Tuy nhiên, khi xác định đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu cần lưu ý những điểm sau: Một số vật tuy thỏa mãn hai điều kiện trên nhưng do tính chất và công dụng đặc biệt nên
Trang 1ĐỀ TÀI: CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU
I. KHÁI NIỆM CHUNG:
1. Định nghĩa:
Các tội xâm phạm sở hữu là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu
2. Dấu hiệu pháp lý của các tội xâm phạm sở hữu:
a) Khách thể:
Quan hệ sở hữu, tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể,…
+ Đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu là tài sản Đối tượng của tội xâm phạm sở hữu cần thỏa mãn hai điều kiện cần và
đủ sau: (1) là vật có giá trị và (2) toàn bộ hay một phần giá trị của vật đó đã được đầu tư sức lao động của con người
Tuy nhiên, khi xác định đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu cần lưu ý những điểm sau:
Một số vật tuy thỏa mãn hai điều kiện trên nhưng do tính chất
và công dụng đặc biệt nên không được coi là tài sản( ma túy, vũ khí quân dụng, công trình giao thông vận tải,…);
Tiền thật và được phép lưu thông, có giá trị thanh toán luôn luôn là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu;
Giấy tờ trị giá được bằng tiền, có thể thanh toán trực tiếp chỉ có thể là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu trong một số trường hợp khi bất kỳ ai có nó đều nhận được tiền (trái phiếu vô danh,…);
Đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt, đối tượng của tội phạm phải là tài sản đang nằm trong sự quản lý của chủ
sở hữu hay người quản lý hợp pháp
Trang 2 Tài sản hợp pháp hay bất hợp pháp đều có thể là đối tượng của tội xâm phạm sở hữu…
b) Chủ thể: người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi
do BLHS quy định; tuy nhiên đối với tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước (điều 144 BLHS)
có chủ thể đặc biệt, nghĩa là chủ thể của tội phạm này ngoài những dấu hiệu của chủ thể thường cần phải có thêm dấu hiệu đặc biệt là
người đó phải là người có trách nhiệm liên quan đến tài sản của Nhà nước.
c) Mặt khách quan:
+ Hành vi khách quan: các hành vi khách quan của các tội xâm phạm sở hữu thể hiện rất đa dạng như:
Hành vi chiếm đoạt tài sản
Hành vi chiếm giữ trái phép tài sản
Hành vi sử dụng trái phép tài sản
Hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
Hành vi vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản
Tuy chúng khác nhau về mặt hình thức thể hiện nhưng đều gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu bằng cách xâm phạm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt của chủ tài sản hoặc tác động, làm thay đổi tài sản… làm cho chủ tài sản mất khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ quyền sở hữu của mình đối với tài sản Các hành
vi phạm tội có thể thực hiện bằng hành động và không bằng hành động (thiếu trách nhiệm gây thiệt hại); chỉ bằng hành động (hủy hoại, chiếm đoạt) hoặc không bằng hành động (không trả lại tài sản trong tội chiếm giữ trái phép tài sản)
+ Hậu quả:
Trang 3 Thiệt hại về tài sản: thiệt hại trực tiếp do hành vi phạm tội gây ra
Thiệt hại về vật chất: những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe do hành vi phạm tội gây ra
Hậu quả nghiêm trọng khác: những thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe hoặc hậu quả phi vật chất (gây hậu quả xấu đến việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước an ninh, trật tự an toàn xã hội,…) do hành vi xâm phạm quyền sở hữu gây ra
Ví dụ: Do B trộm cắp 200 triệu mà A không thể chữa bệnh cho con dẫn đến đứa trẻ bị chết
d) Mặt chủ quan: đa số các tội xâm phạm sở hữu lỗi của người thực
hiện các tội xâm phạm sở hữu là cố ý trực tiếp và nhằm mục đích
tư lợi, ngoài ra một số tội phạm được thực hiện với lỗi vô ý
II. NHÓM CÁC TỘI CHIẾM ĐOẠT: cướp tài sản, bắt cóc nhằm
chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.( Đ133 – Đ140) e) Đây là những tội nguy hiểm và được thực hiện phổ biến nhất trong
đố các các tội xâm phạm sở hữu được quy định trong BLHS CTTP các tội chiếm đoạt có hai dấu hiệu cụ thể: (1) được thực hiện bằng thủ đoạn chiếm đoạt; (2) có động cơ và nhằm mục đích
tư lợi
f) Tội chiếm đoạt tài sản được coi là đã hoàn thành khi hành vi của người phạm tội thỏa mãn cả hai quá trình: làm mất quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt của chủ sở hữu và tạo ra khả năng cho người chiếm đoạt chiếm hữu, sử dụng, định đoạt trái pháp luật tài sản đó Đối tượng của hành vi chiếm đoạt phải là tài sản còn nằm trong sự chiếm hữu, quản lý của người đó Tội chiếm đoạt tài sản được thực hiện do lỗi cố ý và có mục đích tư lợi
