báo cáo thực tập tổng hợp khoa kinh tế luật tại Cảng dầu B12

15 422 1
báo cáo thực tập tổng hợp khoa kinh tế luật tại Cảng dầu B12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo thực tập tổng hợp MỤC LỤC 1 Báo cáo thực tập tổng hợp LỜI MỞ ĐẦU Cảng dầu B12 là đơn vị trực thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xăng dầu B12, là một đơn vị có bề dày lịch sử và nhiều thành tích như Huân chương Độc lập hạng Ba do chủ tịch nước kí tặng và nhiều huân, huy chương khác. Để đạt được những thành tích xuất sắc đó là việc doanh nghiệp luôn ưu tiên chú trọng đến thực hiện đúng các quy định, pháp luật của Nhà nước. Đó cũng chính là cơ sở giúp cho sự phát triển ổn định và lâu dài của doanh nghiệp. Trong thời gian thực tập tại Cảng dầu B12 em đã được sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của lãnh đạo và nhân viên bên phía Cảng dầu B12. Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cũng như các phòng ban đã giúp đỡ em để em hoàn thành tốt đẹp quá trình thực tập tại đơn vị. Trên hết, em xin chân thành cảm ơn Tiến Sĩ Trần Thị Thu Phương là người đã trực tiếp hướng dẫn em trong quá trình thực tâp. Bài báo cáo tổng hợp của em gồm 5 mục: Mục I: Giới thiệu chung về Cảng dầu B12 - Công ty xăng dầu B12. Mục II: Hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động của Cảng dầu B12. Mục III: Thực trạng thi hành và tác động của hệ thống quy phạm pháp luật thương mại đối với hoạt động, kinh doanh của Cảng dầu B12 - Công ty xăng dầu B12. Mục IV: Đánh giá chung về thực trạng thi hành và hệ thống pháp luật thương mại điều chỉnh hoạt động của Cảng dầu B12 - Công ty xăng dầu B12. Mục V: Những vấn đề đặt ra cần giải quyết và đề xuất đề tài khóa luận. Mặc dù được sự giúp đỡ và nhiều ý kiến đóng góp, cùng với sự cố gắng của bản thân nhưng báo cáo tổng hợp chắc không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong Tiến Sĩ Trần Thị Thu Phương và các thầy cô trong bộ môn góp ý để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên Phạm Thế Hùng Mục I: Giới thiệu chung về Cảng dầu B12 - Công ty xăng dầu B12. 1.1 Giới thiệu khái quát về Cảng dầu-Công ty xăng dầu B12. Tên công ty: Cảng dầu –Công ty xăng dầu B12 (thường gọi tắt là Cảng dầu B12). Địa chỉ: Khu 1 – Phường Bãi Cháy – TP Hạ Long - Tỉnh Quảng Ninh. 2 Báo cáo thực tập tổng hợp Số điện thoại: 033.3847416; Fax: 033.3847091 Mã số thuế: 5700101690. Tiền thân của Cảng Dầu B12 là công trình thủy lợi B12 được thành lập ngày 27/08/1968 do Chính phủ duyệt quy hoạch thiết kế thi công. Công trình do Liên Xô (cũ) giúp ta xây dựng cảng đầu mối lớn nhất miền Bắc dùng để tiếp nhận nhập khẩu xăng dầu phục vụ cho sản xuất và quốc phòng.Khi mới thành lập, Cảng dầu B12 có 138 lao động; Quản lý cơ sở vật chất gồm hơn 22.000m³ bể chứa xăng dầu, 03 phương tiện thủy, 02 tầu phục vụ, cảng phao tiếp nhận tàu 30.000 DWT. Cảng dầu B12 được giao nhiệm vụ quản lý khai thác hệ thống các công trình xăng dầu gồm: Cảng biển tiếp nhận xăng dầu B12 (theo thiết kế ban đầu cảng chỉ cho phép tiếp nhận được loại tầu đến 10.000 DWT, qua nhiều lần cải tạo, nâng cấp đến nay là cảng cứng, có một cầu tiếp nhận được tầu đến 5.000 DWT và một cầu tiếp nhận được loại tầu có trọng tải đến 40.000 DWT); kho bể chứa xăng dầu hiện đại với dung tích hơn 90.000m³. Cảng dầu B12 thuộc công ty xăng dầu B12 ,là đơn vị kinh tế có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc vào công ty theo chế độ phân cấp đặc thù của ngành xăng dầu, đồng thời chịu sự chỉ đạo mọi mặt của công ty theo chế độ phân cấp, chịu sự kiểm tra giám sát của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh và TP Hạ Long. Thực hiện Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/03/2010 của Chính phủ về việc chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu (NDD25) và Thông tư