phong mĩ tục của dân tộc, xây dựng gia đình văn hóa, hạnh phúc,…Pháp luật còn giáo dục công dân yêu lao động, yêu tổ quốc, trung thành với tổ quốc, yêu chế độ hội chủ nghĩa, có tinh thần đoàn kết,…Bên cạnh đó pháp luật cũng quy định những biện pháp khen thưởng trừng phạt phù hợp đối với các hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức cá nhân trong hội. Pháp luật ghi nhận, thừa nhận khuyến khích sự phát triển của một hoặc nhiều tư tưởng nào đó. Ví dụ như chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh được ghi nhận trong Hiến pháp nước Cộng hòa hội chủ nghĩa Việt Nam. Mặt khác, pháp luật phủ nhận, không ghi nhận hoặc cấm sự tồn tại hoặc hạn chế sự phát triển của những hệ tư tưởng không phù hợp với hệ tư tưởng giữ địa vị thống trị. Ví dụ như pháp luật Việt Nam không thừa nhận những tư tưởng kì thị dân tộc, chống chủ nghĩa hội, mê tín dị đoan,…Để từ đó đảm bảo trật tự, an ninh, hội. d) Pháp luật tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết lập phát triển các mối quan hệ ngoại giao, hữu nghị hợp tác quốc tế. Pháp luật thừa nhận các tập quán quốc tế, quy định các trình tự thủ tục ký kết, phê chuẩn, gia nhập điều ước quốc tế; quy định trình tự, thủ tục thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước khác. Tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc hình thành những quan hệ mới trong hội, đồng thời củng cố, mở rộng các mối quan hệ hợp tác quốc tế giữa nhà nước hội chủ nghĩa với các nước khác các tổ chức quốc tế. Pháp luật luôn hướng tới việc thúc đẩy hình thành những quan hệ hội mới thể hiện sự bình đẳng, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa những người trong hội. Bên cạnh đó, pháp luật còn là cơ sở pháp lý để đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực trong quan hệ quốc tế nhằm bảo vệ lợi ích của đất nước mình. Ví dụ, ở nước ta trước thời kỳ đổi mới, Đảng Nhà nước ta thực hiện chính sách ngoại giao khép kín. Nước ta chỉ quan hệ ngoại giao, kinh tế, chính trị với các nước hội chủ nghĩa. Hệ thống pháp luật của nước ta ngăn cấm hoạt động đầu tư của tư bản nước ngoài. Trong thời đại mở cửa Quốc tế hóa như hiện nay điều đó không còn phù hợp nữa. Đường lối ngoại giao của nước ta đã có sự thay đổi căn bản. Hiện nay, chúng ta đã đặt quan hệ ngoại giao với hơn 180 quốc gia vùng lãnh thổ.Đặc biệt tháng 11 năm 2007 Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Điều đó đòi hỏi pháp luật phải có những thay đổi để phù hợp với xu thế chung. Sự thay đổi đó thể hiện trong các bộ luật như: Luât Đầu tư, 4 Luật Thương Mại,…Nhà nước ta đã có nhiều chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài như tạo môi trường đầu tư thông thoáng, giảm thuế… Những chính sách đó được thể hiện tập trung trong pháp luật Việt Nam hiện hành. 2.2) Giá trị hội của pháp luật a) Khái niệm giá trị hội của pháp luật. Giá trị hội của pháp luật là một hiện tượng hội, pháp luật chứa đựng các giá trị hội vốn có; đồng thời, giá trị đó còn được quy định bởi thuộc tính điều chỉnh tính quy phạm riêng có của pháp luật. b) Giá trị hội của pháp luật Giá trị hội của pháp luật được được thể hiện ở những khía cạnh: Thứ nhất: Pháp luật đảm bảo cho những chủ thể có ngang quyền với nhau thực hiện những nhu cầu về quyền lựa chọn hành vi trách nhiệm của mình thông qua các phạm trù pháp lý: quyền chủ thể, nghĩa vụ chủ thể, năng lực hành vi… Pháp luật là thước đo trong mối quan hệ giữa các thiết chế quyền lực. Ví như giữa Đảng cầm quyền các tổ chức hội, giữa các cơ quan nhà nước với nhau,…Là thước đo các quan hệ trên – dưới như quan hệ Trung ương địa phương. Việc thiết lập mối quan hệ này phải tuân theo các quy định của pháp luật về thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ trên cơ sở “ bình đẳng trước pháp luật ”. Pháp luật là cơ sở cho hoạt động của các thiết chế quyền lực, còn các thiết chế quyền lực phải thực sự đảm bảo để cho pháp luật có được thuộc tính công bằng, bình đẳng dân chủ. Bên cạnh đó, pháp luật còn tạo ra mối quan hệ bình đẳng