Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
409,86 KB
Nội dung
NHÓM 5: 1. Dương Thị Diễn 2. Vũ Thị Chinh 3. Nguyễn Thị Cà Nuôi 4. Trần Thị Trang 5. Ngô Thị Xuân Trường 6. Lâm Thị Ngọc Diệu Đề tài: VỊ THÀNH NIÊN VỚI VẤN ĐỀ PHẠM TỘI I. THỰC TRẠNG Báo động về số trẻ em phạm tội đang "gia tăng và trẻ hóa" thực sự trở thành mối lo ngại với con số trung bình 10.000 vụ tội phạm hình sự do trên 15.000 trẻ em gây ra trên toàn quốc mỗi năm. (Theo Phó Cục trưởng Cục cảnh sát Hình sự Bộ công an Nguyễn Chí Việt - Hội thảo về Chương trình Hành động Quốc gia vì Trẻ em giai đoạn 2011 - 2020, do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức tại Đà Nẵng (diễn ra từ 16 đến 18/8) Những con số giật mình Theo số liệu thống kê của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm hình sự (Bộ Công an), chỉ riêng trong 5 năm (2000 - 2005) thực hiện Đề án 4 Đấu tranh phòng chống tội phạm xâm hại trẻ em và phạm tội trong lứa tuổi vị thành niên thuộc Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, đã phát hiện 47.000, vụ phạm pháp hình sự do 64.500 em vị thành niên gây ra; trung bình hàng năm chiếm 1/4 tổng số vụ phạm pháp hình sự trên toàn quốc. Trong đó đối tượng dưới 14 tuổi chiếm 13%, từ 14 đến 16 tuổi chiếm 34,7%, từ 16 đến 18 tuổi chiếm 52%. Về trình độ văn hoá của các đối tượng phạm pháp vị thành niên này, thống kê cho thấy số không biết chữ chiếm 9,7%, tiểu học chiếm 2,8%, THCS chiếm 41%, THPT chiếm 21%; số đã bỏ học chiếm 45%. Về các tội danh: Phạm tội giết người có 616 em, chiếm 1,3%; phạm tội cướp, cưỡng đoạt, cướp giật có 5169 em, chiếm 11%; phạm tội trộm cắp tài sản có 30.235% chiếm 64,3%; phạm tội cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng có 10.188 em, chiếm 21,6%. Từ năm 2005 đến nay, tình hình phạm tội ở lứa tuổi thành niên đang có dấu hiệu ngày càng cao hơn, cả về mức độ lẫn sự nghiêm trọng của các vụ án. Chỉ trong năm 2006, riêng trẻ em dưới 14 tuổi có gần 8000 vụ vi phạm pháp luật, chiếm đến 70% tội phạm vị thành niên (VTN). Con số này là một lời cảnh báo về tình trạng trẻ em nhỏ tuổi phạm tội. Dưới đây là con số thống kê tình hình tội phạm vị thành niên ở một số tỉnh: Thống kê số lượng tội phạm vị thành niên trên địa bàn thành phố Hà nội năm 2009: • Phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và nghiêm trọng chiếm 53% percent (223 vụ). • Phạm tội ít nghiêm trọng là 47% (193 vụ) Thống kê về giới tính Trong số 416 người vị thành niên bị bắt giam có: • Nữ chiếm 5% (25 trẻ) • Nam chiếm 95% (391 trẻ) Cơ cấu phạm tội theo giới tính: Có 391 trẻ vị thành niên là nam phạm tội, trong đó - Phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và nghiêm trọng chiếm 77% (245 vụ) - Phạm tội ít nghiêm trọng chiếm 33% (74 vụ). Có 25 trẻ là nữ phạm tội, trong đó: - Phạm tội đực biệt nghiêm trọng và ít nghiêm trọng là 40% (10 vụ) - Phạm tội ít nghiêm trọng là 60% (15 vụ). Độ tuổi của trẻ phạm tội Trong số 73 trẻ phạm tội có độ tuổi từ 14 đến chưa đủ 16 tuổi có - 53 vụ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và nghiêm trọng chiếm 72,6% . - 