số 79/2010/TT-BTC ngày 24/05/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý tài chính khi chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Công ty đã chuyển đổi thành công sang mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (vào ngày 09/07/2010), theo đó Cảng dầu thuộc Công ty xăng dầu B12 nên cũng chịu sự ảnh hưởng của sự chuyển đổi này. 1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Cảng dầu B12. -Tổ chức tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu; thực hiện nhập, xuất xăng dầu điều động nội bộ của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam; Tồn chứa, bảo quản, bơm chuyển xăng dầu bằng đường ống, bảo đảm tạo nguồn cho các đơn vị phía sau; -Kinh doanh bán buôn, bán lẻ xăng dầu và các sản phẩm họ dầu trên biển; -Dự trữ xăng dầu quốc gia; -Tổ chức thực hiện tốt các mặt công tác: Bảo vệ an ninh trật tự, an toàn phòng cháy chữa cháy, phòng chống khủng bố, an toàn cảng biển, an toàn môi trường; 3 Báo cáo thực tập tổng hợp -Tổ chức kinh doanh hạch toán kinh tế; 1.3 Ngành nghề kinh doanh của Cảng dầu B12. * Loại hình Kinh doanh chính: - Kinh doanh các mặt hàng xăng dầu ( xăng Mogas 92, 95, dầu Diesel, dầu Mazut); - Kinh doanh các loại Dầu mỡ nhờn, dầu động cơ (phục vụ các phương tiện cơ giới và tầu thuyền); - Các loại nhiên liệu lỏng được sản xuất từ dầu mỏ, Gas và các phụ kiện gas -Hoạt động tái xuất xăng dầu; * Kinh doanh phụ: - Vận tải xăng dầu bằng đường ống cho Tập đoàn xăng dầu Việt Nam và các Công ty kinh doanh xăng dầu khác có nhu cầu; - Các dịch vụ Cảng biển (lai dắt, buộc cởi dây, cung ứng nước ngọt…) - Bảo quản dự trữ xăng dầu cho Nhà nước (hàng P10) và cho thuê kho hàng để dự trữ xăng dầu; - Vận tải bằng ô tô sitec chuyên dùng; - Dịch vụ ứng cứu dầu tràn; 1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Cảng dầu B12. Đứng đầu là giám đốc Cảng dầu; phụ việc cho giám đốc là hai Phó giám đốc: PGĐ Kĩ Thuật và PGĐ Kinh doanh.Cảng dầu gồm các phòng:Phòng quản lí kĩ thuật; Phòng kế toán tài chính; Phòng tổ chức hành chính; Phòng kinh doanh,đứng đầu các phòng là các trưởng phòng với các chức năng trách nhiệm riêng biệt. 4 Báo cáo thực tập tổng hợp Ban giám đốc Cảng dầu là những người có quyền cao nhất lãnh đạo, chỉ đạo mọi hoạt động của Cảng dầu B12. Giám đốc Cảng dầu B12 chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty xăng dầu B12 về tổ chức điều hành và hoạt động kinh doanh của Công ty theo quy định pháp luật. *Phòng kinh doanh: -Lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp và thực hiện kế hoạch công ty giao; -Kiểm tra theo dõi quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị; -Tiến hành công tác phát triển thị trường, khách hàng; -Giám định, đảm bảo chất lượng, số lượng hàng hóa nhập khẩu qua Cảng dầu B12; *Phòng kế toán: -Có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin về các hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị nhằm giúp Giám đốc điều hành; -Quản lý hoạt kinh tế tài chính đạt hiệu quả cao; -Phản ánh đầy đủ tài sản hiện có của doanh nghiệp và sự vận động tài sản của đơn vị; -Phản ánh toàn bộ các chi phí, kết quả quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; Phòng kỹ thuật: 5 Báo cáo thực tập tổng hợp -Chịu trách nhiệm về tình trạng kỹ thuật toàn bộ tài sản, vật tư, trang thiết bị, kho bể, tuyến ống, máy móc thiết bị, cầu cảng , nhà cửa văn phòng; -Lập kế hoạch trùng tu bảo dưỡng các công trình xăng dầu; *Phòng Tổ chức hành chính: -Chịu trách nhiệm về quản lý nhân sự, tuyển dụng nhân viên, bố trí công tác thi đua khen thưởng; -Tham mưu cho Giám đốc bố trí sắp xếp lao động cho phù hợp. 1.5 Cơ sở vật chất kĩ thuật của Cảng dầu B12. Cảng đầu mối B12 hiện là cảng nhập khẩu duy nhất cho khu vực miền Bắc từ Nghệ Tĩnh trở ra. Cảng mới được nâng cấp thành cầu cảng cứng, có thể