1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn thạc sĩ Giải pháp tăng cường chuyển giao công nghệ sản phẩm ngô giống của Công ty Tư vấn và Đầu tư Phát triển Ngô

91 552 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 835,21 KB

Nội dung

1 PHẦN MỞ ĐẦU 1> Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, chuyển giao công nghệ trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất ngô giống nói riêng giúp người dân nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh đóng vai trò quan trọng trong chiến lược hiện đại hóa nông nghiệp. Các hình thức cung cấp dịch vụ chuyển giao công nghệ trong sản xuất nông nghiệp hiện nay chủ yếu được thực hiện thông qua hệ thống nghiên cứu và chuyển giao của nhà nước. Trong bối cảnh hiện nay, chuyển giao công nghệ sản phẩm ngô giống đang còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập như: đa số người dân chưa tiếp cận được tiến bộ kĩ thuật, hoặc tiếp cận chưa đầy đủ các hoạt động chuyển giao công nghệ ngô giống, những công nghệ chưa thực sự phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế… Bản thân hệ thống cung cấp dịch vụ ( kênh thị trường và kênh ủy thác ) còn nhiều hạn chế; những hộ có kinh tế khá, quy mô sản xuất lớn có thể tiếp cận được các kênh chuyển giao thông qua thị trường nhanh chóng, ngược lại những bộ phận nghèo qui mô sản xuất nhỏ đòi hỏi phải có sự trợ giúp từ các tổ chức, hoặc tập hợp thành nhóm sản xuất, hoặc thông qua mô hình hợp tác xã như các nước có nền nông nghiệp phát triển trong khu vực đang áp dụng điển hình như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan… Chính vì những vấn đề hạn chế trên công tác chuyển giao công nghệ sản phẩm ngô giống chưa thực sự mang lại hiểu quả về mặt kinh tế - xã hội, môi trường. Công ty Tư vấn và Đầu tư phát triển Ngô (TV&ĐTPT Ngô) đã có nhiều chủ trương và giải pháp để thúc đẩy công tác chuyển giao công nghệ sản phẩm ngô giống. Công ty muốn nhanh chóng được nông dân chấp nhận và áp dụng rộng rãi thì phải thực hiện sư vượt trội cả về khía cạnh kỹ thuật lẫn hiệu quả kinh tế, nghĩa là giá thành hạ và chất lượng phải cao. Thế nhưng chuyển giao bằng cách nào và làm thế nào để nông dân đón nhận công nghệ không phải là chuyện đơn giản, đến nay vẫn chưa có một giải pháp hữu hiệu đối với các Công ty, trung tâm chuyển giao ngô giống nói chung và Công ty TV&ĐTPT Ngô nói riêng. Nắm bắt từ cơ sở lý luận, thực tiễn và sự cần thiết của công ty, tôi quyết định lựa chọn thực hiện đề tài “ Giải pháp tăng cường chuyển giao công nghệ sản phẩm ngô giống của Công ty Tư vấn và Đầu tư Phát triển Ngô” làm luận văn thạc sỹ. 2> Mục tiêu nghiên cứu của đề tài • Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng chuyển giao công nghệ, đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh các hoạt động chuyển giao công nghệ sản phẩm ngô giống của Công ty TV&ĐTPT Ngô. • Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động chuyển giao công nghệ trong sản xuất nông nghiệp - Đánh giá thực trạng tổ chức, các hoạt động chuyển giao công nghệ sản phẩm ngô giống ở Công ty TV&ĐTPT Ngô. 2 - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chuyển giao công nghệ sản phẩm Ngô giống ở Công ty TV&ĐTPT Ngô. - Đề xuất một số giải pháp nhằm khuyến khích tăng cường công tác chuyển giao công nghệ sản phẩm Ngô giống ở Công ty TV&ĐTPT Ngô. 3> Đối tượng và phạm vi nghiên cứu • Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng chuyển giao công nghệ ở Công ty TV&ĐTPT Ngô: đối tượng nghiên cứu chính là hoạt động chuyển giao công nghệ sản phẩm ngô giống của Công ty TV&ĐTPT Ngô nói riêng và Viện nghiên cứu Ngô nói chung. - Đối tượng tiếp nhận công nghệ được chuyển giao: Các công ty, đại lý bán Ngô giống, Người nông dân. • Phạm vi nghiên cứu - Nội dung đề tài: Đề tài “Giải pháp tăng cường chuyển giao công nghệ sản phẩm ngô giống của Công ty Tư vấn và Đầu tư Phát triển Ngô” tập trung nghiên cứu đối với các sản phẩm ngô giống, nghiên cứu hoạt động của Công ty TV&ĐTPT Ngô trong việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật ngô giống. - Thời gian nghiên cứu: Quá trình chuyển giao công nghệ sản phẩm của trong ba năm gần đây: 2010, 2011, 2012 và đề xuất giải pháp thúc đẩy công tác chuyển giao công nghệ ngô giống. Tiến hành nghiên cứu trên thị trường ngô giống nội địa. 4> Phương pháp nghiên cứu • Phương pháp thu thập dữ liệu Để có được dữ liệu sơ cấp, luận văn xây dựng phiếu điều tra dưới dạng bảng câu hỏi và tiến hành điều tra các đối tượng khác nhau. Phiếu điều tra gồm hai loại một loại dành cho các cán bộ hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) , một loại dành điều tra các hộ nông dân tại một số tỉnh thành có diện tích gieo trồng lớn ở khu vực miền Bắc như: Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, Hà Nội, Thái Nguyên, Phú Thọ… 3 Phiếu điều tra dành cho các cán bộ HTXNN được chia làm hai phần bảng hỏi: Phần một là thông tin chung (xem phụ lục). Luận văn gửi đi 10 phiếu và thu về 08 phiếu. Phiếu điều tra có mục đích thu thập một số thông tin như: Các đặc điểm sản xuất nông nghiệp,hoạt động chuyển giao công nghệ ở địa phương mục tiêu phát triển trong thời gian tới; những lợi thế và những bất lợi thế gì so với các sản phẩm ngô giống mang thương hiệu nước ngoài cũng như những khó khăn mà Công ty đã gặp phải trong việc chuyển giao ngô giống trong thời gian qua.Phiếu điều tra hành vi mua và đánh giá của người dân về sản phẩm ngô giống của Công ty so với các sản phẩm ngô giống mang thương hiệu nước ngoài gồm hai phần: phần thông tin chung tìm hiểu về tên tuổi, địa chỉ, giới tính, trình độ học vấn của người tham gia trả lời điều tra, phần hai gồm 15 câu hỏi (xem phụ lục). Luận văn phát đi 200 phiếu và thu về 160 phiếu. Phiếu điều tra có mục đích thu thập một số thông tin sau: Tìm hiểu mức độ quen biết của khách hàng với sản phẩm ngô giống của Công ty TV&ĐTPT Ngô; những phương thức tiếp cận với chuyển giao tiến bộ kỹ thuật (TBKT) nhóm nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua của nông dân; những đánh giá của nông dân về các sản phẩm ngô giống của Công ty, các công tác chuyển giao TBKT; những khó khăn mà người nông dân gặp phải trong quá trình tiếp nhậnchuyển giao và sản xuất nông nghiệp. Các tỉnh thành ở phía bắc được điều tra khảo sát bao gồm: STT Tỉnh, thành phố Số phiếu phát ra Số phiếu thu về 1 Phú Thọ 40 30 2 Sơn La 30 23 3 Thái Nguyên 20 15 4 Lào Cai 40 34 5 Hà Nội 40 32 6 Hà Giang 30 26 4 Bảng phân bổ phiếu điều tra khảo sát tại các tỉnh thành phía Bắc Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn khác nhau. Luận văn đã nghiên cứu các tài liệu như báo cáo kinh tế, các kế hoạch và báo cáo tình hình thực hiện hoạt động sản xuất và kinh doanh mặt hàng ngô giống của Viện nghiên cứu Ngô, công ty ty TV&ĐTPT ngô.Ngoài ra luận văn cũng sử dụng các trang web như một kênh thu thập thông tin. • Phương pháp xử lý dữ liệu - Phương pháp xử lý dữ liệu thứ cấp. Từ các báo cáo kinh tế, tài chính và các báo cáo về mức tiêu thụ của từng vùng thị trường, số liệu thống kê các thành viên kênh qua các năm, báo cáo tổng diện tích sản xuất giống qua các năm, khối lượng hạt lai được sản xuất qua các năm cũng như tình hình tiêu thụ của từng vùng quan các năm. Các hoạt động quảng bá mà Công ty TV&ĐTPT Ngô đã thực hiện nhằm thúc đẩy thị trường tiêu thụ những năm qua, từ đó tiến hành so sánh trong mối tương quan với các kết quả của hoạt động kinh doanh để biết hiệu quả của những nỗ lực quảng bá mà Công ty đã thu được. Các kết quả phân tích được thể hiện trong các bảng biểu, sơ đồ và hình vẽ tương ứng. - Phương pháp xử lý dữ liệu sơ cấp. Kết quả điều tra theo bảng hỏi được xử lý bằng phần mềm SPSS, kết quả phỏng vấn trực tiếp các nhà quản trị được thống kê, tập hợp và phân bổ. Các kết quả phân tích SPSS được biểu diễn thông qua các bảng, các biểu đồ thể hiện tần suất và kết hợp với kết quả xử lý dữ liệu thứ cấp để đưa ra các nhận xét, đánh giá về thực trạng và những thành công, hạn chế trong việc thúc đẩy công tác chuyển