20 vụ phạm tội ít nghiêm trọng chiếm 27,4% Trong số 343 trẻ phạm tội có độ tuổi từ 16 đến chưa đủ 18 tuổi, có: - 191 vụ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và nghiêm trọng chiếm 56% - 151 vụ phạm tội ít nghiêm trọng chiếm 44% Riêng từ đầu năm đến nay (tháng 10/2010), thành phố Hà Nội xảy ra 79 vụ trộm cắp, cướp và cưỡng đoạt tài sản , trong đó có 181 đối tượng gây án là trẻ chưa thành niên. Tại một số tỉnh thành phố khác như Quảng nam, con số tội phạm vị thành niên cũng tăng mạnh. Năm 2009 trên địa bàn Quảng Nam đã xảy ra 396 vụ vi phạm pháp luật ở lứa tuổi chưa thành niên; trong số 587 đối tượng vi phạm thì có đến 278 trẻ dưới 16 tuổi. Trong 5 năm trở lại đây, trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã xẩy ra 197 vụ vị thành niên phạm tội với 310 đối tượng. Số vụ việc trẻ vị thành niên phạm tội tăng nhiều. Nếu năm 2000 toàn tỉnh có 9 vụ với 16 đối tượng gây án thì đến năm 2003 là 19 vụ - 38 đối tượng; năm 2004 xẩy ra 152 vụ với 179 đối tượng. II. NGUYÊN NHÂN 1. Hoàn cảnh gia đình Đây là nguyên nhân đầu tiên và chủ yếu, bởi môi trường sống trong gia đình có tác động đầu tiên và ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình phát triển nhân cách của trẻ em. Vai trò của gia đình trong việc quản lý, giáo dục trẻ em - đặc biệt là vai trò của cha mẹ - là hết sức quan trọng. Quản lý và giáo dục của gia đình là một quá trình liên tục và lâu dài từ khi đứa trẻ sinh ra cho đến khi trưởng thành. Gia đình nào tạo dựng được môi trường giáo dục tốt, có nề nếp kỷ cương thì mặc dù điều kiện kinh tế có khó khăn nhưng vẫn có cuộc sống hạnh phúc, con cái có lối sống trong sáng, lành mạnh. Ngược lại, môi trường giáo dục trong gia đình không tốt sẽ là nguyên nhân dẫn con cái đến con đường vi phạm pháp luật. Những thiếu sót, sai lầm từ phía gia đình có thể là do: Một là, lựa chọn phương pháp quản lý, giáo dục không đúng, như: thỏa mãn và đáp ứng đầy đủ yêu cầu vật chất của con cái khi các yêu cầu này là không chính đáng, không phù hợp với lứa tuổi hoặc điều kiện kinh tế của gia đình. Sự nuông chiều thái quá, không bắt làm lụng, coi nhẹ hoặc bỏ qua lỗi lầm, nghĩa vụ của con cái, từ đó tạo ra thói quen, tâm lý đòi hỏi, hưởng thụ sống ích kỷ, ỷ lại. Ngược lại, có gia đình do bố mẹ thiếu hiểu biết nên khi thấy con có lỗi đã không tìm cách khuyên răn mà lại dạy con bằng cách đánh đập, hành hạ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến vi phạm pháp luật của người chưa thành niên. Hai là, gia đình thiếu trách nhiệm, không quan tâm trong việc quản lý và giáo dục con cái, ỷ lại cho nhà trường và xã hội như: bố mẹ lo làm ăn buôn bán, do phải đi công tác xa thường xuyên, bố mẹ ốm đau bệnh tật không quản lý chặt chẽ việc học tập, sinh hoạt của con cái. Có trường hợp con cái bỏ học hàng tháng, đi chơi qua đêm, nghiện hút và có hành vi vi phạm pháp luật mà bố mẹ không hề hay biết, chỉ đến khi nhận được thông báo của cơ quan công an hoặc hàng xóm, bạn bè mách bảo thì mọi việc đã muộn. Ba là, một số gia đình có hoàn cảnh đặc biệt như bố mẹ ly hôn; bố mẹ đang