nhập tầu trọng tải đến 40.000 DWT và xuất cho tầu đến 5.000 DWT, 12 bể nhập, xuất xăng dầu có sức chứa lên tới 90.000m³. Cùng với việc quy hoạch sức chứa kho đầu mối (Kho cảng và Kho K130), cải tạo đường ống nhập (tuyến-8) liên hoàn giữa 2 kho, cơ cấu tầu nhập khẩu hợp lý và tăng cường công suất của hệ thống tuyến ống vận chuyển xăng dầu, Cảng dầu B12 có thể tiếp nhận được tối đa đến 7 triệu tấn/năm. Với hai trạm bơm xuất xăng dầu đường thủy cùng hệ thống xuất hàng tự động, hệ thống bán dẫn tự động, các trang thiết bị khác phục vụ cho công tác phòng cháy chữa cháy. 1.6 Mạng lưới hoạt động, kinh doanh của Cảng dầu B12. Cảng dầu có mạng lưới kinh doanh rộng lớn, nhưng phần lớn việc kinh doanh của Cảng dầu tập trung ở các tỉnh :Hải Phòng; Hải Dương; Hưng Yên. Việc kinh doanh với các đối tác nước ngoài cũng được phía Cảng dầu trú trọng và tiếp tục mở rộng kinh doanh. Tiến tới Cảng dầu tiếp tục nghiên cứu đưa vào kinh doanh một số mặt hàng như: nước tẩy JAVA; Bảo Hiểm… Mục II : Hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động của Cảng dầu B12. Trước tiên , với sự hình thành và phát triển trên 40 năm, ngày 09/07/2010 Tập đoàn xăng dầu Việt Nam đã hoàn thiện thủ tục chuyển đổi mô hình từ Công ty Nhà nước sang Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, vì vậy Cảng dầu B12 là công ty con thuộc Công ty xăng dầu B12 cũng sẽ chịu sự tác động của việc chuyển đổi này, do vậy Cảng dầu sẽ chịu sự điều chỉnh của luật doanh nghiệp với tư cách là thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Theo luật doanh nghiệp thì mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty có tư cách pháp nhân và chịu sự điều chỉnh của luật doanh nghiệp về một số điều như: quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp( điều 64 6 Báo cáo thực tập tổng hợp và 65 luật doanh nghiệp ), chức năng nhiệm vụ của một số ban ngành, vốn điều lệ của công ty… Hoạt động kinh doanh xăng dầu được điều chỉnh bởi nghị định số “84/2009/NĐ- CP của Chính phủ: Về kinh doanh xăng dầu”. Trong nghị định có quy định về kinh doanh xăng dầu và điều kiện kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam. Một số văn bản luật liên quan: • Thông tư số 11/2010/TT-BKHCN Quy định về quản lý đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu quy định tại nghị định 84/2009/NĐ-CP. • Thông tư số 234/2009/TT-BTC Hướng dẫn cơ chế hình thành, quản lý và sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu. Cảng dầu B12 kinh doanh nhiều mặt hàng nhưng chủ yếu nhất vẫn là xăng dầu và các sản phẩm có liên quan đến xăng dầu, hàng năm công ty đóng góp cho nhà nước hàng ngàn tỷ đồng tiền thuế, có nhiều luật về thuế điều chỉnh đến hoạt động của đơn vị: • Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. (sửa đổi bổ sung 2013). • Luật thuế tiêu thụ đặc biệt. (Văn bản luật liên quan:Nghị định số 113/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2009/NĐ-CP thi hành một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt). • Luật thuế bảo vệ môi trường. (Văn bản luật liên quan: Nghị định số 67/2011/NĐ-CP quy đinh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường). • Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. (Văn bản luật liên quan :Thông tư số 58/2013/TT- BTC về sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng thuộc nhóm 2710 tại biểu thuế nhập khẩu ưu đãi). Để xử phạt những hành vi vi phạm hành chính của các đối tượng kinh doanh xăng dầu thủ tướng ban hành Nghị định số 104/2011/NĐ-CP về Quy định xử phạt hành chính về kinh doanh xăng dầu. Nghị định quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi phạm về kinh doanh xăn dầu, nhằm tạo sự răn đe và chống hành vi gian lận thương mại trong kinh doanh xăng dầu. Với việc kinh doanh mặt hàng chính là xăng dầu, với nguy cơ dẫn đến khả