g) Những hành vi chiếm đoạt tài sản do lầm tưởng là tài sản của mình hoặc là tài sản không có người quản lý không cấu thành tội chiếm đoạt
Trang 4III. NHÓM CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU KHÔNG CHIẾM
ĐOẠT (TƯ LỢI KHÔNG CHIẾM ĐOẠT) :
chiếm giữ trái phép tài sản, sử dụng trái phép tài sản (Đ141 – Đ142)
IV. NHÓM CÁC TỘI GÂY THIỆT HẠI KHÔNG CÓ MỤC
ĐÍCH TƯ LỢI:
Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, tội
vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản ( Đ143 – Đ145 )
V. CÁC TỘI CỤ THỂ:
1. Tội cướp tài sản (điều 133 – BLHS):
a. Định nghĩa:
Cướp tài sản là hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có bất kỳ hành vi nào khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự đượcnhằm chiếm đoạt tài sản
b. Dấu hiệu pháp lý:
Khách thể: tội phạm này xâm phạm quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân của ngườiquản lý tài sản (tự do, tính mạng, sức khoẻ) Trong đó, quan hệ nhân thân là quan trọng hơn và bị xâm hại trước Chỉ có thông qua việc xâm hại quan hệ nhân thân, người phạm tội mới có thể xâm hại được đến quan hệ sở hữu
Đối tượng của tội phạm này là con người (nạn nhân) và tài sản
Khách quan:
Cấu thành tội phạm: Tội phạm có cấu thành cắt xén (không có cướp chưa đạt), lấy được tài sản hay không thì xử nhẹ hay nặng hơn
Hành vi khách quan: Người phạm tội thực hiện một trong các hành vi sau:
• Dùng vũ lực: Là hành vi dùng sức mạnh vật chất tác động vào người khác nhằm đè bẹp hoặc làm tê liệt sự chống cự của người này Đối tượng dùng vũ lực không những là người quản lý tài sản mà còn là những người tuy không
Trang 5quản lý tài sản nhưng người phạm tội đã dùng vũ lực đối với họ vì cho rằng người này đã hoặc có khả năng sẽ ngăn cản việc chiếm đoạt
Ví dụ: A cướp tài sản, hàng xóm phát hiện, A gây thương tích cho người hàng xóm, để thực hiện việc chiếm đoạt tới cùng => Cướp
• Đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc: Là hành vi dùng lời nói hoặc cử chỉ dọa sẽ dùng vũ lực ngay tức khắc (không đáp ứng yêu cầu thì dùng vũ lực ngay), khiến người bị hại bị tê liệt ý chí
Ngay tức khắc: tức là sự đe dọa đó phải mãnh liệt về cường
độ, nhanh chóng về thời gian khiến người bị hại tê liệt ý chí, các căn cứ để đánh giá hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc
Nội dung và hình thức của hành vi đe dọa:
Tương quan lực lượng giữa bên đe dọa và bên bị đe dọa
Hoàn cảnh không gian và thời gian khi xảy ra sự việc
Tình hình trật tự xã hội nơi và lúc xảy ra hành vi phạm tội
• Có hành vi khác: Làm cho người tấn công lâm vào tình trạng không thể khống cự được: là hành vi dùng mọi thủ đoạn khác nhau để đưa đến tình trạng trên như cho uống thuốc ngủ, thuốc độc,…
Chủ quan:
Lỗi: cố ý trực tiếp
Mục đích: nhằm chiếm đoạt tài sản (đây là dấu hiệu định tội)
Chủ thể: chủ thể thường (người phạm tội có năng lực TNHS)
• Ví dụ: A đang trên đường đi làm về thì bất ngờ gặp một thanh niên cầm dao hung hăng đòi đâm nếu A không chịu đưa tất cả tiền
và điện thoại trị giá gần 10 triệu cho hắn
Trang 6 Thanh niên phạm tội cướp tài sản (đ 133)
2.Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 135 BLHS)
* Định nghĩa
- Cưỡng đọat tài sản là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn
khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản
a Khách thể của tội phạm
- Hai khách thể trực tiếp: quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu.
b Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội cưỡng đoạt tài sản được thực hiện thông qua các hình thức sau đây:
- Hành vi "đe dọa dùng vũ lực" là hành vi đe dọa sẽ dùng sức mạnh vật
chất gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe của chủ tài sản, người quản lý tài sản hoặc người thân của họ nếu những người này không thỏa mãn yêu cầu về tài sản của người phạm tội Trong tội này hành vi đe dọa "sẽ" dùng vũ lực không diễn ra "ngay tức khắc", không làm cho người bị đe dọa bị tê liệt ý chí
- "Có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác" là hành vi đe dọa
gây thiệt hại về tài sản, danh dự, uy tín bằng bất cứ thủ đoạn nào nếu người bị uy hiếp không thỏa mãn yêu cầu về tài sản của người phạm tội Hành vi này có thể thực hiện dưới một trong các dạng: đe dọa hủy hoại tài sản, đe dọa tố giác hành vi phạm pháp hoặc vi phạm đạo đức của nạn nhân; hoặc đe dọa công bố những tin tức thuộc đòi tư mà người bị đe dọa muốn giữ kín
Tội cưỡng đoạt tài sản có cấu thành cắt xén, tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện một trong các hành vi nêu trên
c Mặt chủ quan của tội phạm
- Người phạm tội cưỡng đoạt tài sản có lỗi cố ý trực tiếp.
- Mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc để định tội
d Chủ thể của tội phạm
Trang 7- Chủ thể của tội cưỡng đoạt tài sản là người có năng lực TNHS và đủ
tuổi chịu TNHS
Ví dụ:
Nhân viên của công ty Thái Lân là ông Lê Văn Viện và Trần Văn Dũng đòi tập đoàn Tân Hiệp Phát phải “ hỗ trợ” hơn 1,15 tỷ đồng với lý do đã mua phải các sản phẩm của Tân Hiệp Phát bị hỏng (nguồn tin từ báo điện tử Công Luận)
Hành vi đòi Tập đoàn Tân Hiệp Phát “hỗ trợ” của các ông Lê Văn Viện
và Trần Văn Dũng đã đủ yếu tố cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản quy định tại Điều 135 của Bộ Luật Hình Sự
_Về mặt khách thể:
Trong vụ việc nêu trên, các ông Lê Văn Viện và Trần Văn Dũng, khách thể đã đạt được mục đích tống tiền đối tượng của vụ việc Tài sản ở đây
là khoản tiền 1,15 tỷ đồng mà ông Viện và ông Dũng đã đưa ra thông tin sai lệch nhằm chiếm giữ
_Về mặt khách quan của tội phạm:
Họ có hành vi đe dọa phát tán thông tin hàng hóa bị hư hỏng (dù thông tin này chưa hề được kiểm chứng) nhằm làm mất uy tín của Công ty Tân Hiệp Phát (người bị uy hiếp)
_Mặt chủ quan của tội phạm:
Mặt dù ông Viện và Dũng sử dụng thuật ngữ “bồi thường” hay “ hỗ trợ” tất cả điều nhằm mục đích chiếm đoạt số tiền 1.15 tỷ đồng( số tiền gấp
35 lần giá trị lô hàng họ đang cất giữ ) Đây là lỗ cố ý trực tiếp: Hai ông hoàn toàn đủ minh mẫn và hiểu biết để có thể lựa chọn phương án yêu cầu đổi hàng (vì phía THP đã nhiều lần đề nghị) đây mới là phương án
xử lý phù hợp, nhưng họ đã tự lựa chọn phương án đe dọa nhằm chiếm đoạt tài sản
_Chủ thể của tội phạm:
Trang 8Trong trường hợp của ông Viện và Dũng thì 3 yếu tố cấu thành tội phạm là: khách thể , chủ quan, chủ thể đã thỏa mãn
4 Tội cướp giật tài sản (Điều 136 BLHS)
* Định nghĩa
- Cướp giật tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác một cách công khai và nhanh chóng
b Khách thể của tội phạm
- Hành vi phạm tội cướp giật tài sản xâm phạm quyền sở hữu của chủ tài sản Trong một số trường hợp còn có thể xâm phạm đến quyền được bảo về về tính mạng, sức khỏe của con người
b Mặt khách quan của tội phạm
- Dấu hiệu hành vi phạm tội: người phạm tội phải thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản Hành vi chiếm đoạt tài sản trong tội này được chiếm
đoạt một cách "công khai" và "nhanh chóng".
+ Chiếm đoạt tài sản một cách công khai là trường hợp khi thực hiện
hành vi phạm tội, người phạm tội không giữ bí mật hành vi phạm tội của mình mà để cho nạn nhân có thể dễ dàng phát hiện ra ngay khi có hành
vi chiếm đoạt
+ Chiếm đoạt tài sản một cách nhanh chóng thường được thực hiện khi
người phạm tội lợi dụng sự sơ hở của người quản lý tài sản để nhanh chóng tiếp cận tài sản, nhanhc hóng chiếm đoạt tài sản, nhanh chóng lẩn trốn
- Người phạm tội cướp giật tài sản không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần người quản lý tài sản với mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản
- Tội cướp giật tài sản có cấu thành tội phạm vật chất, tội phạm hoàn thành khi người phạm tội giật được tài sản ra khỏi sự quản lý của chủ tài sản
Trang 9c Mặt chủ quan của tội phạm
- Người phạm tội cướp giật tài sản có lỗi cố ý trực tiếp, họ mọng muốn chiếm đoạt được tài sản của người khác
- Mục đích phạm tội và động cơ phạm tội không là dấu hiệu bắt buộc để định tội
d Chủ thể của tội phạm
- Người phạm tội cướp giật tài sản chỉ cần thỏa mãn 2 dấu hiệu:
+ Có năng lực TNHS
+ Đủ tuổi chịu TNHS