giao sản phẩm ngô giống của Công ty TV&ĐTPT Ngô trong thời gian qua. 5> Kết cấu đề tài nghiên cứu Đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về chuyển giao công nghệ ngô giống của công ty Tư vấn và Đầu tư phát triển Ngô Chương 2: Thực trạng công tác chuyển giao công nghệ ngô giống ở công ty Tư vấn và Đầu tư phát triển Ngô – Viện nghiên cứu Ngô Chương 3: Giải pháp nhằm tăng cường chuyển giao công nghệ ngô giống ở công ty Tư vấn và đầu tư phát triển Ngô – Viện nghiên cứu Ngô 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ NGÔ GIỐNG CỦA CÔNG TY TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÔ 1.1. Một số vấn đề cơ bản về chuyển giao công nghệ 1.1.1 Một số khái niệm và thuật ngữ 1> Những khái niệm cơ bản • Công nghệ Công nghệ luôn được hiểu theo một nghĩa rộng là sự ứng dụng các trí thức khoa học vào giải quyết một nhiệm vụ thực tiễn. Như vậy công nghệ là một sản phẩm do con người tao ra làm công cụ để sản xuất ra của cải vật chất. Cho tới nay định nghĩa về công nghệ vẫn chưa toàn diện thống nhất, điều này được lý giải là số lượng các công nghệ có nhiều đến mức không thể thống kê được. Người sử dụng công nghệ trong nhưng điều kiện và hoàn cảnh khác nhau dẫn đến sự hiểu biết về công nghệ cũng khác nhau. Theo tổ chức phát triển công nghệ của liên hợp quốc (UNIDO – United Nation’s Industrial Development organization): “Công nghệ là việc áp dụng khoa học vào công nghiệp bằng cách sử dụng các kết quản nghiên cứu và xử lý nó một cách có hệ thống và có phương pháp. Theo Ủy ban kinh tế và xã hội Châu Á – Thái Bình Dương (ESCAP – Economic and Social Commission for Asia and the Pacific): “Công nghệ là một hệ thống kiến thức về quy trình kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin. Sau đó ESCAP mở rộng định nghĩa của mình: Nó bao gồm tất cả các kỹ năng kiến thức thiết bị và phương phá sử dụng trong sản xuất chế tạo ra các sản phẩm cụ thể mà mở rộng khái niệm ra các lĩnh vực mới như dịch vụ và quản lý. Trên cơ sở tiếp thu những kiến thức của thế giới hoạt động khoa học tại Việt Nam, tại thông tư số 28/TTQLKH ngày 22/1/1994 của bộ khoa học công nghệ và môi trường được tóm tắt như sau: “Công nghệ là hệ thống các giải pháp được tạo nên bởi sự ứng dụng các kiến thức khoa học được sử dụng để giải quyết một hoặc một số nhiệm vụ trong thực tiễn kinh doanh được thể hiện dưới dạng: + Các bí quyết kĩ thuật phương án công nghệ quy trình công nghệ tài liệu thiết kế sơ bộ và thiết kế kĩ thuật. + Các đối tượng sở hữu công nghệ (sáng chết kiểu dáng, công nghệ, nhãn hiệu hàng hóa). + Các giải pháp nói trên có thể bao hàm máy móc thiết bị có hàm chứa nội dụng công nghệ. + Các dịch vụ hỗ trợ về tư vấn. Có thể đứng trên góc độ nghiên cứu khác nhau người ta có các định nghĩa công nghệ khác nhau. Song một cách khái quát : Công nghệ là tất cả những gì biến đổi đầu vào thành đầu ra. Công nghệ trong nông nghiệp là tập hợp các tri thức khoa học nông nghiệp áp dụng vào sản xuất đồng thời lựa chọn những công nghệ phù hợp liên quan đến các quá trình sản 6 xuất, chế biến, marketing các sản phẩm nông nghiệp. Công nghệ nông nghiệp gắn liền với một trình độ phát triển nhất định về lực lượng sản xuất, về một xã hội hay cộng đồng. Trong nông nghiệp công nghệ thay đổi thể hiện qua các yếu tố như: máy mọc, hệ thống tưới tiêu, giống cây trồng, giống vật nuôi, phân bón, thuốc trừ sâu, các chế phẩm kích thích sinh trưởng Khi đưa công nghệ vào trong sản xuất sẽ tạo ra nhiều sản phẩm hơn với một khối lượng đầu vào như cũ; tạo ra khối lượng sản phẩm như cũ với khối lượng đầu vào ít hơn; cân bằng lợi ích của nông dân trực tiếp sản xuất, người tiêu dùng và của toàn xã hội. • Chuyển giao công nghệ Bất kì một quốc gia, một ngành, một cơ sở, một địa phương hay một cá nhân nào cũng có một hay nhiều công nghệ triển khai. Đó có thể là công nghệ nội sinh (công nghệ tự tạo) hay công nghệ ngoại sinh( công nghệ có được từ nước ngoài). Trong một số điều kiện nhất định nhu cầu chuyển giao công nghệ được đặt