năng cháy nổ rất cao nên ban lãnh đão cũng như các công nhân trong công ty luôn luôn tuân thủ nghiêm ngặt “Luật phòng cháy chữa cháy” và Nghị định số 130/2006/NĐ-CP quy định về chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Theo đó có một số nghị định liên quan đến luật này: 7 Báo cáo thực tập tổng hợp • Nghị định số 46/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 35/2003/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng cháy, chữa cháy và Nghị định số 130/2006/NĐ-CP quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Vân tải bằng đường biển là phương thức vận chuyển hàng hóa chính của đơn vị đó là lí do các tàu của công ty chịu sự điều chỉnh của “Luật biển Việt Nam”. Xăng dầu là hàng hóa rất đặc biệt vì thể tích của nó phụ thuộc vào những điều kiện thời tiết cụ thể, các cán bộ kĩ thuật luôn luôn phải tuân thủ “Luật đo lường” và “Thông tư số 14/2012/TT-BKHCN về việc sửa đổi, bổ sung điều 1 thông tư số 20/2009/TT-BKHCN ngày 30/9/2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành và thực hiện”Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xăng ,nhiên liệu diezen và nhiên liệu sinh học” để tránh khỏi thất thoát hay những hành vi gian lận thương mại. Thông tư liên tịch số 13/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại, qua đó về phía đơn vị phải làm theo những điều chỉnh trong thong tư trên để bồi thường về mặt vật chất cho người lao động làm việc trong điều kiện độc hại. Mục III : Thực trạng thi hành và tác động của hệ thống quy phạm pháp luật thương mại đối với hoạt động, kinh doanh của Cảng dầu – Công ty xăng dầu B12. Như đã biết, trong khi mô hình 5 áp lực của M-Porter đi sâu vào phân tích các yếu tố trong môi trường ngành kinh doanh thì PEST lại nghiên cứu các tác động của các yếu tố trong môi trường vĩ mô. Các yếu tố đó là: • Chính trị - Luật pháp; • Kinh tế; • Văn hóa - Xã hội; • Khoa học - Công nghệ; Đây là bốn yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp, các yếu tố này là các yếu tố tác động bên ngoài doanh nghiệp, tác động một cách khách quan tới các doanh nghiệp. Cảng dầu B12 là một doanh nghiệp vì vậy cũng không thể tránh khỏi sự tác động của bốn yếu tố trên. Trong các yếu tố trên, yếu tố “Chính trị-Luật pháp” là yếu tố ảnh hưởng khá sâu, rộng, và như một bộ khung, làm cho doanh nghiệp hoạt động trong khuôn phép được quy định. Cảng dầu B12 kinh doanh mặt hàng chính là xăng dầu và các sản phẩm liên quan từ xăng dầu, việc kinh doanh mặt hàng này luôn phải trong khuôn khổ pháp luật, nhất là các quy phạm pháp luật thương mại. Sau đây là thực trạng thi hành hệ thống quy phạm pháp luật và tác động của nó đến việc kinh doanh của Cảng dầu B12. 8 Báo cáo thực tập tổng hợp 3.1 Thực trạng thi hành các hệ thống quy phạm pháp luật thương mại đối với hoạt động, kinh doanh của Cảng dầu B12. Với việc ban hành Nghị định số: 84/2009/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu của chính phủ vào năm 2009, Nghị định 84 đã trở thành một văn bản pháp luật điều chỉnh khá chi tiết về hoạt động thương mại trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu và các điều kiện để được kinh doanh xăng dầu trên lãnh thổ Việt Nam. Để đi vào kinh doanh Cảng dầu B12 đã nghiêm túc thực hiện các thủ tục, giấy tờ có liên quan để được cấp phép kinh doanh xăng dầu. Với việc là đơn vị kinh doanh nhập khẩu, xuất khẩu và phân phối xăng dầu, công ty đã có những thủ tục cụ thể sau (theo điều 7 Nghị định 84/2009/NĐ-CP về điều kiện cấp giấy phép kinh doanh xuất, nhập khẩu xăng dầu): • Cảng dầu B12 là đơn vị thuộc công ty xăng dầu B12, vào ngày 09/07/2010 thực hiện nghị định 25/2010/NĐ-CP của Chính phủ về việc chuyển đổi công ty Nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. Do đó Cảng dầu là đơn vị được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật. • Cảng