chấp hành án phạt tù, bố hoặc mẹ đã chết, sống với gì ghẻ hoặc bố dượng, mồ côi cả bố mẹ các em phải ở với ông bà, anh chị em ruột, sống một mình, sống lang thang. Những trẻ em rơi vào hoàn cảnh này thường bị tổn thương về tâm lý do tự ti, mặc cảm, thiếu thốn tình cảm, thiếu điều kiện học tập vui chơi, thiếu quản lý, giáo dục dẫn đến mất phương hướng khi hành động dễ bị lôi kéo vào những hành vi tiêu cực, phạm tội. Trong số các trẻ vị thành niên phạm pháp ở Việt nam thì có đến hơn 70% trẻ không được quan tâm chăm sóc đầy đủ từ gia đình. Theo con số thống kê của trường Đại học An ninh nhân dân, hoàn cảnh gia đình có ảnh hưởng trực tiếp đến việc trẻ phạm tội như sau: 30% trẻ phạm tội có bố, mẹ nghiện ma tuý, ham mê cờ bạc; 21% có gia đình làm ăn phi pháp; 8% có anh chị có tiền án tiền sự; 10,2% trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ; 32% trẻ có bố mẹ ly hôn; 49% trẻ bị cha mẹ đánh đập, chửi mắng; 21% được nuông chiều quá mức, 28% bố mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu và 75% trẻ không được gia đình quan tâm quản lý 7 … Tại trường giáo dưỡng số 2 - Bộ Công an có 60 – 70% em vi phạm pháp luật là do gia đình không giáo dục nghiêm khắc; ở trại giam Thanh Xuân - Bộ Công an thì 57% phạm nhân ở tuổi thanh thiếu niên hay bị bố mẹ mắng chửi, hay có người thân nghiện hút, cờ bạc… 2. Nguyên nhân từ nhà trường Nhà trường là chiếc nôi thứ hai sau gia đình góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Đối với người chưa thành niên, quá trình học tập, rèn luyện trong nhà trường phổ thông là giai đọan chuẩn bị những phẩm chất và năng lực cần thiết để họ thích ứng với cuộc sống lao động sau này. Tuy nhiên một bộ phận người chưa thành niên lại có sự phát triển lệch lạc về đạo đức, nhân cách và đi vào con đường phạm pháp. Theo đề tài nghiên cứu: “NHỮNG NGUYÊN NHÂN TỪ PHÍA NHÀ TRƯỜNG DẪN TỚI TÌNH TRẠNG NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN VI PHẠM PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH” của TS. TRẦN THỊ HƯƠNG – Khoa Tâm lý – Giáo dục học Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh đã khảo sát ý kiến đánh giá của 162 cán bộ ở các cơ quan chuyên trách công tác phòng chống NCTN vi phạm pháp luật ở TP. HCM về nguyên nhân từ phía nhà trường theo 4 mức độ và cho điểm tương ứng (Rất cơ bản/3 điểm, cơ bản/2 điểm, ít cơ bản/1 điểm, không cơ bản/0 điểm), thu được kết quả ở bảng sau: Bảng 2.1. Đánh giá của cán bộ chuyên trách về nguyên nhân từ phía nhà trường TT Nguyên nhân Mức độ (%) ĐTB RCB CB It Kh 1 Thiếu sự phối hợp hiệu quả giữa nhà trường - gia đình – xã hội 38.3 46.9 13.0 1.9 2.22 2 Chú trọng dạy chữ, xem nhẹ công tác giáo dục đạo đức 33.3 43.2 21.0 2.5 2.07 3 Buông lỏng việc giáo dục, quản lý học sinh cá biệt 28.4 47.5 21.0 3.1 2.01 4 Chương trình quá tải làm học sinh yếu chán học, bỏ học 19.1 38.9 38.3 3.7 1.73 5 Thầy cô thiếu thông cảm, thiếu công bằng, định kiến 18.5 39.5 37.7 4.3 1.72 Từ kết quả thống kê ở bảng trên cho thấy có 85.2% ý kiến cho rằng “thiếu sự phối hợp hiệu quả giữa nhà trường – gia đình – xã