ra. Vậy chuyển giao công nghệ là gì? Theo quan niệm của nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế: chuyển giao công nghệ là “chuyển giao và nhận công nghệ qua biên giới”. Điều đó có nghĩa công nghệ được chuyển và nhận thông qua con đường thương mại quốc tế, qua dự án đầu tư nước ngoài, qua chuyển và nhận tự giác hay không tự giác (tình báo kinh tế, công nghiệp, hội thảo khoa học). Một cách tổng quát, có thể đưa ra khái niệm tổng quát về chuyển giao công nghệ là việc đưa kiến thức kỹ thuật ra khỏi ranh giới sinh sản của nó. Theo Nghị định 45/1998/NĐ – CP: Chuyển giao công nghệ là hình thức mua bán công nghệ trên cơ sở Hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được thỏa thuận phù hợp với các quy định của pháp luật. Bên bán có nghĩa vụ chuyển giao các kiến thức tổng hợp của công nghệ hoặc cung cấp các máy móc, thiết bị, dịch vụ, đào tạo kèm theo các kiến thức công nghệ đó theo điều kiện thỏa thuận và ghi nhận trong Hợp đồng chuyển giao công nghệ. Theo Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc ( UNTCAD - United Nations Conference on Trade and Development): Chuyển giao công nghệ là chuyển giao kiến thức có hệ thống để sản xuất sản phẩm, áp dụng quá trình hoặc thực hiện nhiệm vụ. Theo N.Sharif, “Chuyển giao công nghệ” thường là cách gọi việc mua công nghệ mới. Nó thường xảy ra do có sự tồn tài giữa người mua và người bán. Người bán thường được gọi là người giao và người mua thường được gọi là người nhận trong quá trình chuyển giao công nghệ. Chuyển giao công nghệ có thể diễn ra giữa: Một ngành công nghiệp này sang một ngành công nghiệp khác; một tổ chức này với một tổ chức khác ở quy mô quốc tế; Hai nước phát triển; Một nước đang phát triển và một nước phát triển. Theo J.Dunning, “Chuyển giao công nghệ” là việc một nước tiếp nhận công nghệ hoặc năng lực công nghệ từ nước khác. Nó cũng bao gồm việc chuyển giao công nghệ giữa các tổ chức hoặc trong một nội bộ tổ chức. 7 Theo một nhà nghiên cứu Nhật Bản ông Prayyoon Shiowana: “chuyển giao công nghệ là một quá trình học tập trong đó tri thức về công nghệ được tích lũy một cách liên tục và nguồn tài nguyên con người đang được thu hút vào các hoạt động sản xuất, một sự chuyển giao công nghệ thành công cuối cùng sẽ đưa tới sự tích lũy sâu hơn và rộng hơn”. Các nhìn nhận mới về chuyển giao công nghệ đứng trên góc độ một quốc gia đã và đang có những hoạt động chuyển giao công nghệ tích cực vào các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam cho ta thấy sự đánh giá của họ về chuyển giao công nghệ đặc biệt là nhân tố con người. Trong sản xuất kinh doanh, chuyển giao công nghệ là hình thức mua và bán công nghệ trên cơ sở hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được thỏa thuận phù hợp với các quy định của pháp luật. Bên bán có nghĩa vụ chuyển giao các kiến thức kỹ thuật về công nghệ hoặc cung cấp các máy móc, thiết bị kèm theo các kiến thức công nghệ cho bên mua. Bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán để tiếp thu, sử dụng các kiến thức công nghệ theo các điều kiện đã thỏa thuận và ghi nhận trong hợp đồng chuyển giao công nghệ. Việc đàm phán về công nghệ đòi hỏi bên mua công nghệ cần nắm vững về pháp luật chuyển giao công nghệ đồng thời phải có kỹ năng về đàm phán, chủ động thỏa thuận về nội dung, đối tượng công nghệ, các quyền, cách thức thực hiện chuyển giao công nghệ nhằm có được các yếu tố, điều kiện chuyển giao, tiếp cận công nghệ một cách thuận tiện, được bảo đảm và thực sự bình đẳng giữa bên bán và bên mua công nghệ. Việc chuyển giao công nghệ ngày nay không chỉ là hợp đồng chuyển giao công nghệ giữa các thành phần kinh tế và các địa phương ở trong nước mà còn là hợp đồng chuyển giao công nghệ giữa các nước trên thế giới. Trong đó, các hợp đồng chuyển giao công nghệ này khi thực hiện phải tuân theo pháp luật của nước chuyển giao vào và của nước chuyển giao ra. Ở nước ta, pháp lệnh chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam đã được Hội