dầu nằm trong khu vực cảng Cái Lân, là cảng có mực nước sâu nhất miền Bắc và có cầu cảng nằm trong hệ thống cảng Quốc tế của Việt Nam, cảng có thể tiếp nhận tàu có trọng tải 40.000DWT. • Cảng dầu B12 có trên 12 xitet để tiếp nhận, dự trữ xăng dầu với tổng dung tích 90.000m³. • 02 tàu tự hành với trọn tải từ 60 đến 100 Tấn. • Cảng dầu có trên 12 cửa hàng bán lẻ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và một số tỉnh lân cận. Với việc đáp ứng những điều kiện cơ bản của điều 7 Nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu, Cảng dầu B12 đã hoàn toàn có quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu. Xăng dầu là mặt hàng thiết yếu đối với hoạt động kinh doanh sản xuất của các đơn vị, doanh nghiệp cũng như đến đời sống của nhân dân thường ngày, vì thế giá cả xăng dầu luôn được sự quan tâm của những người làm kinh doanh xăng dầu mà cả những người hoạt động trong các lĩnh vực khác. Trong Nghị định 84/2009/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu của Chính phủ cũng quy định khá rõ ràng về cách tính giá xăng dầu và Cảng dầu B12 luôn luôn thực hiện một cách tích cực việc tính giá này. Cụ thể giá xăng dầu được đơn vị tính như sau: Giá cơ sở (là giá để hình thành giá bán lẻ xăng dầu) = { Giá CIF + Thuế nhập khẩu + Thuế tiêu thụ đặc biệt} x Tỷ giá ngoại tệ + Chi phí kinh doanh định mức + Quỹ bình ổn giá + Lợi nhuận định mức trước thuế + Thuế giá trị gia tăng + Phí xăng dầu + Các loại 9 Báo cáo thực tập tổng hợp thuế, phí và các khoản trích nộp khác theo quy định của pháp luật hiện hành; được tính bình quân của số ngày dự trữ lưu thông quy định tại Điều 22 Nghị định 84/2009/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu; Trong đó: • Giá CIF = Giá xăng dầu thế giới + Phí bảo hiểm + Cước vận tải về đến cảng Việt Nam. • Tỷ giá ngoại tệ là tỷ giá bình quân của các ngân hàng thương mại mà thương nhân là đầu mối giao dịch. • Thuế nhập khẩu, Thuế tiêu thụ đặc biệt, Thuế giá trị gia tăng, Phí xăng dầu; các loại thuế, phí và các khoản trích nộp khác (nếu có) theo quy định của pháp luật. • Chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức, Quỹ bình ổn giá theo quy định của Bộ tài chính. Hoạt động cụ thể của Cảng dầu B12 về thực hiện giá bán xăng dầu (số liệu 12/3/2011-Đối với mặt hàng Diezen 0.05S): STT Kết cấu giá cơ sở Đơn vị tính Diezen 0.05S 1 Giá thế giới để tính giá cơ sở USD/thùng 85.284 2 Tỷ giá VND/USD 19.100 3 Giá CIF cảng VN Đồng/Lít 10.599 4 Các khoản thuế ,phí Thuế nhập khẩu % 15 5 Thuế tiêu thụ đặc biệt % 6 Thuế giá trị gia tăng % 10 7 Phí xăng dầu Đồng/lít 500 8 Các khoản do bộ TC quy định Định mức chi phí KD Đồng/lít 600 9 Lợi nhuận định mức Đồng/lít 300 10 Mức trích Quỹ Bình ổn giá Đồng/lít 300 10 [...]... bằng cho đôi bên Cảng dầu – Công ty xăng dầu B12 đã thực hiện tương đối tốt hệ thống quy phạm pháp luật về lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, bao gồm cả những quy phạm pháp luật về phòng cháy chữa cháy, an toàn cháy nổ, quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường…v…v… Điều khác biệt của Cảng dầu B12 so với các đơn vị kinh doanh xăng dầu khác là trụ sở của đơn vị được đặt ngay cạnh Công ty xăng dầu B12 , vì vậy... với xăng dầu. ” Đề xuất bộ môn hướng dẫn: Bộ môn luật chuyên ngành Đề tài 2: Thực trạng sử dụng hình thức khuyến mãi của công ty xăng dầu và phương hướng hoàn thiện các hình thức khuyến mãi.” Đề xuất bộ môn hướng dẫn: Bộ môn luật chuyên ngành Đề tài 3: “Nâng cao công tác thực hiện chính sách pháp luật về kinh doanh xăng dầu tại Cảng dầu B12- Công ty xăng dầu B12 Đề xuất bộ môn hướng dẫn: Bộ môn luật chuyên... giá chung về hệ thống pháp luật thương mại điều chỉnh hoạt động của Cảng dầu – Công ty xăng dầu B12 Hoạt động kinh doanh xăng dầu là một hoạt động kinh tế có tính nhạy