hội” trong công tác giáo dục học sinh là nguyên nhân cơ bản nhất từ phía nhà trường. Tại sao đây lại là nguyên nhân thuộc về phía nhà trường trong khi đề cập đến cả ba môi trường giáo dục?. Công tác giáo dục đối với NCTN là trách nhiệm của cả nhà trường, gia đình, xã hội và cần có sự phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục này. Tuy nhiên, trong sự phối hợp đó, nhà trường đóng vai trò chủ đạo, vì vậy khi nói đến “thiếu sự phối hợp hiệu quả” giữa ba môi trường giáo dục thì trách nhiệm trước hết thuộc về phía nhà trường. Thực tiễn giáo dục cho thấy nhận thức về sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội chưa đúng.Nhà trường thì chỉ tập trung cho chất lượng học tập, xem nhẹ giáo dục đạo đức, dẫn đến khi học sinh hư hỏng thì đổ lỗi cho gia đình không quan tâm và xã hội thì quá nhiều ảnh hưởng tiêu cực.Một số gia đình xem nhà trường là môi trường giáo dục duy nhất cho trẻ, vì vậy trẻ hư thì đổ lỗi hoàn toàn cho nhà trường. Các lực lượng xã hội lại luôn kêu ca là nhà trường, gia đình chưa có giải pháp cho giáo dục nên đưa ra xã hội nhiều “phế phẩm” Việc đổ lỗi cho nhau của nhà trường - gia đình - xã hội xuất phát từ sự phối hợp quá lỏng lẻo, chỉ là hình thức, là hiện tượng “trống đánh xuôi kèn thổi ngược”. Xét về phía nhà trường, công tác phối hợp với gia đình và xã hội chưa được đầu tư chiều sâu. Trong các trường học cũng đã thành lập Ban đại diện cha mẹ học sinh tòan trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh từng lớp, nhưng họat động của các tổ chức này mang tính hình thức hoặc có họat động thì chỉ tập trung vào một số nội dung nhằm hỗ trợ nhà trường về các điều kiện vật chất. Giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò nòng cốt trong sự phối hợp với gia đình và nhà trường, nhưng thực chất vì nhiều lý do khác nhau mà giáo viên chủ nhiệm chưa thực sự nhiệt tình và có trách nhiệm đối với công việc này, chưa có sự liên hệ chặt chẽ với gia đình và thống nhất với gia đình về nội dung, phương pháp giáo dục. Có những học sinh trong suốt quá trình học tập ở trường đã có những biểu hiện của học sinh cá biệt nhưng gia đình không hề hay biết và nhà trường cũng không phối hợp với gia đình để quản lý, giáo dục. Vì vậy học sinh ngày càng dấn sâu vào hư hỏng và đi đến phạm pháp Hai nguyên nhân tiếp theo từ phía nhà trường cũng được nhiều ý kiến của cán bộ trong mẫu khảo sát thống nhất khẳng định là nhà trường “chú trọng dạy chữ, xem nhẹ công tác giáo dục đạo đức”, và “buông lỏng việc quản lý, giáo dục học sinh cá biệt”. Chức năng của nhà trường là giáo dục tòan diện nhân cách cho học sinh, tuy nhiên các nhiệm vụ giáo dục tòan diện ở nhiều trường chưa được thực hiện đồng bộ, mới chỉ chú trọng “dạy chữ” mà xem nhẹ việc “dạy người”. Đa phần các trường mới chỉ làm được chức năng là nơi cung cấp tri thức qua sách vở cho học sinh, còn việc quản lý, giáo dục học sinh về đạo đức, lối sống còn nhiều bất cập và hạn chế, chưa được chú trọng đúng mức. Ở các trường trên địa bàn TP. HCM, ngòai họat động dạy học trên lớp, nhà trường rất ít tổ chức các họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp cho học sinh và nếu có tổ chức cũng nặng về hình thức.