đồng Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 5/12/1988 gồm 5 chương 25 điều. 2> Một số thuật ngữ • Đầu tư : là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan. • Tư vấn chuyển giao công nghệ: là hoạt động hỗ trợ các bên trong việc lựa chọn công nghệ, đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ. • Sản phẩm ngô giống: là ngô giống sau khi thu hoạch được xử lý qua quá trình sấy, chế biến theo tiêu chuẩn kỹ thuật tạo ra ngô giống thành phầm. 8 • Xúc tiến chuyển giao công nghệ: là hoạt động thúc đẩy, tạo tìm kiếm cơ hội chuyể giao công nghệ, cung ứng dịch vị quảng cáo, trưng bày, giới thiệu công nghệ; tổ chức hội chợ, triển lãm công nghệ, trung tâm giao dịch công nghệ. 1.1.2. Những vấn đề liên quan đến chuyển giao công nghệ 1> Thành phần chuyển giao công nghệ Bất cứ một công nghệ nào từ đơn giản tới phức tạp đều bao gồm bốn thành phần trang thiết bị, con người, thông tin, tổ chức. Các yếu tố cấu thành công nghệ: + Phần cứng: bao gồm máy móc, thiết bị nhà xưởng phần cứng tăng năng lực cơ bắp và trí lực cho con người. + Phần mềm bao gồm: phần con người là đội ngũ lao động có sức khỏe, kĩ sảo, kinh nghiệm sản xuất và có năng suất lao động cao; phần thông tin là các dữ liệu, thuyết minh, dự án, mô tả, sáng chế, chỉ dẫn kĩ thuật, điều hành sản xuất; phần tổ chức gồm những liên hệ, bố trí sắp xếp, đào tạo đội ngũ cán bộ cho các hoạt động phân chia nguồn lực, tạo mạng lưới, lập kế hoạch, kiểm tra điều hành; phần bao tiêu hay nghiên cứu thị trường đầu ra là việc quan trọng cũng nằm trong phần mềm công nghệ. 2> Phạm trù chuyển giao công nghệ Công nghệ gồm có hai phần: phần cứng và phần mềm. Trong chuyển giao công nghệ cái khó, cái gây trắc trở không thể hiện nhiều ở phần cứng – cái gây khó khăn, cái gây thiệt hại, cái khó tìm hiểu, khó nắm vững và dễ bị thất thố nằm ở phần mềm. Bởi vì phần mềm nhiều khi trừu tượng, bí ẩn và vì vậy giá cả không ổn định nhiều khi đến vô lý. Qua kinh nghiệm người ta đưa ra mấy thể loại thuộc phạm trù công nghệ như sau: - Nghiên cứu khả thi và khảo sát thị trường trước khi đầu tư - Thu thập thông tin về một số công nghệ sẵn có - Thiết kế kỹ thuật – công nghệ - Xây dựng nhà máy và lắp đặt thiết bị - Phát triển công nghệ Trong “Pháp lệnh chuyển giao công nghệ” của Việt Nam do Hội đồng Nhà nước ban hành 12/1988 thì hoạt động chuyển giao công nghệ bao gồm: - Chuyển giao quyền sử hữu hay dụng cụ sáng chế, giải pháp hữu ích, hoặc các đối tượng sở hữu công nghiệp khác. - Chuyển giao các bí quyết hay kiến thức kỹ thuật chuyên môn dưới dạng phương án công nghệ tài liệu thiết kế, công thức, thông số kỹ thuật có hay không kèm theo thiết bị. - Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và tư vấn công nghệ kể cả đào tạo và thông tin. 3>Thị trường chuyển giao công nghệ • Luồng chuyển giao công nghệ Để phân biệt các luồng chuyển giao thường người ta căn cứ vào công nghệ đó đã tạo sản phẩm trên thị trường chưa. Chuyển giao dọc: Là sự chuyển và nhận công nghệ đang trong công nghệ tạo ra dễ chiếm thị trường lợi nhuận cao. Ưu điểm cơ bản của luồng chuyển giao công nghệ này là: 9 + Người nhận có được công nghệ mới hoàn toàn, sản phẩm do công nghệ tạo ra dễ chiếm thị trường lợi nhuận cao. + Người nhận có năng lực thì vừa sản xuất sản phẩm vừa bán tiếp công nghệ tạo lợi nhuận. Nhưng nó gặp khó khăn: + Chấp nhận mạo hiểm, giá cả vô định + Chấp nhận rủi ro, dùng năng lực công nghệ để khắc phục Chuyển giao ngang: Là sự chuyển và nhận công nghẹ đã sản xuất đại trà. Trên thị trường dễ mua bán loại này. Có đặc điểm: + Độ tin cậy cao, độ mạo hiểm ít + Nhận công nghệ dưới tầm người khác, nếu không chuẩn bị tốt dễ mua công nghệ lạc hậu không phát huy hiệu quả. + Giá cả phải chăng, dễ chọn lựa + Phù hợp trình độ và điều kiện các nước đang phát triển. 