giữa nhân dân với chính quyền. Nhờ đó mà nhà nước mới thực sự là nhà nước của nhân dân, vì nhân dân, tạo nên môi trường pháp lý đúng đắn, dân chủ, công khai,… Thứ hai: Pháp luật là công cụ là cơ sở để nhận thức hội. Xuất phát từ tính quy phạm của pháp luật đã hình thành phát triển trong lịch sử, 5 chúng ta có thể hình dung của các quan hệ hội của hội loài người từ khi phân chia thành giai cấp đến nay. Nó duy trì một trật tự hội mà trong đó các giai cấp các nhóm hội có lợi ích khác nhau, đấu tranh với nhau cùng tồn tại, tạo tiền đề cần thiết cho sự phát triển hội. Tuy nhiên, pháp luật mang tính giai cấp. Nó trước hết là công cụ của giai cấp thống trị nhằm duy trì địa vị thống trị bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, đàn áp mọi sự phản kháng của các giai cấp các tầng lớp hội khác. Như vậy, pháp luật là công cụ điều chỉnh điều hòa các quan hệ hội trong hội có sự phân chia giai cấp với những lợi ích khác biệt nhau. Pháp luật của bất cứ hội nào cũng có vai trò điều chỉnh điều hòa các quan hệ hội. Những vai trò đó không phải là bất biến. hội càng phát triển thì vai trò nói trên của pháp luật càng lớn, mà vai trò hội của pháp luật càng lớn thì càng tạo ra các tiền đề, điều kiện cho sự tiêu vong của chính nó: tính cưỡng chế giảm, phạm vi các quan hệ hội được chuyển từ lĩnh vực điều chỉnh của pháp luật sang lĩnh vực điều chỉnh của các quy phạm hội càng tăng. Trên cơ sở đánh giá về tính điển hình, tính quy luật chuẩn mực ổn định của pháp luật mà ta có thể từ pháp luật hiểu, nhận thức được một cách khoa học lịch sử của các quan hệ hội trong quá khứ. Xuất phát từ tính quy phạm của pháp luật chúng ta có thể thêm một phương pháp nghiên cứu hội, ngoài những phương pháp của các khoa học hội khác như: triết học, kinh tế chính trị học, hội học,… Thứ ba: Pháp luật khi được chính thức ban hành có giá trị đăng tải thông tin, định hướng hành vi hội, tác động mạnh mẽ vào ý thức tâm lý hội.Pháp luật là phương tiện thông báo quan điểm chính thức của nhà nước, của hội về khuôn mẫu, hành vi về mô hình giải quyết các vấn đề phương thức điều chỉnh các giá trị hội thông qua pháp luật, các chủ thể có thể biết được những phương thức, biện pháp, phương tiện dùng để đạt được mục đích của hành vi. Đồng thời, pháp luật cũng chỉ rõ những hậu quả pháp lý có thể xảy ra (có thể là khuyến khích, có thể là các chế tài cưỡng chế) để các chủ thể điều chỉnh hành vi cho phù hợp. 6 Như vậy, pháp luật cung cấp cho con người một lượng thông tin về khả năng khác nhau của hành vi. Từ đó, thông qua ý thức của con người mà nó điều khiển toàn bộ quá trình định hướng hành vi, xác định mục đích, động cơ, điều chỉnh kiểm tra hành vi con người đó. III. KẾT LUẬN. Từ việc phân tích vai trò giá trị hội của pháp luật, ta nhận thấy được tầm quan trọng của pháp luật không chỉ đối với mọi cá nhân, tổ chức, mà còn đối với sự tồn tại vận hành bình thường của hội. Muốn hội ổn định ngày càng phát triển cần phải có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh đồng bộ để điều chỉnh các hoạt động của con người của toàn hội. Sự hoàn thiện hệ thống pháp luật nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp xây dựng đổi mới đất nước. 7 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nhà nước pháp luật XHCN - Tập 1 - NXB Chính trị Quốc gia 2. Vai trò của pháp luật trong đời sống hội - TS Nguyễn Đoan - NXB Chính trị Quốc gia. 3. Lý luận Nhà nước Pháp luật - PGS.TS Nguyễn Thị Hồi - NXB Tư Pháp. 4. Lý luận chung về Nhà nước Pháp luật - Tập 1 - PGS. TS Trần Ngọc Dương. 5. hội học pháp luật - TS. Ngọ Văn Nhân - NXB Tư Pháp 6. Trang web: tailieu.vn 8 MỤC LỤC 9 . trong pháp luật Việt Nam hiện hành. 2.2) Giá trị xã hội của pháp luật a) Khái niệm giá trị xã hội của pháp luật. Giá trị xã hội của pháp luật. hệ xã hội cơ bản phù hợp với ý chí và lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp. 2 .Vai trò và giá trị xã hội của pháp luật. 2. 1- Vai trò xã

Ngày đăng: 03/04/2013, 10:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w