Điều đó có nguyên nhân là hiện nay học sinh ở thành phố đang quá tải về giờ học, ngòai giờ học chính khóa học sinh phải học thêm dưới nhiều hình thức khác nhau.Vì vậy phần lớn thời gian trong ngày của học sinh phải dồn cho học tập, thời gian vui chơi, giải trí của học sinh rất ít. Chính sự quá tải trong học tập đó đã khiến cho nhiều học sinh học yếu hay trung bình dễ bi quan, chán nản, chây lười học tập, kết quả học tập sút kém dẫn đến bỏ bê học tập hoặc bỏ học Việc bỏ học dẫn đến tình trạng học sinh có trình độ văn hóa thấp lại tạo xuất phát điểm cho những hành vi phạm pháp. Phần lớn người chưa thành niên đi vào con đường vi phạm pháp luật không phải một cách ngẫu nhiên mà trước đó đã có một quá trình phát triển lệch “chuẩn” ngay trong thời gian đi học ở nhà trường phổ thông. Những học sinh này thường gọi chung là “học sinh cá biệt” (trẻ chưa ngoan, trẻ hư, trẻ khó giáo dục, học sinh chậm tiến…) là những học sinh có những hành vi sai lệch so với các chuẩn mực xã hội, nhưng hành vi sai lệch đó lặp đi lặp lại nhiều lần có tính hệ thống và tương đối ổn định. Những biểu hiện của học sinh cá biệt thường là: - Thiếu ý thức tổ chức kỷ luật - Kết quả học tập yếu kém, trốn học, bỏ học - Thái độ vô lễ, thiếu tôn trọng thầy cô, người lớn, không vâng lời cha mẹ - Gian dối, nói tục, chửi bậy, chây lười trong các hoạt động tập thể - Tác phong sinh hoạt bê tha, la cà hàng quán, ngỗ ngược, ăn chơi, đua đòi, quậy phá, chống đối, ngổ ngáo, tham gia các băng nhóm - Sống theo kiểu phiêu lưu mạo hiểm, anh hùng cá nhân, suy tôn “thủ lĩnh”, dễ bị kích động, manh động, không thích lý luận, bảo vệ chân lý bằng “nắm đấm” Rõ ràng học sinh cá biệt trong nhà trường chỉ là một bộ phận nhỏ nhưng giáo dục những học sinh này là nhiệm vụ quan trọng của nhà trường. Tuy nhiên đây là công việc vô cùng khó khăn, phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian, công sức nên nhiều trường đã buông lỏng và thiếu quan tâm đầu tư thích đáng, chưa đặt vấn đề giáo dục học sinh cá biệt, học sinh hư vào đúng vị trí của nó ngay từ công tác quản lý giáo dục đến quá trình tác động giáo dục. Giáo dục của nhà trường mới dừng lại mức độ chung cho tất cả học sinh mà chưa đi sâu đi sát đặc điểm từng học sinh cá biệt để hiểu rõ nguyên nhân và tìm biện pháp tác động phù hợp. Vì vậy nhiều học sinh yếu kém về học tập, đạo đức ngày càng sa sút hơn, chán nản hơn, bỏ học chơi bời lêu lổng, bị bạn bè xấu rủ rê lôi kéo đi vào con đường hư hỏng. Nhiều trường chưa có những biện pháp đúng đắn và hiệu quả để giáo dục học sinh cá biệt nên thông thường khi một học sinh khó giáo dục, hư đốn thường bị nhà trường kỷ luật, đuổi học - đó là cách làm đơn giản mà không giải quyết triệt để vấn đề. Những học sinh cá biệt với một trình độ hiểu biết thấp, những phẩm chất tâm lý xấu chiếm ưu thế trong cấu trúc nhân cách, nếu bị đẩy khỏi môi trường giáo dục của nhà trường và gia đình thì họ càng dễ dàng tiêm nhiễm thói hư tật xấu khác ngòai xã hội và đi vào con đường phạm pháp. Đối với học sinh cá biệt, sự không phù hợp giữa trình độ phát triển cá nhân so với các chuẩn mực được thiết kế trong mục tiêu giáo dục nếu không kịp thời có biện pháp giải quyết cũng tạo tiền đề cho sự hư hỏng của người chưa thành niên. Công tác giáo dục học sinh cá biệt có những nét đặc thù về mục đích, nội dung, nguyên tắc, phương pháp giáo dục. Tuy nhiên, một bộ phận giáo viên - nhà giáo dục trong các nhà trường thiếu kinh nghiệm giáo dục, không được trang bị đầy đủ về kiến thức, kĩ năng sư phạm nên dễ giải quyết các tình huống giáo dục theo cảm tính dẫn đến những hậu quả sai lầm. Kinh nghiêm cá nhân, sự non kém về sư phạm, các sai lầm về nghệ thuật giáo dục, thái độ ban ơn, trịnh thượng, áp đặt, sự trách phạt quá nghiêm khắc hay tình thương không đúng tất cả đều góp phần đẩy người chưa thành niên đi vào con đường vi phạm pháp luật. 3. Nguyên nhân từ môi trường xã hội - Môi trường xã hội nơi các em sinh sống hiện đang tồn tại nhiều hiện tượng tiêu cực, tệ nạn và các hành vi phạm tội, các dịch vụ và các điểm kinh doanh không lành mạnh. Chính những hiện tượng tiêu cực mà người chưa thành niên trực tiếp quan sát được đã hình thành trong chúng những suy nghĩ tiêu cực và dễ bị sa ngã. - Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa được chú trọng đúng mức. Đồng thời, việc thực thi kém hiệu quả các quy định của pháp luật đã được ban hành nhất là Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự dẫn đến tình trạng trật tự, kỉ cương xã hội chưa nghiêm. - Các đối tượng phạm tội hình sự hoạt động với nhiều thủ đoạn tinh vi xảo quyệt. Chúng tìm mọi cách dụ dỗ, lôi kéo người chưa thành niên vào con đường ăn chơi, hư hỏng, dẫn đến phạm tội. Đặc biệt, chúng lôi kéo con em của những cán bộ có chức quyền làm “lá chắn” cho chúng. - Công tác quản lý xã hội nói chung, quản lý các loại hình dịch vụ nói riêng chưa được hoàn thiện. Sự trôi nổi của các sách báo, băng đĩa lậu có nội dung đồi trụy, khiêu dâm, kích động, bạo lực có tác động xấu đến nhận thức và hành động của người chưa thành niên. Các em khi tiếp xúc với các nội dung đó lại không nhận thức hết được tính nguy hiểm của chúng, bắt chước các hành động trên phim ảnh từ đó dẫn đến phạm tội. 4. Tâm lý trẻ em giai đoạn vị thành niên Trẻ em vị thành niên có tâm lý thiếu ổn định, xốc nổi, thích độc lập và thích khẳng định mình. Điều này dẫn đến thái độ sống không đúng đắn và những hành vi xấu của trẻ. Vì vậy nếu chúng ta không kịp uốn nắn, đó là nguyên nhân dẫn đến tới tội phạm. Rất ít các công trình nghiên cứu về lứa tuổi vị thành niên của Việt Nam để ý tới nghiên cứu đánh giá những hành vi kém thích nghi, hành vi rối nhiễu và sự thiếu hụt các kỹ năng ứng phó giải quyết vấn đề ở tuổi vị thành niên. Những đứa trẻ thất bại trong việc xử lý những xung đột với cha mẹ, với thầy cô, với bạn bè trong lớp, trong trường (nhất là bạn khác giới) có thể bỏ nhà đi lang thang, có thể bỏ lớp, bỏ trường gia nhập vào các nhóm bạn xấu… rồi trở thành tội phạm. Những nghiên cứu trẻ em vị thành niên bỏ nhà đi qua đêm hoặc bỏ nhà gia nhập vào nhóm trẻ lang thang cho thấy các em này thường bày tỏ sự thất vọng, chán nản về gia đình. Đứa trẻ bỏ nhà thường là muốn thoát khỏi môi trường thù nghịch, nơi trẻ không cảm nhận được sự yêu thương, hoặc nơi làm trầm trọng những xung đột xung quanh một nhiệm vụ phát triển. Chẳng hạn, như trẻ có nhu cầu được độc lập, muốn được tôn trọng trong khi cha mẹ không tin trẻ, gia tăng sự kiểm soát, hay xúc phạm trẻ và khi trẻ cảm thấy không còn khả năng thay đổi quan hệ với mẹ, trẻ có thể bỏ nhà đi lang thang. Phần lớn những trẻ bỏ nhà đi lang thang có sự thiếu hụt nhận thức và không có kỹ năng giải quyết xung đột. Lứa tuổi vị thành niên đòi hỏi các em phải đương đầu với những khó khăn do những yêu cầu và nhiệm vụ phát triển đang đặt ra cho chúng (như tăng cường các hoạt động nhóm bạn, giảm sự kiểm soát của người lớn, tăng tính độc lập tự quyết định…). Những nghiên cứu trên trẻ vị thành niên gặp thất bại học đường, có hành vi quậy phá, rối nhiễu tâm lý (tỷ lệ này chiếm từ 10-12%) cho thấy các kỹ năng hợp tác, kiểm soát xung tính, kiềm chế xúc cảm, kỹ năng tự đánh giá, giải quyết các tình huống có vấn đề và đặc biệt là kỹ năng giao tiếp ứng xử trong quan hệ với bạn khác giới ở các em này rất nghèo nàn. Chẳng hạn, khi nghiên cứu trên hai nhóm vị thành niên là học sinh bình thường (218 em) và những học sinh có vấn đề – cá biệt (168 em) từ lớp 8 đến 12 (14-19 tuổi), các nhà nghiên cứu đã so sánh kỹ năng ứng phó giải quyết vấn đề của hai nhóm này với các tình huống khó khăn, xung đột trong quan hệ liên cá nhân (quan hệ với cha mẹ; quan hệ với bạn cùng giới, khác giới; quan hệ với người lớn khác, quan hệ với trẻ ít tuổi hơn). Mức độ đánh giá các kỹ năng chia thành 5 loại: tích cực, hợp lý, tiêu cực, xung tính và lảng tránh. Kết quả cho thấy nhóm trẻ cá biệt có các kỹ năng giải quyết vấn đề một cách hợp lý thấp hơn hẳn nhóm trẻ bình thường, trong khi nhóm trẻ cá biệt sử dụng các giải pháp tiêu cực, xung tính hay lảng tránh cao hơn hẳn nhóm trẻ bình thường. Kết luận của công trình nghiên cứu này cho thấy ở nhóm trẻ có vấn đề – cá biệt, thiếu hụt không chỉ ở nhận thức tình cảm mà thiếu hụt cả các kỹ năng (ví dụ: thiếu kỹ năng tự kiềm chế xung tính, kỹ năng đánh giá hậu quả, kỹ năng phân tích chọn lựa các giải pháp hợp lý…). III. GIẢI PHÁP Giải pháp Thứ nhất, tăng cường vai trò của gia đình với ý nghĩa là rào cản của hiện tượng vi phạm pháp luật của người chưa thành niên. - Công tác giáo dục được thể hiện cụ thể như việc lựa chọn phương pháp giáo dục đúng, tăng cường trách nhiệm trong quản lý và giáo dục con cái, kiểm tra các hoạt động hằng ngày của các em để kịp thời uốn nắn, sửa chữa các lệch lạc trong suy nghĩ và hành động, không để các em bị lợi dụng, lôi kéo vào con đường tiêu cực là việc làm hết sức cần thiết. - Các bậc cha mẹ cần được nâng cao tri thức về phòng, chống vi phạm, tội phạm, tệ nạn xã hội để hiểu được vi phạm tội phạm và tệ nạn xã hội là gì; nguyên nhân chủ quan và [...]... cách nhận biết người phạm tội, vi phạm pháp luật, mắc nghiện ma túy; tội phạm và tệ nạn xã hội gây ra tác hại gì cho bản thân, gia đình, xã hội; có thể cai nghiện ma túy được không; cai nghiện bằng cách nào để họ có định hướng và có biện pháp quản lý, giáo dục con cái - Xây dựng gia đình thực sự là tổ ấm cho các em lớn khôn và trưởng thành, không vi phạm pháp luật, không phạm tội và mắc tệ nạn xã hội;... vụ trực tiếp phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, nhất là các lực lượng ở cơ sở, bảo vệ dân phố, dân phòng, bảo vệ chuyên trách, bán chuyên trách của các cơ quan, xí nghiệp; đẩy mạnh phong trào quần chúng tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, liên tục phát động quần chúng tấn công trấn áp tội phạm; kịp thời phát hiện, phòng ngừa đấu tranh ngăn chặn các loại tội phạm nguy hiểm; phối hợp với ngành nội chính... hợp với ngành nội chính tiến hành điều tra, truy tố, xét xử kịp thời các đối tượng phạm tội; nghiên cứu, dự báo tình hình tội phạm, đề xuất chủ trương, biện pháp đấu tranh phù hợp - Triển khai tốt việc dạy nghề cho các đối tượng ở các trại giam, đưa chương trình việc làm vào các trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hỗ trợ giải quyết việc làm cho các đối tượng vừa ra khỏi các trường giáo... vi phạm tội phạm; thông qua các loại hình văn hóa nghệ thuật, phổ biến rộng rãi những gương người tốt, việc tốt; phản ảnh kịp thời những hiện tượng tiêu cực, giúp các cơ quan chuyên trách phát hiện kịp thời những hành vi vi phạm, phạm tội, thường xuyên kiểm tra và kiên quyết khắc phục những hiện tượng không lành mạnh trong các hoạt động văn hóa, báo chí, văn nghệ; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm. .. sống kinh tế gia đình để trẻ em có được những điều kiện sống tối thiểu như ăn ở, mặc, sinh hoạt, học hành Thứ hai, tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình, giữa nhà trường và các cơ quan chức năng khác trong việc quản lý, giáo dục các em và phòng chống vi phạm pháp luật của học sinh, sinh viên Cụ thể là, các cơ sở đào tạo có trách nhiệm quản lý giáo dục học sinh, sinh viên trong các trường... các cơ sở đào tạo có trách nhiệm quản lý giáo dục học sinh, sinh viên trong các trường học, đưa nội dung giáo dục, pháp luật và các quy định bảo vệ an ninh, trật tự vào chương trình giáo dục chính khóa ở các cấp học; phối hợp tốt với gia đình trong việc quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên, bảo vệ an ninh, trật tự trong khu vực nhà trường Thứ ba, tăng cường công tác quản lý, tuyên truyền và phát huy . Diệu Đề tài: VỊ THÀNH NIÊN VỚI VẤN ĐỀ PHẠM TỘI I. THỰC TRẠNG Báo động về số trẻ em phạm tội đang "gia tăng và trẻ hóa" thực sự trở thành mối lo ngại với con số trung bình 10.000 vụ tội. chiếm đến 70% tội phạm vị thành niên (VTN). Con số này là một lời cảnh báo về tình trạng trẻ em nhỏ tuổi phạm tội. Dưới đây là con số thống kê tình hình tội phạm vị thành niên ở một số tỉnh: Thống. 416 người vị thành niên bị bắt giam có: • Nữ chiếm 5% (25 trẻ) • Nam chiếm 95% (391 trẻ) Cơ cấu phạm tội theo giới tính: Có 391 trẻ vị thành niên là nam phạm tội, trong đó - Phạm tội đặc biệt