cảm cao, ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định cũng như tốc độ phát triển kinh tế của các doanh nghiệp khác và liên quan đến cả sự phát triển của quốc gia Ở Việt Nam hiện nay kinh doanh xăng dầu được xếp là ngành kinh doanh có điều kiện và... chịu sự chỉ đạo bên phía Công ty xăng dầu B12, làm mất khả năng linh hoạt trong kinh doanh bên phía Cảng dầu 14 Báo cáo thực tập tổng hợp -Trong hệ thống các quy phạm pháp luật, đặc biệt là các loại thuế và phí đánh vào xăng dầu, thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế Nhà nước đánh vào các hàng hóa, dịch vụ không khuyến khích người dân sử dụng, trong khi đó, xăng dầu là mặt hàng thiết yếu và rất cần thiết... động của Cảng dầu B12 -Tích cực: Với việc sửa đổi, bổ sung thêm các điều khoản, tiêu biểu là nghị định 84/2009/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu, hay như Luật Thương Mại 2005, các quy phạm pháp luật đã tạo ra hành lang pháp lý, hướng dẫn, cũng như bảo vệ doanh nghiệp trong các trường hợp kinh doanh xăng dầu; như quá trình kí kết các hợp đồng, giá cả các mặt hàng … -Hạn chế: Vì hàng hóa của Cảng dầu B12 là... -Cảng dầu có hình thức khuyến mãi là chiết khấu đối với những khách hàng quen thuộc, mua với số lượng nhiều, nhưng bên phía Cảng dầu cần luôn luôn theo dõi giá cả thế giới cũng như trong nước và những quy phạm pháp luật về khuyến mãi để có những mức giá phù hợp cho hình thức khuyến mãi là chiết khấu 5.2 Đề xuất đề tài khóa luận Sau quá trình thực tập, nghiên cứu ở Cảng dầu B12 – Công ty xăng dầu B12, ... xăng dầu trên thế giới Đôi khi do một vài sự thiếu sót, nhận định sai tình hình mà việc tăng giảm các loại thuế và phí chưa thật linh hoạt dẫn đến có thể gây lỗ cho Cảng dầu Mục IV: Đánh giá chung về thực trạng thi hành và hệ thống pháp luật thương mại điều chỉnh hoạt động của Cảng dầu - Công ty xăng dầu B12 4.1 Đánh giá chung về thực trạng thi hành pháp luật thương mại điều chỉnh hoạt động của Cảng dầu. .. lận trong mua bán xăng dầu, nhà nước luôn buộc các doanh nghiệp xăng dầu thực hiện đầy đủ, nghiêm chỉnh về đo lường trong thương mại Mặc dù có nhiều đổi mới trong hệ thống pháp luật điều chỉnh về kinh doanh xăng dầu, nhưng vẫn còn một vài hạn chế: • Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong kinh doanh xăng dầu còn chậm Thực tế cho thấy việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đều diễn ra sau... pháp luật mới từ chính phủ hay từ phía 12 Báo cáo thực tập tổng hợp công ty được thực hiện nhanh chóng, và đa phần là được truyền đạt trực tiếp ngay cho các lãnh đạo ở bên phía Cảng dầu Là một hàng hóa mà giá cả luôn biến động theo từng ngày, từng tuần, một hàng hóa luôn chịu sự ảnh hưởng của thời tiết (sự giãn nở của dầu gây rat hay đổi thể tích, dung lượng ) vì vậy các nhân viên trong phòng kinh. .. Điều 9: Hiệu lực của hợp đồng 11 Báo cáo thực tập tổng hợp Kinh doanh luôn hướng tới tối đa hóa lợi nhuận và thỏa mãn các yêu cầu khách hàng, vì vậy đơn vị thực hiện khuyến mãi dưới hình thức chiết khấu cho khách hàng đại lí, nhưng tất nhiên hình thức chiết khấu vẫn tuân theo quy định của pháp luật và theo từng mặt hàng cụ thể từ phía công ty 3.2 Tác động của hệ thống quy phạm pháp luật thương mại đối . Báo cáo thực tập tổng hợp MỤC LỤC 1 Báo cáo thực tập tổng hợp LỜI MỞ ĐẦU Cảng dầu B12 là đơn vị trực thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xăng dầu B12, là một đơn. thiệu chung về Cảng dầu B12 - Công ty xăng dầu B12. 1.1 Giới thiệu khái quát về Cảng dầu- Công ty xăng dầu B12. Tên công ty: Cảng dầu –Công ty xăng dầu B12 (thường gọi tắt là Cảng dầu B12) . Địa chỉ:. trường; 3 Báo cáo thực tập tổng hợp -Tổ chức kinh doanh hạch toán kinh tế; 1.3 Ngành nghề kinh doanh của Cảng dầu B12. * Loại hình Kinh doanh chính: - Kinh doanh các mặt hàng xăng dầu ( xăng