4>Các hình thức chuyển giao Công nghệ được chuyển giao qua các hình thức chủ yếu sau đây: • Chuyển giao công nghệ qua hoạt động xuất khẩu Với hình thức này, công nghệ được chuyển giao thông qua việc cung cấp máy móc thiết bị hoặc mãy móc đồng bộ hay công gọi là hình thức “chìa khóa trao tay”. Hình thức này diễn ra đối với các nhà máy đã có những mong muốn và dự kiến nhập máy móc thiết bị và phụ tùng để đổi mới thiết bị, sử dụng các loại nguyên liệu, vật liệu mới, hiện đại hóa, nâng cao trình độ công nghệ của mình, hoặc đổi mới toàn bộ. Trong một số trường hợp, giá của công nghệ chuyển giao đắt hợn giá của thiết bị. Dưới dạng mua máy móc thiết bị cho phép trong một thời gian ngắn nâng cao được trình độ công nghệ của bên mua. Tuy nhiên, mức độ hiện đại của trang thiết bị đến đâu, nhờ đó trình độ công nghệ được nâng lên đến đâu còn tùy thuộc vào khả năng tiếp nhận, sử dụng và thích nghi của người nhập thiết bị hay công nghệ. • Chuyển giao công nghệ hoạt động đẩu tư trực tiếp Đây là hình thức chuyển giao công nghệ trong đầu tư trực tiếp mà chủ đầu tư góp vốn một phần hay toàn bộ bằng tài chính các nguồn lực và công nghệ để hợp tác kinh doanh, thành lập các công ty liên doanh hoặc thành lập các công ty 100% vốn nước ngoài. Bên đầu tư thu hút nguồn lực về lao động, vật tư, tài nguyên của địa phương và góp phần đáng kể vào việc phát triển kỹ năng của địa phương. Tuy nhiên, việc thích nghi với môi trường và đặc điểm tình hình địa phương là điều kiện tiên quyết làm cho một hoạt động đàu tư có thể đem lại hiệu quả. • Chuyển giao công nghệ qua các hình thức mua bán licence Đây là hình thức chuyển giao công nghệ thông qua các hợp đồng mua bán quyền sử dụng các độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, các nhãn hiệu hàng hóa và các bí quyết kỹ thuật. Vấn đề cần lưu ý là chuyển giao công nghệ trong trường hợp này không những là các sáng chế đã được cấp cấp bằng chứng nhận quyền sáng chế mà còn 10 kèm theo cả kinh nghiệm sản xuất, quy trình công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài liệu thiết kế kỹ thuật…Chính các sáng chế có kèm theo bí quyết chiếm vị trí chủ yếu trong hoạt động chuyển giao công nghệ mới. Ở trình độ phát triển khoa học kỹ thuật như hiện nay, phần lớn các sáng chế thực tế không thể nào áp dụng được nếu không được cung cấp những bí quyết. 1.1.3. Chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp • Mục địch của chuyển giao Công tác chuyển giao công nghệ nhằm giúp nông dân có khả năng tự giải quyết các vấn đề của gia đình và cộng đồng để đẩy mạnh sản xuất, nâng cao đời sống và trình độ dân trí góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới thông qua áp dụng thành công các kiến thức về khoa học và kỹ thuật, những kinh nghiệm về quản lý, thông tin và thị thị trường, biết được các chủ trương chính sách về nông nghiệp và nông thôn để họ tổ chức sản xuất và kinh doanh (FAO,2001). Công tác chuyển giao công nghệ còn giúp nông dân liên kết lại với nhau đề phòng và chống thiên tai, tiêu thụ sản phẩm, phát triển ngành nghề, xúc tiến thương mại, giúp nông dân phát triển khả năng tự quản lý, điều hành và tổ chức các hoạt động xã hội nông thôn ngày càng tốt hơn ( Bộ nông nghiệp và PTNT,2012). Như vậy, mục đích của công tác chuyển giao công nghệ là: - Đẩy mạnh sản xuất hàng hóa một cách bền vững, góp phần xây dựng nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa và hợp tác hóa. - Nâng cao thu nhập của nông dân, giúp nông dân giải quyết và đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của họ, thực hiện xóa đói giảm nghèo. - Nâng cao dân trí trong nông thôn Phát hiện các vấn đề mới nảy sinh, thẩm định các kết quả nghiên cứu để hình thành chiến lược nghiên cứu. Công tác chuyển giao chỉ có thể có hiệu quả khi kết quả chuyển giao được nông dân chấp nhận, tồn tại bền vững trong nông dân và công đồng, góp phần cải thiện cuộc sống của nông dân. • Các hình thức chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp Hình thức chuyển giao công nghệ theo nghĩa thông thường là việc di chuyển và tiếp nhận công nghệ qua biên giới và là một quá trình đi kèm với việc huấn luyện toàn diện của một bên và sự học hỏi và tiếp nhận của một bên khác. Chuyển giao công nghệ có thể theo hình thức hợp đồng mua bán, tài trợ một phần hoặc hỗ trợ miễn phí khoa học công nghệ cho bên nhận chuyển giao. Hiện nay, địa bàn nghiên cứu có rất nhiều hình thức chuyển giao công nghệ, thể hiện cụ thể qua các hình thức sau: - Hợp đồng chuyển giao công nghệ độc lập Hợp đồng chuyển giao công nghệ độc lập là hợp đồng chuyển giao công nghệ giữa bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao mà không phải là một phần của một giao dịch khác. - Phần chuyển giao công nghệ trong các dự án hoặc các hợp đồng sau đây: + Xây dựng mô hình trình diễn [...]... Công ty Tư Vấn và Đầu tư phát triển Ngô Về nhân sự: Tổng số công nhân viên chức 276 người, trong đó 155 biên chế Với đội ngũ cán bộ - khoa học có trình độ học vấn và trình độ chuyên môn cao, Các đơn vị trực thuộc viện: Trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống ngô Sông Bôi Công ty tư vấn và đầu tư phát triển Ngô Trạm nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật (TBKT) Ngô Phía Nam 2.1.2 Công ty Tư Vấn và. .. hướng phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, cả nước và xu hướng 1.3 của thế giới Nội dung và các bước xây dựng và thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ giống cây trồng 17 1.3.1 Nội dung hợp đồng chuyển giao công nghệ giống cây trồng - Tên hợp đồng chuyển giao công nghệ, trong đó ghi rõ tên công nghệ được chuyển giao; - Đối tư ng công nghệ được chuyển giao, sản phẩm do công nghệ tạo ra; - Chuyển. .. suất của giống 1.2.2 Cấu trúc chuỗi cung ứng sản phẩm ngô thương phẩm và vai trò chuyển giao công nghệ sản phẩm giống ngô 1>Cấu trúc chuỗi cung ứng sản phẩm ngô thương phẩm Hình 1.1 Cấu trúc chuỗi sản phẩm ngô thương phẩm CH giới thiệu sản phẩm công ty Công ty , trung tâm giống cây trồng Bộ phận kinh doanh - thị trường Đại lý bán giống Người nông dân Nhà nghiên cứu giống ngô Bộ phận sản xuất bắp tư i... đối tư ng chuyển giao và bên nhận chuyển giao công nghệ Nếu bên chuyển giao công nghệ mà nguồn công nghệ nghiên cứu và chuyển giao không phù hợp với thực tế không nghiên cứu đúng với hiện trạng khu vực chuyển giao thì gây hậu quả lớn cho bên nhận chuyển giao và kết quả chuyển giao không đạt kết quả như mong muốn Nếu trình độ dân trí của bên nhận chuyển giao cao thì khả năng chuyển giao công nghệ rất... thành sản phẩm: Năng suất, chất lượng sản phảm nông nghiệp tăng cao trên 1 đơn vị diện tích, 1 đơn vị đầu tư kéo theo chi phí sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm 19 thấp làm cho giá thành sản phẩm đưa ra thị trường tiêu thụ với giá thành hạ đấy là kết quả - - của quá trình chuyển giao công nghệ thành công Giá trị tăng thêm của sản phẩm: sản phẩm tăng lên về chất lượng và số lượng làm cho giá trị của sản phẩm. .. Cúp vàng Nông nghiệp 2009 Nhiều Giấy khen, bằng khen của các cấp Bộ, Ngành và danh hiệu CSTĐ cấp cơ sở, CSTĐ cấp Ngành cho các cá nhân trong công ty 2.2 Thực trạng chuyển giao công nghệ ngô giống ở công ty Tư Vấn và Đầu tư phát triển Ngô – Viện nghiên cứu Ngô 2.2.1 Khái quát quá trình và kết quả hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật của Viện nghiên cứu Ngô Song song với hoạt động nghiên cứu, việc chuyển. .. nước và quốc tế trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 Phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Để làm được điều này Nhà nước cần có chính sách quan tâm đặc biệt đến phát triển khoa học và công nghệ; coi đầu tư cho khoa học và công nghệ là đầu tư phát triển; ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phát triển. .. TY TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÔ – VIỆN NGHIÊN CỨU NGÔ 2.1 Tổng quan về Công Ty Tư vấnvà Đầu tư phát triển Ngô - Viện nghiên cứu Ngô 2.1.1 Viện nghiên cứu ngô Tiền thân là Trại nghiên cứu Ngô Sông Bôi thuộc Bộ Nông trường, được thành lập năm 1971, năm 1973 trại thuộc Viện Cây lương thực và cây thực phẩm Năm 1981 trại được chuyển thành Trung tâm Nghiên cứu Ngô Sông Bôi thuộc Bộ Nông nghiệp và Công. .. cao của thị trường, năm 2005 Viện đã thành lập Công ty Tư Vấn và Đầu tư Phát triển Ngô dưới hình thức là công ty TNHH Nhà nước một thành viên Sự ra đời của công ty là dấu mốc quan trọng trong quá trình hoạt động chuyển giao TBKT Với đội ngũ chuyên gia thị trường giỏi, nhiều kinh nghiệm cùng với sự đầu tư về cơ sở vật chất đáng kể của Viện, Công ty đã có những đóng góp vào sự phát triển ổn định của. .. người; Công nhân: 07 người • Chức năng nhiệm vụ, ngành nghề hoạt động - Tư vấn và Đầu tư phát triển Ngô - Sản xuất, kinh doanh hạt giống ngô và các giống cây trồng khác; - Tham gia nghiên cứu, ứng dụng các kết quả nghiên cứu mới vào thực tiễn sản xuất; - Chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ mới về cây ngô và các cây trồng khác - vào sản xuất; Xuất nhập khẩu các loại giống cây trồng, các sản . lý luận về chuyển giao công nghệ ngô giống của công ty Tư vấn và Đầu tư phát triển Ngô Chương 2: Thực trạng công tác chuyển giao công nghệ ngô giống ở công ty Tư vấn và Đầu tư phát triển Ngô. cứu Ngô Chương 3: Giải pháp nhằm tăng cường chuyển giao công nghệ ngô giống ở công ty Tư vấn và đầu tư phát triển Ngô – Viện nghiên cứu Ngô 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ NGÔ. thực hiện đề tài “ Giải pháp tăng cường chuyển giao công nghệ sản phẩm ngô giống của Công ty Tư vấn và Đầu tư Phát triển Ngô làm luận văn thạc sỹ. 2> Mục tiêu nghiên cứu của đề tài • Mục tiêu

Ngày đăng: 01/04/2015, 17:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Thị Bích Loan (2000), “Kinh nghiệm tiếp nhận chuyển giao công nghệ của các nước Châu á – Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam”,Tạp chí kinh tế Châu á Thái bình Dương số 4/2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Kinh nghiệm tiếp nhận chuyển giao công nghệ của các nước Châu á – Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Tác giả: Hoàng Thị Bích Loan
Năm: 2000
2. PGS.TS Nguyễn Hoàng Long (2006), Giáo trình khuyến nông, NXB Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình khuyến nông
Tác giả: PGS.TS Nguyễn Hoàng Long
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2006
3. TS. Chu Văn Thiện (2003), Nghiên cứu - lựa chọn công nghệ và thiết bị để chế biến một số loại hạt giống cây trồng chất lượng cao quy mô vừa và nhỏ , Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu - lựa chọn công nghệ và thiết bị để chế biến một số loại hạt giống cây trồng chất lượng cao quy mô vừa và nhỏ
Tác giả: TS. Chu Văn Thiện
Năm: 2003
4. Vũ Thị Thanh Thủy (2010), Nghiên cứu hoạt độngchuyển giao công nghệ trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương, luận văn thạc sỹ kinh tế nông nghiệp, ĐH Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu hoạt độngchuyển giao công nghệ trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương
Tác giả: Vũ Thị Thanh Thủy
Năm: 2010
5. Bộ môn quản lý công nghệ - Đại học kinh tế quốc dân (2006), Giáo trình quản lý công nghệ, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản lý công nghệ
Tác giả: Bộ môn quản lý công nghệ - Đại học kinh tế quốc dân
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2006
6. Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2003), Nghiên cứu nhu cầu nông dân, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu nhu cầu nông dân
Tác giả: Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2003
9. Viện nghiên cứu Ngô (2012), Một số kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ 1971 -2011, NXB Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ 1971 -2011
Tác giả: Viện nghiên cứu Ngô
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2012
11. Website của Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam: http://www.vaas.org.vn/ Link
12. Website của Viện nghiên cứu ngô: http://www.nmri.org. vn/ Link
7. Công ty Tư vấn và Đầu tư phát triển Ngô (2011), Báo cáo thường niên Khác
8. Công ty Tư vấn và Đầu tư phát triển Ngô (2012), Báo cáo thường niên Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w