Ngày đăng: 01/04/2015, 12:46

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • Mục I: Giới thiệu chung về Cảng dầu B12 - Công ty xăng dầu B12.

  • 1.1 Giới thiệu khái quát về Cảng dầu-Công ty xăng dầu B12.

  • 1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Cảng dầu B12.

  • 1.3 Ngành nghề kinh doanh của Cảng dầu B12.

  • 1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Cảng dầu B12.

  • 1.5 Cơ sở vật chất kĩ thuật của Cảng dầu B12.

  • 1.6 Mạng lưới hoạt động, kinh doanh của Cảng dầu B12.

  • Mục II : Hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động của Cảng dầu B12.

  • Mục III : Thực trạng thi hành và tác động của hệ thống quy phạm pháp luật thương mại đối với hoạt động, kinh doanh của Cảng dầu – Công ty xăng dầu B12.

  • 3.1 Thực trạng thi hành các hệ thống quy phạm pháp luật thương mại đối với hoạt động, kinh doanh của Cảng dầu B12.

  • 3.2 Tác động của hệ thống quy phạm pháp luật thương mại đối với hoạt động của Cảng dầu B12.

  • Mục IV: Đánh giá chung về thực trạng thi hành và hệ thống pháp luật thương mại điều chỉnh hoạt động của Cảng dầu - Công ty xăng dầu B12.

  • 4.1 Đánh giá chung về thực trạng thi hành pháp luật thương mại điều chỉnh hoạt động của Cảng dầu – Công ty xăng dầu B12.

  • 4.2 Đánh giá chung về hệ thống pháp luật thương mại điều chỉnh hoạt động của Cảng dầu – Công ty xăng dầu B12.

  • Mục V: Những vấn đề đặt ra cần giải quyết và đề xuất đề tài khóa luận.

  • 5.1 Những vấn đề đặt ra cần giải quyết.

  • 5.2 Đề xuất đề tài khóa luận.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan